FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
Giới thiệu sách FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính – Tác giả Yoshitaka Kitao
FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
Thế giới đang đứng trước một cơ hội lớn có thể gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây không chỉ đơn thuần là sự đổi mới về mặt kỹ thuật, mà là sự thay đổi lớn về công nghệ ở mức độ có thể tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi cơ bản cấu trúc của xã hội hiện tại. Một trong những đại diện của nó là cuộc cách mạng trong nền công nghiệp Tài chính – FinTech. Có thể coi những công ty FinTech đang đảm nhận vai trò này là những “công ty công nghệ chuyên xử lý dữ liệu lớn liên quan đến tiền.”
Hơi vòng vo một chút, tại Diễn đàn Davos năm 2016 đã diễn ra một cuộc thảo luận khá thú vị. Đó là trả lời câu hỏi “Bạn nghĩ rằng thế giới hiện đang chiến tranh hay hòa bình?” Câu hỏi mới nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó trả lời. Theo khái niệm trước đây, chiến tranh được định nghĩa là khi “có sự di chuyển của hệ thống quân đội”. Nhưng ngày nay với công nghệ mới phát triển, không cần phải di chuyển hệ thống quân đội cũng có thể tấn công đối thủ. Đó là chiến tranh dưới hình thức khủng bố và tấn công mạng.
Trên thực tế, những vấn đề tương tự đang xảy ra ở mọi khía cạnh của nền kinh tế. Nói một cách khái quát, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, các hệ thống và cơ sở hạ tầng xã hội khác nhau mà chúng ta xây dựng từ trước đến nay có thể sẽ trở nên không còn cần thiết nữa.
“Fintech 4.0 – những điển hình thành công trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính” cuốn sách này được tác giả Kitao Yoshitaka viết với mục đích không giống như sách nhập môn thường thấy của các học giả hay chuyên gia tài chính, mà tác giả muốn nó hướng tới những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang ngày đêm chiến đấu để tạo ra cuộc cách mạng FinTech (“financial technology”, có nghĩa là “công nghệ trong tài chính).
Ông coi họ là những chiến binh của cuộc cách mạng này. Mỗi chiến binh (nhà lãnh đạo doanh nghiệp) đó có ước mơ (mục tiêu) gì, họ hiện thực hóa chúng bằng phương pháp và phương tiện (kỹ thuật) nào, tác giả sẽ viết về những điều đó chân thực như nó vốn có. Và mặc dù là người biên soạn, Kitao Yoshitaka hoàn toàn không yêu sách hay nhũn nhặn với bất cứ ai trong số họ.
Minh chứng đầu tiên đã được công bố vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, và nó nhanh chóng trở thành tin tức hàng đầu của báo chí trong và ngoài nước ngay hôm sau, về một thử nghiệm thành công tại một tập đoàn tài chính. 47 ngân hàng, tương đương với một phần ba số ngân hàng ở Nhật Bản, đã tham gia sự kiện này. Một tập đoàn tài chính, vốn kiêm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ hối đoái cả trong và ngoài nước, đã sử dụng thành công công nghệ phức tạp blockchain để tạo ra nền tảng thanh toán RC Cloud. Nền tảng này ứng dụng vào công nghệ đám mây (cloud), một hệ thống thanh toán thế hệ mới, lần đầu được tạo ra bởi một đối tác liên doanh của Tập đoàn SBI chúng tôi – Công ty Ripple của Mỹ. Với nền tảng mới này, việc chuyển tiền sẽ gần như được thực hiện ngay lập tức, với mức phí chỉ bằng một phần mười so với trước đây.
Các công ty tài chính cần nhận thức được rằng, xét về độ ảnh hưởng, cuộc cách mạng FinTech lần này có sức lan tỏa gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng Internet trước đó. Bởi các khách hàng của chúng ta chắc chắn sẽ không bận tâm đến việc phải trung thành với những công ty tài chính truyền thống, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới để thu được nhiều lợi ích cho bản thân. Nếu các công ty tài chính không thay đổi kịp thời thì khách hàng sẽ bỏ đi, trật tự hiện tại sẽ bị phá vỡ chỉ trong thời gian ngắn. Và đây sẽ là cuộc cách mạng diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn thế giới.
Thông tin tác giả:
Tác giả và 17 doanh nhân cùng viết cuốn sách này vẫn đang nỗ lực khám phá, tìm hiểu với niềm tin mang lại những kết quả giúp ích cho xã hội thông qua việc hiện thực hóa cuộc cách mạng đó.
Kitao Yoshitaka sinh ra tại tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Năm 1974, ông tốt nghiệp khoa Kinh tế tại Đại học danh tiếng Keio. Cùng năm đó, ông gia nhập công ty chứng khoán Nomura. Năm 1978, Kitao Yoshitaka tốt nghiệp khoa Kinh tế trường đại học Cambrige, Anh Quốc. Năm 1989, ông trở thành Giám đốc điều hành công ty Wasserstein Perella International (London). Năm 1991, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin công ty Nomura. Năm 1992, ông trở thành Trưởng phòng kinh doanh công ty chứng khoán Nomura. Năm 1995, Kitao Yoshitaka quyết định gia nhập công ty sau khi nhận được lời mời của ngài Masayoshi Son – CEO Softbank. Hiện tại, Kitao Yoshitaka là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SBI Holdings, Inc. Ngoài ra, ông cũng là Người đứng đầu Quỹ hỗ trợ trẻ em SBI và Hiệu trưởng trường Cao học SBI.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
- Mã hàng 8936037711676
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả Yoshitaka Kitao
- Người Dịch Nguyễn Thị Thảo
- NXB NXB Công thương
- Trọng lượng (gr) 250
- Kích Thước Bao Bì 15.5 x 24
- Số trang 237
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
1 Sách cung cấp kiến thức cơ bản
2 Sách bọc bookcare đẹp, cẩn thận. chất lượng giấy tốt! Về nội dung thì mình ko phải dân chuyên tài chính nên nhiều chỗ đọc ko vào, cũng ko liên kết được dữ liệu tên các cty cũng như lĩnh vực họ hướng tới. Tuy vậy có một số thông tin hữu ích giúp cho người đọc nắm bắt được một số xu hướng công nghệ sẽ phát triển bùng nổ trong tương lai. Mình đã đọc xong, ai cần có thể inbox cho mình nhé!
3 Sách dịch nhiều chổ không rõ ràng lắm. Nhưng đây có thể coi là cuốn sách nói về các fintech start-ups thành công của Nhật. Đây có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn thích lĩnh vực fintech. Hy vọng Thái Hà sẽ có nhiều cuốn sách hay thêm nữa từ tác giả Yoshitaka Kitao. P/S: Tiêu đề nên bỏ “Fintech 4.0” thì sẽ hợp lý hơn.
4 Nội dung thì không vấn đề nhưng mình mới lấy ra đọc lại. Sách bị rớt trang ra tùm lum. Buồn mới để có mấy tháng mà sách bị khô keo hay gì
5 Sách hay, các bạn có thể nghiên cứu về thị trường tiềm năng này.
Review sách FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
Fintech (Financial Technology) sự kết hợp hoàn hảo giữa Tài chính và Công nghệ đã tạo nên bước đột phá cho ngành Tài Chính ngân hàng. Quyển sách “Fintech 4.0” của tác giả Kitao Yoshitaka sẽ đưa độc giả đến một thế giới mới. Ở đấy chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về cuộc cách mạng công nghệ tài chính tại đất nước xứ sở hoa anh đào. Quốc gia đi đầu trong việc hình thành và xây dựng những ý tưởng các công ty Fintech.
Cuốn sách này được tác giả Kitao Yoshitaka viết với mục đích không giống như sách nhập môn thường thấy của các học giả hay chuyên gia tài chính, mà tác giả muốn nó hướng tới những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang ngày đêm chiến đấu để tạo ra cuộc cách mạng FinTech (“financial technology”, có nghĩa là “công nghệ trong tài chính).
Ông coi họ là những chiến binh của cuộc cách mạng này. Mỗi chiến binh (nhà lãnh đạo doanh nghiệp) đó có ước mơ (mục tiêu) gì, họ hiện thực hóa chúng bằng phương pháp và phương tiện (kỹ thuật) nào, tác giả sẽ viết về những điều đó chân thực như nó vốn có. Và mặc dù là người biên soạn, Kitao Yoshitaka hoàn toàn không yêu sách hay nhũn nhặn với bất cứ ai trong số họ.
Minh chứng đầu tiên đã được công bố vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, và nó nhanh chóng trở thành tin tức hàng đầu của báo chí trong và ngoài nước ngay hôm sau, về một thử nghiệm thành công tại một tập đoàn tài chính. 47 ngân hàng, tương đương với một phần ba số ngân hàng ở Nhật Bản, đã tham gia sự kiện này. Một tập đoàn tài chính, vốn kiêm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ hối đoái cả trong và ngoài nước, đã sử dụng thành công công nghệ phức tạp blockchain để tạo ra nền tảng thanh toán RC Cloud. Nền tảng này ứng dụng vào công nghệ đám mây (cloud), một hệ thống thanh toán thế hệ mới, lần đầu được tạo ra bởi một đối tác liên doanh của Tập đoàn SBI chúng tôi – Công ty Ripple của Mỹ. Với nền tảng mới này, việc chuyển tiền sẽ gần như được thực hiện ngay lập tức, với mức phí chỉ bằng một phần mười so với trước đây.
Các công ty tài chính cần nhận thức được rằng, xét về độ ảnh hưởng, cuộc cách mạng FinTech lần này có sức lan tỏa gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng Internet trước đó. Bởi các khách hàng của chúng ta chắc chắn sẽ không bận tâm đến việc phải trung thành với những công ty tài chính truyền thống, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới để thu được nhiều lợi ích cho bản thân. Nếu các công ty tài chính không thay đổi kịp thời thì khách hàng sẽ bỏ đi, trật tự hiện tại sẽ bị phá vỡ chỉ trong thời gian ngắn. Và đây sẽ là cuộc cách mạng diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn thế giới.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 chưa bao giờ lại gần kề đến như vậy. Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây hay công nghệ cảm biến không còn trở nên quá xa lạ với cuộc sống của mỗi chúng ta. Về mặt định nghĩa, Fintech được hiểu là những công ty công nghệ cung cấp những dịch vụ như: Thanh toán di động, Chuyển tiền, Vay nợ, Gây Quỹ và thậm chí là Quản lý tài sản.Với công nghệ mới độc đáo này, các công ty tài chính đã đem lại những tiện ích cho khách hàng mà ở đó sức lan tỏa giờ đây đã tăng gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng Internet trước đó. Nhắc đến Fintech 4.0, nhiều người lầm tưởng rằng đây là quyển sách chứa đựng những lý thuyết khô khan và máy móc. Nhưng thực tế, tác giả và biên soạn Kitao Yoshitaka đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc cách mạng tài chính đầy logic và cuốn hút.. Vượt qua những bước đầu tiên nhiều khó khăn và khủng hoảng, tập đoàn tài chính SBI Holdings của tác giả đã đặt nền móng phát triển cho các công ty khởi nghiệp Fintech. Nếu là một người có đam mê tìm hiểu về các start-up công nghệ, hay chỉ đơn giản là một người đang theo dõi dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thì đây chắc chắc là một quyển sách bạn không thể bỏ qua.
Chương 1: Cuộc cách mạng Internet và sự phát triển của Fintech
Ra đời từ năm 1999, SBI là một trong những tập đoàn đầu tiên trên thế giới kết hợp được giữa ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm… Đây chính là tiền thân của Fintech 1.0. Đối với nhiều người, Fintech không đơn thuần là thuật ngữ mang ý nghĩa cách mạng hóa những dịch vụ tài chính truyền thống thành chứng khoán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến hay bảo hiểm trực tuyến mà còn là một gỉai pháp công nghệ mới cho dịch vụ tài chính. Tiếp nối sự thành công của Paypal, ông tổ của dịch vụ thanh toán qua e-mail và mạng Internet, hàng loạt công ty khởi nghiệp đã ra đời và mở rộng ra các lĩnh vực tài chính khác như quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, huy động vốn, đầu tư tài sản, gửi tiền.
Qua thời gian, nhiều công nghệ mới ra đời. Điều này có tác dụng giúp các sản phẩm tài chính trở nên hiệu quả và tiện ích hơn nữa. Tại Nhật Bản, đến giữa năm 2010, các công nghệ này được đưa vào ứng dụng. Làn sóng đổi mới trên chính là phiên bản của Fintech 1.5. Trên thực tế, đây cũng vẫn là tiền thân của Fintech 1.0, nhưng ở cấp độ cao hơn kết hợp với trí thông minh nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), IoT hay công nghệ Robot. Đến hiện tại, chúng ta vẫn sống trong thế giới của Fintech 1.0. Rất nhiều công ty tài chính hầu như vẫn không có nhiều thay đổi kể từ trước thời đại công nghệ thông tin.
Fintech 2.0 ra đời, dựa trên nền tảng của công nghệ Blockchain với đặc điểm nổi trội là không cần đến web vẫn có thể chạy “ngon lành”. Đây chính là đặc điểm khiến Fintech đời đầu và đời sau này vẫn tồn tại song song nhưng lại không hề ảnh hưởng đến nhau. Blockchain chính là yếu tố đã đưa phiên bản này lên tầm cao mới.
Năm 2009, đánh dấu cột mốc Bitcoin ra đời. Đây là công nghệ được phát triển dựa trên nền tảng blockchain. Giá trị tiền tệ của đồng tiền ảo này nhanh chóng tăng và trở thành tiêu điểm chú ý của rất nhiều người. Năm 2012 -2013, các ứng dụng của blockchain tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó không thể không kể đến ứng dụng quan trọng hàng đầu là hợp đồng thông minh (smart contract). Có thể nói, đây chính kỹ thuật mang tính cách mạng tương đương với hệ thống HTML. Nhờ vào kỹ thuật này mà giờ đây mọi thứ chưa bao giờ lại dễ dàng và an toàn đến như vậy!
Chương 2: Những dấu ấn phát triển của tập đoàn SBI
Thành lập từ năm 1999, SBI Holdings bắt đầu hoạt động mảng kinh doanh chứng khoán. Qua hàng thập kỷ tồn tại và phát triển, thương hiệu SBI dần khẳng định được vị thế của mình ở Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm tài chính, quản lý tài sản và công nghệ sinh học. Hệ sinh thái doanh nghiệp lúc này được củng cố và phát triển lợi thế của mình hơn nữa. Để định nghĩa thêm về khái niệm của “hệ sinh thái doanh nghiệp”, tác giả đã chỉ ra được mối liên quan giữa các bộ phận trong hệ thống của tập đoàn. Ở đây, mỗi công ty không phải là bộ phận hay chi nhánh riêng biệt mà chính là một phần trong hệ thống với nhiều ngành khác nhau. Chúng tương tác và cùng phát triển tương hỗ để cùng nhau vượt qua các đối thủ cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ.
Hỗ trợ tương hỗ giữa các lĩnh vực là sự phối hợp giữa các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, quản lý tài sản và công nghệ sinh học. Ví dụ, sự phối hợp giữa lĩnh vực dịch vụ tài chính và quản lý tài sản thông qua mảng quản lý tài sản đầu tư vào các đối tác trong ngành công nghệ thông tin, từ đó tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến có thể ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Hệ sinh thái kinh doanh đa dạng chính là thành quả được tạo nên trong thời kỳ Fintech 1.0. Đến năm 2016, môi trường kinh doanh của SBI được hoàn thành. Nhận thấy được các tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin, tập đoàn tiếp tục hoàn thiện hơn với Fintech 1.5 và Fintech 2.0. Quá trình chuyển đổi này kéo dài trong vòng 3 năm, đòi hỏi rất nhiều những nỗ lực và chiến lược của tập đoàn.
Tháng 8/2012, SBI tiến hành dự án liên kết ngang trong tập đoàn để thiếp lập Phòng dữ liệu lớn (Big Data). Đây là ý tưởng xuất phát từ Mỹ với mục đích cải thiện phương thức kinh doanh, dịch vụ khách hàng, tiếp thị và phát triển sản phẩm. Có thể nói, Big Data chính là chìa khóa quyết định vận mệnh của những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tài chính. Đây là kỹ thuật chứa đựng hệ thống dữ liệu khổng lồ giúp cho công việc cũng như các dịch vụ khách hàng và tiếp thị của công ty đạt hiệu quả và tăng lợi thế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển phòng xúc tiến Blockchain là một phần chắc chắn không thể thiếu để hoàn thiện phiên bản Fintech 2.0. Tháng 3 năm 2016, SBI trở thành tập đoàn tài chính trực tuyến đầu tiên trên thế giới tham gia vào R3. Đây là nhóm làm việc với hơn 80 tổ chức thành viên trên khắp thế giới. Mục tiêu hoạt động của R3 chính là nâng cao thực hiện xác minh công nghệ blockchain để đưa ứng dụng này vào thực tiễn. Tại phòng xúc tiến Blockchain, SBI đã tạo nên bước đột phá mới cùng sự ra đời của SBI Coin. Dự tính đây sẽ là đơn vị tiền tệ giao dịch chính trên sàn của tập đoàn.
Chương 3: Bối cảnh của cuộc cách mạng Fintech
Quỹ Fintech ra đời và nhanh chóng dẫn đầu ngành tài chính về lĩnh vực đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có triển vọng. Những ứng dụng tài chính công nghệ của các Start-up này được SBI kết hợp vào các dịch vụ của công ty hệ thống và công ty chính của thành viên đầu tư vào quỹ. Điều này góp phần giúp cho dịch vụ của các công ty khởi nghiệp phát triển hơn trong hệ sinh thái kinh tế có quy mô lớn.
Để lựa chọn công ty phù hợp đầu tư sẽ có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn:
#1 THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, sẽ có rất nhiều khía cạnh để đánh giá như: tiềm năng tăng trưởng, tiềm năng lợi nhuận, môi trường cạnh tranh, mức độ phát triển công nghệ và xu hướng thay đổi cấu trúc. Liệu rằng trong tương lai gần và xa, một startup bị hạn chế về cả nhân lực và tiền bạc sẽ phát triển đến một quy mô nhất định hay không? Hay nói theo cách khác, những sản phẩm về dịch vụ và hàng hóa mà công ty cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng? Đây chắc chắn là những câu hỏi mà chúng ta luôn cần phải tự vấn. Đứng ở vị trí của người dùng, mọi thứ sẽ khách quan và được đánh giá chính xác hơn. Những sản phẩm cung cấp đến tay khách hàng vì thế cũng sẽ thực tế và thiết thực hơn. Ở thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như Nhật Bản, sự đổi mới và cải tiến luôn là thứ phải đặt lên hàng đầu.
#2 ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CÔNG TY
Một con thuyền có ra được biển dài rộng lớn hay không, phần lớn phụ thuộc vào tài năng và kinh nghiệm của người thuyền trưởng. Thế giới của các công ty khởi nghiệp luôn đầy rẫy biến động về cả môi trường kinh doanh lẫn đội ngũ nhân lực. Chính vì vậy, một người sếp có TÂM và TẦM với khả năng thu phục con người chính là điểm khác biệt tạo nên những đột phá cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với lĩnh vực Fintech luôn chịu sự ảnh hưởng áp lực của các quy chế thì sự nhanh nhạy để nắm bắt những thị trường tiềm năng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.
#3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Trên thực tế, tại Nhật Bản có khoảng 300 công ty khởi nghiệp. Bên cạnh sự nhanh nhạy về quy mô gọn nhẹ vốn có, các chiến lược đã được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ góp phần giúp cho những công ty khởi nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ có kết hợp với những kỹ thuật mới hiện đại. Nói một cách công bằng, một mô hình doanh nghiệp đạt đến mức độ hoàn hảo là điều không tưởng. Chính vì vậy, khi cân nhắc về yếu tố này, quỹ Fintech sẽ xem xét cả về mô hình kinh doanh lẫn mô hình kết nối. Nếu đánh giá được tiềm năng của sự phát triển, quỹ sẽ hỗ trợ để cân bằng những điều chưa được hoàn thiện.
Chương 4: Những doanh nghiệp Fintech đang phát triển mạnh mẽ
Các dự án khởi nghiệp Fintech thành công của tập đoàn SBI Holdings trải dài ở khắp các lĩnh vực. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến những cái tên đem lại sức ảnh hưởng sâu rộng tại Nhật Bản nói chung và cả thế giới nói riêng, như: Wealth Navi (Robot cố vấn), Money Forward (Hệ thống đám mây), QUOINE (Tiền ảo)…
ORIGAMI được thành lập vào năm 2012. Công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh có tên là Origami Pay. Giờ đây, chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể thực hiện giao dịch thanh toán của mình trên smartphone. Các sản phẩm được kết nối với cửa hàng đều có thể thanh toán qua MasterCard và Visa. Người tiêu dùng vì thế cũng không cần mang quá nhiều tiền mặt để mua sắm mà chỉ cần dùng Origami Pay để thay thế một chiếc ví. Thông qua đó, các cửa hàng cũng có thể gửi những thông tin sản phẩm mới hay chương trình khuyến mãi phù hợp đến từng khách hàng. Đặc biệt, khi cài đặt dịch vụ Origami Pay và EC chi phí đầu cũng như lệ phí sử dụng cố định hàng tháng của các cửa hàng sẽ được miễn phí. Những cửa hàng dùng dịch vụ thanh toán qua smartphone sẽ trả phí bằng 3,25% tiền bán hàng và cửa hàng dùng dịch vụ EC sẽ trả phí bán hàng trực tuyến là 10% tiền bán hàng.
Nhờ vào những chiến lược phát triển này mà ngay từ năm đầu tiên ra mắt năm 2013, ứng dụng đã được người tiêu dùng bình chọn là một trong những app xuất sắc và hấp dẫn nhất trên Google Play. Các trung tâm thương mại hàng đầu của Nhật Bản như Mitsukoshi Isetan, Hankyu Hyakkaten, hay KFC, viện bảo tàng… đều tham gia sử dụng. Hiện tại,số cửa thàng tham gia thanh toán và EC đã lên đến 4.800 công ty. Tháng 11/2016, đánh dấu cột mốc quan trọng khi Origami ký kết hợp tác kinh doanh với Alipay, một ông lớn dịch vụ thanh toán điện tử lớn nhất tại Trung Quốc. Nhờ vào liên doanh này mà người Trung Quốc đến Nhật Bản đã có thể thực hiện thanh toán tại các cửa hàng thông qua dịch vụ Alipay.
Trong tương lại, Origami sẽ tiếp tục mở rộng thị trường dịch vụ sang các lĩnh vực khác như gửi tiền, vay mượn, đầu tư…thông qua kết nối của mạng Internet.
Chương 5: Những thách thức đối với các tổ chức tài chính và chế độ luật pháp
Sự bất ổn về doanh thu của các ngân hàng ngày càng gia tăng là một trong những thách thức mà Nhật Bản phải đối diện. Trong các biểu đồ phân tích báo cáo tài chính các ngân hàng toàn quốc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được một điều là các ngân hàng lớn đều bị giảm sút cả về lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, điều này lại xảy ra ngược lại với các ngân hàng địa phương, hai khoản mục lợi nhuận đều tăng. Nhưng xét về kết quả hoạt động chính của ngân hàng thì chỉ số này lại bị giảm sút, đặc biệt đối với khối ngân hàng địa phương. Xu hướng này chắc chắn không chỉ tồn tại trong quý III năm 2017 mà sẽ còn tiếp tục kéo dài và trở thành xu hướng chung sau thời kỳ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Tiếp theo, khi xét về những thành phần trong tài sản ròng và ROE của cả hai khối ngân hàng, ROE năm tài chính 2017/03 là 5,9% đối với ngân hàng lớn và 4,5% với các ngân hàng địa phương. Sự suy giảm khả năng sinh lời do chính sách lãi suất âm dẫn đến giảm lợi nhuận ròng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm ROE này. Ở cả hai khối ngân hàng, khoảng cách giữa hai vốn chủ sở hữu hay còn gọi là “vốn nước sạch” và tài sản ròng ở các ngân hàng tại Nhật Bản là rất lớn.
Để khắc phục tình hình khó khăn này đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải có những ý tưởng mang tính đột phá và cách mạng. Các ngân hàng có ý định gộp chung lại với nhau sẽ không chỉ đơn giản gộp dưới một tổng công ty mà cần phải thực hiện ở quy mô lớn để loại bỏ các chi nhánh và tiến hành tái tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài ra, khi nghĩ đến những đối thủ cạnh tranh với các công ty Fintech thì các doanh nghiệp nên bàn đến kế hoạch để cùng nhau hợp tác và tăng thên mức doanh thu nhờ vào phạm vi tiếp cận của khách hàng. Đồng thời, việc giảm chi phí cũng là điều hoàn toàn khả thi khi giờ đây chúng ta đã có thể áp dụng được những phương pháp BPR sáng tạo.
Ở mặt khác của vấn đề, việc sáp nhập hay hợp tác đều đòi hỏi cần phải có một khoảng thời gian dài nhất định để có thể gặt hái được kết quả trông thấy. Chính vì vậy, thay đổi cách thức quản lý là phương pháp sẽ đem lại hiệu quả triệt để nhất mà các ngân hàng phải cân nhắc.
Kết luận:
Thế giới đang đứng trước một cơ hội lớn gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là sự thay đổi không chỉ gói gọn về kỹ thuật mà cả về công nghệ ở mức độ cuộc cách mạng thay đổi cách vận hành của xã hội hiện đại. Một trong số đại diện đó chính là công nghiệp tài chính – Fintech. Suy cho cùng, cách mạng hay không cách mạng đều không quan trọng bằng việc chúng ta có nhận thức được nhịp vận hành của cả thế giới hay không. Nếu cứ ngủ quên trong những chiến tích xưa cũ, thì ta cũng chỉ mãi là một con người nhỏ bé loanh quanh trong ao làng.
Mua sách FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính” khoảng 49.000đ đến 60.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “FINTECH 4.0 – Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Khởi Nghiệp Công Nghệ – Máu Bẩn
- Lập Kế Hoạch Công Việc Theo Chu Trình PDCA
- Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn
- 9 Bước Tự Do Tài Chính
- Đầu Tư Tài Chính
- Khóa học nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free