Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ
Giới thiệu sách Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ – Tác giả Francis Fukuyama
Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ
Francis Fukuyama từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có sự trỗi dậy của một loạt thế lực phi chính trị, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.
Nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát – tạo nền móng cho nền dân chủ tự do – vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống-nhập-cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính-trị-hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.
Bản sắc là cuốn sách cần thiết và cấp thiết, mang đến một lời cảnh báo sắc sảo: nếu không lý giải được bản sắc con người, chúng ta sẽ tự đẩy mình đến tình trạng xung đột triền miên.
Về tác giả:
Francis Fukuyama, sinh năm 1952, là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.
Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political Order, The End of History and the Last Man, Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution…
Nhận xét:
“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người – và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ.”
— Kirkus
“Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được.”
—The New York Times
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ
- Mã hàng 8935270701611
- Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
- Tác giả Francis Fukuyama
- Người Dịch Khắc Giang, Quang TháiBảo Linh
- NXB NXB Đà Nẵng
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 300
- Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm
- Số trang 256
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ
1 Về nghệ thuật, lập luận khá chặt chẽ. Bên cạnh những luận điểm đưa ra, tác giả khéo léo đưa những dẫn chứng từ chính nền chính trị của xã hội chúng ta đang sống. Tất cả đều rất mới và cực kỳ hợp thời. Đây là một điểm cộng lớn của cuốn sách với mình.
2 Để có thể hiểu được khái niệm Chính trị bản sắc, Francis Fukuyama đã đưa ra cho độc giả 2 ví dụ điển hình về hình thái này trong lịch sử: Bản sắc đã từng là vấn đề quan trọng trong hệ thống thuộc địa châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin do các cường quốc châu Âu thống trị. Ở đó có thủ đô mới với nhóm nhỏ tinh hoa bản địa hợp tác với cường quốc thực dân quản lý vùng lãnh thổ quốc gia. Thành viên trong giới tinh hoa này tiếp nhận giáo dục châu Âu và họ chịu sự xung đột nội tâm dữ dội giữa thứ bản sắc được hấp thụ và truyền thống bản địa đã nuôi nấng họ. Khi chủ nghĩa dân tộc lan rộng ở châu Âu, nó cũng bén rễ ở thuộc địa và làm bàn đạp mở ra cái cuộc nổi dậy ở nhiều nơi như Ấn Độ, Việt Nam, Kenya, Algeria dưới danh nghĩa giải phóng dân tộc vào giữa thế kỷ 20. Vấn đề bản sắc còn thể hiện rõ và đặc biệt cấp bách đối với người Hồi giáo trẻ thế hệ thứ hai lớn lên trong cộng đồng di cư ở Tây Âu . Họ sống trong xã hội thế tục phần lớn mang gốc Kitô giáo, không tạo ra sự hỗ trợ chung cho giá trị và tập quán tôn giáo của họ. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Hồi giáo đều có thể được coi là một loại chính trị bản sắc. Cả hai đều xuất hiện trên sân khấu thế giới vào thời điểm chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống biệt lập sang xã hội hiện đại được kết nối với thế giới rộng lớn và đa dạng hơn. Cả hai đều đưa ra hệ tư tưởng giải thích lý do tại sao mọi người cảm thấy cô đơn và hoang mang, và cả hai đều cố gắng thuyết phục nạn nhân đổ lỗi cho những người ở bên ngoài gây ra tình cảnh đau khổ của cá nhân. Cả hai đều mưu cầu sự thừa nhận phẩm giá theo những cách hạn chế: không phải cho tất cả mọi người, mà cho thành viên của một quốc gia hay tôn giáo cụ thể. Bản sắc dân tộc bắt đầu với niềm tin chung vào tính chính danh của hệ thống chính trị quốc gia, bất kể hệ thống đó có dân chủ hay không. Bản sắc có thể gắn liền vào các đạo luật và thể chế chính thống, vốn quy định những vấn đề như hệ thống giáo dục quốc gia giải cho em về quá khứ đất nước như thế nào, hay đâu là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nhưng bản sắc dân tộc cần mở rộng cả sang lĩnh vực văn hóa và giá trị. Nó bao gồm những câu chuyện mà người ta kể về bản thân mình: gốc gác, lễ hội, ký ức lịch sử chung…
3 Bắt đầu với niềm tin chung vào tính chính danh của hệ thống chính trị quốc gia, bất kể hệ thống đó có dân chủ hay không. Bản sắc có thể gắn liền vào các đạo luật và thể chế chính thống, vốn quy định những vấn đề như hệ thống giáo dục quốc gia giải cho em về quá khứ đất nước như thế nào, hay đâu là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nhưng bản sắc dân tộc cần mở rộng cả sang lĩnh vực văn hóa và giá trị. Nó bao gồm những câu chuyện mà người ta kể về bản thân mình: gốc gác, lễ hội, ký ức lịch sử chung… Sự trỗi dậy của chính trị bản sắc trong các nền dân chủ tự do hiện đại là một trong những mối đe dọa chính mà thể chế dân chủ đang đối mặt, và trừ khi chúng ta có thể quay lại những hiểu biết phố quát hơn về phẩm giá con người, nếu không thế giới sẽ tiếp tục chìm đắm trong xung đột. Trong mọi trường hợp, dù là một cường quốc như Nga, Trung Quốc hay nhóm cử tri ở Hoa Kỳ và Anh, một cộng đồng sẽ tin rằng bản sắc của họ không được công nhận đầy đủ bởi thế giới bên ngoài hoặc bởi các thành viên khác trong cùng xã hội. Những bản sắc đó có thể rất đa dạng, dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, khuynh hướng tình dục hoặc giới tính. Chúng đều là những biểu hiện của một hiện tượng chung, đó là chính trị bản sắc.
4 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.
5 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.
Review sách Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ
‘Bản sắc’, tác phẩm mới nhất của tác giả Francis Fukuyama, từng đạt giải Sách hay nhất năm 2018 của tờ The Times (Anh) và Sách chính trị hay nhất năm 2018 do Financial Times đã có mặt tại Việt Nam.
Francis Fukuyama, tác giả của cuốn sách “Bản sắc” sinh năm 1952 là nhà triết học, chuyên gia kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ông từng là thành viên của Ban Khoa học Chính trị của RAND Corporation và đang giữ chức thành viên hội đồng của Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ do Quỹ Quốc gia về Dân chủ thành lập. Ông cũng là một trong 25 nhân vật hàng đầu của Ủy ban Thông tin và Dân chủ do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.
Fukuyama từng có nhiều bài viết về các vấn đề liên quan tới chính sách phát triển và quốc tế. Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political Order, Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution… Trong đó, The End of History and the Last Man xuất bản năm 1992 là cuốn sách nổi tiếng nhất, đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác.
Năm 2014, Fukuyam từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có một loạt nhân vật phi chính trị, có chủ nghĩa dân tộc kinh tế và khuynh hướng độc tài lên nắm quyền, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.
Trong tác phẩm mới nhất “Bản sắc: Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ” (tên tiếng Anh: “Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment”), Francis Fukuyama quay lại các chủ đề mà ông bắt đầu khám phá vào năm 1992 và vẫn viết về nó kể từ đó: sự công nhận, phẩm giá, bản sắc, nhập cư, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và văn hóa.
Cụ thể, cuốn sách này là sự kết hợp của Bài giảng Tưởng nhớ Lipset về nhập cư và bản sắc năm 2005 và bài giảng tại Quỹ Latsis ở Geneva năm 2011 về nhập cư và bản sắc châu Âu của Fukuyama.
Theo đó, nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát – tạo nền móng cho nền dân chủ tự do – vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống nhập cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính trị hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.
Arjun Neil Alim của The Standard (London) cho rằng: “Bản sắc là một bản cáo trạng về thời đại nguy hiểm mà chúng ta đang sống ngày nay”. Còn tờ The New York Times cũng viết: “Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được”.
“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ”, Kirkus Reviews nhận xét.
Mua sách Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ” khoảng 93.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ Fahasa” tại đây
Xem thêm
- 7 ngày chinh phục trí nhớ đỉnh cao
- Gia Tộc Morgan – Một Triều Đại Ngân Hàng Mỹ Và Sự Trỗi Dậy Của Nền Tài Chính Hiện Đại
- Cách Biến Con Bạn Thành Thần Đồng Tài Chính
- Lộ trình chinh phục tiếng anh toàn diện cho người mất gốc
- Quy trình thiết lập kế hoạch – Chinh phục mục tiêu
- Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free