Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới
Giới thiệu sách Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới – Tác giả Kai Fu Lee
Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới
Cuốn sách bàn về một lĩnh vực công nghệ được cho là then chốt trong tương lai, là trí tuệ nhân tạo (AI). Trong lĩnh vực này đang diễn ra cuộc chạy đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và người chiến thắng được cho là người sẽ “thiết lập được trật tự thế giới mới”. Trung Quốc, nước ít bị ràng buộc hơn bởi các quy tắc đạo đức, nhân văn, hiện đang dẫn đầu và tiếp tục có nhiều đột phá.
Cuốn sách khởi đi từ việc AI mở ra những cơ hội nào cho tương lai, đến cuộc đua tranh Mỹ-Trung, bốn làn sóng của AI, bức tranh thế giới mới, sự đi lên của rọ-bốt, tương lai của loài người trong cuộc chung sống với AI…
Cuốn sách ngay khi xuất bản đã được đón nhận với nhiều nhiệt tình, thu hút sự quan tâm rộng rãi của người đọc, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp Mỹ-Trung hiện nay.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới
- Mã hàng 8934974170389
- Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
- Tác giả Kai Fu Lee
- Người Dịch Bùi Thị Thu Trang
- NXB NXB Trẻ
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 350
- Kích Thước Bao Bì 23 x 15.5 x 0.5 cm
- Số trang 348
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới
1 Nhiều phân tích mang tính hệ thống quá quá trình phát triển và khai thác công nghệ AI của Mỹ và TQ. Rất hữu ích để tìm hiểu tại sao các công ty TQ đang thành công và nổi lên dẫn dắt nhiều lĩnh vực về TMĐT, trong đó ứng dụng AI là rất quan trọng.
2 Cuốn sách đem lại kiến thức khoa học công nghệ, những thông tin cập nhật về công nghệ AI của Trung Quốc và cả thế giới. Sách được bọc nilon cẩn thận.
3 Sách giao nhanh, đóng gói cẩn thận. Tôi mới đọc được 100 trang đầu thấy khá cuốn hút.
4 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.
5 Sách đẹp. Chưa đọc nên chưa biết nội dung như thế nào. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nói chung cực kỳ hài lòng.
Review sách Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới
Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon và Trật Tự Thế Giới Mới (AI Super-Powers: China, Silicon Valley, and The New World Order) – Kai-Fu Lee (Lý Khai Phục)
Lý Khai Phục là lãnh đạo công nghệ xuất sắc với tài năng được khẳng định ở nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như vai trò phó chủ tịch Microsoft, Apple, SIB, Google, thành lập viện nghiên cứu TQ, chủ tịch Google Trung Quốc. Sau đó ông rút lui thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào lĩnh vực AI là Sinovation Ventures với vai trò chủ tịch kiêm CEO quỹ. Quỹ này đang quản lý $2.5B tài sản và tập trung vào các công ty AI từ năm 2009 tới nay. Ông cũng có cuốn sách tự truyện truyền cảm hứng rất nổi tiếng là “Thế Giới Khác Đi Nhờ Có Bạn” được viết vào năm 2015.
AI mấy năm trước đây chủ yếu tồn tại trong các phòng thí nghiệm với các suy luận lờ mờ là robot và các lo ngại rằng robot làm mất công ăn việc làm hay điều khiển lại con người đã tạo ra chúng. Ngày nay với sự bùng nổ của AI thì các lĩnh vực ứng dụng của nó đã sâm nhập vào rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. TQ trước đây rất lạc hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này, nhưng chỉ từ 2015 tới nay tốc độ bắt kịp của TQ đã tăng đột biến và đang tỏ ra vượt lên trên Mỹ trong nhiều lĩnh vực liên quan tới AI. Tới đây, các lĩnh vực AI sẽ phát huy sức mạnh rất lớn như xe tự lái, quản lý danh mục đầu tư hay sản xuất phần lớn những sản phẩm mà chúng ta mua.
Thời khắc Sputnik của Trung Quốc
Cờ vây là bộ môn ra đời từ hơn 2500 trước ở TQ và vẫn thịnh hành tới ngày nay. Nó gồm 19×19 ô với vô vàn các tổ hợp khác nhau mỗi nước đi và đã làm nhiều người nghiên cứu các mô hình thuật toán máy tính đánh cờ cùng bước. Trước đây chỉ có các nghiên cứu đánh trên cờ tướng với bàn cờ 8×8 và đã chứng kiến máy chiến thắng người hoàn toàn. Năm 2017, cỗ siêu máy tính AlphaGo của Google đã đánh bại hoàn toàn Ke Jie, kiện tướng số 1 thế giới về cờ vây. Điều này chính thức thể hiện sức mạnh của AI và tạo ra cơn địa trấn tại TQ. Nó cho thấy sức mạnh ưu việt của công nghệ phương Tây và khoảng cách quá xa giữa Mỹ – TQ trong công nghệ. Nó tạo ra “Thời khắc Sputnik” ở TQ. Sự kiện của AlphaGo năm 2016 khi nó đánh bại kỳ thủ Lee Sedol và bắt đầu thổi bùng ngọn lửa trong cộng đồng công nghệ TQ.
Khi giới đầu tư, doanh nhân và quan chức Chính phủ của TQ cùng hợp sức lại tập trung vào một lĩnh vực, họ làm cả thế giới phải rung chuyển sau đó. TQ hiện đang tăng cường các hoạt động đầu tư, nghiên cứu và kinh doanh vào lĩnh vực AI ở quỹ mô lớn chưa từng có. Các công ty khởi nghiệp AI được rót tiền tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm, các tập đoàn công nghệ và từ bản thân Chính phủ TQ. Sinh viên TQ cũng bắt kịp làn sóng AI, họ hào hứng đăng ký tham gia vào các chương trình đào tạo học vị cao và tích cực lắng nghe bài giải của các nhà nghiên cứu quốc tế qua điện thoại thông minh. Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp cũng đang sốt sắng thay đổi, tái cơ cấu hoặc tái xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình để theo kịp cơn sốt này. Sau gần 2 tháng AlphaGo đánh bại mọi đối thủ cờ vây, Chính phủ TQ đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các năng lực trí tuệ nhân tạo. Kế hoạch tăng cường nguồn tài trợ, chính sách hỗ trợ và sự điều phối nhịp nhàng trên toàn quốc vì sự phát triển của AI. Nó cũng đề ra các mốc thời gian 2020 – 2025 rồi 2030. Các nhà đầu tư mạo hiểm TQ cũng hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi này với các khoản đầu tư kỷ lục vào các công ty AI. Số tiền đầu tư vào các công ty AI tại TQ chiếm 48% các khoản đầu tư vào các công ty AI trên toàn cầu.
Lịnh sử AI không phải mới, nó đã ra đời từ lâu nhưng chưa thật sự tạo ra các ứng dụng trong thực tế đủ tầm ảnh hưởng. Các ứng dụng chính của nó như Deep Blue đánh bại kỳ thủ cờ vua Kasparov năm 1997, nó sử dụng phương pháp “Tấn công Vét Cạn”. Nó cần phần cứng máy tính mạnh và tính toán các thế trận từ mỗi nước đi. Công nghệ này chỉ phát huy trên một tập hợp vấn đề hữu hạn. Còn với AlphaGo, nó tiếp cận một cách đột phá về trí tuệ nhân tạo đã và đang làm thay đổi triệt để năng lực nhận thức của máy móc. Các chương trình dựa trên học sâu (Deep Learning) đã làm tốt hơn cả con người trong việc nhận dạng khuôn mặt, giọng nói và phát hành nợ. Sự tiến bộ này đã làm cuộc cách mạng AI tới với chung ta thay vì còn nhiều năm nữa như chúng ta vẫn nghĩ trước đây.
Lịch sử học máy (Machine Learning) bắt đầu từ năm 1950 khi các nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo đã tự đặt ra cho mình sứ mệnh ngông cuồng đến không tưởng những rất rõ rang rằng tái tọa trí tuệ của con người trong máy móc. Học máy đi theo hai hướng là hệ thống biểu tượng – hệ thống chuyên gia. Học phỏng vấn các chuyên gia và đưa nó vào máy móc mô phỏng lại. Cách thứ hai là mạng Nơron, họ tìm cách mô phỏng lại bộ não con người, cung cấp cho mạng lưới rất nhiều các ví dụ về hiện tượng cho trước như những hình ảnh, trò chơi cờ, âm thanh,v.v… để mạng lưới tự xác định ra các mô hình trong kho dữ liệu đó.
Phương pháp Nơron bị thất sủng vào cuối thập niên 1960s vì sự thiếu tin cậy của nó. AI đã bị lãng quên kể từ đó cho tới hết thập kỷ 1990s. Mãi tới ngày nay, mạng Nơron mới lại hồi sinh nhờ có hai sự tiến bộ lớn là sự đột phá về kỹ thuật đã tạo ra hệ thống có công suất tính toán và dữ liệu lớn. Dữ liệu đã đào tạo cho chương trình máy tính cách nhận dạng các mô hình bằng cách cung cấp cho chương trình nhiều ví dụ, còn công suất tính toán cho phép chương trình thực hiện phân tích các ví dụ đó ở tốc độ cao.
Sự đốt phá trong mạng Nơron bắt đầu xuất hiện khi vào giữa thập niên 2000s, Geoffrey Hinton khám phá ra cách có thể đào tạo hiệu quả các tầng mạng lưới trong mạng Nơron. Các mạng Nơron cũ được tiêm liều thuốc tăng trưởng khiến khả năng thực hiện các nhiệm vụ như nhận dạng giọng nói và vật thể của chúng tăng lên gấp nhiều lần. Các mạng Nơron được tiêm thuốc tăng trưởng này được gọi là học sâu (Deep Learning) đã vượt mặt các mô hình cũ nhanh chóng. Mãi tới năm 2012, một mạng Nơron do nhóm Hinton xây dựng đánh bại đối thủ trong một cuộc thi quốc tế về thị lực của máy tính, nó mới bắt đầu vụt sáng và bùng nổ nhanh chóng khi TQ nhập cuộc.
Về cơ bản, các thuật toán học sâu sử dụng những khối lượng lớn dữ liệu từ một miền cụ thể để đưa ra quyết định nhằm tối ưu hóa kết quả mong muốn. Nó làm việc này bằng cách tự đào tạo bản thân để nhận dạng các mô hình ẩn giấu sâu xa và các mối tương quan kết nối nhiều điểm dữ liệu với kết quả mong muốn. Quá trình tìm kiếm mô hình này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu dữ liệu được gắn nhãn kết quả mong muốn. Sau đó, nó có thể dựa vào khối lượng kiến thức khổng lồ về các mối tương quan này. Trong đó có nhiều mối tương quan mà con người không nhìn ra hoặc không nhận thấy có sự liên quan để đưa ra những quyết định tốt hơn so với khả năng của con người.
Để làm được điều này, học sâu cần 3 yếu tố:
- Khối lượng lớn các dữ liệu liên quan
- Một thuật toán mạnh, một miền hẹp
- Một mục tiêu cụ thể
Học sâu còn được gọi là “AI hẹp”, tức là loại trí tuệ lấy dữ liệu từ một miền cụ thể rồi vận dụng dữ liệu đó để tối ưu hóa một kết quả cụ thể. Dù tốt, nó vẫn còn khoảng cách so với “AI rộng”, loại công nghệ đa năng có thể thực hiện tất cả mọi công việc của con người. Ứng dụng của học sâu rất tốt cho lĩnh vực bảo hiểm và vay nợ. Vì dữ liệu về người vay nợ rất dồi dào: điểm tín dụng, thu nhập, tình hình sử dụng thẻ tín dụng gần đây,… Và mục tiêu tối ưu hóa rất rõ rang là giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu. Tiến thêm, học sâu sẽ giúp hỗ trợ các lọai xe tự lái bằng cách giúp chúng nhìn được thế giới xung quanh, nhận dạng mô hình trong các điểm ảnh của camera (hình bát giác màu đỏ), tìm hiểu xem chúng có mối tương quan với cái gì (biển báo dừng), và sử dụng thông tin đó để ra quyết định (nhấn phanh để từ từ dừng lại) nhằm tối ưu kết quả mong muốn của bạn (đưa về nhà an toàn trong khoảng thời gian tới thiểu).
Nhờ khả năng của Mỹ trong việc thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới mà suốt nhiều thập niên qua các trường đại học và côn gty công nghệ Hoa Kỳ đã thực hiện rất tốt các nghiên cứu chuyên sâu về AI và đi đầu trong lĩnh vực này nhiều năm qua. Nhưng AI tại Mỹ mới dừng ở mức đô nghiên cứu mà chưa có nhiều ứng dụng thực tế, trong khi kỷ nguyên AI thực hành đã bắt đầu bùng nổ và TQ nắm bắt rất tốt điều này, đã nhanh chóng thí nghiệm và đưa vào thực tế triển khai ngay khi có thể ở mọi lĩnh vực mà họ nghĩ rằng AI có thể tham gia vào được và thử nghiệm nó ngay. Việc sở hữu các nhân tài bậc nhất về AI sẽ không thật sự đem lại sự vượt trội. Để vượt trội cần phải có: Dữ liệulớn, công suất tính toán, và công việ ccủa các kỹ sư giỏi về AI. Chỉ cần giỏi và biết cách làm việc là đủ chứ không cần phải là các tinh hoa tốt nhất thế giới mới có thể làm được.
Về cơ bản có 4 yếu tố giúp AI bùng nổ mạnh mẽ: nguồn dữ liệu dồi dào, các doanh nhân xông xáo, các nhà khoa học AI và môi trường chính sách thân thiện với AI. Cả TQ và Mỹ đều có 4 điều này nhưng TQ tốt hơn Mỹ ở chỗ họ có dữ liệu cực kỳ dồi dào và nhiều dữ liệu mà Mỹ không có như các dữ liệu giám sát an ninh người dân qua hệ thống tính điểm tín dụng của 200 triệu camera lắp trên đường. Các doanh nhân TQ là những người làm việc cực kỳ nhiều thời gian và nỗ lực, tốc độ là cái họ theo đuổi vì môi trường cạnh tranh cực kỳ khắc nghiệt tại TQ. Ở Mỹ việc đạo nhái một sản phẩm bị khinh bỉ, nhưng ở TQ đó là điều bình thường và nếu chỉ có một ý tưởng bạn sẽ không thể trụ được, bạn cần làm việc nhiều hơn để từ ý tưởng tốt trở thành một công ty tốt dẫn dắt. Cần không ngừng cản thiện sản phẩm, đổi mới mô hình kinh doanh, xây dựng một “con hào” bảo vệ xung quanh công ty của mình. Sự vươn lên mạnh mẽ của TQ và vượt qua Mỹ trong thời gian tới có thể làm nước Mỹ bị sốc và phản ứng dữ dội lại quyền lực tuyệt đối của mình trong suốt mấy chục năm qua về công nghệ.
Những kẻ bắt chước trên đấu trường
Thị trường internet của TQ là một đấu trường với hàng trăm đấu sĩ nhân bản lao vào quần thảo nhau đến chết. Giữa cảnh hỗn loạn đầu rơi máu chảy đó, những công ty ngoại quốc thực hiện bước đi đầu tiên thường trở nên lạc lõng. Chính những đối thủ nội địa mới trở thành lực lượng thúc đẩy nhau trở nên linh hoạt hơn, tinh xảo hơn, và xấu xa hơn. Họ xông vào bắt chước những ý tưởng mới sáng tạo sản phẩm của nhau, giảm giá tới kịch sàn, thực hiện các chiến dịch bôi nhọ nhau, ép khách hàng phải gỡ bỏ ứng dụng phần mềm cạnh tranh và thậm chí còn báo cảnh sát về CEO của công ty đối thủ. Với các đấu sĩ này không có thủ đoạn bẩn thỉu hay mánh khóe lừa lọc nào là không thể làm được. Họ cũng thể hiện sức làm việc điên cuồng tới độ nhân viên của Google cũng phải ngả mũ.
Thung lũng Silicon thường coi thường và cho rằng hành vi các công ty TQ sao chép là vô đạo đức. Nhưng việc xuất hiện hàng nghìn các công ty hoạt động giống nhau đã thực sự tạo sức ép buộc các công ty phải thay đổi, sáng tạo và đổi mới để hoạt động ra ngoài cái mác sao chép ban đầu. Để tồn tại được họ cần phải liên tục cải tiến và nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chi phí chặt chẽ, vận hành trơn tru, gây dựng mối quan hệ tích cực với công chúng, huy động vốn ở mức định giá phóng đại, và tìm cách xây dựng “con hào” chắc chắn để ngăn ngừa sự xâm nhập của những kẻ bắt chước. Các công ty chỉ biết bắt chước thuần túy sẽ không bao giờ trở thành công ty lớn, họ cũng không có cơ hội tồn tại trên đấu trường này.
Thế hệ các doanh nhân đấu sĩ của TQ sẽ dần đánh bại các thế hệ nhà nghiên cứu ở trong các tháp ngà của Mỹ. Các doanh nhân TQ là những người có đầu óc thực tế, đói lợi nhuận, kết hợp với các chuyên gia AI để gúp học sâu phát huy sức mạnh biến đổi của nó trong các lĩnh vực ngành nghề ở thế giới thực. Họ sẽ tìm ra các lĩnh vực có thể ứng dụng được và thực hiện nó, họ không phải là các ông vua đạo nhái như người Mỹ nghĩ, họ là các đấu sĩ.
Với nền văn hóa TQ được rao giảng từ việc học thuộc lòng là kim chỉ nam cho thành công, học giỏi vì tương lai sáng lạn. Các thế hệ doanh nhân cũng đại đa số xuất thân trong nghèo khó trong suốt giai đoạn cách mạng văn hóa tới tận những năm 80s và mới dần thoát khỏi nghèo đói kể từ những năm 2000s. Những nhà sáng nghiệp đã rất thực dụng, họ lấy thị trường là định hướng chứ không phải sứ mệnh như các công ty Mỹ. Mục đích tối hậu của họ là kiếm tiền, họ sẵn sàng tạo ra bất cứ sản phẩm nào, áp dụng bất cứ mô hình nào, hoặc kinh doanh bất cứ ngành nghề nào miễn là đạt được mục đích đó. Ở TQ có 3 dòng chảy kết hợp lại với nhau: nền văn hóa chấp nhận sự sao chép, tâm lý thiếu thốn và thái độ sẵn sàng lao vào bất kỳ ngành nghề nào có triển vọng. Đó là nền tảng về mặt tâm lý học của hệ sinh thái internet tại TQ.
Ban đầu, các nhà sáng lập thập kỷ 90s của TQ đã sao chép gần như nguyên xi các nguyên mẫu ở Mỹ vào TQ. Như Zhang lập ra Sohoo (rồi đổi tên thành Sohu) với sao chép lại trang Yahoo! gần như nguyên xi. Lúc đó, các nhà máy ở TQ cũng sao chép các mẫu mã túi sách, ôtô, máy móc y hệt như các bản sao ở nước ngoài của họ. Trong khi đó, các công ty Mỹ thường xây dựng dựa trên một hệ thống chuẩn hóa tối ưu theo phong cách Mỹ và mang áp nó cho mọi thị trường mà sẽ hầu như không chấp nhận các sửa đội địa phương hóa hệ thống của mình. Chính khe hở ở điểm vênh giữa sản phẩm quốc tế với nhu cầu nội địa là vùng đất cho các công ty TQ cải thiện sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu và dần chiến thắng các đối thủ quốc tế tại thị trường TQ.
Khi Alibaba sao chép ý tưởng của eBay cho sản phẩm Taobao, họ đã sử dụng việc miễn phí cho các nhà bán hàng đăng bán sản phẩm, và chỉ thu phí các dịch vụ cao cấp. Khác với các trang web TMĐT khác hay khác biệt nhất với eBay khi eBay áp dụng chẩn mực Mỹ thu phí mọi sản phẩm đăng bán. Chính cách tiếp cận này của Alibaba đã giúp họ có cảm tình từ khách hàng TQ, dần chiếm được thị trường và đánh bật eBay khỏi TQ sau đó.
Trong cuộc chiến về công cụ tìm kiếm, Google TQ là sản phẩm được đạo nhái của vô vàn các trang web khác. Trong đó nổi bật nhất là Baidu. Nhưng Baidu đã đi xa hơn khi họ tối ưu hóa được cách người dùng TQ sử dụng trang tìm kiếm thay vì coi đó như một trang vàng và lựa chọn một vài đề xuất đầu tiên như cách người Mỹ làm. Người TQ lại giành nhiều thời gian để duyệt hết cả trang và họ ưa thích mở từng link ra để xem. Việc mở link này sang một tab/trang mới sẽ rất tiện so với việc vào thẳng trang đó rồi tải lại trang tìm kiếm cũ. Nhưng Google đã mất vô vàn thời gian để có tính năng này do không muốn địa phương hóa sản phẩm. Còn Baidu làm rất nhanh và đã giành được thiện cảm từ khách hàng sử dụng vì sự thuận tiện của nó.
Sự ngã ngựa của các gã khổng lồ công nghệ tại TQ là rất nhiều và gần như tuyệt đối thất bại tại đây. Họ thường đổ cho chính sách bảo hộ của chính phủ TQ. Nhưng có lẽ điều quan trọng chính là sự cứng nhắc trong chính sách của họ tại TQ. Họ chỉ tập trung bán hàng mà không chịu địa phương hóa sản phẩm cho phù hợp với thói quen của người dân bản địa. Trong khi các đối thủ của họ là các công ty TQ lại rất tích cực làm điều này và họ làm tốt hơn hẳn các công ty đa quốc gia. Một vài ví dụ về sự gay gắt trong cạnh tranh ở TQ như sau: Zhou, người xây dựng phần mềm bảo mật Qihoo 360 rất thành công thì Tencent cho ra đời sản phẩm tương tự tích hợp trên QQ. Zhou đã dùng mọi mánh khóe bẩn thỉu và hèn hạ nhất mà anh có thể nghĩ ra để đập lại Tencent. Anh update phần mềm và khi ứng dụng của Tencent được mở ra, phần mềm bảo mật của Zhou sẽ phát ra cảnh báo an ninh rất nghiêm trọng. Sau đó Zhou tung tiếp ra bản update để lọc bỏ tất cả các quảng cáo có trên phần mềm QQ để chặn dòng doanh thu của hãng này. Trên đường về, Zhou nhận tin cảnh sát ập đến khám xét văn phòng, anh nhanh chóng chạy sang HongKong và tiếp tục cuộc chiến với Tencent. Tencent ra tối hậu thư cho người dùng hoặc dùng phần mềm của Tencent, hoặc dùng Qihoo 360. Zhou kêu gọi cuộc chiến tổng lực chống lại độc quyền của Tencent trong 3 ngày và chính phủ TQ phải can thiệp để chấm dứt cuộc chiến giữa 2 công ty này.
Câu chuyện tiếp theo là về trang mạng Kaixin001 đã trở thành mạng xã hội cực kỳ thành công và thu hút người dùng nhanh chóng. Nhưng nhà sáng lập không hiểu sao không bỏ tiền ra mua trang Kaixin mà lại dùng Kaixin001 và trang mạng xã hội Renren đã mua lại tên miền này và tạo ra một website y hệt Kaixin001 và tuyên bố Kaixin mới là trang web thật. Họ đã cạnh tranh thu hút khách hàng mới và sáp nhập với trang Renren gốc để M&A hết khách hàng.
Phong cách khởi nghiệp tinh gọn được phổ biến ở Silicon Valley và trở thành cảm hứng cho các công ty start up tại đây. Các công ty TQ lại chạy theo trào lưu và xu hướng. Họ sẽ thường tham gia và các thị trường đông đúc với hàng trăm, hàng nghìn công ty tương tự cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau. Các doanh nhân buộc phải nỗ lực hơn và triển khai công việc tốt hơn so với đối thủ.
Wang Xing được mệnh danh là vua đạo nhái ở TQ với hàng loạt sản phẩm đạo nhái ra đời dưới bàn tay anh. Anh đã tọa ra 4 công ty vào các năm 2003, 2005, 2007 và 2010. Tất cả đều đạo nhái một mô hình công ty thành công nào đó ở Silicon Valley. Đầu tiên là anh đạo nhái mạng xã hội Friendster khi học ở Delaware nhưng nó nhanh chóng chết. Hai năm sau anh đạo nhái Facebook và tạo ra mạng xã hội Xiaonei với các nội dung, font chữ, màu sắc y hệt Facebook và không có gì khác biệt so với Facebook. Xiaonei mang lại thành công lớn nhưng anh phải bán nó đi quá sớm vì không đủ tiền phát triển hệ thống theo kịp tốc độ người dùng. Chủ sở hữu mới đã mua lại trang mạng xã hội này và đổi thành Renren, mạng xã hội này đã IPO ở Nasdaq thành công năm 2011. Năm 2007, anh tiếp tục khởi nghiệp lần 3 với mạng xã hội Fanfou mô phỏng lại Twitter, nó cũng giống y hệt Twitter phiên bản gốc ở Mỹ. Nhưng sau đó mạng xã hội này bị dừng hoạt động vì các vấn đề chính trị.
Tới 2010, Groupon sau hai năm ra mắt đang làm mưa làm gió trên thị trường Mỹ về mô hình mua chung và bùng nổ khắp nơi. Wang đã nhảy vào cuộc chiến này. Khi đó ở TQ có khoảng 5.000 công ty hoạt động dưới dạng mua chung sao chép lại Groupon và chính Groupon cũng trực tiếp tham gia thị trường TQ với liên doanh Groupon – Tencent. Với 3 lần sao chép các công ty Hoa Kỳ và mài dũa kinh nghiệm, lần lập công ty thứ 3 này anh làm tốt hơn rất nhiều với đội ngũ đã từng phát triển hai mạng xã hội đạo nhái Facebook và Twitter trước đây. Công ty đó tên là Meituan, hiện nay Start up có giá trị thứ 4 thế giới.
Khi Meituan mới ra mắt, lúc đó các đối thủ khác chi hàng trăm triệu USD cho cuộc chiến giành giật khách hàng và mua lòng trung thành của khách hàng trên nền tảng. Các công ty liên tục huy động các khoản tiền lớn để thực hiện việc quảng cáo và trợ giá khổng lồ này. Wang sau hai lần mất công ty đã hiểu cái giá của việc dùng tiền mua lòng trung thành khó khăn như thế nào. Khách hàng sẽ liên tục nhảy từ nền tảng này sang nền tảng khác để tìm deal nào có hời nhất sử dụng. Anh để giành cho các đối thủ đào tạo người dùng, mình sẽ thu lợi giai đoạn sau khi các công ty đã cạn kiệt tiền để đốt. Wang tập trung vào tìm cách tiết giảm các chi phí trong khi không ngừng cản tiến sản phẩm. Meituan tránh các chi phí quảng cáo phi trực tuyến, giảm chi phí thu hút và giữ chân khách hàng. Đồng thời tối đa hóa phần back-end xử lý thức tạp như việc nhận tiền nhanh chóng thay vì nhiều ngày như các nền tảng khác, khi các nền tảng đổ vỡ để lại rất nhiều các khoản nợ với các nhà hàng hợp tác với họ.
Goupong chính thức gia nhập thị trường TQ vào năm 2011, nhưng họ cũng sai lầm như các công ty Mỹ khác khi áp dụng các tiêu chuẩn Mỹ vào kinh doanh tại TQ. Tới năm 2013, cuộc chiến đi tới hồi kết khi đại đa số các công ty thất bị vì đốt tiền, một số do quản trị sai lầm. Chỉ còn lại 3 công ty trụ lại là Meituan, Dianping và Nuoni. Định giá của Meituan lúc đó đã lên tới $3B nhờ thành công trước đó và qua một số vòng gọi vốn mạo hiểm. Wang không ngừng mở rộng các dòng sản phẩm của Meituan và liên tục tái định hình các sản phẩm lõi. Hễ có trào lưu tiêu dùng mới nào xuất hiện ở TQ như phòng vé, dịch vụ giao đồ ăn, trào lưu du lịch trong nước, dịch vụ trực tuyến sang phi trực tuyến,v.v… Wang lại thay đổi chiến lược và làm biến đổi cả công ty. Anh có sự thèm khát với các thị trường mới và sự quyết liệt trong việc không ngừng cải tiến sản phẩm mới. Tới năm 2015, Meituan thâu tóm Dianping và Wang dẫn dắt công ty sau M&A. Tới năm 2017, gã khổng lồ này lại xử lý trung bình 20 triệu đơn hàng/ngày trên cơ sở 280 triệu người dùng tích cực hàng tháng. Lúc này chẳng ai nhớ tới Meituan xuất phát điểm là một website mua chung ban đầu nhái theo Groupon nữa.
Trí tuệ nhân tạo là dòng điện kiểu mới, thì dữ liệu lớn là nguồn dầu hỏa truyền động cho các cỗ máy phát điện. Khi hệ sinh thái internet sôi động và độc đáo của TQ cất cánh kể từ sau năm 2012, nó sẽ tìm đến nơi sản xuất hàng đầu thế giới về loại dầu hỏa mới này của kỷ nguyên AI.
Vũ trụ internet thay thế của Trung Quốc
Guo Hong (Quách Hồng), là một quan chức của Chính phủ TQ phụ trách khu vực khởi nghiệp về công nghệ tại Bắc Kinh là Trung Quan Thôn vốn nổi tiếng được coi là thung lũng Silicon của TQ. Nơi đây cũng là điểm khởi đầu của nhiều tập đoàn sản xuất và công nghệ lớn của TQ từ khi đổi mới như Lenovo. Tới năm 2010, khu vực này mặc dù rất phát triển và là trung tâm công nghệ nhưng lại vẫn mang nhiều dáng dấp của các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng. Guo Hong đã tiến hành cải cách đột phá ở khu vực này khi xây dựng lên phố khởi nghiệp bằng việc xây dựng lại và tạo ra các không gian khởi nghiệp sáng tạo, mời các công ty khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm về khu vực này tập trung làm việc và tạo ra môi trường khởi nghiệp mới giúp thúc đẩy các dự án công nghệ. Mô hình này thành công dẫn tới Nghị quyết của Chính phủ TQ trong việc nhân rộng mô hình ra khắp cả nước. Lãnh đạo các địa phương tự xây dựng phương án học theo mô hình Trung Quan Thôn để đầu tư, hỗ trợ các dự án và các doanh nhân khởi nghiệp nhằm nhanh chóng thay đổi diện mạo ngành công nghệ TQ khi nó chính thức thành làn sóng thủy triều trên khắp TQ từ năm 2014. Cảm hứng chủ yếu tới từ bài phát biểu của thủ tướng TQ lúc đó là Lý Khắc Cường với lời kêu gọi “Đại chúng lập nghiệp, vạn chúng sáng tạo”. Các quỹ đầu tư được hỗ trợ của Chính phủ bùng nổ lên tới $27 B vào năm 2015 từ mức $7 B năm 2013 để hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp. Quỹ Chính phủ sẵn sàng rót vốn cùng các quỹ tư nhân và hưởng một phần lợi nhuận sau đó như sự trợ giúp ban đầu.
Đây được coi là một cuộc đại cách mạng trong văn hóa mới tại TQ thay cho cuộc đại cách mạng văn hóa những năm 70s đã làm kiệt quệ TQ. Cuộc đại cách mạng mới này đã làm thay đổi hệ tư tưởng của TQ ngày nay. Trước đây người lao động rất ít khi rời các công ty ổn định để đầu quân cho các công ty khởi nghiệp, ngày nay họ sẵn sàng làm việc và tỏ ra vô cùng hứng thú khi được làm việc ở các công ty khởi nghiệp mới được lập ra.
Trước đây, mối quan hệ giữa TQ và Mỹ là mối quan hệ bắt chước, cạnh tranh và bám đuôi của TQ với Mỹ. Nhưng từ năm 2013 trở đi, internet tại TQ đã có sự thay đổi nhanh chóng và thoát khỏi các bóng của Mỹ trong suốt hơn hai thập kỷ trước đó. Ngày nay, dù chưa vượt mặt được thung lũng Silicon tại Mỹ, nhưng TQ đã dần cân bằng về công nghệ với Mỹ và đã có một số lĩnh vực vượt qua Mỹ trong ứng dụng thực tế các nghiên cứu và tiến bộ công nghệ. Các công ty công nghệ đã tiến hoa và không còn giống với các bản sao mà nó sao chép ở Mỹ nữa. Các gã khổng lồ Mỹ thu thập dữ liệu từ hoạt động của bạn trên các nền tảng của họ, nhưng dữ liệu đó tập trung nặng về hành vi trực tuyến của bạn như tìm kiếm, tải ảnh lên, xem video trên youtube, nhấn nút thích các bài đăng,… Tại TQ, việc thu thập dữ liệu của bạn diễn ra cả online và offline. Ngoài dữ liệu online trên các nền tảng, bạn còn bị thu thập các dữ liệu thời gian thực như nội dung, thời điểm và địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán, các bữa ăn, chăm sóc sắc đẹp, và đi lại. Học sâu đã thành công ở TQ hơn ở Mỹ rất nhiều vì nó có nhiều dữ liệu hơn, nó không phải chỉ là nhiều về chiều rộng mà ngày càng có chiều sâu hơn rất nhiều để hiểu về một người và một cộng đồng.
Tencent ban đầu sở hữu hai mạng ứng dụng hàng đầu TQ là ứng dụng nhắn tin QQ và mạng xã hội Q-Zone. Cả hai hoạt động độc lập và có hàng trăm triệu người dùng. Tới tháng 1/2011, ứng dụng WeChat mới chính thức ra mắt với tên gọi Weixin ra đời một cách âm thần ít người biết đến. Ứng dụng này đã tạo ra sự đột phá khi cho phép người dùng có thể gửi ảnh, file ghi âm ngắn cùng với tập tin văn bản. Tin nhắn thoại là điểm lợi ích lớn khi đó, việc nhập ký tự tiếng Trung vẫn rất khó khăn trên điện thoại di động. WeChat cũng có ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau. Sau một năm ra mắt, WeChat đã có 100M người dùng, họ liên tục đưa thêm tính năng mới vào sản phẩm. Tới tháng 1/2013, ứng dụng đã có hơn 300M người dùng và thêm rất nhiều tính năng mới như gọi điện, gọi video, hội nghị nhiều bên,… Họ đi trước đối thủ WhatsApp tới ba năm khi mà đối thủ này tới tận 2016 mới đưa các tính năng này vào ứng dụng của mình.
Sau khởi đầu thuận lợi, Tencent đã đưa khái niệm siêu ứng dụng vào thực tế tại WeChat khi dần dần tích hợp rất nhiều tính năng của nhiều ứng dụng khác nhau vào chung một nền tảng WeChat. Sau 5 năm từ khi ra mắt, ta có thể làm hầu như mọi thứ trên WeChat. Nó giống như chiếc điều khiển từ xa cho cuộc sống con người. Nó không chỉ thống trị thế giới số người dùng mà còn cho phép khách hàng thanh toán tại nhà hàng, đi taxi, mở khóa các xe đạp dùng chung, quản lý danh mục đầu tư, đật lịch hẹn với bác sĩ, đặt hàng nhận thuốc bác sĩ kê đơn giao tại nhà,….Đặc biệt là khi Tencent Wallet ra đời cùng với đối thủ lớn nhất của nó là AliPay ra đời trước đó đã tạo ra cuộc cách mạng thanh toán không dùng tiền mặt tại TQ. Năm 2014, họ cho ra đời tính năng tặng phong bao lì xì qua WeChat đã tạo ra cơn lũ tặng hồng bao và kết nối tài khoản ngân hàng với Tencent Wallet. Đây là tiền đề cho cuộc cách mạng sau thanh toán sau đó.
Trong hơn 20 năm ban đầu, nền công nghệ TQ học theo hoàn toàn Mỹ. Cho tới những năm sau 2013, bắt đầu có sự bùng nổ các dịch vụ internet trong thế giới thực diễn ra ở khắp mọi nơi. Họ gọi nó là “Cuộc cách mạng O2O” (Online to Offline). Nó sẽ biến các hoạt động trong không gian trực tuyến thành các dịch vụ ở thế giới thực. Silicon Valley cho ra đời các mô hình O2O đầu tiên là Uber, các công ty TQ sau đó đã nhanh chóng bắt chước các công ty đó và dần sáng tạo ra các mô hình O2O mới đặt biệt là hãng gọi xe chung Didi Chuxing, Meituan Dianping – những công ty hoạt động O2O tiêu biểu và thành công vượt lên trên các công ty tại Mỹ. Các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn đã bùng nổ tại TQ đã vượt xa so với Mỹ sau đó, đặc biệt lĩnh vực giao đồ ăn bỏ rất xa thị trường Mỹ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này sau đó tác động lại WeChat giúp họ trở thành siêu ứng dụng ngày một dễ dàng hơn nhờ việc tính hợp các sản phẩm của công ty khác vào trong nền tảng của mình và thanh toán qua nền tảng WeChat Wallet. Từ đây họ có thể làm được rất nhiều thứ mà công ty Mỹ làm để đem lại lợi ích giống của Facebook, IMessage, Uber, Expedia, Evite, Instagram, Skype, PayPal, Grubhub, Amazon, LimeBike, WebMD trong khi chỉ cần trên một ứng dụng WeChat.
Trong khi các công ty Mỹ tập trung xử lý những hoạt động riêng biệt trên một ứng dụng, cách họ theo đuổi việc xử lý các nghiệp vụ phía sau ngoài đời rất hời hợt và bỏ mặc cho các cửa hàng vật lý tự xoay xở xử lý. Các công ty TQ lại đi theo hướng khác. Họ tập trung xử lý các quy trình thủ tục back-end một cách tốt nhất, đi sâu vào xử lý từng vấn đề vận hành phía sau và các ứng dụng của họ có sự sâu sát rất nhiều so với các đối thủ tại Mỹ. Tất nhiên bù lại, các công ty TQ sẽ rất tốn kém chi phí trong việc xử lý các vấn đề quy trình nghiệp vụ phía sau như vậy.
Trong khi Yelp và Dianping cùng để đăng tải các đánh giá về các cửa hàng và ra đời vào năm 2004 tại Mỹ và TQ. Cả hai phát triển tới một giai đoạn và tiến hóa trở thành các ứng dụng trên điện thoại di động, trong khi Yelp vẫn trung thành với hoạt động truyền thống thì Dianping lại xông pha vào cơn sốt mau chung. Họ xây dựng hệ thống thanh toán, phát triển các mối quan hệ với nhà cung cấp và mạnh tay đầu tư vào các chưng trình trợ giá mau chung. Yelp thì mãi sau này mới chập chững thử nghiệm nhưng thất bại. Năm 2013, Dianping tiến hành giao đồ ăn, họ chi hàng triệu USD để tuyển dụng và quản lý các đội ngũ giao hàng bằng xe máy với nhiệm vụ giao đồ ăn từ nhà hàng tới tận cửa khách hàng đặt mua. Còn Yelp thì vẫn yêu cầu các cửa hàng duy trì đội giao hàng và tự giao, họ chỉ hỗ trợ khi cửa hàng không có giao hàng. Kết quả là tới 2017, Meituan Dianping có giá trị vốn háo tới $30B gấp hơn 3 lần cả hai hãng Yelp và Grubhub của Mỹ cộng lại.
Tương tự với mộ số công ty O2O khác. Trong khi Airbnb vẫn là ứng dụng để đăng tải thông tin cho thuê nhà và chủ nhà phải tự lo vận hành cơ sở cho thuê của mình, thì ứng dụng Tujia tại TQ lại xây dựng và vận hành luôn các nhà cho thuê đó cho các chủ nhà của họ để tạo ra sự thuận tiện hơn trong kinh doanh. Họ có đội ngũ dọn dẹp phòng sau khi khách đến ở, trang bị các vật dụng trong phòng và lắp đặt hệ thống khóa cửa thông minh.
Khi hoạt động chi tiêu trong lĩnh vực O2O bùng nổ, thời kỳ của Ali Pay và WeChat Wallet bắt đầu bùng nổ vũ bão và tạo ra cuộc cách mạng không dùng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử thế giới. Quá tình này diễn ra cực kỳ nhanh chóng tại TQ. Thời kỳ này, các máy POS để quẹt thẻ tín dụng tại TQ vẫn chưa phổ biến và các cửa hàng cũng chỉ có ở các thành phố lớn có sản phẩm này. Người dân đại đa số cũng chưa được cấp thẻ tín dụng do nhiều thủ tục phức tạp. Nhưng người dân sở hữu điện thoại thông minh lúc đó lại có rất nhiều và họ có tài khoản tại ngân hàng. Tới năm 2015, cả hai ví điện tử này đã giới thiệu tính năng thanh toán qua QR Code, đó là một mã vạch hình vuông đơn giản. Khách hàng có thể thanh toán qua hai loại ví trên bằng cách quét mã vạch QR Code của nhà hàng. Nhà hàng không cần máy POS mà chỉ cần in ra QR Code của họ để khách hàng quét mã vạch và thanh toán. Khi cả người mua và người bán còn được trợ giá một phần vì thanh toán qua ứng dụng đã tạo ra cuộc cách mạng về thanh toán tại đây nhanh chóng. Sự thuận tiện và lợi ích họ đem lại đã thu hút mọi người tham gia vào ứng dụng thanh toán này. Các thanh toán này cũng được miễn phí hoàn toàn so với thẻ tín dụng có tính phí. Tới 2016, hầu như mọi cửa hàng đều chấp nhận thanh toán qua ví điện tử (AliPay và WeChat Wallet). Tới năm 2017, 65% trong tổng số 753 triệu người dùng điện thoại thông minh ở TQ đã sử dụng hai ứng dụng thanh toán này. Tốc độ phủ sóng này của TQ gấp 50 lần so với Mỹ, tại Mỹ thanh toán qua thẻ tín dụng vẫn chiếm áp đảo chính.
Giá trị giao dịch tại TQ tới 2017 qua các ứng dụng ví điện tử đã lên tới $17kB.
Ngay cả xe đạp, thứ vốn bị coi là cổ lỗ sĩ cũng được hồi sinh mạnh mẽ tại TQ nhờ hai ứng dụng chia sẻ xe đạp là Mobike và Ofo. Họ đã trang bị xe đạp ở các thành phố lớn. Khách hàng chỉ cần quét mã vạch thanh toán từ ví điện tử và khóa từ trên xe sẽ mở cho họ đi và trừ tiền ở ví, sau đó kết thúc thanh toán và trả xe tại địa điểm khác. Mọi sự rất thuận tiện và đây là phiên bản IOT (Internet of Things) ứng dụng trong thực tế. Điều này đã giúp làm mờ đi ranh giới giữa thế giới trực tuyến và phi trực tuyến. Nó nắm lấy sức mạnh cốt lõi của internet là truyền thông tin rồi vận dụng sức mạnh đó vào xây dựng các hoạt động kinh doanh vươn ra ngoài thế giới thực và trực tiếp chạm vào từng ngóc ngách trong đời sống của chúng ta.
Việc xây dựng này đòi hỏi các doanh nhân lấy thị trường làm định hướng, thế hệ người dùng lấy điện thoại di động làm phương tiện đầu tiên, các siêu ứng dụng sáng tạo, các thành phố với mật độ dân cư đông đúc, nguồn lao động giá rẻ, mô hình thanh toán di động và một cuộc dịch chuyển về văn hóa với sự hậu thuẫn của chính phủ. Dù vậy, mỏ vàng lớn nhất vẫn chưa được khai thác đó là kho dữ liệu khổng lồ mà TQ đã tích lũy được nhiều năm qua. Để TQ xây dựng nền kinh tế vận hành trên nền tảng AI, thì ngoài hai yếu tố đang có là tầng lớp doanh nhân có tinh thần đấu sĩ và kho dữ liệu khổng lồ thì còn cần lực lượng kỹ sư AI lớn và sự hậu thuẫn của chính phủ để đưa các ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Câu chuyện 2 quốc gia
Năm 1999, Mỹ đã có những nghiên cứu sâu về AI đặc biệt giới học thuật và công ty mà dẫn đầu là Google. Giai đoạn đó, TQ vẫn còn rất mơ hồ về công nghệ AI và đang mò mẫm tìm hiểu với sự thiếu thốn của tài liệu và các nhà khoa học nghiên cứu, nhưng có một thế hệ sinh viên hăng hái nghiên cứu và tìm cách ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Giai đoạn những năm 2000s, cuộc cách mạng trong AI bùng nổ ở Mỹ và đã tạo ra sự thay đổi về chất trong nghiên cứu AI sau nhiều năm ngủ yên từ những năm 1950s đã bùng phát trở lại. Giai đoạn thay đổi cách mạng này có sự đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ. Nhưng từ khoảng năm 2013 trở lại đây việc ứng dụng vào thực tế của Mỹ lại tỏ ra chậm chân hơn so với TQ. TQ mặc dù không sở hữu nhiều các nhà khoa học AI hàng đầu thế giới nhưng lại có đội ngũ kỹ sư AI số lượng lớn. Đi cùng với đó là chính sách khuyến khích lớn của Chính phủ TQ trong việc đưa TQ trở thành cường quốc số 1 thế giới về AI sau khi họ đã có hai tiền đề ban đầu là dữ liệu dồi dào và thế hệ doanh nhân có tinh thần quyết liệt. Thế hệ doanh nhân khởi nghiệp TQ trải qua hơn 20 năm trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt tại TQ đã tô luyện ra thế hệ các nhà khởi nghiệp mạnh mẽ, kiên trì, và có tinh thần chiến binh quyết chiến tới cùng. Các dữ liệu trên dân số hơn 1 tỷ người với việc theo dõi hành động khách hàng trên mạng, theo dõi cả hành động cuộc sống ngoài đời đã tạo ra dữ liệu lớn khổng lồ vượt trội so với Mỹ. Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển của TQ cũng tốt hơn hẳn Mỹ, số lượng các kỹ sư AI ứng dụng của TQ cũng vượt trội so với Mỹ, TQ chỉ thua kém Mỹ ở số lượng các nhà khoa học AI hàng đầu thế giới.
Các nhà khoa học hàng đầu về AI tập trung chính tại Mỹ, họ rất cởi mở và thường công bố các thuật toán và nghiên cứu của mình một cách rộng rãi để cộng đồng nghiên cứu và ứng dụng. Điều này đã giúp việc nghiên cứu AI của các nước rút ngắn khoảng cách rất nhanh so với Mỹ. Trong khi 7 công ty công nghệ có nghiên cứu AI lớn nhất thế giới là Google, Facebook, Amazon, Microsoft, Alibaba, Tencent, Baidu lại tập trung xây dựng các viện nghiên cứu để tập trung nghiên cứu nội bộ và ứng dụng vào thực tế. Trong 7 công ty lớn này, Google tỏ ra vượt trội về AI so với phần còn lại do họ tập trung nghiên cứu từ lâu đặc biệt sau khi họ thâu tóm công ty nghiên cứu AI Deepmind từ sớm, trong khi ở TQ thì Baidu tập trung vào nghiên cứu AI sớm hơn hai gã khổng lồ công nghệ còn lại từ sớm và có nhiều bước tiến dài. Các ông lớn này tập trung nghiên cứu AI để có thể ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực, các công ty start up nghiên cứu về AI thì lại tập trung vào các nghiên cứu AI ứng dụng sâu trong một lĩnh vực cụ thể để giải quyết một bài toán cụ thể trong cuộc sống và cố thủ trong lĩnh vực đó chống lại sự tấn công của 7 gã khổng lồ công nghệ AI kia xâm chiếm lãnh địa.
Về chính sách, Mỹ có đưa ra các chính sách về khuyến khích AI nhưng thực tế không có triển khai gì đáng kể. Trong khi giới lãnh đạo TQ lại có sự triển khai quyết liệt và mạnh mẽ với hơn 6.600 quỹ khởi nghiệp khắp nơi. Các quan chức địa phương hăm hở đầu tư cho các công ty khởi nghiệp, chấp nhận các vụ đầu tư thất bại để tìm kiếm ra các công ty thành công cuối cùng.
Lĩnh vực nghiên cứu con chip phục vụ cho AI cũng là lĩnh vực nóng trong cuộc đua này. Giai đoạn ban đầu, các con chip xử lý tính toán cao đã giúp IBM chiến thắng trong cuộc chiến máy tính để bàn, máy tính xách tay. Tới khi điện thoại thông minh bùng nổ, các con chip sử dụng điện hiệu quả trở thành nhu cầu bùng nổ và Qualcomn, ARM chiếm thế thượng phong trong lĩnh vực này. Tới khi AI bùng nổ, các con chip cần thực hiện các công thức toán học ở tốc độ cực nhanh đã giúp Nvidia, một công ty chuyên cung cấp các con chip xử lý đồ họa trước đây trở thành cái tên hot nhất vì công nghệ xử lý hình ảnh khá giống cách xử lý các thuật toán ứng dụng trong AI. Các con chip này là trung tâm của mọi thứ, từ nhận dạng khuôn mặt cho đến ôtô tự lái và điều đó làm cuộc canh tranh xây dựng các con chip bùng nổ. TQ cũng đặt trọng tâm vào phát triển các công ty xây dựng các con chip. Các rắc rối về mặt đạo đức cũng là rào cản với sự phát triển AI. Như trong lĩnh vực xe tự lái, các cuộc biểu tình phản đối của lực lượng lái xe, hay cần xử lý như nào nếu cần tránh né phía trước, rẽ phải sẽ làm gây tai nạn chết người 100%, rẽ trái thì xác suất 55% làm chết 2 người, hay nên hi sinh bản thân để cứu 3 người khác nếu xe rẽ,… Đều là các vấn đề hóc búa mà đang cản trở các chính phủ quyết định cho triển khai thực tế xe tự lái.
Bốn làn sóng của AI
iFlyTek là công ty AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên giá trị nhất thế giới. Công ty do sinh viên Liu Qingfeng thành lập sau khi tốt nghiệp đai học công nghệ ở Hợp Phì và từ chối nhận học bổng. Anh làm việc ở Google và đã tập trung nghiên cứu, xây dựng iFlyTek. Sau gần 20 năm nghiên cứu và phát triển, iFlyTek đã trở thành công ty dẫn đầu trong ngành AI thế giới. Công ty giành thắng lợi tuyệt đối trong xử lý ngôn ngữ tiếng Trung và thường vẫn chiến thắng các hệ thống của Google, DeepMind, Facebook, IBM Watson trong xử lý ngôn ngữ tiếng Anh.
Cuộc cách mạng AI sẽ diễn ra ở 4 làn sóng theo thứ tự là:Internet; kinh doanh; Nhận thức; Tự quản
Các làn sóng AI Internet và AI kinh doanh đã và đang bùng nổ mạnh mẽ. Nó đang giúp các công ty internet kiểm soát sự chú ý của người dùng ngày một chặt chẽ hơn. Nó thay thế các cố vấn pháp luật bằng các thuật toán, các giao dịch cổ phiếu và các chuẩn đoán bệnh tật.
AI nhận thức thì hiện đang tích cực thực hiện số hóa thế giới vật lý, học cách nhận dạng khuôn mặt, hiểu các yêu cầu và nhìn thế giới xung quanh chúng ta. Làn sóng này hứa hẹn sẽ làm một cuộc cách mạng về cách chúng ta trải nghiệm và tương tác với thế giới, xóa nhòa đi làn ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới số. AI tự quản sẽ đến sau cùng nhưng lại có tác động sâu sắc nhất đến đời sống của chúng ta. Khi đội quân xe tự lái thống trị đường phố, đội quân máy bay không người lái thống trị bầu trời và đội quân robot thông minh tiếp quản các nhà máy, chúng sẽ làm biến đổi mọi thứ từ nông nghiệp hữu cơ, giao thông trên đường cho đến thức ăn nhanh.
TQ đang bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực AI internet và AI nhận thức. Trong khi Mỹ đang chiếm vị trí dẫn dầu trong AI kinh doanh, còn AI tự quản Mỹ vẫn đang dẫn đầu nhưng đang có xu thế bị TQ bắt kịp trong thời gian tới.
Các lĩnh vực AI cũng nhanh chóng lan ra các thị trường đang phát triển. Mỹ vẫn theo truyền thống đem các sản phẩm chủ chốt của mình tới các thị trường mới, trong khi TQ thường mua lại các công ty khởi nghiệp địa phương, địa phương hóa chúng và cuộc canh trành giành giật thị trường mới này sẽ rất quyết liệt trong tương lai.
Làn sóng thứ nhất: AI Internet
Làng sóng AI này mang lại nhiều giá trị kinh tế nhưng nó chủ yếu vẫn bị giới hạn ở phạm vi khu vực công nghệ cao và thế giới số. AI internet hiện đang nắm quyền kiểm soát đối với đôi mắt của bạn và với cả ví tiền của bạn. Làn sóng này bắt nguồn từ những năm 2000s, đặc biệt bụng nổ từ khoảng 2012 tới nay và trở thành một lực lượng chính thống. AI internet chủ yếu xoay quanh việc sử dụng các thuật toán AI làm công cụ gợi ý, tức là các hệ thống học cách nhận biết sở thích cá nhân của ta và sau đó đưa ra những nội dung phục vụ riêng cho ta. Như khi ta xem youtube, hệ thống sẽ tiếp tục phát các video mới cho ta theo sở thích, hay các gợi ý mua sắm của Amazon khi ta đăng nhập hệ thống này.
Sức mạnh thực chất của các công cụ AI này phụ thuộc vào dữ liệu số mà chúng tiếp cận được. Hiện nay nơi lưu trữ loại dữ liệu này phong phú nhất là các công ty lớn trong lĩnh vực internet. Những dự liệu đó chỉ thực sự trở nên hữu ích với các thuật toán sau khi nó được gắn nhãn. Việc gắn nhãn này không có nghĩa là ta chủ động đánh giá nội dung dữ liệu. Nó có thể cũng chỉ đơn thuần là kết quả của việc liên kết một mẩu dữ liệu với một kết quả cụ thể: đã mua so với không mua, đã nhấp chuột so với không nhấp chuột, đã xem đến hết so với chuyển sang video khác… Sau đó, các nhãn này về các hoạt động mua sắm, lượt thích, lượt xem, hay thời gian ta ở lại một trang web nào đó sẽ được sử dụng để huấn luyện các thuật toán khiến chúng đưa ra được gợi ý về những nội dung mà chúng ta có thể sẽ muốn xem.
Người dùng sẽ thấy internet ngày càng thông minh hơn, tiện lợi hơn khi sử dụng và ngày càng nghiện inernet hơn. Khả năng tối ưu hóa này đem lại các khoản lợi nhuân khổng lồ cho các hãng tìm kiếm dựa trên số lần click chuột như Google, Alibaba, Youtube,…
Làn sóng AI lần thứ nhất đã cho ra đời công ty AI lớn vận hành toàn toàn dựa trên AI là gã khổng lồ ByteDance của TQ. Ứng dụng Toutian của họ được thành lập năm 2012 và nhanh chóng phát triển vượt qua cả phiên bản gốc BuzzFeed tại Mỹ. Công cụ AI của Toutian tìm kiếm nội dung trên internet, sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính để rà soát các bài viết và video từ một mạng lưới rộng lớn gồm các website đối tác và cộng tác viên. Sau đó nó sẽ dựa trên hành vi quá khứ của người dùng, hoạt động nhấp chuột, đọc, xem, bình luận để tổ chức bảng tin (newsfeed) phù hợp với sở thích của họ. Thậm chí nó còn viết lại tiêu đề tin để tối ưu hóa cho lượt nhập chuột của người dùng. Khi người dùng càng nhấp chuột nhiều, Toutiao càng cải thiện khả năng gợi ý những nội dung mà họ muốn xem tốt hơn. Nó tạo ra nền tảng gây nghiện bậc nhất trên internet khi người dùng thường sử dụng 74’/ngày cho ứng dụng này.
Nền tảng này còn tạo ra các phóng viên AI với việc tóm tắt tin tức nhanh chóng và ngay lập tức so với các phóng viên thông thường. Các thuật toán AI cũng dùng để nhận dạng tin giả thông qua việc người dùng gắn nhãn nó và Toutiao sẽ huấn luyện thuật toán để nhận dạng tin giả sau đó loại bỏ nó khi phát hiện ra. Sự thành công của Toutiao và các công ty khác như Tencent, Alibaba trong việc khai thác hơn 700M người dùng internet TQ là thị trường lớn hơn cả Mỹ và Châu Âu cộng lại. Các công ty TQ đã tận dụng tốt thị trường tiếng Trung đồng nhất, người dùng lớn và dữ liệu khổng lồ trong làn sóng thứ nhất này. Các công ty TQ – Mỹ đang ở cơ hộ 50:50 với nhau trong việc khai thác AI internet này, tương lai có lẽ TQ sẽ chiếm 60% trong cán cân này vào 5 năm tới vượt qua Mỹ.
Làn sóng thứ hai: AI Kinh doanh
AI kinh doanh tận dụng thực tế rằng các công ty truyền thống vốn cũng đã tự động gắn nhãn nhiều khối lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng chục năm nay. Như các công ty bảo hiểm đứng ra chi trả thiệt hại cho các vụ tai nạn và phát hiện các vụ lừa đảo; ngân hàng thực hiện các khoản cho vay và lưu trữ hồ sơ về lãi suất vay; bệnh viện lưu trữ hồ sơ bệnh án cũng như tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Tất cả những hành động này đều tạo ra các đặc điểm và kết quả có ý nghĩa, nhưng cho đến mãi gần đây, hầu hết cá doanh nghiệp truyền thống đều vẫn loay hoay chưa tìm ra được cách khai thác núi dữ liệu này để đạt được kết quả tốt hơn.
AI kinh doanh khai thác các cơ sở dữ liệu này để tìm ra những mối tương quan ngầm mà mắt thường và trí tuệ thông thường không nhìn ra được. Nó dựa vào tất cả các quyết định và kết quả lịch sử trong nội bộ một tổ chức rồi sử dụng dữ liệu gắn nhãn để đào tạo thuật toán sao cho thuật toán có thể thực hiện công việc tốt hơn so với các chuyên gia con người dày dạn kinh nghiệm nhất. Vì con người thường đưa ra dự đoán dựa trên cơ sở các đặc điểm mạnh, tức nhóm các điểm dữ liệu có mối tương quan cao với một kết quả cụ thể, thường là theo hình thức rõ ràng của mối quan hệ nhân quả. Các thuật toán AI, bên cạnh việc tính đến các đặc điểm mạnh như tư duy của con người, nó còn nhìn vào hàng nghìn đặc điểm yếu khác, tức các điểm dữ liệu ngoại vi có vẻ như không liên quan đến kết quả những lại chứa khả năng dự đoán khi kết hợp với hàng chục triệu ví dụ khác. Những mối tương quan tinh tế như thế này thường nằm ngoài khả năng lý giải của con người xét về mặt nhân quả.
Lối tiếp cận tối ưu hóa như thế này phát huy hiệu quả tốt trong các lĩnh vực sở hữu lượng dữ liệu có cấu trúc lớn để cho ra những kết quả kinh doanh có ý nghĩa. Trong trường hợp này, có cấu trúc nghĩa là dữ liệu đã được phân loại, gắn nhãn và được tổ chức theo hướng dễ tìm kiếm.
Từ 2004, các công ty Mỹ như Palantir và IBM Watson đã kinh doanh dịch vụ AI kinh doanh và đi đầu thị trường. Tới khoảng 2013 khi công nghệ học sâu bùng nổ thì các dịch vụ tại các nước khác mới bắt đầu bùng nổ với các giải pháp như Element AI ở Canada, Fourth Paradigm ở TQ. Các công ty khởi nghiệp này bán dịch vụ cho các công ty hoặc tổ chức truyền thống, theo đó họ đưa thuật toán vào hoạt động trên các cơ sở dữ liệu hiện tại để tìm kiếm các phương án tối ưu hóa. Họ giúp các công ty này cải thiện khả năng phát hiện hoạt động lừa đảo, thực hiện những giao dịch thông minh hơn và tìm ra được những điểm thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Các ứng dụng ban đầu chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, vì ngành này phù hợp một cách tự nhiên với hoạt động phân tích dữ liệu. Nó vận hành dựa trên thông tin có cấu trúc và có những chỉ số rõ ràng cần được tối ưu hóa. Các công ty Mỹ đã sử dụng các hệ thống phần mềm có cấu trúc và lưu trữ dữ liệu từ lâu nên rất thuận lợi. Trong khi các công ty TQ thì chủ yếu các dữ liệu ngoài hệ thống và ít có phần mềm lưu trữ trong thời gian dài, gây khó khăn cho hoạt động AI kinh doanh cho tới mãi gần đây khi dữ liệu bắt đầu nhiều lên. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp TQ hoạt động khép kín mà không cho bên thứ 3 vào như các doanh nghiệp Mỹ.
Ở TQ, nhờ sự lạc hậu của hệ thống ngân hàng mà AI đã có bước tiến lớn khi nhảy qua được giai đoạn thẻ tín dụng mà đi thẳng tới thanh toán không tiền mặt với các loại ví điện tử AliPay và WeChat Wallet. Những loại ví này cũng có giới hạn lại không cho phép mua trước trả sau như các thẻ tínd ụng, nên ngay lập tức có các công ty cho vay như Smart Finance dựa trên nền tảng AI ra đời để lấp chỗ trống và gần như không cần tới ngân hàng nữa. Ứng dụng Smart Finance không cần truy cập quá sâu về dữ liệu thu nhập hay số dư trên ví của bạn. Nó chỉ cần thu thập một số thông tin trên điện thoại của bạn để xác định bạn có khả năng trả nợ hay không. Các thuật toán của Smart Finance không chỉ nhìn vào các mối quan hệ rõ rẹt, nó xem xét cả các mối quan hệ ẩn mà một chuyên viên tín dụng thường không để ý tới. Rất nhiều các chỉ số họ đo lường mà con người không hiểu được nó có mối quan hệ gì tới khả năng trả nợ như tốc độ nhập ngày tháng năm sinh, % pin còn trong điện thoại và hàng nghìn các chỉ số khác. Nhờ vậy, Smart Finance đã tạo ra hàng ngàn vạn các khoản vay nhỏ mà rất nhiều người không có khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng truyền thống, như những người trẻ, lao động di cư,v.v… Tới 2017, công ty này đã thực hiện hơn 2 triệu khoản cho vay mỗi tháng với tỷ lệ nợ xấu một con số.
Ngoài lĩnh vực tài chính, các lĩnh vực y khoa cũng là trọng điểm đầu tư của AI kinh doanh, nó giúp đại chúng hóa dịch vụ tới mọi người thay vì hạn chế như trước đây. Như tại TQ, các bác sĩ hàng đầu đều tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và khi ra khỏi đó thì trình độ bác sĩ đã có sự chênh lệch rất lớn. Hàng ngày có rất nhiều người dân đổ đồn về các thành phố lớn để tiếp cận các bác sĩ tốt nhất cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. AI đã tập trung xử lý các vấn đề lớn này, nó tìm kiếm các mối tương quan và đưa ra dự đoán là thế mạnh của học sâu. Khi có đủ dữ liệu về bệnh án chính xác, công cụ chuẩn đoán dựa vào AI có thể biến bất kỳ người nào có chuyên môn y học trở thành siêu chuyên gia chẩn đoán, giống như một bác sĩ đã trải qua hàng chục triệu ca bệnh với năng lực và trí nhớ siêu phàm. RXThingking đã và đang làm điều này trong ngành y học TQ. Nó thu thập hơn 400 triệu hồ sơ bệnh án và liên tục quét tìm những công trình nghiên cứu y học mới nhất đựa công bố để đưa ra các đề xuất. Nó đưa ra các gợi ý cho các bác sĩ về chẩn đoán và phương pháp điều trị để bác sỹ ra quyết định phù hợp và giúp bác sỹ ở mọi nơi có thể dễ dàng chẩn đoán hơn và người bệnh không phải tập trung vào các thành phố lớn như hiện tại nữa.
AI cũng đã được thử nghiệm vào các phòng xử án của hệ thống tòa án khi nó quét các hồ sơ án và tìm kiếm các hồ sơ chứng cứ mâu thuẫn nhau. Sau đó, nó sẽ cảnh báo cho thẩm phán về những điểm bất thường này để điều tra làm rõ thêm. Công cụ hỗ trợ kết án sẽ tham chiếu hồ sơ chứng cứ: lý lịch tư pháp của bị cáo, tuổi, những thiệt hại đã gây ra,v.v… Sau đó thuật toán của nó sẽ quét hàng triệu hồ sơ tòa án cho những vụ án tương tự. Từ đó nó sẽ đề xuất hình phạt hợp lý.
Trong AI kinh doanh, Hoa Kỳ đang dẫn đầu áp đảo các công ty khác với tỷ lệ 90:10 với TQ vào năm 2017. Tác giả tin rằng tỷ lệ này sẽ dần giảm đi còn 70:30 trong vòng 5 năm tới giữa Mỹ và TQ. Hoa Kỳ có ưu thế trong việc tối ưu hóa hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, hay các ngành nghề nào có nhiều dữ liệu có cấu trúc có thể khai thác để phục vụ quá trình ra quyết định. Trong khi TQ đi sau có thể dẫn trước trong các ngành dịch vụ công và các lĩnh vực có tiềm năng nhảy cóc qua những hệ thống lỗi thời như hệ thống tài chính non trẻ và hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu cân bằng của TQ. AI doanh nghiệp sẽ biến các điểm yếu này thành điểm mạnh vì nó hình dung lại các lĩnh vực này từ đầu. Các ứng dụng của làn sóng AI thứ hai mang lại tác động thực tế, nhưng bản thân các thuật toán vẫn vận hành thuần túy trong dạng thức thông tin kỹ thuật số do con người làm trung gian.
Làn sóng thứ ba: AI nhận thức
AI nhận thức ra đời đã làm thay đổi định nghĩa về máy móc. Giờ đây các thuật toán có thể nhóm các điểm ảnh từ một tấm ảnh hoặc tệp tin video thành những cụm có ý nghĩa và nhận dạng đối tượng gần hệt như cách vận hành của não người. Dữ liệu âm thanh cũng vậy, thay vì chỉ lưu trữ các tệp tin âm thanh thành bộ sưu tập các số nhị phân, các thuật toán giờ đây có thể chọn ra các từ riêng lại vừa có thể diễn giải được ý nghĩa đầy đủ của câu. Trọng tâm của làn sóng AI thứ ba là trao và mở rộng quyền năng này xuyên suốt môi trường sống của chúng ta, số hóa thế giới xung quanh chúng ta thông qua sự phổ biến của các công cụ cảm biến và thiết bị thông minh. Các công cụ này biến thế giới vật chất thành dữ liệu số để các thuật toán học sâu phân tích và tối ưu hóa.
Kết quả là, AI nhận thức đang xóa nhòa đi ranh giới giữa thế giới trực tuyến và thế giới phi trực tuyến. Các cải thiện khả năng nhận dạng khuôn mặt, hiểu giọng nói và nhìn nhận thế giới xung quanh ta, nó sẽ bổ sung thêm hàng triệu điểm tiếp xúc hài hòa giữa hai thế giới trực tuyến và phi trực tuyến. Sự pha trộn này gọi là OMO (Online Merger Offline), đây là bước tiến tiếp theo sau O2O. AI nhận thức sẽ biến các trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa, đường phố và nhà cửa của chúng ta thành các môi trường OMO. Siêu thị thông minh là một sự hình dung tiêu biểu khi mà nó biết được thói quen của khách hàng, kết nối với tủ lạnh và các thiết bị gia đình của bạn để biết điều gì thiếu thừa, bạn có thể ra lệnh bằng giọng nói như cần mua gì để làm món gì và gợi ý mua cho bạn, cũng như gợi ý mua bổ sung thêm gì để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho khác hàng. Với hệ thống giáo dục OMO cũng triển khai tốt được thay vì một lớp học chung cho nhiều đối tượng, AI có thể theo dõi từng học sinh học và mức độ tiếp thu của họ rồi đưa ra giáo trình, bài tập phù hợp với từng năng lực học của học sinh. Giáo viên cũng có thể dậy nhiều lớp một lúc từ xa thay vì phải đứng lớp trực tiếp.
Các hoạt động OMO có điều kiện phát triển rất tốt ở TQ vì việc người dân sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân công cộng ở mức độ cao tại đây. Khác với các nơi đặc biệt khắt khe trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân như Châu Âu và Mỹ. Nhờ lợi thế này, TQ đã tiến rất nhanh trong việc triển khai và nghiên cứu AI nhận thức từ kho dữ liệu thu thập khổng lồ của mình về các hoạt động online lẫn hoạt động công cộng của người dân. TQ cũng có hệ thống các doanh nghiệp sản xuất phần cứng tập trung ở Thâm Quyến với quy mô lớn và sẵn sàng sản xuất thử nghiệm và sản xuất quy mô lớn một cách nhanh chóng với chi phí rất rẻ so với sản xuất ở Mỹ (thưởng rẻ chỉ bằng ½ ở Mỹ). Xiaomi là công ty tiên phong trong lĩnh vực phần cứng cho AI nhận thức này tại TQ khi mà khởi đầu từ nhà sản xuất điện thoại giá rẻ, hãng đã liên kết với 220 doanh nghiệp khác nhau để sản xuất mọi thiết bị trong đời sống người dân và chúng đều có thể kết nối với nhau tạo thành hệ sinh thái ngôi nhà thông minh thông. Họ sản xuất từ máy lọc không khí, nồi cơm điện, tủ lạnh, camera an ninh, máy giặt, máy hút bụi tự động,… Khi chúng có kết nối wifi sẽ tự kết nối với nhau và có thể điều khiển bằng giọng nói qua câu lệnh trực tiếp hoặc qua điện thoại thông minh. Tới năm 2017, Xiaomi đã kết nối được 85 triệu thiết bị và bỏ xa các đối thủ khác trong cuộc chạy đua này và cũng trở thành công ty công nghệ có giá trị $100B. Với mảng AI nhận thức này, TQ đang đi trước Mỹ với tỷ lệ 60:40 và có thể tiếp tục nới rộng khoảng cách lên 80-20 trong thời gian tới khi mà Hoa Kỳ vẫn loay hoay trong việc bảo vệ quyền riêng tư.
Làn sóng thứ tư: AI tự quản
Khi máy móc có thể nghe nhìn được thế giới xung quanh nghĩa là chúng đã sẵn sàng di chuyển trong môi trường đó một cách an toàn và làm việc có hiệu quả cao. AI tự quản đại diện cho sự tích hợp và tích lũy của ba làn sóng AI trước đó, theo đó nó kết hợp khả năng của máy móc trong việc tối ưu hóa từ các tập dữ liệu cực kỳ phức tạp với những sức mạnh mới của chúng về mặt giác quan. Khi tập hợp các sức mạnh này lại, ta sẽ thấy thế hệ máy móc không chỉ hiểu về thế giới xung quanh mà còn chủ động định hình nên thế giới ấy.
Các thiết bị AI tự quản sẽ thực hiện cuộc cách mạng trong rất nhiều khía cạnh cuộc sống thường nhật của chúng ta, bao gồm các trung tâm mua sắm, nhà hàng, thành phố, nhà máy và sở cứu hỏa. Các hệ thống robot tự động thay vì làm việc cứng nhắc theo lập trình sẵn, nó sẽ được học hỏi để có khả năng tự quản và thay đổi khi các điều kiện bên ngoài thay đổi.
Một số ứng dụng được sử dụng rất hiệu quả với thế hệ AI tự quản này như hệ thống hái dâu tự động trên cánh đồng. Công việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế lại không làm được trong suốt nhiều năm qua và gần đây mới được công ty khởi nghiệp Traptic ở Cali thực hiện thành công. Máy móc phải tìm quả dân giữa rừng lá, rồi phải hái những quả chín và để lại các quả xanh. Rõ ràng nó không thật sự đơn giản như cách ta nghĩ.
Hệ thống kho bãi của Amazon là một ví dụ kinh điển khác về AI tự hành. Ngày nay, các kho bãi của Amazon đã tự động hóa cao độ thay vì con người đi làm tìm kiếm các kiện hàng ở kho. Ngày nay kho là các robot tự hành toàn bộ, robot tự quản hình dáng giống bọ cánh cứng, gắn trên lưng những tháp hình vuông để dựng hàng. Những con bọ này đi khắp nơi trong kho, khéo léo tránh va chạm nhau và mang các mặt hàng đến chỗ con người đang chờ sẵn. Công việc của công nhân là nhận hàng và cho vào hộp một cách đơn giản. Hay như các hệ thống máy bay không người lái dễ dàng dùng để sơn lại toàn bộ ngôi nhà trong vài giờ, các máy bay không người lái chịu được nhiệt tham gia cứu hỏa cho các lính cứu hỏa truyền thống.
Cách tiếp cận của Google trong AI tự hành là họ xây dựng một hệ thống hoàn hảo từ đầu và ngay lập tức tọa ra cuộc cách mạng về AI tự hành. Google nghiên cứu xe tự hành từ rất sớm trước tất cả các công ty khác và có tiến bộ hơn hẳn các công ty khác. Trong khi công ty Tesla lại tiếp cận theo cách khác. Họ chấp nhận một tỷ lệ lỗi nào đó khi hệ thống tự hành gặp sự cố và gây tai nạn. Họ triển khai từng tính năng như chế độ lái tự động trên đường cao tốc, chế độ tự bẻ lái để tránh va chạm và tính năng tự đỗ xe,… Dần dần hoàn thiện từng công nghệ, cách đi này giúp đẩy nhanh tốc độ triển khai công nghệ, đồng thời chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó.
Hai cách tiếp cận này đều dựa trên yếu tố cốt lõi trong AI dữ liệu. Xe tự lái được huấn luyện dựa trên cơ sở dữ liệu từ hàng triệu, có thể hàng tỉ dặm đường, nhờ vậy mới học được cách phân biệt các vật thể trên đường và dự đoán sự di chuyển của các loại xe khác và người đi đường. Dữ liệu được lấy từ nhiều phương tiện khác nhau và đưa vào trung tâm não bộ, tạo ra kho dữ liệu và các thuật toán thực hiện quy trình ra quyết định đối với toàn bộ các xe. Cách Google đi thận trọng thử nghiệm trên xe của mình và được 1,5 triệu dặm tới năm 2016. Trong khi Tesla lắp các thiết bị rẻ tiền hơn trên các xe thương mại, thu thập từ xe thực tế bán ra và thu được 47 triệu dặm lái xe. Cả hai đã xích lại gần nhau hơn trong nghiên cứu xe tự hành khi dữ liệu của Tesla đang nhiều hơn dù phát triển sau Google và buộc Google phải tăng tốc trong việc thương mại hóa sản phẩm nếu không muốn quá chậm chân.
Cách xe tự hành phát triển ở TQ là học theo cách của Tesla. Họ thử nghiệm các sản phẩm xe tự hành, không những thế còn cải tạo các đường phố hiện tại để phù hợp với xe tự hành và có thể làm lại cơ sở hạ tầng nếu cần, đây là điểm rất khác nước Mỹ. Thêm vào đó tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông quá lớn ở TQ (260k người/năm) đã giúp TQ có thêm động lực trang bị các công cụ hỗ trợ lái xe để giảm tai nạn giao thông là. Dù vậy, Mỹ vẫn đang đi trước TQ 2-3 năm trong nghiên cứu và phát triển các loại xe tự hành và chưa có gì đảm bảo TQ sẽ đuổi kịp và vượt qua Mỹ trong tương lai gần. Các sản phẩm AI tự hành là các sản phẩm đột phá trình độ cực cao và Mỹ là nơi tập trung ½ số chuyên gia hàng đầu thế giới về AI hiện tại. Họ vẫn đang thống trị lĩnh vực này trong thực tế. Mức độ áp đảo của Mỹ trong AI tự hành là 9:1 so với TQ, tác giả dự đoán TQ sẽ đuổi kịp Mỹ trong 5 năm tới với mức độ 5:5.
Bên cạnh cuộc cạnh tranh này, Các công ty Mỹ và TQ cũng cạnh tranh dữ đội với nhau ở các thị trường mới đặc biệt tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Mỹ (Brazil) khi các công ty TQ thường thực hiện chiến lược địa phương hóa. Họ tiến hành các công nghệ TQ để học sâu dữ liệu địa phương và phát triển như cách họ địa phương hóa và đánh bại các công ty Mỹ trên sàn nhà TQ, trong khi cách tiếp cận của Mỹ vẫn là dùng các sản phẩm hoàn hảo thành công tại Mỹ để áp đặt cho các thị trường khác mà không có sự sửa đổi nào đáng kể cho từng thị trường.
Không tưởng, phản không tưởng và cuộc khủng hoảng AI đích thực
Các nhà không tưởng đã tưởng tượng ra viễn cảnh máy móc kiểm soát con người và có thể hủy diệt con người vì con người ngăn cản các mục tiêu của máy móc trong tương lai. Các loại siêu máy tính có khả năng tính toán toàn năng và tồn tại gần như một vị thần. Trong khi các nhà phản không tưởng thì không lo lắng về điều đó và tin rằng AI sẽ chỉ hỗ trợ cho con người giải quyết các bài toán hóc búa nhất một cách thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, về mặt công nghệ ở hiện tại thì chưa thể làm được những điều mà những nhà tương lai học không tưởng nghĩ ra. Các hệ thống AGI (AI toàn năng) chưa hề tồn tại và chưa có thuật toán nào hiện nay để làm được điều này cả. Các công nghệ đó cần có khả năng học đa miền, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, có cảm xúc, có khiếu hài hước, biết yêu thương, đồng cảm,v.v….Nó cần một hay nhiều sự đột phá rất lớn lao trong tương lai mà hiện nay ta chưa thể chạm tới được. Các lo ngại AI sẽ làm các giai cấp tầng thấp trong xã hội bị thất nghiệp gây gánh nặng lên các vấn đề xã hội cũng tạo ra các nghiên cứu và suy luận rất mạnh trong các tầng lớp nghiên cứu chính sách tại các nước đặc biệt tai TQ khi mà những người ở tầng lớp thấp vẫn còn rất nhiều và chiếm đa số. Thực tế trong các cuộc cách mạng công nghiệp từng diễn ra, có thể có các đợt sa thải trong ngắn hạn nhưng sau đó họ đều sẽ tìm được các công việc mới phù hợp với họ thay vì đổ lỗi và phá hoại các tiến trình công nghiệp hóa đang diễn ra. Nó không thật sự phải lo lắng về các vấn đề thất nghiệp hàng loạt như các lo ngại của giới nghiên cứu và dự đoán tương lai hiện tại.
AI được coi như công nghệ vạn năng mới sau 3 khám phá vĩ đại trước đây là động cơ hơi nước, điện và ICT. Tuy nhiên, cuộc cách mạng AI này sẽ diễn ra rất nhanh chóng so với các cuộc cách mạng đột phá trước đây. AI được bơm vốn dồi dào, chi phí phổ biến thấp và sẽ nhanh chóng được áp dụng vào thực tế ngay, thậm chí tạo ra sự thay đổi nhanh chóng ngay trong một thế hệ. Các lo ngại về việc việc bị mất được dự báo rất khác nhau từ mức 9-47% các công việc sẽ biến mất khi cuộc cách mạng AI bùng nổ trong 20-30 năm tới đây. Các công việc đơn giản có thể bị thay thế dễ dàng sẽ chịu áp lực lớn trong cuộc cách mạng tự động hóa sắp tới. Mỹ và TQ sẽ là hai nơi có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc cách mạng AI này. Trong khi AI có năng lực tính toán và dự áo vượt trội thì robot lại rất vụng về trong hành động so với cử động của con người và điều này đến nay vẫn chưa có nhiều sự thay đổi thật sự.
Mặc dù vẫn có khoảng cách giữa Mỹ và TQ, nhưng tựu chung hai nước này cơ bản đã trở thành các siêu cường AI trên thế giới. Họ tỏ ra vượt trội so với phần còn lại của thế giới và khoảng cách đang ngày càng xa hơn nữa. Với $15,7kB giá trị gia tăng mà AI mang lại vào năm 2030, 70% số đó sẽ tập trung ở Mỹ và TQ. Trong đó riêng TQ sẽ lấy về $7kB giá trị gia tăng và họ sẽ có thể chiếm lĩnh được thị trường Đông Nam Á, châu Phi và Trung Đông. Việc bùng nổ AI cũng làm các đất nước có lợi thế nhân công giá rẻ dần mất đi tác dụng và làm gia tăng sự bất bỉnh đẳng trong nội bộ các quốc giá có và không có AI.
Bài học từ căn bệnh ung thư
Tháng 9/2013, tác giả bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư bạch hầu giai đoạn 4, tức là giai đoạn xác suất chết trong 5 năm sau đó là 50%. Tác giả sau đó có khoảng thời gian trầm cảm và lo lắng tột độ cũng như cần phải đi đến nơi thiền định để cân bằng lại cảm xúc, gặp gỡ mọi người trong giai đình và nhìn nhận lại thế giới quan của mình từ trước tới lúc đó. Trước đó, ông Khai là người cuồng công việc và làm việc rất nhiều, ông cũng hay cố gắng tạo ra sự ảnh hưởng của mình để mong muốn làm được điều gì lớn lao. Weibo của ông có tới 50 triệu người theo dõi, ông lấy làm hãnh diện vì đã truyền cảm hứng và hướng dẫn được cho rất nhiều người trên con đường lập nghiệp.
Sau khi bị chẩn đoán, với tư duy phân tích của mình ông đã tìm kiếm các công trình nghiên cứu về bệnh ung thư bạch hầu và nhận ra rằng các bác sĩ đã chẩn đoán theo cách mà dựa vào các đặc điểm liên quan mạnh là cách dành cho sinh viên dễ nhớ mà không nghiên cứu nhiều mối quan hệ tiềm ẩn khác để đưa ra kết luận chính xác nhất. Cuối cùng ông tìm được nghiên cứu và nhận ra ông chỉ có 1/5 biểu hiện của việc sẽ chết sớm trong 5 năm và xác suất chữa khỏi là 89%. Ông đến gặp một chuyên gia hàng đầu ở Đài Loan và sau đó đã điều trị thành công căn bệnh ung thư của mình. Giai đoạn này ông cũng viết lại di chúc để lại mọi thứ cho vợ mình để phòng ngửa rủi ro xảy ra với căn bệnh ung thư của mình.
Sau đợt phục hồi, ông Khai đã thay đổi thói quen sinh hoạt và chuyển nhà về gần mẹ hơn, tập trung cho gia đình hơn giai đoạn trước đây và sẵn sàng nghỉ ngơi bên gia đình và các con của mình khi con ông về nhà trong các đợt nghỉ hè thay vì hầu như ông đi làm mặc kệ các con ở nhà. Ông nhận ra dù AI có mạnh mẽ như nào cũng không thể thay thế được tình yêu thương của con người với nhau. Ông mong muốn sẽ xây dựng tương lai mà có sự chung sống kết hợp giữa năng lực tư duy của AI với năng lực yêu thương của con người.
Bản thiết kế cho sự cộng sinh giữa người và máy
Trong thời gian hóa trị ở Đài Loan, ông Khai có tham gia một dự án với người bạn về sản phẩm giúp đỡ người già trong việc tự chăm sóc bản thân với các nút cơ bản như đặt đồ ăn, gọi bác sĩ, bật bộ film yêu thích và một số chức năng khác. Nhưng sản phẩm sau đó khách hàng là người già chủ yếu gọi cho tổng đài vì họ nói họ cần được tâm sự chứ không phải các dịch vụ đó. Chương trình AI giao tiếp cũng khó có thể đem lại cảm giác giao tiếp như người thật với tình cảm con người được.
Về mặt công nghệ, AI sẽ cùng robot tiến hành tự động hóa được tới 40-50% công việc tại Hoa Kỳ trong vòng 15 năm tới và đặt ra thử thách lớn về xã hội trong việc thay đổi thói quen lao động và việc làm. Việc này sẽ gây ra sự rối loạn trong ngắn hạn về chênh lệch giàu nghèo khi những người áp dụng AI sẽ ngày càng giầu có hơn so với phần lao động bị mất việc làm hay giảm thu nhập do áp lực bị thay thế công việc. Chúng ta phải tìm ra cách mới trong khế ước xã hội để tạo ra môi trường tốt hơn trong tương lai tránh sự u ám như những gì chúng ta đang thấy trước mắt.
Các doanh nhân TQ rất tin tưởng vào các tiến bộ công nghệ vào gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Các sự sụt giảm lao động ở các công việc mất đi sẽ được bù vào bởi các công việc thay thế khác như suốt giai đoạn vừa qua và không có gì phải lo lắng về việc tỷ lệ thất nghiệp có thể bùng nổ mạnh mẽ khi AI dẫn thay thế con người ở nhiều công việc hiện tại. Tuy nhiên, quan điểm này là quá lạc quan theo quan điểm của tác giả và vấn đề này cần phải xem xét thực tế trong thời gian hiện tại vì điều này sẽ có thể đến sớm trong thời gian tới ở TQ khi mà AI thay thế hàng loạt các công việc hiện tại.
Thung lũng Silicon thì đề xuất 3 giải pháp để giải quyết vấn đề này: Tái đào tạo người lao động, giảm giờ làm hoặc tái phân phối thu nhập. Họ giả định rằng AI sẽ dần thay thế con người và những người bị thay thế sẽ tái đào tạo để làm công việc khác một cách từ từ qua các nền tảng đào tạo online. Nhưng điều này sẽ buộc người lao động liên tục phải cập nhật và nó không thực tế lắm trong cuộc sống hiện tại. Biện pháp khác là giảm giờ làm cho người lao động và phần giảm đó AI sẽ thay thế. Con người thay vì ngày làm việc 8h sẽ chỉ làm 4h/ngày, hoặc đánh thuế nhiều hơn vào các đối tượng hưởng lợi từ AI và dùng nó trợ cấp cho người thất nghiệp do AI. Các công ty tư nhân là những người đi đầu trong việc phát triển và áp dụng AI vào thực tế, họ cũng cần có chính sách cho nhân viên của họ khi thay thế người bằng máy móc và AI.
Câu chuyện AI trên toàn cầu
Khi viết cuốn sách này có thể người đọc sẽ hiểm nhầm cuộc chạy đua AI giữa Mỹ – TQ này giống cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ – Nga khi xưa trong chiến tranh lạnh. AI ngày nay không phải để tập trung cho mục đích quân sự như cách nghĩ đó. Nếu được hiểu và khai thác hợp lý, nó thực sự có thể giúp tất cả chúng ta tạo ra giá trị kinh tế và sự thịnh vượng ở quy mô chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Cuộc bùng nổ AI hiện tại có nhiều điểm giống với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Các gã khổng lồ AI cũng đã bắt đầu xuất khẩu các nghiên cứu và ứng dụng AI của họ ra các nước khác. Nhưng các hạn chế về dữ liệu riêng tư và các án phạt nặng với việc sử dụng dữ liệu ở châu Âu sẽ là rào cản cho AI phát triển tại đây, trong khi ở TQ khá thoải mái trong việc thu thập và xử lý dữ liệu này sẽ giúp họ có cơ hội phát triển nhanh hơn các nước khác. Các bài toàn ở mỗi quốc gia mỗi khác và cần các dữ liệu khác nhau để xử lý chúng mà không thể có một giải pháp vạn năng xử lý mọi vấn đề cho moi quốc gia được.
Các thuật toán AI sẽ gúp chúng ta tối ưu hóa những thứ cần thiết mà não bộ không thể xử lý được như máy móc, từ đó giải phóng chúng ta khỏi những kỹ thuật đó và tập trung hơn vào các hoạt động mang ý nghĩa con người hơn.
Mua sách Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới” khoảng 111.000đ đến 112.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Các Siêu Cường AI: Trung Quốc, Thung Lũng Silicon, Và Trật Tự Thế Giới Mới Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Triết Lý Làm Giàu Của Người Do Thái
- Tại Sao Càng Bận Càng Nghèo, Càng Nhàn Càng Giàu
- Quản Lý Sản Phẩm Trong Thời Đại 4.0
- Chiến Lược Digital Marketing Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo
- Lộ Trình Bạn Đi Tương Lai Bạn Chọn
- Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free