Cú Hích Khởi Nghiệp
Giới thiệu sách Cú Hích Khởi Nghiệp – Tác giả Jennifer Dulski
Cú Hích Khởi Nghiệp
Chúng ta dễ dàng thấy được sức mạnh toát ra từ những con người dám đứng lên và khởi xướng “phong trào” của riêng họ, đó có thể là khởi xướng một ý tưởng, khởi động một chiến dịch và phổ biến nhất là khởi phát một công ty.
Bằng vốn sống và kinh nghiệm thương trường dày dạn của mình, tác giả Jennifer Dulski đã chắt lọc những ý kiến của bản thân trong một cuốn sách đáng giá viết về chủ đề khởi xướng phong trào mang tên “Cú hích khởi nghiệp”. Cuốn sách là lời kêu gọi đầy cảm hứng, truyền sức mạnh cho bất cứ ai muốn thay đổi thế giới này.
Đặc biệt hơn nữa cuốn sách không xoay quanh những con người nắm trong tay vô vàn quyền hạn và trách nhiệm, mà nó tập trung nói về cách những con người bình thường tạo nên điều phi thường. Và dưới con mắt chuyên gia của tác giả, bất cứ ai cũng có thể tạo ra sự đổi thay nếu họ tin tưởng vào quyền năng sức mạnh mà hành động của họ tạo nên, bất kể địa điểm hay phạm vi.
Và đã đến lúc bạn phải tự hỏi mình, rằng bạn muốn trở thành người bình thường hay người bình thường tạo ra những điều phi thường?
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Cú Hích Khởi Nghiệp
- Công ty phát hành: 1980 Books
- Tác giả: Jennifer Dulski
- Kích thước: 13 x 20 cm
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động
- Dịch Giả: Nguyễn Phượng Linh
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 412
Đánh giá sách Cú Hích Khởi Nghiệp
1. Mình không phải startup hay kinh doanh gì, nhưng cuốn sách đọc rất hay. Ai cũng đọc được.
2. Giao hành nhanh, nội dung sách rất hay
3. Đáng đồng tiền bát gạo
4. Cuốn sách cần thiết cho những ai đang có ý định khởi nghiệp
Review sách Cú Hích Khởi Nghiệp
Bạn chẳng thể biết được mình sẽ truyền cảm hứng cho ai
Một phần yêu thích của tôi khi phỏng vấn các gương mặt xuất hiện trong cuốn sách này là được nghe câu chuyện về những người truyền cảm hứng cho họ để khởi xướng phong trào. Đa phần những người khởi động kiến nghị từng nói chuyện cùng tôi đều bộc bạch rằng họ chịu tác động lớn từ những người có chiến dịch tương tự hoặc thực hiện hoạt động xã hội khác. Suy nghĩ rằng ai đó khác cũng đang nỗ lực tạo ra thay đổi giúp họ thấy được tính khả thi cho chính trường hợp của mình. Ngạc nhiên thay, hầu hết lại chưa từng nói với những người kia rằng họ đã là nguồn cảm hứng quan trọng ra sao. Chúng ta chẳng bao giờ biết được điều gì ta nói hoặc làm rồi sẽ truyền cảm hứng cho người khác. Tuy nhiên, ta nên nhận thức được rằng hành động của mình sẽ có tác động khi thì nhỏ bé, khi thì sâu sắc, tới người khác. Và đây là một chuyện đáng kể.
• • •
Taryn Brumfitt, bà mẹ ba con người Úc, đã có khoảnh khắc giác ngộ sau nhiều năm vật lộn với hình thể không hoàn hảo của mình. Cô đã cân nhắc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, rồi lại từ chối vì nghĩ đây sẽ là ví dụ xấu cho con gái mình. Cô chuyển sang chế độ ăn kiêng và các bài tập nghiêm ngặt, và thành công trở thành huấn luyện viên thể hình xuất sắc. Nhưng cô kể với tôi rằng, “Lối sống mà tôi phải duy trì để có được cơ thể hoàn mỹ này thực sự rất gò bó, và nó chẳng mấy vui vẻ.” Taryn nhận ra cô hạnh phúc hơn với cơ thể ban đầu của mình. Giờ đây, cô đã biết tôn trọng, yêu thương và đối xử với cơ thể mình tốt hơn.
Thế là cô đã làm việc không ai ngờ tới. Cô đăng ảnh “trước và sau” của mình, với cơ thể khỏe mạnh nuột nà làm ảnh “trước” và cơ thể tròn trịa hơn, đều đặn và hạnh phúc hơn làm ảnh “sau”.
Taryn không đăng ảnh nhằm mục đích truyền cảm hứng cho người khác. Cô làm vậy như một phần của lộ trình tìm cách yêu lấy cơ thể mình. Và cô không hay biết bức ảnh đó sẽ truyền cảm hứng cho bao nhiêu người. Bức ảnh giờ đây đã có hơn 100 triệu lượt xem, và hơn 7.000 người liên hệ trực tiếp với Taryn qua email và mạng xã hội để cho cô biết cô đã mang lại nguồn cảm hứng lớn lao với họ ra sao. Lòng can đảm của cô khi đăng bức ảnh đó đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, thôi thúc cô viết một cuốn sách và sản xuất một bộ phim tài liệu, cả hai đều có tựa đề Embrace (tạm dịch: Ôm trọn). Rồi cô lại khởi xướng Phong trào Hình ảnh Cơ thể (The Body Image Movement) trên khắp thế giới.
• • •
Amanda Nguyen, người phụ nữ trẻ tuyệt vời đấu tranh cho nạn nhân xâm hại tình dục cũng chia sẻ với tôi câu chuyện về nguồn cảm hứng không ngờ tới. Sau một ngày mệt nhoài làm công tác hành lang tại Nghị viện Tiểu bang Massachusetts, cô về nhà và bật khóc. Cô cảm thấy thất bại và không chắc liệu mình có thể thuyết phục giới chính trị gia dành sự quan tâm tới một động lực vốn không quen thuộc với đời sống cá nhân của họ. Nhưng ngày hôm sau, khi bắt Uber quay lại Thượng viện Hoa Kỳ để tiếp tục làm công tác hành lang, anh tài xế hỏi cô đến đó để làm gì. Amanda kể lại, “Tôi trả lời, và thế là con người hoàn toàn xa lạ này bắt đầu bật khóc. Nước mắt trào ra khỏi khóe mắt và anh nói, ‘Con gái tôi từng bị cưỡng bức, và khi con bé cố tìm kiếm sự giúp đỡ, thì hệ thống lại quá lỏng lẻo.’ Khi dừng xe, anh xin phép bắt tay tôi và cảm ơn vì đã đấu tranh cho cả con gái anh nữa. Rồi anh tiếp lời, ‘Hôm nay đã có ai nói với bạn rằng họ yêu bạn chưa? Tôi yêu bạn.’ Và tôi sẽ không bao giờ quên được người cha này. Từ trải nghiệm này, tôi rút ra được một bài học. Đôi khi ta sẽ cảm thấy đơn độc khi làm việc, nhưng nó luôn có hiệu ứng gợn sóng mạnh mẽ và giàu ý nghĩa. Và nó giàu ý nghĩa với những người bạn thậm chí chẳng biết hay chẳng nghĩ rằng sẽ tác động tới.”
Amanda đã truyền cảm hứng cho tài xế Uber này, để ông biết rằng ngoài kia đang có người đấu tranh cho cả con gái của ông nữa. Và ngược lại, ông cũng truyền cảm hứng cho cô. Những lời lẽ trân trọng đơn giản đó có ý nghĩa lớn với cô, đặc biệt vào những ngày khó khăn.
• • •
Sara Wolff là nhà hoạt động cho quyền của người khuyết tật và là diễn giả truyền cảm hứng với Hội chứng Down. Cô tìm thấy cảm hứng từ những người cô từng gặp trong suốt quá trình làm nhiệm vụ hỗ trợ Đạo luật ABLE. Trò chuyện và lắng nghe câu chuyện của họ là phần cô thấy giàu ý nghĩa nhất, và chính vai trò này đã duy trì động lực để cô không ngừng đấu tranh cho quyền của người khuyết tật. “Con người truyền cảm hứng cho nhau vì tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ người khác”, cô nói với tôi. “Tôi đã không biết mình là một người ủng hộ, cho đến những năm trung học, khi tôi học được rằng nếu tôi có thể đứng lên vì bản thân, thì tôi cũng có thể làm thế vì người khác. Tôi yêu việc này. Học hỏi bao điều từ mọi người, lắng nghe câu chuyện về bản thân, về gia đình, về bạn bè và về cảm xúc của họ là một cảm giác tuyệt diệu.”
Nhưng có chăng điều đáng nói hơn cả là hoạt động của Sara Wolff đã truyền cảm hứng cho vô số người trong cộng đồng khuyết tật và xa hơn nữa. Chủ tịch Cộng đồng mắc Hội chứng Down (NDSS) Sara Weir nói với tôi rằng: “Sara Wolff phải nói là quá phi thường. Trong khi cô phát triển và trở thành bộ mặt của đạo luật này trong suốt thập kỷ qua, khả năng vận động và kể câu chuyện bản thân của cô cũng rất đáng để theo dõi. Cô trưởng thành hơn dưới cương vị một nhà ủng hộ và một con người, bằng cách vượt qua hành trình này. Tuy nhiên, phần lớn mọi người có lẽ đã không nhìn thấy một điều; đó là khả năng đặt ra tiêu chuẩn cho những Bố và những Mẹ có con bị mắc Hội chứng Down ngày hôm qua hoặc ngày mai. Họ chỉ nhìn thấy Sara, và nhận ra điều cô có thể làm. Làm chứng trước Ủy ban Tài chính của Thượng viện Hoa Kỳ, một bệnh nhân của Hội chứng Down – chuyện này đâu xảy ra hằng ngày. Cô thực sự đã đẩy tiêu chuẩn lên cao. Và cô làm được việc này chỉ bởi sống như chính con người mình. Cô khiến cộng đồng người khuyết tật hiểu ra tương lai xán lạn cho bệnh nhân mắc hội chứng Down. Và họ có thể chạm tới hi vọng, mơ ước và đam mê của mình.”
• • •
Khi tôi hỏi những người tôi từng phỏng vấn về người truyền cảm hứng cho họ, tôi nhận được các đáp án đa dạng từ “mẹ tôi”, tới người đồng nghiệp hoặc giáo viên cụ thể, cho tới “thành viên ban nhạc cũ của tôi”. Mỗi người khởi xướng phong trào đều có thể ngay tắp lự nêu tên những người có hành động nhỏ hoặc lớn đã truyền cảm hứng cho họ; ấy vậy mà chỉ một phần nhỏ từng thổ lộ với nguồn cảm hứng của mình về ảnh hưởng họ mang lại. Bất kể đã gửi lời cảm ơn tới người cho mình cảm hứng hay chưa, mỗi người đều có sự hình dung rõ rệt về thứ tạo nên khác biệt; đó là hành động hoặc lời nói cho họ thấy rằng họ có thể giải quyết vấn đề lớn và tạo ra phong trào của bản thân.
Mặc dù chúng ta hẳn không thể tường tận về cách hành động của mình ảnh hưởng tới người khác, chúng ta cũng đã thấy rằng cử chỉ nhỏ nhất, như để lại bình luận ngắn – một “lí do ký tên”– trên đơn kiến nghị của người khác, cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng lớn lao. Điều nhỏ nhoi ta nói hoặc viết cho người khác cũng có sức mạnh tương tự. Tôi vẫn nhớ như in những lần được tác động để tự tin và tích cực hơn. Một giáo sư từng gợi ý tôi xuất bản nghiên cứu của mình trên tạp chí học thuật. Một lãnh đạo tập đoàn cho tôi cơ hội và một vị trí làm việc lâu dài. Tôi còn cảm nhận được niềm vui và nỗi bất ngờ khi học sinh cũ nói rằng niềm tin của tôi dành cho họ đã trở thành chất xúc tác cho thành công của họ như thế nào, hoặc lời khuyên và kiến nghị tôi từng đưa ra cho đối tác trong một cuộc nói chuyện nào đó đã tái định hình sự nghiệp của họ ra sao. Chúng ta thực sự không hề hay biết về ảnh hưởng của mình lên người khác.
Khi điều này được sáng tỏ, tôi mong nó có thể đẩy chúng ta đi xa hơn để làm được hai việc sau:
1. Nghĩ kỹ hơn về ảnh hưởng của bản thân tới người khác. Hãy trở nên tốt bụng và biết khuyến khích, biết thúc đẩy người khác tới tầm cao mới, cả trong tương tác sâu và nông. Chúng ta nào hay biết lời nói và hành động của mình rồi sẽ truyền cảm hứng cho ai.
2. Hãy liên lạc những người từng cho ta cảm hứng và nói cho họ biết về điều đó. Không chỉ mối quan hệ được vững chãi hơn, mà bạn hãy nghĩ xem thế giới sẽ tích cực hơn bao nhiêu nếu chúng ta củng cố hành vi giàu cảm hứng bằng cách cho người khác biết hành động của họ có hiệu quả – và có lẽ họ sẽ tiếp tục làm nó trong tương lai.
Việc bạn có tạo ảnh hưởng đến người khác hay không chẳng hề quan trọng. Sống cuộc đời biết theo đuổi tác động tích cực mới quan trọng: cuộc đời có chủ đích, cuộc đời vì cộng đồng, và cuộc đời thúc đẩy bởi hi vọng. Chúng ta đã thấy được sức mạnh từ những người biết đứng lên để khởi xướng phong trào và từ lượng lớn cộng đồng ủng hộ họ – các công ty mới mở được thúc đẩy bằng mục đích, những ý tưởng và cách tiếp cận mới trong các tổ chức trì trệ, cũng như các chính sách cùng các điều luật mới để tạo ra thế giới tốt hơn cho tất cả.
Giờ đã đến lượt bạn.
***
Với tinh thần “nào hay biết ta rồi sẽ truyền cảm hứng cho ai”, có biết bao con người đã cho tôi cảm hứng trên hành trình viết cuốn sách này. Đầu tiên, lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gửi tới những con người giàu cảm hứng mà tôi may mắn được phỏng vấn, bao gồm cả những câu chuyện hết sức tuyệt vời nhưng không may lại không xuất hiện trong bản thảo cuối, nhưng hành động can trường của họ đã khiến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn và tôi vẫn tìm kiếm cơ hội để được kể câu chuyện của họ. Juliana Britto Schwartz và Hội Thanh niên Standing Rock tại Bắc Dakota dẫn đầu phong trào phản đối đường ống dẫn dầu vào Dakota; Leah Busque sáng lập Task Rabbit và có đóng góp lớn cho phong trào ủng hộ tạo nên công việc linh hoạt hơn; Caroline De Haas trong phong trào bảo vệ luật lao động Pháp; Consuelo Machado đứng lên vì quyền giáo dục của con trai mình và của những đứa trẻ khuyết tật khác tại Brazil; Richard Ratcliffe đến từ UK đấu tranh không mỏi mệt để người vợ Nazanin đang bị tống giam tại Iran được phóng thích, và Shay Rubin trong khi chạy chiến dịch kêu gọi công ty bảo hiểm hỗ trợ phẫu thuật cấy ốc tai cho con trai mình đã thành công thuyết phục công ty này viết lại chính sách hỗ trợ toàn bộ quá trình phẫu thuật cho mọi khách hàng.
Tôi muốn cảm ơn những đồng nghiệp phi thường của mình, những người cho tôi bao bài học trong nhiều cột mốc trên con đường sự nghiệp cá nhân; rất nhiều ví dụ cuộc đời tôi chia sẻ trong cuốn sách này có thể đã chẳng xảy ra nếu không có những con người tuyệt vời mà tôi được đồng hành cùng. Lời cảm ơn đặc biệt gửi tới Ben Rattray và các đồng nghiệp tại Change.org, những người giúp tôi mở mang tầm mắt, để tôi thấy được con người quanh thế giới đang mạnh dạn lên tiếng vì bất công trong mắt họ như thế nào, và dạy tôi nhiều kỹ thuật con người sử dụng để làm được những việc trên. Có quá nhiều đồng nghiệp tuyệt vời để kể tên trong nhiều năm trời; tôi mong các bạn đều biết được tôi trân trọng các bạn nhường nào.
Dành cho những người từng cho tôi cảm hứng và những người tôi chưa từng thổ lộ, tôi luôn biết ơn những cá nhân từng xuất hiện trong cuộc đời mình, làm người hướng dẫn, huấn luyện viên và cho tôi cơ hội, dù bằng cách thách thức tôi, cho tôi công việc, đầu tư vào tôi (cả về cảm xúc và tiền bạc), đóng vai trò hình mẫu để tôi theo đuổi, đề xuất tôi cho một vị trí, hoặc đơn giản chỉ là tin tưởng vào tiềm năng của tôi: Jeanie và Jim Mohan, Barbara và Rob York, Beth Anderson, Chuck Lucasey, Doc Lamott, Joe DiPrisco, Peter Kuniholm, Tom Gilovich, John Brenner, gia đình Potiguar, Loofbourrow, Mare (Kalin) Managan, Ham Clark, Marnie McKnight, SusanDalton, Robert Frank, George Babbes, Karen Edwards, Grant Winfrey, Ken Grouf, Rob Solomon, Cammie Dunaway, Jeff Weiner, James Slavet, Hilary Schneider, Jerry Yang, Dave Goldberg, Bill Harris, Chandu Thota, Sergio Monsalve, Joe Hanauer, Susan Wojcicki, Sridhar Ramaswamy, Sameer Samat, Reid Hoffman, AriannaHuffington, Andrew Bosworth, Chris Cox, Kang Xing Jin, Mark Zuckerberg, Sheryl Sandberg, Naomi Gleit, và nhiều người khác nữa. Có được những người luôn tin tưởng và sẵn lòng thúc đẩy tôi mạnh mẽ hơn so với khi tôi tự thúc đẩy bản thân chính là tài sản vô giá trong cuộc đời tôi. Tôi mong rằng có thể truyền tải cảm hứng của họ với nhiều người khác thông qua cuốn sách này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ed Faulkner từ Ebury, người từng nghe bài phát biểu của tôi tại London vào năm 2015 và đến gặp tôi sau đó để hỏi liệu tôi có bao giờ cân nhắc viết sách chưa. Tôi không rõ anh ấy đã thấy gì và nghe được gì vào hôm đó để đưa ra đề xuất này, nhưng tôi cảm ơn anh vô cùng, bởi cuốn sách này hẳn đã không tồn tại nếu không có anh.
Cuốn sách này cũng sẽ không thành hiện thực nếu không có Laura Zigman, đồng tác giả chí cốt của tôi, người giúp đỡ tôi qua mọi giai đoạn của cả quá trình và mọi khoảnh khắc tự nghi ngờ bản thân, tận dụng trải nghiệm, tài năng và khiếu hài hước tinh tế của cô để giúp tôi bước tiếp. Tôi biết ơn vô cùng vì sự giúp đỡ của cô và vì toàn bộ thời gian cũng như sự tận tụy cô bỏ vào cuốn sách này. Tôi muốn cảm ơn Eva Arevuo và Callie Thompson vì sự giúp đỡ của họ trong nhiều phần của cả quá trình này, từ lên lịch phỏng vấn nhằm mục đích nghiên cứu, hay đọc và góp ý cho những bản thảo đầu tiên, cũng như Shirl Harrison vì sự ủng hộ của cô. Sự giúp đỡ của họ giá trị biết bao.
Tôi gửi lời cảm ơn tới những con người tại Portfolio/Penguin, họ đóng vai trò quan trọng cho sản phẩm cuối cùng. Đầu tiên, xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới biên tập viên Merry Sun. Cô luôn cực kỳ thấu đáo và hữu ích với những gợi ý, và hiển nhiên đã khiến cuốn sách chặt chẽ hơn sau mỗi lần chỉnh sửa. Tôi biết ơn nhà xuất bản Adrian Zackheim của Portfolio, người nắm bắt tầm nhìn rõ ràng ngay từ ban đầu cho cuốn sách, khuyến khích tôi tư duy rộng hơn về định nghĩa của phong trào, và giúp kết nối các quan điểm khác nhau để đi đến sự thống nhất sau cùng. Và tôi cũng muốn cảm ơn Stephanie Frerich; sự hào hứng ban đầu của cô về cuốn sách đã tạo ra động lực và giúp chúng tôi khởi đầu đúng hướng. Tôi cũng biết ơn tác phẩm xinh đẹp và sáng tạo của giám đốc nghệ thuật Chris Sergio và thiết kế minh hoạ của Daniel Lagin và Tiffany Estreicher; nhóm tiếp thị gồm Will Weisser, Katherine Valentino, Taylor Edwards và Madeline Montgomery; hỗ trợ xuất bản từ Alie Coolidge, Kelsey Odorczyk và Tara Gilbride; biên tập sản xuất Sharon Gonzalez, quản lý biên tập Lisa D’Agostino, và công tác biên soạn tỉ mỉ của Angelina Krahn. (Là người yêu thích ngữ pháp, tôi từng bí mật tưởng tượng cuộc sống khác dưới cương vị một nhà biên soạn, mặc dù rõ ràng công việc của họ còn hơn cả thế). Xin gửi lời cảm ơn tới Lucy Oates từ Ebury vì đã mang cuốn sách tới Anh và phản hồi hướng tới độc giả Anh của cô.
Đoạn cuối quan trọng này xin dành cho những con người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ tôi, Bob và Judy Huret, các chị gái, Deborah Op den Kamp và Bonnie Morrison, những người bạn thân thiết nhất bao gồm “bộ sậu bảy người”, gia đình nhà chồng, gia đình Dulski, và gia đình Frans Op den Kamp. Tất cả mọi người đã cho tôi tình yêu và sự ủng hộ vô điều kiện, và cả những món quà chẳng thể đong đếm, bao gồm vô số bài học xuất hiện trong cuốn sách này. Và gửi tới các con gái của mẹ, Emma và Rachel, và ông xã, Len, mẹ sẽ không thể làm được nếu không có nhà mình. Mẹ mới may mắn làm sao khi có cả nhà trong đời và mẹ biết ơn vì được ở bên mọi người. Cả nhà đã cho mẹ động lực, và là lý do đằng sau những phong trào mà mẹ tham gia.
Mua sách Cú Hích Khởi Nghiệp ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Cú Hích Khởi Nghiệp” khoảng 82.000đ đến 90.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cú Hích Khởi Nghiệp Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cú Hích Khởi Nghiệp Shopee” tại đây
Xem thêm
- Thuật Khởi Nghiệp – Những Chỉ Dẫn Khôn Ngoan Để Bắt Đầu Mọi Việc
- Khởi Nghiệp – Dẫn Đầu Cuộc Đua
- Khởi Nghiệp Táo Bạo
- Bánh Răng Khởi Nghiệp – Đường Đến Thành Công
- 10 Lời Khuyên Khởi Nghiệp
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]