Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Giới thiệu sách Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon – Tác giả Brad Stone

Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Hai thập niên đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến sự ra đời của loại hình công ty công nghệ mới đáng chú ý; Startupus Rapidus – tạm hiểu là công ty khởi nghiệp thành công nhanh chóng. Đây là những công ty, chỉ trong vài năm đã gọi được hàng tỷ đô la tiền vốn, mở rộng toàn cầu với một tốc độ gây sửng sốt và mang tới cho những người sáng lập cũng như các nhà tài trợ ban đầu khối tài sản phi thường.

Những công ty loại này, mà đứng đầu có thể kể tới là Uber, Lyft và Didi Chuxing trong lĩnh vực đi chung xe hay Airbnb dịch vụ chia sẻ nhà, thường phải đối diện với các nhà làm luật cứng nhắc, những điều luật cũ kỹ, lạc hậu cùng những cách làm kinh doanh cổ lỗ. Sẽ không phải là quá lời nếu nói rằng những thành phần đi đầu trong lĩnh vực internet này giúp thay đổi cách thức mà chúng ta di chuyển bên trong và giữa các thành phố.

Thế nên bản gốc của cuốn sách này được đặt tên là: The Upstarts: How Uber, Airbnb, and the Killer Companies of the New Silicon Valley are Changing the World (tạm dịch: Uber, Airbnb và những “kẻ hủy diệt” của Thung lũng Silicon mới đang thay đổi thế giới như thế nào).

Ba tuần sau bản phát hành đầu tiên của cuốn sách này, hashtag #deleteUber bắt đầu ồ ạt trên Twitter. Những hành động thiếu chín chắn ngay từ ban đầu của nhà sáng lập và CEO Uber, Travis Kalanick – mà phần nhiều trong số chúng được miêu tả ở những trang sau này – đã tạo nên một làn sóng suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là ở những người theo chủ nghĩa tự do thành thị họ cho rằng Uber là một công ty phi đạo đức.

Cụm hashtag #deleteUber đã tập hợp thành một cụm sóng lớn cuộn trào và đã tạo thành lực đẩy lớn bởi vấn đề lạm dụng tình dục bên trong công ty khởi nghiệp này bị một nhân viên công khai. Đó là sự khởi đầu một năm đầy bất mãn của Uber, sau cùng là sự ra đi của Kalanick.

Việc này tạo ra một cuộc tranh luận ở Thung lũng Silicon và những nơi khác về các kiểu người lãnh đạo mà chúng ta muốn có trên vị trí cao nhất của thể chế quyền lực.

Liệu có phải phần lớn trong số họ sẽ là các đấng mày râu, môn đồ của những thuật toán lạnh lẽo và vô cảm, những người chú trọng tới sự tăng trưởng, những thắng lợi và khả năng tạo ra thật nhiều tài sản bằng mọi giá? Hay, sự sụp đổ của gã dẫn đường Kalanick mở đường cho một thời đại mới, thời đại của những khẩu hiệu đầy sự cảm thông, thấu hiểu, luân thường đạo lý và cơ hội cho tất cả mọi người?

Giờ đây, vào những ngày cuối cùng của năm 2017, những câu hỏi này chiếm lĩnh hầu hết những lát cắt của thế giới truyền thông, công nghệ và chính trị. Thế nên phiên bản mới, mở rộng của cuốn sách này được viết lại, với cái tên là: Đế chế kỳ lân: Uber, Airbnb và cuộc chiến tạo lập thung lũng Silicon mới. Uber và các công ty tương tự chiến đấu vì linh hồn của những thành phố trên khắp thế giới nhưng song song với đó, họ đều có những cuộc chiến của riêng mình.

Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon
Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon
  • Công ty phát hành: Thái Hà
  • Tác giả: Brad Stone
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 431
  • SKU 7264496294319
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Công Thương

Đánh giá, Review Sách Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon
Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon

Mười năm trước, ý tưởng lên xe hoặc ở nhà của một người lạ có vẻ thật kỳ quặc và nguy hiểm, nhưng ngày nay nó phổ biến như việc đặt hàng trực tuyến một cuốn sách vậy. Uber và Airbnb đã mở ra một kỷ nguyên mới, họ là những nhà sáng lập theo phong cách riêng: Viết lại các quy tắc kinh doanh và sử dụng công nghệ làm gián đoạn toàn bộ các ngành công nghiệp. Và thông qua cuốn sách Đế chế kỳ lân (The Upstarts: Uber, Airbnb, and the Battle for the New Silicon Valley), tác giả Brad Stone sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện về hai gã khổng lồ Uber và Airbnb, từ đó giúp chúng ta khám phá tất cả những gì đã xảy ra và họ đã làm thế nào để thay đổi thế giới.

Hai thập niên đầu của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự ra đời của loại hình công ty công nghệ mới đáng chú ý. Chúng được gọi bằng thuật ngữ “Startupus Rapidus” – tạm hiểu là công ty khởi nghiệp thành công nhanh chóng. Đây là những công ty, chỉ trong vài năm đã gọi được hàng tỷ đô-la tiền vốn, mở rộng toàn cầu với một tốc độ gây sửng sốt và mang tới cho những người sáng lập cũng như các nhà tài trợ ban đầu khối tài sản phi thường.

Những công ty loại này, mà đứng đầu có thể kể tới là Uber, Lyft và Didi Chuxing trong lĩnh vực đi chung xe hay Airbnb trong dịch vụ chia sẻ nhà, thường phải đối diện với các nhà làm luật cứng nhắc, những điều luật cũ kỹ, lạc hậu cùng những cách làm kinh doanh cổ lỗ. Sẽ không phải là quá lời nếu nói rằng những thành phần đi đầu trong lĩnh vực Internet này giúp thay đổi cách thức mà chúng ta di chuyển bên trong và giữa các thành phố.

Một buổi sáng lạnh tại Washington

Đó là khởi đầu của một điều gì đó đặc biệt. Gần hai triệu người đổ về thủ đô Washington vào tuần lễ 19 tháng Một năm 2009 để dự lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Hussein Obama. Nhưng không phải mọi người đều đến đó chỉ với mục đích đơn thuần là chứng kiến. Giữa đám đông kề sát bên nhau để chống lại cái lạnh giữa mùa đông, có hai nhóm doanh nhân trẻ tới từ San Francisco không chỉ chứng kiến mà còn chuẩn bị làm nên lịch sử.

Ba người sáng lập của một website ít người biết tới, có tên gọi là Airbedandbreakfast.com, đã quyết định tham gia vào phút cuối. Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk đã thuyết phục thêm một người bạn, Michael Seibel, CEO của mạng lưới Streaming – Video Justin.tv đi cùng họ. Họ đều đang ở độ tuổi đôi mươi và không có vé tham dự buổi lễ, thậm chí còn không nắm chắc lịch trình của tuần lễ đó. Nhưng họ nghĩ, họ đã nhìn thấy một cơ hội. Công ty của họ đã ì ạch suốt một năm trời với rất ít cơ hội thể hiện. Giờ đây, với sự chú ý của thế giới hướng về thủ đô, họ muốn tận dụng cơ hội này. Vào ngày diễn ra lễ nhậm chức, nhóm thức dậy lúc ba giờ sáng và cố gắng kiếm một chỗ tốt ở công viên quốc gia National Mall. Khoảng bốn giờ, họ tìm thấy một chỗ trống trên bãi cỏ cách xa bục diễn thuyết của tân Tổng thống ở khu vực sân bóng được dành cho công chúng. “Chúng tôi ngồi giữa công viên đó và cố gắng giữ ấm”, Brian Chesky – giờ đã là tỷ phú, CEO trẻ tuổi của Airbnb thuở sơ khai đó – kể lại. “Đó là buổi sáng lạnh giá nhất đời tôi. Mọi người đều mừng rỡ khi mặt trời lên”.

Garrett Camp và Travis Kalanick cũng tham dự các lễ hội của tuần đó, và những trải nghiệm của cũng tồi tệ không kém. Hai người họ khoảng ngoài ba mươi và tràn đầy lạc quan về những ảnh hưởng chuyển đổi sắp tới của công nghệ, bất chấp chiều hướng đi xuống của nền kinh tế toàn cầu. Họ không mấy quan tâm tới chính trị nhưng lại không muốn bỏ lỡ một thời khắc lịch sử, hay chính xác hơn là một bữa tiệc nhiều cơ hội. Nhưng khác với Chesky của Airbnb, Camp và Kalanick lại dậy khá muộn vào ngày trọng đại của nước Mỹ. Ngôi nhà họ thuê cách xa công viên quốc gia vài dặm và không có sẵn taxi. Cuối cùng, họ mất 30 phút chạy nước rút xuống phía những đại lộ lớn của D.C.. Khi “hạ cánh” tới chỗ của mình trong khu vực của những người bạn quyền lực ở Thung lũng Silicon thì mồ hôi trên cơ thể họ đã mát lạnh và chuyển thành một cơn buốt giá khó tả.

Vào lúc đó, Camp đã cố gắng khiến Kalanick hào hứng với ý tưởng kinh doanh mà anh đang phát triển, một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép khách hàng thuê xe riêng chỉ với một nút bấm. Kalanick khá thích thú với ý tưởng đó nhưng không mấy nhiệt tình, anh thừa nhận rằng đó là một ý tưởng hay nhưng không thực sự cần thiết. Camp thì cho rằng, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy nhu cầu về dịch vụ đó, nhưng một chiếc xe được “triệu hồi” theo yêu cầu từ điện thoại có thể rất cần tại các thành phố lớn khi người ta không có lựa chọn về phương tiện nào khác.

Ngay từ khi đó, Camp đã gọi dịch vụ này bằng cái tên mà thế giới sớm biết tới: Uber.

Những kẻ “cưỡi trên làn sóng công nghệ”

Đã có nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó, đầu tiên là sự xuất hiện của ngài Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng một vài thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng, mở ra một thời kỳ mới, đã được chính hai nhóm doanh nhân trẻ ngồi lẫn trong đám đông ngày hôm đó tạo ra.

Họ đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Người đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên bảy tháng trước lễ nhậm chức của ngài Obama, để rồi hai tháng sau đó, Jobs công bố chiếc iPhone có thể chạy các chương trình phần mềm được gọi là các ứng dụng di động (apps) của các công ty khác. Các xu hướng công nghệ quan trọng khác cũng hội tụ cùng lúc. Facebook, mạng xã hội ra đời trong ký túc xá trường Đại học Harvard vào năm 2004, trở nên phổ biến nhanh chóng và thuyết phục thành công người dùng thiết lập danh tính online. Google, gã khổng lồ của mạng lưới tìm kiếm trực tuyến, đã cho phép các công ty khác tích hợp công cụ bản đồ Google Maps của mình vào ứng dụng và website của họ. Máy tính và điện thoại ngày càng rẻ và mạnh hơn, trong khi việc sử dụng Internet tốc độ cao tăng vọt.

Giao điểm của những xu hướng này đã tạo ra một cú chuyển đổi trong lịch sử tin học kể từ phát minh trình duyệt web. Trong khoảng 10 năm, phần lớn mọi người bắt đầu dành thời gian để online, chủ yếu thông qua một vật mỏng manh làm từ nhựa, kính và silicon mà họ có thể cầm trong tay hay thả vào trong túi.

Hai cỗ đại pháo Uber và Airbnb không sinh ra từ làn sóng công nghệ này, nhưng hơn bất cứ công ty nào khác, trong suốt gần mười năm đó, họ đã cưỡi làn sóng đó và hưởng lợi từ nó. Hai công ty này đều ở San Francisco, chỉ cách nhau một dặm đường, và họ là hai trong số những Start – Up tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử về doanh thu bán hàng, giá trị thị trường và số lượng nhân viên. Họ đã cùng nhau ghi lại những câu chuyện đáng nhớ vào cuốn biên niên sử của giới kinh doanh về giai đoạn thứ ba trong lịch sử Internet – giai đoạn đổi mới sau Google và Facebook – với việc cho phép mở rộng “địa hạt công nghệ số” sang các lĩnh vực mang tính vật chất.

Họ đạt được thành tựu bất chấp sự thật rằng họ không sở hữu nhiều tài sản cố định. Airbnb được xem là công ty kinh doanh khách sạn lớn nhất trên thế giới không sở hữu bất cứ phòng khách sạn nào. Uber là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới không thuê bất cứ tài xế chuyên nghiệp nào và cũng không sở hữu bất cứ phương tiện gì. Họ chính là những doanh nghiệp kinh doanh Internet tiêu biểu trong thế kỷ XXI, mang tới không chỉ những cơ hội mà cả các thách thức mới với không nhiều sự hiểu biết cho cả bên cung cấp lẫn người sử dụng dịch vụ.

Uber và Airbnb – Một nét văn hóa

Uber được cả thế giới biết tới với việc cho phép bất cứ ai có thể dễ dàng gọi phương tiện mình muốn, kiểm tra lộ trình trên bản đồ và di chuyển với một tài xế có độ tin cậy được đánh giá thông qua việc cho điểm từ 1 đến 5 sao. Người lái xe không phải bận tâm đến sự rối rắm trong việc đổi trả tiền hay quẹt thẻ cho khách. Sự thành công của loại giao dịch liền mạch này được đón nhận rộng rãi và truyền cảm hứng cho hàng loạt doanh nghiệp tương tự trong các lĩnh vực giao đồ ăn, giao hàng hay dịch vụ giữ trẻ,….

Airbnb đã đưa những trải nghiệm du lịch nước ngoài ra khỏi vùng khu biệt của các khách sạn hay những khu du lịch trung tâm. Ý tưởng vô cùng đơn giản: “Bất cứ ai cũng có thể tận dụng chiếc sofa dư thừa, phòng ngủ trống, căn hộ hay căn nhà để không của mình cho du khách thuê trong một thời gian ngắn”. Ý tưởng này không quá mới lạ, nhưng giải pháp, hay cách làm, mới chính là điều đáng nói. Những bức ảnh được lựa chọn cẩn thận cùng đánh giá từ các giao dịch trước sẽ giúp cho chủ nhà và khách hiểu được nhau trước khi họ gặp mặt trực tiếp. Cũng giống như Uber, tiền sẽ được loại bỏ khỏi quy trình giao dịch. Airbnb sẽ tính phí giao dịch khi phòng được đặt và chuyển tiền cho chủ nhà sau khi khách hoàn tất lưu trú và trừ lại phần phí.

Trong suốt mười năm qua, hai công ty đã biến thương hiệu của mình thành một loại văn hóa. Hai cái tên giờ đây đã trở thành danh từ, đôi khi là động từ, được sử dụng bởi những người lớn tuổi đã nghỉ hưu và muốn kiếm thêm thu nhập hay những công dân thế hệ Y (thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong gia đoạn 1986 – 2000) muốn tìm kiếm những trải nghiệm đích thực trong các chuyến đi, và cả những người trẻ không mấy quan tới việc sở hữu những tài sản đắt đỏ như xe hơi. Uber đã trở thành đề tài của các bản nhạc Rap hay các chương trình trò chuyện đêm khuya, trong khi Airbnb đã được Tổng thống Obama tán dương tại cuộc họp báo với Chesky ở Cuba vào ngày 21 tháng Ba năm 2016, trong chuyến công du đầu tiên tới đất nước này của một Tổng thống Mỹ trong hơn 80 năm qua.

Mỗi doanh nghiệp lại có một câu chuyện khác nhau, nhưng họ có một vài điểm cốt lõi tương đồng. Đó là, động cơ ban đầu của họ không quá cao siêu.

Google xuất phát từ việc muốn “sắp xếp lại thông tin của toàn thế giới, khiến nó trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng với mọi người”. Hay Facebook chỉ đơn giản muốn “thế giới trở nên cởi mở và gắn kết hơn”. Camp, Kalanick và những người bạn chỉ muốn di chuyển quanh San Francisco theo một cách riêng. Chesky và nhóm của anh chỉ muốn kiếm thêm tiền khi thành phố có những sự kiện lớn.

Uber và Airbnb đều xuất phát từ những ý tưởng đã cũ (đi chung xe, cho thuê nhà), nhưng theo khuynh hướng mới, và đều giúp nâng cao sự cởi mở giữa những người chưa từng gặp mặt. Nếu trong thập niên trước, phần lớn chúng ta sẽ tránh xa một chiếc xe riêng hay nhà của ai đó bởi những dòng tiêu đề về các vụ trộm cướp hay lời nhắc nhở của cha mẹ rằng phải tránh xa người lạ, thì giờ đây, Airbnb và Uber không chỉ sinh ra “nền kinh tế chia sẻ”, “kinh tế theo nhu cầu” hay “nền kinh tế một – chạm” mà còn mở ra một nền kinh tế đáng tin cậy mới, giúp người ta trao đổi, thương lượng với nhau về phương tiện đi lại và nơi lưu trú trong kỷ nguyên Internet thống trị.

Sự tăng trưởng của Uber và Airbnb

Sự nổi lên cùng lúc của Uber và Airbnb đã tạo ra tiếng vang lớn.

Những năm đầu, Airbnb thuộc những dự án bị cho là kỳ quặc và bị từ chối rất nhiều. Làm sao một người bình thường lại đi ngủ trên giường của một người lạ được? Và tám năm sau đó, các nhà đầu tư đã định giá công ty này ở mức 30 tỷ đô-la, hơn bất cứ chuỗi khách sạn nào trên thế giới. Còn những nhà sáng lập Airbnb thì sao? Mỗi người sở hữu 3 tỷ đô-la, ít nhất là trên giấy tờ.

Tiềm năng của Uber đã từng bị đánh giá không đúng bởi chính những người tạo ra nó. Họ coi dịch vụ này như một công cụ hữu dụng ở San Francisco, thành phố có nền công nghiệp taxi không đáp ứng nổi nhu cầu của một thủ đô kinh tế bùng nổ. Nhưng, dự án khởi nghiệp này lại bùng nổ vượt ra ngoài San Francisco, tới New York, Los Angeles, Chicago, London, Paris, Bắc Kinh và gần như mọi thành phố lớn khác. Những người đã sử dụng dịch vụ khen ngợi và giới thiệu với bạn bè mình, và những người này lại đăng ký sử dụng sau đó. Khi công ty này cho ra mắt các loại dịch vụ khác tốn ít chi phí hơn, thay thế các loại xe thông thường bằng xe riêng hay xe đi chung để phục vụ các chuyến đi cá nhân thì rất nhiều người đã tin tưởng vào nó. Uber được định giá 68 tỷ đô-la vào năm 2016, nhiều hơn bất cứ công ty khởi nghiệp nào trên thế giới. Kalanick và Camp được dự đoán mỗi người sở hữu hơn 6 tỷ đô-la.

Con đường của cả hai công ty đều được ghi dấu bởi những cuộc tranh cãi không ngừng nghỉ

Ở rất nhiều thành phố, Uber đã bỏ qua một số điều luật yêu cầu tài xế chuyên nghiệp phải trải qua các đợt huấn luyện nghiêm ngặt, các cuộc kiểm tra dấu vân tay hay yêu cầu giấy phép lái xe đắt tiền do Chính phủ cấp. Điều này đã làm dấy lên sự phản ứng dữ dội từ phía các hãng taxi và nhà làm luật, đồng thời cũng là tâm điểm của các cuộc biểu tình bạo lực. Các hãng taxi đã phá sập hệ thống đường cao tốc liên bang Autobahn của Berlin (Đức), phong tỏa các con đường quanh sân bay Orly của Paris (Pháp), đả thương các tài xế Uber tại Milan (Ý) và uy hiếp nhân viên Uber tại Mumbai (Ấn Độ). Những cuộc chiến mới diễn ra hàng tháng. Đôi khi chúng trở nên nghiêm trọng bởi động thái cứng rắn của chủ doanh nghiệp và tâm lý không khoan nhượng dù bất cứ giá nào, và đôi khi là do sự oán hận của những người đứng đầu các hãng taxi khi chứng kiến doanh nghiệp của họ tuột dốc chóng mặt. Uber cũng là tâm điểm của hàng trăm vụ kiện, rất nhiều người trong số đó liên quan đến vấn đề pháp lý của lái xe, những người mà Uber coi là nhà thầu chứ không phải nhân viên. Họ được tự do sắp xếp thời gian của mình nhưng lại không được đảm bảo về tính lâu dài của công việc.

Sự tăng trưởng của Airbnb cũng sôi động không kém. Công ty này gặp phải các vấn đề về luật tại New York, Barcelona, Amsterdam và Tokyo khi đưa ra các điều luật nhằm ngăn chặn các chủ khách sạn gian lận và hạn chế số đêm trong một năm mà một người có thể thuê nhà của một chủ. Những nhà làm luật, các nhà hoạt động xã hội và Hiệp hội khách sạn đã chỉ trích Airbnb về làm tồi tệ thêm tình trạng thiếu nhà ở tại các khu vực đô thị, làm tăng chi phí nhà và giảm nguồn thu từ thuế khách sạn. Cuối năm 2016, Airbnb đã kiện New York và thành phố quê hương San Francisco ra tòa vì các pháp chế gây hại cho công ty cũng như những chủ nhà của họ bằng số tiền phạt hàng ngàn đô-la mỗi lần chủ nhà tiềm năng nào đó đăng lên một danh sách dịch vụ vi phạm điều luật cho thuê ngắn hạn của thành phố.

Hai doanh nghiệp này đã cùng nhau định hình những quy tắc mới trong kinh doanh, những điều sẽ khiến các nhà chức trách địa phương phải đặt câu hỏi về sự trung thành của họ với chế độ pháp lý trong quá khứ. Những huy chương lớn hay giấy phép của thành phố cấp để vận hành một chiếc taxi là những sáng chế từ đầu thế kỷ XX với mục đích ngăn chặn sự quá tải của xe hơi tại các đô thị lớn đang phình to, cũng như đảm bảo cho hành khách được chuyên chở bởi những tài xế được đào tạo, kiểm tra chặt chẽ và thông thuộc đường đi. Luật lệ về quy hoạch cùng với các quy định về khách sạn, nhà nghỉ giúp cho hoạt động thương mại không liên quan tới khu vực cư trú xung quanh và đảm bảo rằng các phòng khách sạn có một chuẩn an toàn. Airbnb và Uber đi tiên phong trong việc thay thế các công cụ tự kiểm soát bằng thị trường Internet như Ebay – hành khách đánh giá thái độ của tài xế, khách thuê đánh giá chủ nhà và ngược lại.

Với một số người, Uber và Airbnb đại diện cho sự ngông cuồng, tự phụ của giới công nghệ. Các nhà phê bình đổ lỗi cho họ về mọi thứ, từ việc phá hủy quy luật cơ bản của khái niệm làm công tới làm tệ hại thêm tình trạng giao thông và phá hoại sự bình yên của các khu phố, đưa chủ nghĩa tư bản vào những thành phố tự do một cách bừa bãi. Một vài trong số này là sự quá khích nhưng có những hậu quả mà cách tiếp cận của nó là điều mà Uber và Airbnb không lường trước được.

Giữa vòng xoáy của sự rối loạn này là những vị CEO trẻ trung và đầy sức thuyết phục: Travis Kalanick của Uber và Brian Chesky của Airbnb. Họ đại diện cho một thế hệ CEO mới trong lĩnh vực công nghệ, không giống như Bill Gates hay Mark Zuckerberg, những người hướng nội, rụt rè, điển hình cho phong cách của thế hệ các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thời trước. Thay vào đó, họ là những người hướng ngoại, hoạt ngôn, có khả năng định vị doanh nghiệp của mình trong bối cảnh nhân loại ngày càng tiến bộ vượt bậc và không chỉ sử dụng nhân sự là các kỹ sư mà còn là tài xế, chủ nhà, các nhà vận động hành lang, nhà lập pháp cho mục đích của họ.

Cú ngã của Travis Kalanick

Trong quá khứ hoạt động của mình, Uber đã từng gây ra nhiều sai lầm khiến cho cộng đồng phải phẫn uất, như sự lạm dụng phần mềm God View, lời bình luận “Boober – người tình đắt giá” của Travis Kalanick với tạp chí GQ,…, cùng với nhiều thứ khác, và họ có xu hướng xem các lãnh đạo hàng đầu của công ty này là những kẻ ngạo mạn và vô trách nhiệm. Rất nhiều người, những người thường xuyên sử dụng dịch vụ của Uber, đã ghim sẵn nỗi thất vọng trong nhiều năm về các tài xế của hãng này. Họ không do dự khi chia sẻ với các hành khách ngồi hàng ghế sau về sự bất mãn của mình.

Và rồi ngay đêm đó, trong lúc ngó qua điện thoại của mình khi đưa gia đình đi ăn tối và tham gia các hoạt động cuối tuần khác, các lãnh đạo của Uber kinh hãi khi phát hiện một hashtag mới, #deleteUber, được lan truyền khắp nơi trên Twitter.

Trong vòng vài tuần sau đó, khoảng 400.000 tài khoản của Uber đã bị người dùng xóa bỏ. Các nhà điều hành của Uber tại Bờ Đông đã họp mặt vào đầu tháng Hai năm 2017 tại Washington D.C., một vài ngày sau khi chiến dịch #deleteUber (tạm dịch: tẩy chay Uber) bắt đầu, và xem xét lại kết quả các cuộc bình chọn đo lường mức độ nhận thức của công chúng về công ty. Các con số đã chỉ ra rằng, Uber không được ưa thích, kể cả đối với những người thường xuyên sử dụng dịch vụ. Lần đầu tiên từ khi bắt đầu, có một dữ liệu chỉ ra rằng cách thức vận hành kinh doanh của Kalanick thực sự gây ảnh hưởng xấu tới công ty.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong khi hàng loạt những hành động từ phía công chúng đang nhóm lên một ngọn lửa đối với Uber, thì một người phụ nữ tên Susan Fowler lại chuẩn bị ném vào nó một bình xăng.

Susan Fowler có thời gian làm việc một năm tại Uber, từ cuối năm 2015, trong vai trò một kỹ sư quản lý độ tin cậy của website. Bài blog dài 2.900 của cô với tiêu đề “Phản ánh Một Năm Rất Rất Lạ Lùng ở Uber” tuy không hề dễ đọc nhưng lại rất đáng tin. Nó đã đưa ra một loạt các rắc rối liên quan đến phân biệt giới tính và sự hỗn loạn bên trong doanh nghiệp, đồng thời khiến người đọc hình dung về các nhà lãnh đạo của Uber như những kẻ ngạo mạn, không có sự thấu hiểu và đại đa số là nam giới. Fowler viết về việc bị quấy rối tình dục vào ngày đầu tiên cô đi làm bởi chính vị sếp đã kết hôn của mình và sau đó phàn nàn với bộ phận nhân sự chỉ để rước thêm sự bất bình vì bị gạt đi với lý do đó mới là lần đầu tiên. Sau đó, nhờ những người phụ nữ khác, cô mới biết rằng anh ta không chỉ quấy nhiễu mình cô.

Bài viết đã lan tỏa khắp trong và ngoài công ty. Fowler ngay lập tức trở nên nổi tiếng, ký được hợp đồng làm một cuốn sách và một bộ phim, đồng thời tuýt còi nền văn hóa kỳ thị nữ giới, tôn thờ đàn ông của giới công nghệ.

Những hành động thiếu chín chắn ngay từ ban đầu của nhà sáng lập và CEO Uber đã tạo nên một làn sóng suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là ở những người theo chủ nghĩa tự do thành thị. Họ cho rằng Uber là một công ty phi đạo đức. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, tai tiếng đó trở nên độc hại hơn. Các nhà phê bình lâu năm của Uber túm lấy những gì họ quan sát được ở Uber và coi đó như sự ủng hộ của công ty này đối với các chính sách về vấn đề nhập cư của Donald Trump, để từ đó ủng hộ một cuộc tẩy chay dịch vụ. Cụm hashtag #deleteUber đã tập hợp thành một cụm sóng lớn cuộn trào, và đã tạo thành lực đẩy lớn bởi vấn đề lạm dụng tình dục bên trong công ty khởi nghiệp này.

Đó là sự khởi đầu một năm đầy bất mãn của Uber: Một chuỗi liên tục những tin tức xấu, những màn kịch trong phòng họp hội đồng và những tiết lộ về hành vi của các vị lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là trong vụ việc trục xuất Kalanick vào tháng Sáu, năm 2017. Đó là sự sụp đổ đáng kinh ngạc của một trong những ngọn tháp cao nhất nhì trên thương trường thế giới.

Kết

Có thể bạn chưa biết, nhưng ban đầu, tên Tiếng Anh của Đế chế kỳ lân là “The Upstarts: How Uber, Airbnb, and the Killer Companies of the New Silicon Valley are Changing the World” (tạm dịch: Những nhà khởi nghiệp: Uber, Airbnb và những “kẻ hủy diệt” của Thung lũng Silicon mới đang thay đổi thế giới như thế nào).

Sự ra đi của Kalanick tạo ra một cuộc tranh luận ở Thung lũng Silicon và những nơi khác về các kiểu người lãnh đạo mà chúng ta muốn có trên vị trí cao nhất của thể chế quyền lực. Liệu có phải phần lớn trong số họ sẽ là các đấng mày râu, môn đồ của những thuật toán lạnh lẽo và vô cảm, những người chú trọng tới sự tăng trưởng, những thắng lợi và khả năng tạo ra thật nhiều tài sản bằng mọi giá? Hay, sự sụp đổ của “gã dẫn đường” Kalanick mở đường cho một thời đại mới, thời đại của những khẩu hiệu đầy sự cảm thông, thấu hiểu, luân thường đạo lý và cơ hội cho tất cả mọi người?

Vào những ngày cuối cùng của năm 2017, những câu hỏi này chiếm lĩnh hầu hết những lát cắt của thế giới truyền thông, công nghệ và chính trị. Đó là lý do vì sao Brad Stone đã đặt tên cho phiên bản mới, là bản mở rộng của phiên bản cũ, và tên Tiếng Anh của nó là: “The Upstarts: Uber, Airbnb, and the Battle for the New Silicon Valley” (tạm dịch: Đế chế kỳ lân: Uber, Airbnb và cuộc chiến tạo lập Thung lũng Silicon mới), hay còn được gọi là Đế chế kỳ lân, chính là cuốn sách mà chúng ta đang cầm trên tay. Uber và các công ty tương tự chiến đấu vì linh hồn của những thành phố trên khắp thế giới, nhưng song song với đó, họ đều có những cuộc chiến của riêng mình.

Tác giả: DO 

Mua sách Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon” khoảng 104.000đ đến 108.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đế Chế Kỳ Lân: Uber, Airbnb Và Cuộc Chiến Tạo Lập Thung Lũng Silicon Shopee” tại đây

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]



Bài viết liên quan

Trả lời