Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

Review sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

Giới thiệu sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc – Tác giả John C Maxwell

Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

“Để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc” (nguyên tác: Be a people person) là tác phẩm nổi tiếng của chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo người Mỹ, John C. Maxwell

Theo tác giả, một nhà lãnh đạo cần phải làm việc với nhiều cộng sự nhưng công việc này không phải lúc nào cũng đơn giản. Dù làm việc trong môi trường nào, các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên thường xảy ra hai chiều hướng: có thể cùng gắn kết xây dựng hoặc chia rẽ bè phái. Vậy với tư cách là nhà lãnh đạo – “con người của quần chúng” cần rèn luyện những kỹ năng gì?

John C. Maxwell cho rằng, phải luôn ý thức nguồn tài nguyên quý giá nhất chính là con người, vì vậy, nhà lãnh đạo phải có khả năng khám phá và trau dồi các phẩm chất của người đầu tàu gương mẫu. Không những thế, cần phải phát triển các mối quan hệ trong cuộc sống; luôn thấu hiểu và giúp đỡ những người gặp khó khăn; vượt qua sự khác biệt của các thành viên có tính cách khác nhau để tạo ra sự đồng thuận chung.

Và điều quan trọng không kém, nhà lãnh đạo còn phải có khả năng truyền cảm hứng tới các cộng sự để cùng vươn tới thành công.

Có thể nói, những lời khuyên của John C. Maxwell gần gũi và cần thiết. Chẳng hạn, hãy đối xử với người khác như bản thân ta mong muốn. Đó là được khuyến khích, đánh giá cao, tha thứ và lắng nghe ý kiến của họ. Thậm chí, nhà lãnh đạo phải chịu lao lực nhiều hơn so với nhân viên của mình.

Với các nguyên tắc trên, “Để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc” nêu những câu hỏi, những trắc nghiệm tâm lý để người đọc có thể phát hiện các tố chất cần thiết để làm nên một người lãnh đạo. John C. Maxwell nhấn mạnh, điều khó nhất vẫn là ý thức chống lại cái xấu của bản thân mình.

Chẳng hạn, những thói quen dìm chúng ta xuống hố sâu của thất bại, những cảm xúc tiêu cực bào mòn ý chí vươn lên; hoặc sự sĩ diện hảo đã kìm hãm những bước đi quyết định v.v…

Nếu chiến thắng được những điều này, bạn sẽ có được một sức mạnh vững chắc đến từ bên trong, một ý chí kiên cường, một khả năng làm chủ thân tâm tuyệt vời, và một niềm tin mãnh liệt. Đó cũng chính là những phẩm chất của nhà lãnh đạo.

“Để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc” là cuốn sách đầu tiên tác giả viết về những mối quan hệ trong đời sống. Cuốn sách bao gồm 11 bài học tiên quyết giúp chúng ta trở nên thành thạo hơn trong việc kết nối, giao thiệp và dẫn dắt người khác.

Hy vọng cuốn sách này sẽ vô cùng hữu dụng để giúp bạn đọc trở thành “nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc”

Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc
Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc
  • Mã hàng 8935077037371
  • Tên Nhà Cung Cấp Panda Books
  • Tác giả John C Maxwell
  • Người Dịch Thu Trang, Hải Hà
  • NXB NXB Tài Chính
  • Trọng lượng (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì 14.5 x 20.5
  • Số trang 240
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

Đánh giá Sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc
Đánh giá Sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

1 Sách trình bày đẹp, nhiều kiến thức hay.

2 Thời gian giao hàng nhanh, shop đóng gói rất cẩn thận. Sách mới.

3 Chất lượng tốt, giấy trắng, bản in đẹp, ko bị lóa mắt. Rất ưng, sẽ ủng hộ nhiều.

4 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

5 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

Review sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

Review sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc
Review sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc

Quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi chính là quyết định trở thành “Nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc”. Thực tế thì quyết định này cũng không mấy khó khăn. Vốn dĩ tôi là một con người có thiên hướng của người “nghệ sĩ quần chúng”, gần gũi với số đông và dễ dàng có được thiện cảm. Nhưng, có một điều chắc chắn tôi phải khẳng định rằng, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn đang phải cố gắng trau dồi tích cực kỹ năng ứng xử của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã ý thức được rằng mai sau mình sẽ trở thành một mục sư, điều này cũng có nghĩa là tôi sẽ có cơ hội giao tiếp và làm việc với “con người” hàng ngày.

Cha tôi cũng vậy. Bản thân ông cũng là một mục sư. Hơn ai hết, ông hiểu sức mạnh và tầm quan trọng của một mối quan hệ ứng xử xã hội tốt, giàu nhân văn; chính vì vậy, cha đã giúp đỡ tôi phát triển những kỹ năng quan trọng này từ khi còn là một cậu bé. Ông dẫn dắt tôi, trao tôi kho tàng kiến thức là những cuốn sách quý. Và, cho đến thời điểm tốt nghiệp cấp ba thì tôi cũng đã có cơ hội trải qua hai khoá huấn luyện của Dale Carnegie về phương thức đắc nhân tâm.

Cha cũng là một người giúp tôi định hình kỹ năng ứng xử trong xã hội. Điều đáng trân trọng ở đây là, khác với tôi, cha tôi hoàn toàn không phải “quần chúng” một cách bản năng. Trong khi tính khí tôi lúc nào cũng đầy niềm tin và hi vọng thì ông lại thuộc về thế giới của sầu muộn. Nhân chi sơ, tính bản thiện, tôi được sinh ra là con người lạc quan, đối ngược với xu thế bi quan của cha mình. Nhưng, chính bản thân ông chứ không phải ai khác, đã tự rèn luyện mình để trở nên hoà đồng và suy nghĩ tích cực. Ông mãi là nguồn cảm hứng khích lệ của tôi trong cuộc sống này.

Nếu bạn là một con chiên ngoan đạo của Chúa, hẳn bạn cũng cần trở thành con người của quần chúng như chúng tôi. Chúa Jesus thúc giục chúng ta, người với người phải yêu thương nhau (John 13:43). Và thánh John lý giải rằng nếu chúng ta thật sự yêu mến Chúa, thì chúng ta cũng phải biết yêu thương những người anh em của mình (1 John 4:20-21).

Tin tốt lành là dưới sự giúp đỡ của Chúa, dù bạn xuất thân ở tầng lớp cao hay thấp, tính cách như thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng có thể học để trở thành con người nhân văn – con người của quần chúng. “Để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc” là cuốn sách đầu tiên tôi viết về các mối quan hệ trong đời sống. Cuốn sách bao gồm 11 bài học tiên quyết giúp chúng ta trở nên thành thạo hơn trong việc kết nối, giao thiệp và dẫn dắt người khác. Mỗi bài học sẽ đưa ra các quan điểm dựa trên góc nhìn tôn giáo, chứa đựng nhiều lý luận trích dẫn từ Kinh Thánh, giúp chúng ta hiểu thêm về những gì Chúa răn dạy ta khi giao tiếp giữa người với người.

Tôi tin tưởng rằng bạn ắt sẽ thấy cuốn sách này vô cùng hữu hiệu. Và Chúa sẽ phù hộ cho bạn cũng như tất cả mọi người xung quanh ta.

Trích sách:

Chương 1 ĐIỀU GÌ KÉO TÔI XÍCH LẠI GẦN HƠN VỚI MỌI NGƯỜI

Thấu hiểu hơn những phẩm chất tính cách bạn mong muốn ở mọi người

Cốt lõi của cuộc sống chính là con người và cách thức các thực thể này tương tác với nhau trong tổng hoà là các mối quan hệ. Thành công, sự viên mãn hay niềm hạnh phúc, tất cả đều dựa trên khả năng và hiệu quả chúng ta liên kết các yếu tố trong cuộc sống. Cách hữu hiệu nhất để trở thành người có sức lôi kéo là trau dồi và truyền thụ những phẩm chất mà chính chúng ta bị thu hút từ những người xung quanh cho họ.

Trong lúc đang hoàn thiện chương sách này, tôi đã nhận được một tấm thiệp vô danh từ một thành viên trong giáo đoàn của mình. Tấm thiệp quả thật có một ý nghĩa vô cùng to lớn bởi nó là sự phản chiếu rõ ràng nhất tầm quan trọng của những mối quan hệ thân thuộc và đáng quý:

Thế giới sẽ bất ngờ trở nên tươi đẹp và tuyệt vời biết bao khi cuộc đời chúng ta xuất hiện những con người đặc biệt. Họ chắp cánh cho những ước mơ, hi vọng đặc biệt của chúng ta bay xa hơn bằng cách giúp ta nhìn nhận lại và thêm tin tưởng vào bản thân. Họ ban cho chúng ta tình yêu thương và niềm vui sướng trong từng cử chỉ, hành động. Có thể nói, khi họ bước chân vào cuộc đời ta, họ đã dạy ta cách để sống đúng nghĩa.

Liệu đó có phải là minh chứng cho một con người của quần chúng? Thật là một ưu ái lớn lao cho một con người hèn mọn như tôi khi nhận được tấm thiệp tuyệt vời như vậy. Tôi đã nhận ra rằng, nó vô cùng phù hợp với nội dung của chương sách bạn đang đọc, chương sách mà chúng ta sẽ đi phân tích những đặc điểm tính cách chúng ta cần phát huy – những đặc tính mà chúng ta mong muốn ở những người xung quanh.

Tôi từng vô cùng ấn tượng với tấm áp phích của trung tâm thương mại Nordstrom’s, trên đó ghi rằng “Điểm khác biệt duy nhất giữa các hệ thống cửa hàng là cách thức họ giao thiệp với khách hàng”. Đó là một tuyên bố táo bạo. Hầu hết các cửa hàng sẽ chọn cách quảng bá chất lượng sản phẩm hoặc liệt kê ra một loạt các tiêu chí khiến họ nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh. Theo như nhận xét của một nhân viên đối thủ, điều làm nên sự khác biệt giữa Nordstrom’s và các trung tâm thương mại khác là cách định nghĩa sự tập trung. Trong khi các hệ thống cửa hàng khác tập trung vào tầm vóc tổ chức thì Nordstrom’s lại lựa chọn xây dựng dựa trên giá trị con người. Nhân viên của họ được đào tạo kỹ năng phản ứng một cách nhanh nhạy và ân cần khi khách hàng phàn nàn. Và kết quả là, theo như nhà văn Nancy Austin thì “Nordstrom’s không hề có khách hàng, họ chỉ có người hâm mộ”.

Theo một nghiên cứu của TARP, viết tắt của Technical Assistance Research Programs – Chương trình nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật, ở Washington, D.C., sẽ chẳng có vị khách hàng nào lại đi phàn nàn về dịch vụ với đội ngũ quản lý của một công ty cả. TARP chỉ ra rằng, dựa trên mức độ nghiêm trọng của sự cố, trung bình một khách hàng sẽ kể lể những kinh nghiệm mua hàng tồi tệ của mình với từ 9 đến 12 người bạn cũng như các mối quen biết. Khoảng 13% khác sẽ tiếp cận vấn đề với hơn 20 người. Hai trong ba khách hàng được phỏng vấn sẽ từ chối thực hiện lại hành vi mua sắm tại cửa hàng này. Nhưng, điều tồi tệ hơn là lãnh đạo không bao giờ biết được lý do.

Công ty nào cũng mắc lỗi ít nhất một vài lần, nhưng, đối với khách hàng, điều quan trọng là cách thức nhà cung cấp phản hồi mỗi khi có sự cố. Đó chính là bí quyết thành công của Nor- dstrom’s. Nghiên cứu của TARP cũng chỉ ra rằng 95% khách hàng từng gặp sự cố với dịch vụ sẽ quay lại nếu vấn đề của họ được giải quyết nhanh chóng. Đáng mừng hơn là họ sẽ sẵn sàng khoe trải nghiệm thú vị này với 8 người bạn của mình. Vì vậy, mẹo nhỏ cho các cấp quản lý cũng như nhân viên bán hàng là hãy cho khách hàng dư dả thời gian để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình và chờ đợi phản hồi.

Nội dung chương này chắc chắn không phải bàn đến các trung tâm thương mại hay độ thoả mãn của khách hàng, nhưng chúng ta có thể rút ra một vài nguyên tắc xử thế từ những thống kê này:

Liệu chúng ta đã có những phản hồi nhanh nhạy tới những người cần đến chúng ta?

Chúng ta đã thực sự đối mặt và suy xét vấn đề?

Chúng ta đã cởi mở trao đổi về cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt?

Chúng ta đã biết cung cấp những lợi ích nhằm xoa dịu sự nghi ngờ của khách hàng hay chúng ta chỉ nghĩ đến điều tiêu cực nhất?

Quy tắc vàng

Vậy đâu là chìa khoá để kết nối với mọi người? Hãy đặt mình vào vị thế của họ thay vì để mặc họ như vậy mà đánh giá. Chúa đã đặt ra một quy tắc hoàn hảo trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa con người với con người. Chúng ta thường gọi nó là Quy tắc Vàng, một tên gọi xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17. Cuối bài thuyết giảng trên đỉnh thiêng, Chúa đã gói gọn những triết lý thâm thuý về quy tắc ứng xử của con người bằng câu kết “Bởi vậy, hãy đối xử với người khác giống như cách chúng ta mong họ đối xử lại với mình” (Matt. 7:12).

Chỉ trong một câu mệnh lệnh ngắn gọn này, Chúa đã răn dạy chúng ta hai điều quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ trong xã hội. Trước tiên, chúng ta cần quyết định cách thức chúng ta muốn người khác đối xử với mình. Sau đó, chúng ta cần đối xử với họ theo cách mà chúng ta mong muốn trong quyết định của mình.

Gần đây, tôi có dẫn con gái tôi, Elizabeth, đi ăn trưa lại một nhà hàng. Cô bồi bàn với nhiệm vụ hiển nhiên là chăm sóc, quan tâm tới mọi người, thì lại làm chúng tôi cảm thấy như những vị khách phiền hà. Cô ấy cộc cằn, trái tính và bất hợp tác. Hầu hết khách hàng ngày hôm đó đều nhận ra dường như cô gái đang phải trải qua một ngày rất tồi tệ. Elizabeth ngẩng lên nhìn tôi và nói “Bố, cô ấy thật là cộc cằn, phải không bố?”. Tôi chỉ biết gật đầu đồng ý với đôi chút khinh thị.

Đến giữa bữa ăn thì tôi muốn cố gắng giúp người phụ nữ này thay đổi thái độ thiếu nhã nhặn kia. Rút ra tờ giấy bạc 10 đô-la, tôi nhẹ nhàng nói “Phiền cô giúp tôi một việc được không? Tôi muốn đổi một ít tiền lẻ cho tờ 10 đô-la này bởi tôi muốn đưa cô một khoản tiền boa hậu hĩnh cho bữa ăn ngày hôm nay”. Cô gái nhìn tôi, ngẩng lên ngẩng xuống không tin vào mắt mình và sau đó tiến nhanh về phía quầy thu ngân. Sau khi đổi tiền xong, cô ấy dành mười lăm phút tán gẫu với chúng tôi. Tôi cảm ơn cô vì sự phục vụ và không quên ca ngợi sự nhiệt tình và tầm quan trọng của cô trong nhà hàng cùng với kha khá tiền boa.

Khi chúng tôi rời nhà hàng, Elizabeth đã nói với tôi: “Bố, bố có để ý cô ấy đã thay đổi thái độ thế nào không?”.

Chớp lấy thời cơ, tôi nói với cô con gái “Elizabeth, nếu con muốn mọi người cư xử tốt với mình, hãy cư xử tốt với họ. Sau nhiều lần, con sẽ khiến họ thay đổi”.

Elizabeth sẽ không bao giờ có thể quên được bài học này bởi con bé đã trực tiếp chứng kiến được sự thay đổi một cách ngoạn mục xảy ra ngay trước mắt. Người phụ nữ cộc cằn ấy hẳn không xứng đáng nhận được sự đối xử tốt chút nào. Nhưng ngay khi cô ấy nhận được cách ứng xử mà tôi mong muốn và tin tưởng cô ấy có thể trở nên như vậy, trái hẳn với thái độ diễn ra trước đó, cô đột nhiên thay đổi.

Dù bạn ở vị trí nào trong một mối quan hệ, nếu ý thức được tình huống, hãy cố gắng hoà nhã phối hợp để tạo ra một thay đổi tích cực. Nói “không” với việc chỉ tay năm ngón hay thoái thác trách nhiệm, cố gắng đảm nhiệm vai trò chất xúc tác bằng những biểu hiện khởi đầu cho cách cư xử phù hợp. Đừng đặt mình vào vị thế người phản ứng, thay vào đó là vị thế của người khai tâm.

Năm cách bạn muốn người khác cư xử với mình

Sẽ không có bài tập nào giúp tăng cường sức khoẻ cho trái tim bạn tốt hơn là việc hạ mình xuống để vực người khác lên. Hãy nghĩ đến điều này; phần đa những người bạn tốt nhất của bạn là người luôn động viên, khích lệ bạn. Bạn sẽ không xây dựng mối quan hệ khăng khít với những ai hay làm bạn thất vọng. Bạn sẽ tìm cách xa lánh họ và tiến lại gần những người tin tưởng và vực bạn đứng lên mỗi khi gặp khó khăn.

Một vài năm trước, sách của Tiến sĩ Maxwell Maltz, Điều khiển thần kinh học2, là một trong những cuốn sách bán rất chạy. Tiến sĩ Maltz là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, thầy phù thuỷ hô biến những khuôn mặt biến dạng trở nên quyến rũ hơn. Ông quan sát tỉ mỉ từng trường hợp bệnh nhân, khai thác vẻ đẹp của họ cũng như theo dõi từng biến chuyển cải thiện nhan sắc. Bên cạnh công việc của một phẫu thuật gia thành công, Maltz cũng là một chuyên gia tâm lý đại tài, ông nắm rõ được bản chất tự nhiên của mỗi con người.

Một người phụ nữ giàu có rất quan tâm đến người con trai của mình đã tìm đến Tiến sĩ Maltz để xin một vài lời khuyên. Trước đó, bà đã hi vọng rằng con trai mình sẽ nối nghiệp gia đình sau khi cha mất, nhưng khi đến tuổi tiếp quản, người con trai từ chối gánh vác trách nhiệm này và quyết định dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Người mẹ nghĩ rằng Maltz có thể giúp bà thuyết phục cậu con trai rằng quyết định của cậu là vô cùng sai lầm. Vị bác sĩ đồng ý gặp mặt người con và tiến hành hành trình thăm dò lý do của “anh lính trẻ”.

Người con trai phân bua “Đáng nhẽ ra tôi rất thích tiếp quản cơ nghiệp của gia đình, nhưng ông không hiểu mối quan hệ giữa cha và tôi tồi tệ thế nào đâu. Ông ấy là một con người quyết đoán và cứng rắn. Mục tiêu của ông là rèn luyện cho tôi sự tự lập, nhưng không may là, cách ông áp dụng mang lại ảnh hưởng tiêu cực. Ông ấy cho rằng cách tốt nhất để trau dồi tính tự lập là không bao giờ buông lời động viên, khích lệ hay khen ngợi tôi. Tất cả những gì ông mong ngóng là tôi sẽ cứng rắn và độc lập. Ông đã mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Ngày nào, chúng tôi cũng chơi bóng ném ở sân vườn với mục tiêu đặt ra là tôi phải đỡ được bóng phất đi 10 lần liên tục. Thường thì tôi sẽ cán được mốc tám hoặc chín, còn quả thứ mười thì sẽ được cố tình vòng qua đầu tôi hay lao về mặt sân. Mọi chiêu trò sẽ được áp dụng để khiến nhiệm vụ bất khả thi”.

Chàng trai trẻ ngập ngừng trong giây lát rồi tiếp tục “Chưa bao giờ ông ấy để cho tôi có cơ hội đón lấy quả bóng thứ mười

– Chưa bao giờ! Và đó có lẽ là lý do vì sao tôi cần phải đứng ngoài công việc kinh doanh này. Tôi cần phải gia nhập nơi cho phép tôi cơ hội để đón lấy quả bóng thứ mười!”.

Người con trai đã được nuôi dưỡng trong cảm giác rằng mình sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo, chẳng bao giờ đạt được yêu cầu để làm hài lòng người cha nghiêm khắc. Tôi sẽ không bao giờ đẩy mình vào cảm giác như vậy, ân hận vì gây ra những tổn thương tâm lý cho vợ tôi, các con và cả những người bạn của tôi khi tước đoạt mọi cơ hội dẫn họ tới thành công.

Khi tôi và Elizabeth chơi bóng ném, tôi thường sẽ là người ném còn cô con gái nhỏ là người đỡ bóng. Tôi nói với con bé rằng cha sẽ phải có trách nhiệm ném trúng quả bóng vào chiếc chày của con. Và, một lần, quả bóng của tôi đã chệch khỏi mục tiêu không dưới hai mươi lần khiến con bé vô cùng tuyệt vọng và tức tối “Con cần một tay ném bóng cừ khôi khác, cha đã không thể ném nổi quả bóng tiếp giáp được chiếc chày!”. Thế đấy, tôi đã chọn thời điểm để hạ thấp khả năng của mình và dẫn đường cho thành công của con bé. Kể từ đó, tôi đã cố gắng và ngày một tốt hơn.

Câu chuyện về Eugene Lang tiếp theo sẽ là ví dụ cuối cùng minh hoạ cho sức mạnh của sự khích lệ. Lang là một doanh nhân thành công. Ông được phong tặng danh hiệu “Người đàn ông thành công của năm” do tạp chí Success bình chọn năm 1986. Dưới đây là trích đoạn trong một bài báo nói về sự động viên, khích lệ của Lang dành cho những người xung quanh:

Người đàn ông ấy đứng giữa sân khấu của khán phòng, mái tóc muối tiêu cùng đường viền ria mép trong bộ trang phục bằng len trau chuốt bộc lộ dáng vẻ của một con người lỗi lạc, trịnh trọng. Ông đưa mắt nhìn lướt khắp căn phòng tràn ngập ánh sáng ẩn trong lớp sơn bong tróc và những chiếc rèm vải cũ sờn. Nhưng, điểm ngắm của ánh mắt ấy lại tập trung vào những con người xuất hiện trong khán phòng.

Khán đài chật cứng bởi những người đàn ông và phụ nữ da màu người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mặc dù rất ít trong số họ có thể nói được tiếng Anh, nhưng chắc chắn tất cả sự tập trung của họ đang hướng về phía người đàn ông trên bục sân khấu. Nhưng bài phát biểu của ông không phải dành cho những con người này. Mối bận tâm của ông là 61 “cử nhân” lớp sáu trong bộ quần áo và chiếc mũ tốt nghiệp màu xanh đang ngồi nghiêm trang ở những hàng ghế đầu kia. Họ là những người “em khoá dưới” của ngôi trường ông đã từng theo học.

Ông bắt đầu “Đây là lần tốt nghiệp đầu tiên trong cuộc đời các bạn, một khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời để bắt đầu những ước mơ. Hãy mơ về con người các bạn trong tương lai, về cuộc sống mà các bạn khao khát xây đắp. Và, hãy tin tưởng vào ước mơ đó. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để làm việc và cống hiến vì nó. Luôn luôn ghi nhớ rằng, mỗi ước mơ đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng và nó là của chính bạn, là tương lai mà bạn mong muốn. Nó luôn đáng để bạn nỗ lực phấn đấu!”.

“Các bạn bắt buộc phải không ngừng học hỏi”, ông tiếp tục. “Các bạn cần tham gia các khoá học: trường trung học cơ sở, cấp ba và sau đó là cao đẳng, đại học. Các bạn có thể đi học đại học. Không, các bản phải như vậy. Hãy cố gắng trụ vững và ta sẽ…”. Diễn giả ngừng một lát và rồi, như thể đầy phấn khích bỗng tuyên bố “Và ta sẽ trao cho từng người trong các cháu những xuất học bổng đi học đại học”.

Bầu không khí im lặng trong trong giây lát và rồi một niềm hân hoan bao trùm lấy đám đông. Tất cả mọi người trong khán phòng đứng dậy, nhảy múa, chúc tụng, vẫy tay, thậm chí là ôm chầm lấy nhau. Những ông bố, bà mẹ tìm cách chạy thật nhanh đến chỗ các con yêu. Một bà mẹ vỡ oà: “Ông ấy vừa nói gì vậy con?”, bà nói bằng tiếng Tây Ban Nha. Cô con gái gào lên sung sướng, chạy ào tới vòng tay của cha mẹ: “Đó là tiền, mẹ ạ. Chúng ta sẽ có tiền để con theo học đại học!”.

Sự kiện này xảy ra tại một ngôi trường tiểu học, nơi một làng quê nghèo khắp các ngõ ngách lan tràn những con ma men và dịch bệnh ở Harlem. Và, người diễn giả, không ai khác chính là Eugene Lang, người đàn ông 53 tuổi đời và đã từng tốt nghiệp trường này trước kia. Đó là ngày 25/06/1981. Và câu hỏi đặt ra là liệu người đàn ông nhân hậu và tự tin, Lang, người không ngừng tin tưởng rằng “mỗi cá nhân đều mang trong mình một tâm hồn với giá trị và cốt cách vô giá” có thực hiện lời hứa của mình.

Ông ấy đã làm và vẫn đang tiếp tục làm. Trong số 61 “cử nhân tiểu học” năm nào, 54 người vẫn còn giữ liên lạc với Lang, 90% đã tốt nghiệp cấp ba hoặc tương đương, 60% tham gia các khoá học cao hơn. Trong thời kỳ đó, với hoàn cảnh xã hội đương thời, khi mà tỷ lệ bỏ học cấp ba lên đến 90% thì đó quả là thực tế đáng ghi nhận.

Lang đã thành lập ra Quỹ “Tôi có một ước mơ” (Nguyên gốc: “I Have a Dream”) và cho đến ngày nay, rất nhiều doanh nhân khác từ khắp các nơi cũng thực hiện công vụ đi đến những lớp học tương tự để trao những học bổng vượt khó. Thậm chí, Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng ghi nhận và tái sử dụng ý tưởng này của Lang trong một chương trình giáo dục mang tầm quốc gia có tên gọi là GEAR UP, chính thức bắt đầu vào năm 1998.

Tất cả mọi người, ai cũng cần được động viên, khích lệ. Eu- gene Lang đặt niềm tin vào những đứa trẻ này và thực tế sự quan tâm ấy đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của họ. Dưới đây, chúng ta cùng xem một bài báo tiếp tục mô tả tầm ảnh hưởng của Lang:

Những người học trò của Lang đã tự tin trở thành kỹ sư, chuyên gia máy tính hay doanh nhân ở đa dạng cấp độ và ngành nghề. Lang cho biết thêm 25 người khác sẽ theo học đại học vào năm nay, số khác sẽ tốt nghiệp cấp ba và tham dự các khoá đào tạo nghề để cuối cùng, ai cũng có công ăn việc làm. Charles Murray của Viện Nghiên cứu chính trị Manhaattan (The Manhattan Institue of Policy Research), tác giả của cuốn sách Mất gốc (Nguyên gốc: Loosing Ground) đã từng than phiền rằng những người cùng khổ đang dần mất đi động lực để leo lên nấc thang của thành công. Và giờ, ông đã quan sát và thừa nhận “Cách tiếp cận của Lang là hoàn toàn đúng đắn”.

Ari Alvarado đã từng bày tỏ quan điểm dưới góc độ một người học trò từng nhận được sự hỗ trợ của Lang như sau: “Tương lai đang vẫy gọi tôi, và đó là cảm giác vô cùng tuyệt vời”. Nếu chương trình này được triển khai, nó có thể viết nên câu chuyện về sự thành công sau cuối của chủ nghĩa tư bản, giống như George Gilder đã từng chỉ ra rằng, gốc rễ của chủ nghĩa tư bản không phải nằm ở sự tham lam, nó là sự cho đi: Nhà tư bản đúng nghĩa là người sẽ đầu tư tiền bạc và nguồn lực ngày hôm nay với mong muốn sẽ nhận lại được thành công ở một tương lai bất định. Đó chính xác là những gì Eugene Lang đã, đang và sẽ làm; và rất có thể các học trò của ông sẽ tiếp bước. “Tôi muốn trở thành một người bác sĩ thật giỏi để mà sau này tôi có thể đỡ đầu cho một lớp học bằng chính nguồn lực của tôi (như Lang đã làm). Hãy thử nghĩ xem, nếu tất cả chúng ta đều có khả năng đỡ đầu những lớp học của riêng mình thì…mô hình này sẽ được nhân rộng ra khắp thế giới”, Alvarado lạc quan chiêm nghiệm.

Đây cũng chính là tâm nguyện của Eugene Lang: “Chúng ta cần tạo ra những cơ hội để có thể làm việc với hi vọng, khao khát và với tất cả sự tôn trọng dành cho chính bản thân mình. Bù lại phần thưởng là gì ư? Sẽ không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được niềm hạnh phúc khi có một người trẻ tuổi nắm lấy tay bạn, mỉm cười vì bạn đã truyền đạt cho họ những giá trị mới, nắm bắt được trái tim và trí óc họ. Trải nghiệm tuyệt vời nhất trong đời người chắc hẳn là được nhìn thấy thế hệ trẻ với những khao khát mới”.

Những người hạnh phúc nhất thế giới là người đã dùng phần lớn thời gian của mình dành cho người khác. Trái lại, những người ít hạnh phúc nhất là người luôn luôn chìm trong sự hoài nghi liệu cả thế giới này sẽ phải thay đổi thế nào để khiến chính họ cảm thấy hạnh phúc. Khi được hỏi về công việc mà một người cô đơn và không hạnh phúc nên làm, Karl Menniger, một chuyên gia tâm thần học đại tài đã chỉ ra: “Hãy bước ra khỏi cửa, đi bộ qua đường, tìm kiếm những mảnh đời đang chịu tổn thương và giang tay giúp đỡ họ”. Hãy quên đi sự đáng thương của bản thân và rộng lòng giúp đỡ mọi người.

William James từng nói “Khao khát được công nhận là khao khát thuộc về bản năng trong thẳm sâu mỗi con người”.

Bạn đã từng được nghe tới câu chuyện kể về một chính trị gia trẻ tuổi trong buổi gặp gỡ công chúng đầu tiên của chiến dịch tranh cử? Anh ta đã vô cùng nôn nóng, mong muốn tạo được ấn tượng tốt đẹp với số đông cử tri, thế nhưng khi xuất hiện, hoá ra chỉ có một người đàn ông duy nhất đang ngồi dưới khán đài. Vị chính trị gia trẻ tuổi chờ đợi, mong mỏi sẽ có nhiều người tham dự hơn nữa, nhưng kết quả vẫn không có gì thay đổi. Cuối cùng, anh ta cất tiếng hỏi vị khán thính giả duy nhất của mình: “Hãy nhìn xem, tôi chỉ là một anh chính trị gia trẻ tuổi mới bắt đầu chập chững bước vào chính trường. Ông có nghĩ rằng tôi vẫn nên thực hiện bài nói của mình không hay nên hoãn buổi gặp gỡ cử tri này lại?”.

Người đàn ông nghĩ ngợi một lúc rồi đáp lại “Thưa Ngài kính mến, tôi chỉ là một tay chăn bò. Tất cả những gì tôi biết chỉ là về những con bò mà thôi. Dĩ nhiên, tôi biết chắc chắn rằng nếu tôi mang một xe cỏ lớn xuống cánh đồng mà chỉ có duy nhất một con bò tiến lại thì tôi cũng sẽ cho nó ăn”.

Bài học: Chúng ta không thể đánh giá thấp giá trị sức mạnh của một con người đơn lẻ.

Sau khi nhận được lời khuyên từ người chăn bò, chính trị gia bắt đầu diễn thuyết và nói liên tục trong hai giờ đồng hồ, mặc cho người nông dân ngồi dưới thất thần. Kết thúc, anh ta cất tiếng hỏi người đàn ông xem bài nói của anh có thuyết phục không.

Người chăn bò từ tốn đáp lại: “Thư Ngài kính mến, tôi chỉ là một tay chăn bò. Tất cả những gì tôi biết chỉ là về những con bò mà thôi. Dĩ nhiên, tôi biết chắc chắn rằng nếu tôi mang một xe cỏ lớn xuống cánh đồng mà chỉ có duy nhất một con bò tiến lại thì tôi cũng sẽ không ngu dại gì mà nhét cả đống cỏ khô cho nó”.

Bài học: Đừng bao giờ lợi dụng bất kỳ một ai

Sau khi phân tích rất nhiều kết quả khảo sát, J. C. Staehle đã tìm ra rằng nguyên nhân gây ra tình trạng náo động, bồn chồn không yên giữa các nhân viên bao gồm những ý sau (được liệt kê theo thứ tự quan trọng):

Chú ý, từng hạng mục trên đây sẽ giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của từng người nhân viên. Chúng ta đang đề cập tới những người cần đến sự công nhận. Tôi cố gắng áp dụng quy luật này với từng người tôi có cơ hội tiếp xúc. Chỉ trong vòng 30 giây đầu tiên, tôi sẽ cố gắng tìm cơ hội để chứng tỏ cho họ thấy tôi trân trọng và đánh giá cao sự góp mặt của họ như thế nào. Nó sẽ là bước đệm tình cảm cho những giao thiệp sau này giữa chúng tôi. Ngay cả chỉ một cử chỉ nhỏ xã giao cũng đủ để người đối diện bạn cảm thấy được quý trọng.

Hãy đối xử với mọi người như cách mà bạn muốn được nhận lại. Coi họ là những vị khách quan trọng và họ sẽ hành xử đáp lại theo đúng cách bạn dắt lối cho họ. Đa số chúng ta đều có những suy nghĩ, đánh giá rất tốt về xung quanh nhưng hiếm ai biết được suy nghĩ đó của bạn. Chúng ta đều kiệm lời tán dương. Suy nghĩ sẽ chỉ là suy nghĩ mà thôi, nó chỉ biến thành giá trị khi chúng ta biết truyền tải thông điệp tới mọi người.

Hầu hết những rắc rối tình cảm cũng như căng thẳng đều khởi nguồn từ những xung đột chưa được giảng hoà hay cách xây đắp mối quan hệ không phù hợp. Cũng chính bởi vậy mà rất nhiều người trong chúng ta trong thâm tâm đều có một mong muốn là được tha thứ một cách triệt để. Tha thứ và được tha thứ là thứ gia vị cơ bản và cần thiết để gây dựng nên một mối quan hệ gắn bó keo sơn nào. Tha thứ giải phóng con người khỏi cảm giác tội lỗi, giúp chúng ta giao tiếp với đối phương một cách tích cực hơn.

Trong một câu chuyện ngắn của mình với nhan đề “Thủ đô của thế giới” (The Capital of the World), Earnest Hemingway đã kể cho chúng ta câu chuyện ở xứ Tây Ban Nha về người cha và cậu con trai đang tuổi vị thành niên. Mối quan hệ giữa hai cha con họ vô cùng căng thẳng, và cuối cùng, khi xảy ra rạn vỡ thì người con đã bỏ nhà ra đi. Người cha đã lao vào một cuộc tìm kiếm dai dẳng đứa con trai ngỗ ngược bị mất tích nhưng vẫn bặt vô âm tín. Cực chẳng đã, ông đành tìm cách đăng báo tìm người trên tờ Madrid. Tên cậu con trai là Paco, một cái tên vô cùng phổ biến tại Tây Ban Nha trong khi mẩu tin chỉ đơn giản ghi rằng “Paco yêu quý của cha, hãy đến gặp cha trước cổng toà soạn báo Madrid vào chiều ngay mai. Cha tha thứ cho toàn bộ lỗi lầm con đã gây ra. Cha yêu con”. Theo lời kể của Hemingway, chiều ngày hôm sau, khoảng 800 Paco đã có mặt trước cửa toà soạn báo. Tất cả đều tìm đến trong hành trình kiếm tìm sự tha thứ.

Còn vô vàn những cậu bé với cái tên Paco trên thế giới này cũng mong muốn nhận được sự tha thứ như cậu bé trong câu chuyện. Hai đặc trưng tuyệt vời nhất của bất kỳ một con chiên Thiên chúa giáo nào chính là sự cho đi và biết tha thứ. Hãy chỉ cho tôi một người nào đó bước đi cùng Chúa, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy họ là người biết cho đi cả trái tim và khoan dung với tất cả những người xung quanh.

Một sự thật đáng buồn là, rất nhiều người trong chúng ta thay vì tha thứ hoàn toàn thì lại cầu nguyện như một bài kinh của người Ai-len:

Xin Ngài hãy để những người yêu quý chúng con tiếp tục sự yêu mến;

Còn những ai ghét bỏ chúng con

Cầu xin Chúa hãy thu phục trái tim họ.

Nếu Chúa không thể khiến trái tim họ cải hoàn

Thì xin Ngài hãy xoay khớp cổ chân họ

Để chúng con nhận ra họ trong bóng dáng của bước đi khập khiễng.

Những người cảm thấy khó tha thứ là những người thiếu quan tâm đến bản thân một cách thực tế. Hoặc là họ quá ư ngạo mạn, hoặc họ quá dễ dàng bị xao động. Có thể, treo mình trong một mối ác cảm đem lại cho chúng ta cảm giác thoả mãn nhưng, sự thật là, chúng ta chỉ đang tự làm tổn thương chính bản thân mình hơn là những gì chúng ta gây ra cho người khác. Nếu ai đó khư khư giữ tính cách này và háo thắng trong một mối quan hệ thì họ đã tự mua dây buộc mình bằng mớ ác cảm đè nén, tự mình tạo cơ hội gia tăng sự căng thẳng cho bản thân.

Một vài tuần trước, tôi có cơ hội gặp mặt một người đàn ông với một tình cảnh vô cùng đáng thương. Cha anh ta bị đột quỵ còn mẹ thì bị tai nạn nghiêm trọng. Cả hai người giờ đây đều là người thực vật và không thể giao tiếp với anh. Có những khoảnh khắc trong cuộc sống, người đàn ông này mong muốn nhận được sự tha thứ từ người cha, người mẹ của mình nhưng trong tình thế này, thậm chí anh ta cũng không dám chắc họ hiểu được những gì anh nói. Hàng ngày, anh đều đến bệnh viện với mong muốn tìm được sự tha thứ nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Niềm hạnh phúc của anh đã bị tước đoạt.

Người đàn ông này cũng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với anh trai. Họ không nói không rằng với nhau suốt hơn hai năm qua. Bản chất vấn đề là do lỗi của người anh trai nên anh bạn tôi hi vọng người anh sẽ là người mở lời trước để hàn gắn mối quan hệ. Tôi đã động viên anh gạt bỏ sự nặng nề trong mối quan hệ với phụ mẫu, đồng thời chủ động là người giảng hoà trước với anh trai.

Ngay Chủ nhật sau đó, anh bạn đã tìm đến tôi, không thốt lên lời nào mà chỉ ôm tôi thắm thiết. Tôi đoán được điều gì đã xảy ra và nói “Anh đã bình thường hoá được mối quan hệ với anh trai đúng không?”.

Anh ta đáp lại “Đúng vậy, tôi đã làm được”. Cảm giác trút bỏ được gánh nặng thể hiện khá rõ qua nụ cười của anh.

Chúng ta thường dành quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi để được tha thứ. Sự khoan dung tha thứ nên được triển khai nhanh chóng và triệt để hết mức có thể. Đừng chần chừ. Đừng tự đẩy mình vào thế của chàng trai trẻ trong câu chuyện trên, khi giờ đây anh ta không còn cơ hội để ngỏ lời với cha mẹ mình. Vì sự chần chừ của mình, anh đã phải trả giá và không bao giờ có thể tận hưởng được khoảnh khắc được cha mẹ tha thứ và hàn gắn mọi quan hệ rạn nứt.

Một trong những cảnh tượng đáng chú ý nhất những năm 1970 là tại lễ tang của Hubert Humphrey *. Ngồi cạnh người vợ yêu quý của Hubert là Cựu Tổng thống Richard M. Nixon, đối thủ chính trường lâu năm của Humphrey và một người đàn ông bị bãi nhiệm bởi Watergate**. Chính Humphrey đã đề nghị Nixon xuất hiện tại vị trí trang trọng này.

Ba ngày trước khi Thượng nghị sĩ Humphrey từ trần, Jesse Jackson*** đã có chuyến viếng thăm ông tại bệnh viện. Humphrey kể với Jackson rằng ông vừa mới gọi điện nói chuyện với Nix- on. Jackson đáng kính biết rõ mối quan hệ trong quá khứ của hai người này và hỏi lý do cho hành động của Humphrey. Dưới đây là những gì Hubert Humphrey trần tình:

Tại thời khắc này, khi mặt trời cuộc đời tôi sắp tắt, tất cả những bài diễn văn, hội nghị chính trị, đám đông quần chúng hay những vụ tranh đấu lớn lao đã lùi vào quá khứ. Những lúc như này, dường như con người sẽ tìm cách giải quyết mọi vấn đề để cảm thấy thanh thản hơn cũng như hướng mình phải níu lại những gì được cho là quan trọng. Và những gì tôi đúc kết được trong cuộc sống này là: sau khi mọi thứ được giãi bày và thực thi, chúng ta cần phải mở lòng tha thứ, bù đắp mất mát và tiếp tục tiến lên.

* Hubert Horatio Humphrey, Jr. (27/05/ 1911 – 13/01/1978) là chính trị gia của Mỹ, đồng thời cũng là Phó Tổng thống thứ 38 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, phục vụ dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson từ 1965 đến 1969. Năm1968, Richard Nixon đã cùng tranh cử giành chức tổng thống với Hubert Humphrey.

** Vụ Watergate là một vụ bê bối chính trị trên chính trườngMỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thốngRichard Nixon phải từ chức.

*** Jesse Louis Jackson, Sr. (sinh ngày08/10/1941) là một nhà hoạt động về quyền bình đẳng của người da đen tại Mỹ và là một người rửa tội trong giáo toàn tôn giáo.

Liệu bạn có biết cách để ra đi một cách vinh quang? Hãy từ bỏ việc ôm ghì lấy những bất công đổ dồn lên bạn. Nếu có khúc mắc với ai đó, hãy chủ động đối mặt với vấn đề và ngỏ lời để được tha thứ.

Có lần tôi đã nhận được một bức thư từ một vị mục sư, người mà đã cùng với những con chiên của mình tham dự một buổi hội nghị của tôi bảy năm trước. Những người khác, họ đều tất thảy hứng thú với những gì đúc rút được. Nhưng vị mục sư thì ngược lại, ông ta dựng lên một bức tường phản đối. Vị mục sư không có gì ấn tượng về bài nói của tôi, thậm chí còn trở nên khó chịu, nhất là khi chịu phải sức ép của số đông muốn ông áp dụng những gì tại buổi hội nghị vào thực tiễn. Cuối cùng, ông chọn cách ra đi. Trong bức thư gửi cho tôi, ông nói rằng ông đã thấy hổ thẹn với tôi trong suốt bảy năm qua và mong muốn nhận được sự tha thứ từ phía tôi. Ngay lập tức, tôi đáp lại vị mục sư rằng mọi thứ đã hoàn toàn chìm vào quên lãng.

Trong suốt quãng đời hoạt động tôn giáo của mình, tôi đã phải trải qua hàng trăm mối quan hệ căng thẳng, mệt mỏi. Tôi đã khiến không ít người phải nguyền rủa tôi, chỉ cho tôi phải đi đâu, cách đi đến đó và cũng không ít người bày tỏ mong muốn được giúp đỡ tôi. Nhưng có một điều, không bao giờ tôi để họ rời đi mà không một lời thông báo rằng tôi rất yêu quý họ. Tôi không hề có ác cảm hay hận thù với ai, nó quá sức chịu đựng của tôi: Nếu bạn không cảm thấy bình yên, thì đó không phải vì ai đó đã cướp đi của bạn mà chính bạn đã từ bỏ nó. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được những gì xảy đến với mình, nhưng chúng ta có quyền quyết định cách ta tiếp nhận nó.

Gần đây, trong lúc tạm dừng công việc để nghỉ ngơi, tôi đã đi bộ sang cửa hàng bánh rán bên kia đường để mua chút đồ uống. Phía trong quầy, một người đàn ông đang ngồi nói chuyện vui vẻ với một cô gái. Nhận ra tôi, anh ta nói: “Thưa Cha, cô ấy đã dành cả buổi sáng ngồi lắng nghe con tâm sự. Con đang kể cho cô ấy nghe chuyện của con”. Lúc đó, tôi nhận ra, việc được lắng nghe một cách chăm chú và hứng thú có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó khiến cho người đàn ông cảm thấy mình được trân trọng.

Mẹ tôi từng là thủ thư ở trường đại học của tôi. Lần nào bước vào thư viện, cảnh tượng hiện ra trước mắt tôi cũng là hàng tá những cô nữ sinh ngồi quây lại chỗ chiếc bàn của bà. Mẹ tôi là một người có sức hút rất mạnh với những lời khuyên luôn được kính cẩn trân trọng, không phải vì bà là một tay diễn thuyết chuyên nghiệp, mà vì bà luôn lắng nghe bằng cái tâm bao la của mình. Nghe và lắng nghe là hai khái niệm có sự khác nhau tương đối. Lắng nghe là việc chúng ta chủ động và mong muốn được nghe. Mẹ tôi là một người sống chan hoà, yêu thương mọi người và luôn mong muốn được lắng nghe họ tâm sự. Ai trong chúng ta cũng thích được quan tâm như vậy.

Càng ở địa vị cao, nắm giữ càng nhiều quyền lực thì con người càng thường dễ đánh mất lòng kiên nhẫn lắng nghe ý kiến, tâm sự của những người cấp dưới, có lẽ bởi trách nhiệm đó không còn cấp thiết nữa. Một lỗ tai điếc là dấu hiệu manh mún của một cái đầu bế quan toả cảng. Họ không biết rằng, càng ở cao thì họ lại càng cần phải dành thời gian lắng nghe người khác nhiều hơn. Càng ở xa chiến tuyến thì họ lại càng phải cần dựa vào người khác để có được nguồn tin chính xác. Xa rời thói quen lắng nghe – tỉ mỉ và khôn ngoan – đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ những nhu cầu thiết yếu và đối mặt với sự phẫn uất trong các quyết định.

Để tôi kể cho bạn nghe một vở kịch trên ti vi mà tôi đã từng xem. Tình huống này chắc chẳng xa lạ gì với số đông các gia đình hiện nay: Người chồng dán mắt vào chương trình truyền hình còn người vợ thì ra sức kéo anh ta vào câu chuyện của mình:

Người vợ: Anh à, hôm nay không có ai đến sửa lỗ hổng đằng sau máy nóng lạnh cả.

Người chồng: Ừ, ừ

Người vợ: Đường ống nước đã vỡ và nước ngập lênh láng hết sàn nhà.

Người chồng: Trật tự nào. Đang hiệp thứ ba rồi, sắp thắng rồi.

Người vợ: Một vài đường dây điện đã bị chập và làm con Fluffy bị giật.

Người chồng: Mẹ nó chứ! Vào rồi.

Người vợ: Bác sĩ thú y nói rằng hi vọng tuần tới nó sẽ khỏi.

Người chồng: Em lấy hộ anh một cốc nước ngọt nhé?

Người vợ: Thợ sửa ống nước nói với em rằng anh ta rất vui vì nhờ có đường ống nhà chúng ta bị vỡ mà giờ anh ta có điều kiện để đi du lịch.

Người chồng: Cô có nghe không đấy? Tôi nói là tôi muốn một cốc nước ngọt!

Người vợ: Và Stanley, em không thể tiếp tục sống với anh nữa, đến lúc em phải đi thôi. Người thợ sửa ống nước và em sẽ bay đến Acapulco sáng mai.

Người chồng: Cô có thể thôi lải nhải đi không và hãy đi lấy cho tôi cốc nước ngọt! Vấn đề ở đây là chẳng ai lắng nghe tôi cả.

Bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu mình bị hiểu lầm? Tâm trạng nào sẽ chế ngự bạn? Cô đơn? Sợ hãi? Thất vọng? Hay Phẫn uất? Đó là những tâm trạng phổ biến của tất cả chúng ta khi đối mặt với thử thách này trong cuộc sống.

“Cha đẻ của nghề quản lý Mỹ”, Peter Drucker thống kê rằng 60% các vấn đề liên quan đến quản lý đều có nguyên nhân xuất phát từ sai lầm trong giao tiếp. Một chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình đầu ngành cũng chỉ ra có đến một nửa số vụ ly hôn là do bất đồng trong tiếng nói. Còn chuyên gia về tội phạm học thì liệt kê được con số 90% các vụ phạm pháp bắt nguồn từ xung đột giao tiếp. Giao tiếp hay truyền thông là nền tảng cốt yếu để tạo nên sự thấu hiểu.

Tóm lại, những gì chúng ta thảo luận từ đầu đến giờ bao gồm. Bạn muốn được:

– Động viên, khích lệ

– Coi trọng

– Tha thứ

– Lắng nghe

– Thấu hiểu

Hãy suy ngẫm về những phẩm chất tính cách trên và cách thức bạn áp dụng vào cuộc sống của mình. Có thể, những gì tôi nói dưới đây sẽ giúp bạn tự thân phát triển những phẩm chất tốt ở mình:

Từ ngữ kém tầm quan trọng nhất:

Tôi (hãy dùng ít nhất có thể).

Từ ngữ quan trọng nhất:

Chúng ta/Chúng tôi (cố gắng tận dụng tối đa cơ hội để sử dụng) – Thông điệp về mối quan hệ.

Hai tiếng quan trọng nhất:

Cảm ơn – Thông điệp về sự coi trọng.

Ba từ quan trọng nhất:

Tôi (đã) tha thứ – Thông điệp về sự tha thứ.

Bốn từ quan trọng nhất:

Ý kiến của bạn (là gì)? – Thông điệp của sự lắng nghe.

Năm từ quan trọng nhất:

Bạn đã làm tốt lắm! – Thông điệp của sự khích lệ, động viên.

Sáu từ quan trọng nhất:

Tôi muốn hiểu bạn nhiều hơn – Thông điệp của sự thấu hiểu.

Trong cuộc sống, có hai loại người chúng ta luôn đối mặt: kẻ thù và những người trí cốt. Với kẻ thù, bạn sẽ có xu hướng tránh xa, cố gắng xây dựng phòng tuyến phòng thủ. Còn nếu bạn coi họ là người trí cốt, bạn sẽ giúp họ phát huy tiềm năng và trở thành tâm giao giúp nhau cùng phát triển. Ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn sẽ là ngay bạn nhận ra rằng “Chúng ta” là hai tiếng quan trọng nhất trong ngôn ngữ.

Thực tiễn áp dụng

Những quy tắc trong quan hệ ứng xử

– Thành công, sự viên mãn hay niềm hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào cách thức bạn ứng xử với mọi người xung quanh.

– Đặt mình vào vị thế của họ thay vì để mặc họ như vậy mà đánh giá.

– Đối xử với người khác giống như cách chúng ta mong họ đối xử lại với mình:

Động viên, khích lệ

Coi trọng Tha thứ Lắng nghe Thấu hiểu

– Nhìn nhận con người như những người bạn trí cốt thay vì đối địch.

– “Chúng ta” là hai tiếng quan trọng nhất trong ngôn ngữ.

Áp dụng vào thực tiễn

Tôi sẽ áp dụng những quy tắc lĩnh hội được trong chương sách này vào các mối quan hệ ứng xử của tôi trong cuộc sống theo những cách sau đây:

Tài liệu tham khảo

Phát triển con người tốt nhất trong bạn (Briging Out the Best in People), Alan Loy McGinnis

Yếu tố tình bạn (The Friendship Factor), Alan Loy McGinnis.

Mua sách Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc” khoảng 67.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Quần Chúng Xuất Sắc Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời