Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Review sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Giới thiệu sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư – Tác giả Klaus Schwab

Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức từ một loạt các công nghệ mới nổi có sức ảnh hưởng – từ trí tuệ nhân tạo đến công nghệ sinh học, các vật liệu tiên tiến đến điện toán lượng tử – sẽ dẫn đến những chuyển biến nhanh chóng trong cách sống của chúng ta, những điều tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuốn Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được viết nhằm giúp độc giả có thêm khả năng tham gia các cuộc đối thoại mang tính chiến lược xoay quanh các công nghệ mới nổi diễn ra trong và ngoài các cộng đồng, các tổ chức và thể chế mà mình là thành viên, giúp độc giả chủ động định hình thế giới phù hợp với những giá trị chung của con người.

Cuốn sách này là sản phẩm của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong cộng đồng đông đảo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đặc biệt, Phần 2 là sự tổng hợp góc nhìn của các nhà lý luận hàng đầu trong các Hội đồng Tương lai Toàn cầu và Mạng lưới Chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Cuốn sách này bổ sung cho cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo hai cách. Thứ nhất, giúp tất cả độc giả – từ các nhà lãnh đạo toàn cầu cho tới những công dân có cùng mối quan tâm – “kết nối thông tin để có được hiểu biết toàn diện và hệ thống” (“connect the dots”), bao gồm việc xác định các vấn đề từ góc nhìn hệ thống và nhấn mạnh sự gắn kết giữa các công nghệ mới nổi, các thách thức toàn cầu và hành động của chúng ta hiện nay. Thứ hai, cho phép độc giả đi sâu hơn vào bản chất của từng loại công nghệ và từng vấn đề quản trị cụ thể, được minh họa bởi các dẫn chứng gần đây và được lý giải qua ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới.

Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
  • Mã hàng 8935280903104
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả Klaus Schwab
  • NXB NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 500
  • Kích Thước Bao Bì 13 x 20.5
  • Số trang 499
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Đánh giá Sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
Đánh giá Sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

1 Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4- Klaus Schwab cùng với Nicholas Davis.Viết với ý muốn trao quyền cho bạn tham gia vào các cuộc đối thoại chiến lược xung quanh các công nghệ mới nổi trong khắp các cộng đồng và tổ chức. Đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và định hình cuộc cách mạng này vì lợi ích của tất cả mọi người đòi hỏi những cách tư duy và hành động mới. Xác định phạm vi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua những sự kiện và ấn phẩm có nội dung sâu sắc, đối đầu với lối tư duy được mất về làn sóng công nghệ mới đang xuất hiện.

2 Cuốn sách thứ 2 mình đọc sau CM4.0 của cùng tác giả. Đọc giúp hình dung về tương lai của cuộc CM4.0 dễ hơn.

3 1 cuốn sách highly recommend nên đọc để hiểu về cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra xq cuộc sống, và để bắt kịp TG.

4 Nội dung sách giúp tôi hình dung được khái quát về những thay đổi khi ứng dụng công nghệ 4.0

5 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.

Review sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Review sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
Review sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Chủ Động Định Hình Một Tương Lai Toàn Diện Và Bền Vững

Mỗi chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức từ một loạt công nghệ mới nổi có sức ảnh hưởng – từ trí tuệ nhân tạo đến công nghệ sinh học, các vật liệu tiên tiến đến điện đoán lượng tử – sẽ dẫn đến những chuyển biến nhanh chóng trong cách sống của chúng ta. Cuốn sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư giúp bạn có thêm khả năng tham gia các cuộc đối thoại mang tính chiến lược xoay quanh các công nghệ mới nổi diễn ra trong và ngoài các cộng đồng, các tổ chức và thể chế mà mình là thành viên.

Chủ động định hình thế giới phù hợp với những giá trị chung của con người.

Phần 1: CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Xác định phạm vi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một chương mới trong sự phát triển của con người, nó ngang tầm với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba, và một lần nữa được thúc đẩy bởi sự ra đời và tương tác ngày càng cao của một tập hợp các công nghệ đặc biệt. Cuộc cách mạng này mới chỉ ở giai đoạn đầu và đang mở ra cho loài người các cơ hội và trách nhiệm không chỉ định hình các công nghệ mới, mà cả mô thức quản trị linh hoạt hơn, các giá trị tích cực làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau. Để có một tương lai thịnh vượng, chúng ta phải:

  • Đảm bảo rằng lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được chia sẻ công bằng.
  • Kiểm soát các tác động ngoại vi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, liên quan đến các rủi ro và tác hại mà chúng có thể gây ra.
  • Đảm bảo rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là do con người dẫn dắt và lấy con người làm trung tâm.

Những gì diễn ra trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây và sự vận động công nghệ đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho thấy bốn nguyên tắc chính đặc biệt hữu ích trong việc xác định một tư duy như vậy. Hãy tư duy theo hướng…

  • Hệ thống chứ không phải công nghệ
  • Trao quyền chứ không phải định đoạt
  • Theo mục đích thiết kế chứ không theo mặc định
  • Giá trị là một đặc trưng, không phải là một “lỗi kỹ thuật” (bug)

Kết nối để có được hiểu biết toàn diện và hệ thống

Kết nối để có hiểu biết toàn diện và hệ thống (hay kết nối hệ thống) và đánh giá sự vận động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng cách nhìn vào các xu hướng và mối liên kết giữa các công nghệ mới nổi, để hiểu chúng liên hệ với nhau và sẽ dần tác động đến thế giới của chúng ta như thế nào. Cách hiệu quả để hiểu sâu hơn về cách mạng công nghiệp lần thứ tư là tiếp cận theo hai mũi nhọn mà chúng ta thường liên hệ tới chiến lược “phóng to, thu nhỏ”. Điều quan trọng là cần đồng thời:

  • Có được mức đánh giá khả thi tối thiểu về một loạt công nghệ cụ thể và năng lực của chúng để hiểu rõ hơn tiềm năng và cách thức sử dụng chúng;
  • Nắm bắt hệ thống bằng cách hiểu về mối quan hệ giữa công nghệ và các thay đổi mang tính hệ thống mà chúng góp phần mang lại.

Chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh mang tính hệ thống hơn bằng cách xem xét bốn cơ chế chung sau:

  • Các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở rộng và thay đổi cơ bản các hệ thống số;
  • Chúng mở rộng theo cấp số nhân, hiển hiện và tư đi vào cuộc sống của chúng ta;
  • Sức mạnh đột phá của chúng được nhân lên bởi cách chúng kết hợp với nhau và mang lại sự đổi mới sáng tạo;
  • Chúng mang lại những lợi ích cũng như thách thức như nhau.

Lợi ích và thách thức của những công nghệ này liên quan đến những vấn đề quan trọng như bất bình đẳng, việc làm, dân chủ, chủ quyền, sức khỏe, sự an toàn và phát triển kinh tế.

“Nhúng” giá trị vào công nghệ

Cả hai quan điểm sai lệch thường thấy về công nghệ đều không góp phần định hướng chiến lược tổ chức hoặc quản trị trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đó là:

  • Công nghệ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và quyết định tương lai của chúng ta.
  • Công nghệ chỉ là công cụ và trung tính về giá trị.

Chúng ta cần thay đổi sang một góc nhìn mang tính xây dựng hơn về các công nghệ để có thể tạo điều kiện cho một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm hơn. Đó là:

  • Tất cả các công nghệ đều mang tính chính trị – chúng là hiện thân của những mong muốn và thỏa hiệp xã hội được thể hiện trong suốt quá trình phát triển và triển khai công nghệ.
  • Các công nghệ và xã hội định hình lẫn nhau theo cách phản chiếu – chúng ta là sản phẩm của công nghệ cũng như công nghệ là sản phẩm mà chúng ta tạo ra.

Nhìn công nghệ theo cách này nhắc chúng ta rằng công nghệ là giải pháp và sản phẩm được phát triển thông qua các quy trình xã hội đã phản ánh các ưu tiên và giá trị hàm chứa trong đó.

Chín điểm uốn để khám phá, đặt vấn đề và tác động đến các giá trị được “nhúng” trong công nghệ. Đó là:

  • Chương trình giáo dục
  • Gây quỹ đầu tư
  • Văn hóa tổ chức
  • Ra quyết định và xác lập ưu tiên
  • Phương pháp vận hành
  • Cơ cấu động cơ kinh tế
  • Thiết kế sản phẩm
  • Cơ cấu kỹ thuật
  • Phản kháng xã hội.

Trao quyền cho các chủ thể liên quan

Cách tiếp cận nhiều bên là điều cần thiết để dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới một tương lai bền vững và toàn diện. Việc đưa các quốc gia đang phát triển vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi:

  • Tăng cường các cuộc đối thoại địa phương và khu vực về hình dung cho tương lai, cách thức để người dân có thể tận dụng được lợi ích của các công nghệ mới nổi;
  • Nghiên cứu các chính sách địa phương, khu vực và toàn cầu về vấn đề đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa, tạo điều kiện cho phép người dân tranh thủ những lợi ích và cơ hội tạo ra nhờ sự xuất hiện của các công nghệ mới.

Vấn đề bảo vệ môi trường trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi:

  • Thiết kế và triển khai các công nghệ mới nổi không chỉ để tránh tác hại mà còn với mục tiêu chủ động hướng tới tương lai là duy trì và cải thiện thế giới tự nhiên;
  • Cơ cấu lại các mô hình kinh tế liên quan đến việc sử dụng và tác động của công nghệ để khuyến khích cả người sản xuất và người tiêu dùng giảm tiêu thụ tài nguyên, đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ bền vững.

Chúng ta phải mạnh dạn đối đầu với các mô hình kinh tế và chính trị hiện tại và định hình lại chúng để trao quyền cho các cá nhân bất kể sắc tộc, tuổi tác, giới tính hoặc xuất thân.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần đặt nền tảng thảo luận với những câu hỏi rộng hơn về các xã hội mà chúng ta muốn sống trong đó.

Phần 2: Công Nghệ, Cơ Hội và Đột Phá

Trong phần 2, tác giả đi sâu hơn vào các công nghệ phi thường, các điều kiện nảy sinh công nghệ đó và cách thức chúng tương tác và mang lại năng lượng cho kỷ nguyên mới này. Quy mô, phạm vi và tốc độ thay đổi mà các công nghệ này mang lại sẽ tác động không chỉ tới các ngành công nghiệp, mà chúng có khả năng thay đổi tiến trình của lịch sử và sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.

Mở rộng công nghệ số và cải tạo thế giới vật chất

Năng lực tính toán kỹ thuật số là công nghệ tổng hợp sau cách mạng công nghiệp lần thứ ba nhờ vào việc giảm kích thước và giá thành theo cấp số nhân của bóng bán dẫn kể từ khi chúng được phát minh năm 1947. Các công nghệ điện toán mới có thể giải quyết một số thách thức, khó khăn hóc búa mà chúng ta gặp phải. Nhưng nếu không có cách tiếp cận quản trị linh hoạt, nhanh nhạy để đảm bảo rằng lợi ích của chúng được chia sẻ và những tác động của chúng đối với an ninh được kiểm soát. Chúng có thể gây ra những rủi ro đáng kể.

Công nghệ blockchain là một dạng sổ cái kỹ thuật số phân tán, cho phép chia sẻ các dữ liệu và thông tin kỹ thuật số một cách an toàn, bảo mật và kín đáo, đảm bảo bản gốc không bị phát tán và do đó giá trị của đối tượng hoặc thông tin kỹ thuật số luôn được đảm bảo.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp khai sinh nền kinh tế kỹ thuật số và sẽ sớm cầu hình lại nền kinh tế vật chất. Nhận thấy những tác động lớn và đột phá của AI đến xã hội, hành tinh và nền kinh tế, một số tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực này như Microsoft, Amazon, Facebook, IBM, Google và DeepMind đã tham gia hợp tác về AI để mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Tác động của AI và robot đến thị trường lao động dự kiến sẽ tăng lên cả ở khu vực các nước đang phát triển và phát triển. Tại Mỹ, ước tính có 10% đến gần 50% công việc có nguy cơ bị tin học hóa. Tại Trung Quốc, Foxconn đã thay thế 60.000 công nhân trong các nhà máy bằng robot trong vòng hai năm. Các mối quan tâm đạo đức về AI và robot là ưu tiên đặc biệt đối với nhiều các nhân và tổ chức. Những mối quan tâm này thường liên quan đến các vấn đề minh bạch, sự đồng ý và các hình thức thiên vị được “nhúng” trong các thuật toán mang lại sức mạnh cho AI.

Cũng như các công nghệ khác của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự kết hợp giữa in 3D với các công nghệ khác như vật liệu tiên tiến, IoT, blockchain hoặc công nghệ sinh học làm tăng cơ hội đổi mới sáng tạo nhưng cũng làm tăng sự cần thiết trao đổi giữa các chủ thể liên quan về an ninh, an toàn và chính sách.

Không giống như blockchain, điện toán lượng tử và can thiệp khí hậu, công nghệ thiết bị bay không người lái đã đi khá xa qua các giai đoạn phát triển. Thiết bị bay không người lái đang được quân đội sử dụng và có sẵn trên thị trường cho mọi người. Ngoài ra, chúng đại diện cho sự hội tụ của các ngành hàng không vũ trụ, khoa học vật liệu mới, robot và công nghệ tự động hóa. Để thành công, việc thiết kế và quản lý công nghệ này phải thể hiện rõ định hướng đặt cộng đồng lên trên hết và phải phản ánh các quan điểm được thông qua ở cấp độ tổ chức.

Các ứng dụng AI càng tham gia nhiều hơn trong việc đưa ra quyết định, các robot chịu sự chi phối của các quyết định này sẽ càng hoạt động tốt hơn cùng với con người và ngược lại.

Thay đổi con người và tích hợp môi trường

Nếu công nghệ sinh học tác động đến xã hội thông qua ứng dụng của chúng trong y học chính xác, nông nghiệp và sản xuất vật liệu sinh học thì công nghệ thần kinh lại tạo ra các cơ hội cho việc cải thiện một loạt các vấn đề thần kinh và thể chất, mở đường cho ngành nâng cao khả năng của con người. Các vấn đề liên quan đến quản trị công nghệ sinh học và công nghệ thần kinh bao gồm tôn trọng các chuẩn mực văn hóa, duy trì các tiêu chuẩn đạo đức, xây dựng niềm tin đối thoại giữa các chủ thể liên quan và quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận, ứng dụng pháp lý mang tính cách mạng thực sự của các công nghệ thần kinh.

Thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) cho thấy triển vọng gia tăng đồng cảm hạnh phúc, cũng như hỗ trợ những người gặp khó khăn về giác quan. Chúng có thể mở ra không gian mới cho truyền thông giáo dục và cho phép mọi người trải nghiệm các nơi khác trên thế giới và cuộc sống hàng ngày của những người khác. Nhưng cũng có những lo ngại về tác động tiềm ẩn của chúng đối với cảm giác ổn định về thực tế vì việc mất đi giác quan tao ra môi trường hấp dẫn cho người dùng.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể giúp nền sản xuất của chúng ta không bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và khí thải nhà kính như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Điều này càng trở nên cấp bách khi dân số thế giới ngày càng tăng, các nền kinh tế đang công nghiệp hóa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nhu cầu năng lượng trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Cần có sự hợp tác của nhiều bên và sự ổn định toàn cầu nếu chúng ta muốn các chính phủ tin tưởng và sẵn sàng cho các khoản đầu tư lớn về dài hạn, trong đó các khung pháp lý và chính sách có tính dự đoán có thể góp phần tạo niềm tin cho sự hợp tác.

Kết luận: Chúng ta có thể làm gì để định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lãnh đạo hệ thống có thể được chia thành ba lĩnh vực trọng tâm: lãnh đạo công nghệ, lãnh đạo quản trị và lãnh đạo giá trị. Lãnh đạo hệ thống đòi hỏi hành động từ tất cả các chủ thể liên quan, bao gồm các cá nhân, nhà điều hành doanh nghiệp, những người có ảnh hưởng xã hội và các nhà hoạch định chính sách.

Trong bối cảnh cần hợp tác để giải quyết vấn đề, tất cả chúng ta đều cùng có trách nhiệm trở thành người lãnh đạo hệ thống và được nếu ở cuối chương này, các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đều phải đóng những vai trò cụ thể ở đây.

Hành động phù hợp trong không gian phức tạp này đòi hỏi một cách nhìn mới về công nghệ, trong đó ghi nhận nhiều khía cạnh của sự thay đổi công nghệ và tìm cách áp dụng những hiểu biết từ góc nhìn này ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức.

Lời kết

Trong 50 năm qua, chúng ta ngày càng nhận thức được mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau giữa xã hội và các công nghệ được tạo ra. Công nghệ khiến chúng ta phải quan tâm chính vì chúng ta xây dựng nền kinh tế xã hội và thế giới quan thông qua công nghệ. Chúng ta định hình cách chúng ta lý giải thế giới, cách chúng ta nhìn những người xung quanh và những triển vọng tương lai của mình.

Sự nhạy cảm với cách công nghệ thúc đẩy sự chuyển đổi xã hội trên quy mô lớn và cách giá trị được “nhúng” vào các công nghệ được tạo ra đã giúp chúng ta nhận ra các tín hiệu của sự đột phá sắp tới. Đây cũng là thông điệp của cuốn sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư.

Mua sách Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư” khoảng 82.000đ đến 104.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Định Hình Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời