Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Review sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Giới thiệu sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba – Tác giả Robert I Sutton

Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Đã bao nhiêu lần bạn phải chứng kiến những hành vi bắt nạt tại nơi công sở; hoặc chẳng may, chính bạn là nạn nhân của những kẻ ti tiện, chuyện giẫm đạp lên người khác để đoạt lấy danh lợi và quyền lực? Hãy tin rằng, bạn không hề cô đơn! Trong cuốn sách đột phá này, Robert I. Sutton của Đại học Stanford sẽ chỉ cho bạn cách tốt nhất để Đối phó với những tên khốn tài ba… và lý giải nguyên nhân vì sao chúng có thể tàn phá tổ chức của bạn khủng khiếp như vậy.

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn:

  • Chiến lược để xác định và loại bỏ ảnh hưởng của lũ người ti tiện
  • Dẫn chứng những ví dụ cụ thể từ các công ty lớn trên thế giới
  • Một bài kiểm tra “chuẩn đoán” và một chương trình để tầm soát “tên khốn nội tâm” trong bạn.

Những kẻ xấu sẽ gây tổn thương nặng nề cho nạn nhân, cho những người ngoài cuộc chịu phản ứng dây chuyền, cho hiệu quả của tổ chức lẫn chính bản thân kẻ đó. Và đây cuốn sách cung cấp hướng dẫn chi tiết cách để bạn làm việc – và sống sót – trong môi trường làm việc chỉ rặt những “tên khốn”, kẻ bạo hành, kẻ đê tiện,…

Ngoài ra, trong cuốn sách sẽ có những điểm nhấn nổi bật khác như: Đưa ra một cái nhìn trực diện về những tên khốn trong môi trường làm việc, chỉ mặt đặt tên và dũng cảm thoát khỏi sự ảnh hưởng của lũ người ti tiện; Nguyên tắc “nói không với lũ khốn”; Mô tả chi tiết đặc điểm và những chiêu thức hạ đẳng của những tên khốn; những ảnh hưởng ghê gớm đới với văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của những công ty chỉ rặt những tên đê hèn; và Mỗi người đều có một tên khốn nội tâm bên trong chính mình. Hãy tầm soát và đừng để nó đi quá giới hạn.

Các đoạn hay trong sách:

– Nếu bạn đã thực sự mệt mỏi khi phải sống trong Thành phố Đểu cáng – nếu bạn không muốn ngày nào cũng phải bước đi trên Đại lộ Khốn khiếp – thì, đúng vậy, nhiệm vụ của bạn là giúp xây dựng và định hình một môi trường làm việc văn minh.

– “…sự khác biệt trong cách đối xử của một người với kẻ yếu thế và kẻ quyền thế là thước đo tính nết con người tuyệt nhất mà tôi biết…”

– Nghịch lý giữa quyền lực và hiệu suất: Họ nhận ra công ty đang và nên có tôn ti thứ bậc, nhưng vẫn làm tất cả những gì có thể để rút ngắn và giảm bớt khác biệt về quyền lực, địa vị giữa các thành viên.

– Những đội nhóm và tổ chức xuất sắc nhất – đặc biệt là những nơi sang tạo nhất – luôn có những con người biết cách đấu tranh 

Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba
Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba
  • Mã hàng 8935251412260
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Robert I Sutton
  • Người Dịch Phong Vân
  • NXB NXB Thế Giới
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 300
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13 x 0.5 cm
  • Số trang 256
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Đánh giá Sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba
Đánh giá Sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

1 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

2 Sách đẹp. Chưa đọc nên chưa biết nội dung như thế nào. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nói chung cực kỳ hài lòng.

3 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.

4 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.

5 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

Review sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Review sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba
Review sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba

Từ mối quan tâm của hàng nghìn độc giả sau bài báo đăng trên Tạp chí Havard Business Review, Robert Sutton, Giáo sư Đại học Stanford đã quyết định viết nên cuốn sách này.

Với cuốn sách, độc giả sẽ nhận biết được đâu là những tên khốn chính hiệu tại các tổ chức/ doanh nghiệp với 12 lối hành xử đặc trưng của chúng; những bất lợi mà chúng mang lại cho đồng nghiệp, nhân viên và toàn bộ tổ chức.

Tiếp đó, tác giả bày cho độc giả những cách thức hữu hiệu để đối phó với các chiêu trò của những tên khốn đáng ghét đó. Mặc dù dầu vậy, nội dung cuốn sách vẫn nghiêng nhiều hơn về các giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng được một văn hóa tử tế với quy tắc nói không với lũ khốn đúng như tên gọi gốc của cuốn sách: The no asshole rule.

Những kẻ luôn thể hiện sự ti tiện ở khắp mọi nơi, khiến những người xung quanh cảm thấy bị chèn ép, xem thường, nhụt chí, được gọi là những kẻ khốn kiếp. Rất nhiều nơi làm việc trên thế giới tràn ngập những kẻ khốn này vì nhiều lý do. Bản thân GS. Robert Sutton cũng đã nhiều lần chạm trán với những kẻ khó chịu này.
Từ năm 1992, khi bắt đầu làm việc tại Khoa Quản lý Khoa học và Kỹ thuật, Trường Đại học Stanford (Mỹ), GS. Robert Sutton được biết nguyên tắc “nói không với lũ khốn” áp dụng tại nơi ông làm việc. Nhờ nguyên tắc đó, cho đến tận bây giờ, khoa của ông vẫn là chốn làm việc vô cùng đoàn kết, bình đẳng.
Nhìn sang danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất – đồng thời hoạt động hiệu quả nhất thế giới – có thể thấy hầu hết doanh nghiệp trong danh sách này cũng áp dụng, duy trì nguyên tắc “nói không với lũ khốn” trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình.

Hãng hàng không Southwest Airlines luôn nhấn mạnh mọi nhân viên đều được tuyển dụng và sa thải vì thái độ, nếu ứng viên thử việc cư xử thô lỗ với một tiếp viên, công ty sẽ lập tức từ chối ứng viên đó. Trong khi đó, Intel, Google thường xuyên tiến hành sàng lọc trong các khâu tuyển dụng và đánh giá hiệu suất, và những người có hành xử ti tiện không thể lọt qua được cửa ải này…

Những bằng chứng sống động cũng như sự phát triển không thể chối cãi của các doanh nghiệp này khiến GS. Robert Sutton tin tưởng rằng “nói không với lũ khốn” chính là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tử tế, đồng thời cũng là phương pháp kinh doanh tốt nhất dành cho các doanh nghiệp.

Và trong cuốn sách “Đối phó với những tên khốn tài ba” của mình, ông đã lần lượt phân tích cho độc giả thấy được sự phiền toái cùng mối đe dọa nghiêm trọng của những tên khốn đối với sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

Ông đưa ra hướng dẫn gồm 10 bước các chủ doanh nghiệp/tổ chức có thể thực hiện để loại bỏ những kẻ khó chịu khốn kiếp và tạo ra nơi làm việc mới hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xuất bản lần đầu năm 2007, chỉ trong một thời gian ngắn cuốn sách Đối phó với những tên khốn tài ba đã trở thành cuốn sách best seller của các tờ báo uy tín: The New York Times, Wall Street Journal, Businessweek; và liên tục được tái bản với hơn 800.000 cuốn sách được bán ra tính đến năm 2017.

Cuốn sách cũng tạo ra các cuộc thảo luận sôi nổi tại hàng trăm ngàn doanh nghiệp/tổ chức trong và ngoài nước Mỹ, đồng thời có ảnh hưởng đáng kể trong các chiến lược tuyển dụng và sa thải nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các đơn vị này.

Thực tế, đây cũng chính là lý do ra đời của cuốn sách thứ hai về chủ đề này của ông, cũng là cuốn sách thứ ba tôi muốn giới thiệu với các bạn.

Dưới đây là trích đoạn của cuốn sách Đối phó với những tên khốn tài ba

Hàng triệu người vẫn đang cảm thấy bị mắc kẹt tại những nơi toàn lũ khốn thống trị. Những nơi nào nhân viên thường xuyên phải đối mặt và chứng kiến trò bắt nạt thường có tỷ lệ bỏ việc cao hơn so với những nơi làm việc văn minh.

Hai nhà nghiên cứu Charlotte Rayner và Loraleight Keashly ước tính 25% nạn nhân và 20% nhân chứng của trò bắt nạt đã bỏ việc so với tỷ lệ thông thường là khoảng 5%. Nhưng các con số còn cho thấy hầu hết những người bị bắt nạt vẫn ngoan cố chịu đựng và bám trụ với công việc. Nhiều người mắc kẹt trong môi trường làm việc đồi bại vì nguyên nhân tài chính – họ không có lối thoát dẫn đến công việc mới, chí ít là một công việc với mức lương phù hợp. Ngay đến công việc tốt tại môi trường văn minh thì vẫn có giai đoạn người lao động bị lũ người ti tiện xâm phạm, đặc biệt là người làm các công việc dịch vụ. Tiếp viên hãng hàng không JetBlue, thu ngân 7-eleven, nhân viên pha cà phê của Starbucks, nhân viên hóa trang của Disneyland kể rằng đôi lúc họ buộc phải chịu đựng những khách hàng khó chịu.

Ngay cả những người dự định rời khỏi môi trường làm việc quỷ quái vẫn phải chịu sự bạo hành hàng tuần, hàng tháng trước khi ra đi. Một độc giả của Havard Business Review gửi đến tôi câu chuyện rằng, công ty phần mềm của anh có lũ đểu cáng trong cấp quản lý chuyên chèn ép nhân viên và khiến họ cảm thấy mình là “đồ bỏ”. Thế nên những lập trình viên giỏi nhất cứ lần lượt dứt áo ra đi sau khi tìm kiếm được một công việc khác.

Mọi người cố gắng chịu đựng nạn bạo hành một thời gian để hoàn thành dự án, nhận tiền thưởng cuối năm, hoặc mua xong cổ phiếu hay tiền quỹ hưu trí. Song dù “đánh nhanh rút gọn” hay đang đối diện với với bản án dài (chung thuyền với đám đều cảng), bạn vẫn có thể có được kết quả tốt hơn trong hoàn cảnh xấu đó.

Hãy xem chiến lược do một giám đốc tại thung lũng Silicon sử dụng để tồn tại giữa những đồng nghiệp thấp hèn. Tôi gọi cô ấy là Ruth. Trong buổi đầu sự nghiệp, Ruth rất rối trí vì trò đấu đá ti tiện với một “băng nhóm khốn kiếp”, thường xuyên hạ nhục ngắt lời và trừng mắt nhìn cô trong các cuộc họp. Họ không ngừng chỉ trích những việc cô làm và bác bỏ các giải pháp cô đưa ra, đồng thời chỉ chăm chăm ủng hộ ý kiến của họ.

Họ đề xuất những giải pháp cứng rắn như sa thải nhân viên kém hiệu quả, nhưng lại buộc cô phải làm những việc “gây thù chuốc oán” ấy thay cho họ. Những kẻ đập bàn rỗng tuếch này cũng ngồi “chỉ tay năm ngón” yêu cầu Ruth thực hiện hết việc này đến việc khác, rồi phê bình cô vì đã làm chính xác những gì họ yêu cầu.

Ruth đã cố gắng chống trả và tuy đã an toàn vượt qua dông bão và giữ được vị trí của mình, nhưng cô đã bị bào mòn sự tự tin và kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cô bị sút cân và mất ngủ hàng tháng trời sau những trò bạo hành mà cô phải chịu đựng dưới tay lũ người đểu cáng ấy.

Ba năm sau tình trạng đối kháng tương tự lại nhen nhóm một lần nữa, khi những kẻ đáng khinh tiếp tục dùng những chiêu trò bẩn thỉu y như cũ.

Lần này Ruth đã cảnh giác và quyết tâm không để họ chạm đến mình. Chiến thuật đối phó của Ruth lấy cảm hứng từ lời khuyên của một hướng dẫn chèo thuyền trên sông khi cô còn lại thiếu nữ. “Nếu em bất cẩn rơi xuống nước thì đừng cố chống cự, cứ nương theo phao cứu sinh và duỗi hai chân ra trước. Như thế nếu chẳng may bị xô vào đá, em có thể dùng chân chuyển hướng, để vừa bảo vệ được đầu vừa tiết kiệm được sức lực”.

Và đúng như thế Ruth đã rơi khỏi thuyền giữa dòng nước xiết của con sông American tại California được mệnh danh là Hầm thải của quỷ Satan. Lời khuyên của hướng dẫn viên ứng nghiệm hoàn hảo: Sau một hành trình dài giữa thác ghềnh với đôi chân luôn hướng về phía trước Ruth đã an toàn trôi tới dòng chảy êm đềm của con sông và leo trở lại lên thuyền.

Ruth nhớ lại sách lược này khi cô mắc kẹt trong một hầm thải khác: cô cùng một số người khác bị công kích cá nhân, nhìn đều và đổ lỗi trong một cuộc họp. Thói khốn kiếp lây lan nhanh như đám cháy, thậm chí còn kéo theo những người vốn khá tử tế và biết điều. Ruth duỗi căng hai bàn chân dưới gầm bàn để hình ảnh lướt thuyền trên sông ùa vào trí nhớ. Cô tự nhủ “mình vừa bị lũ khốn này ném ra khỏi thuyền”, và nhận ra “nhưng mình biết cách vượt qua đoạn đường này để sống sót”.

Thay vì xem bản thân là nạn nhân Ruth cảm thấy mình thật mạnh mẽ và quyền năng. Cô nhận ra nếu mình đừng hoảng sợ và “duỗi chân ra trước” cô sẽ có đầy đủ sức mạnh để an toàn thoát khỏi rắc rối, đối phó với tương lai phía trước.

Sau cuộc họp cô đã chia sẻ sách lược của mình với một đồng nghiệp cũng bị nói xấu và bắt nạt và nó cũng hiệu nghiệm với vị giám đốc này. Thay vì cảm thấy mình yếu đuối và không đủ sức chống trả, họ lựa chọn đánh bật những hòn đá ngắn đường mà lũ đều cáng đẩy xuống. Cả hai cứ đều đặn gửi lời nhắc nhở cho nhau, nhắn nhủ “hãy cứ duỗi chân ra trước”, điều đó tiếp thêm sự tự tin cho họ.

Thay vì hạ thấp bản thân để rồi bị lây nhiễm thứ nọc độc mà lũ người đáng kinh tởm nôn ra, họ vẫn giữ bình tĩnh và giúp nhau an toàn vượt qua sóng gió. Họ tìm ra nhiều cách để khéo léo phơi bày nội tâm độc địa của lũ khốn, vạch trần tổn thương chúng gây ra cho nạn nhân cũng như công ty. Ruth cùng đồng nghiệp đã trỗi dậy từ khó khăn với nguồn năng lượng dồi dào cùng thái độ tự tin để tìm kiếm công việc mới.

Chiến lược “Hầm thải quỷ Satan” của Ruth bao hàm hai yếu tố then chốt, giúp sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân không bị bào mòn, cũng như giúp họ vẫn hoàn thành tốt công việc ngay cả khi bị vây quanh bởi lũ khốn.

Đầu tiên Ruth học cách đóng khuôn sự ti tiện mà cô phải đối mặt, để giúp mình tách biệt cảm xúc khỏi lũ khốn, thậm chí hoàn toàn không quan tâm đến những gì đang diễn ra. Thứ hai Ruth không chống lại thế lực mà cô không thể khống chế. Thay vào đó, cô tập trung thực hiện những kế sách nhỏ nhằm kiểm soát từng phần bao gồm: giúp những nạn nhân giống mình đương đầu với lũ đểu cảng khi truyền dạy chiến thuật cho họ, ủng hộ họ về mặt tinh thần và tập trung giúp đỡ những người tử tế khác trong công ty.

Ruth cũng lựa chọn những trận đấu nhỏ mà cô có thể chiến thắng, rồi từng bước làm suy yếu thế lực của những kẻ tồi tệ. Thay vì dốc hết sức cho một cuộc chiến lớn mà cô chắc chắn mình sẽ thua, kiệt sức và đánh mất quyền tự do như lần đầu tiên, lần này Ruth đã đủ sáng suốt để tìm kiếm những chiến thắng nhỏ nhằm bảo toàn lòng tự tin cũng như quyền kiểm soát của mình. (Và bạn cũng có thể học theo cách của cô ấy để đối phó với những tên khốn kiếp tại nơi làm việc của mình)

Mua sách Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba” khoảng 61.000đ đến 86.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời