Hiệu Ứng Lan Truyền

Review sách Hiệu Ứng Lan Truyền

Giới thiệu sách Hiệu Ứng Lan Truyền – Tác giả Jonah Berger

Hiệu Ứng Lan Truyền

Sử dụng sức mạnh của truyền khẩu, trực tuyến hay ngoài đời, đòi hỏi ta phải hiểu về việc tại sao mọi người nói về những điều đó và tại sao một số thứ lại được nói và chia sẻ nhiều hơn những thứ khác. Trong một buổi tiệc, bạn có thể sẽ nói về một bộ phim hay về một đồng nghiệp. Bạn có thể trao đổi các câu chuyện về việc đi du lịch, nhắc đến con của một ai đó, hoặc phàn nàn về thời tiết đột nhiên ấm bất thường.

Tại sao? Bạn có thể nói về bất cứ thứ gì. Có cả tỉ chủ đề, ý tưởng, sản phẩm và câu chuyện khác nhau để bạn bàn tán. Tại sao bạn lại nói về những thứ nhất định đó? Tại sao lại là câu chuyện, bộ phim hay đồng nghiệp đó mà không phải là câu chuyện khác, bộ phim khác hay đồng nghiệp khác? Một số câu chuyện có tính lan truyền nhiều hơn, một số tin đồn có khả năng lây lan cao hơn. Một số nội dung trực tuyến trở nên phổ biến, trong khi một số khác không bao giờ được lan truyền. Một số sản phẩm được truyền khẩu rất nhiều, trong khi một số khác không được nhắc đến. Tại sao? Điều gì khiến cho một số sản phẩm, ý tưởng và hành động được nói đến nhiều hơn?

Tất cả những điều đó sẽ được giải thích trong Hiệu ứng lan truyền. Ngoài ra cuốn sách này sẽ làm sáng tỏ những quy trình tâm lý và xã hội học đằng sau khoa học của sự lan truyền xã hội qua sáu nguyên lý bao gồm:

Sự Công nhận Xã hội, Sự Kích hoạt, Cảm xúc, Công khai, Giá trị Thực tế và Những câu chuyện. Đồng thời, thông qua việc giải thích các hiện tượng lan truyền trong xã hội, tác giả cũng đưa ra cách thức kết cấu nên những câu chuyện, thông điệp, quảng cáo và thông tin để mọi người phải chia sẻ chúng cho dù đó có nhiều bạn bè hay không.

Dù là giám đốc một công ty lớn, hay chủ một công ty nhỏ đang cố gắng nâng cao nhận thức về công ty mình, một chính trị gia vận động bầu cử hoặc một quan chức y tế đang cố gắng thúc đẩy một thông điệp, thì cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu cách làm cho sản phẩm và ý tưởng trở nên lan truyền – cách cấu thành những câu chuyện, thông điệp, quảng cáo và thông tin để mọi người chia sẻ chúng rộng rãi.

Hiệu Ứng Lan Truyền
Hiệu Ứng Lan Truyền

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Hiệu Ứng Lan Truyền
  • Mã hàng 8936037711720
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả Jonah Berger
  • NXB NXB Công thương
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 320
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 x 0.5 cm
  • Số trang 311
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Hiệu Ứng Lan Truyền

Đánh giá Sách Hiệu Ứng Lan Truyền
Đánh giá Sách Hiệu Ứng Lan Truyền

1 Sau khi đọc cuốn này, việc làm cho sản phẩm, thông tin hay thương hiệu trở nên viral sẽ dễ dàng hơn nhiều. 6 yếu tố của sự lan truyền: sự công nhận xã hội, sự kích hoạt, cảm xúc, công khai, giá trị thực tế, và câu chuyện được tác giả phân tích kĩ càng và cho rất nhiều ví dụ cụ thể, case study trong marketing,… nhưng vẫn dễ hiểu, dễ nhớ. Phần sau cuốn sách có bảng tóm tắt và hướng dẫn áp dụng rất hữu ích. Một cuốn sách hay, dễ đọc, dễ xài.

2 Trong mỗi chúng ta hiện nay, đã và đang phải chịu tác động của hiệu ứng lan truyền dù ít hay nhiều. Điều này cho thấy sức mạnh của các hình thức lan truyền từ trên mạng cho đến cuộc sống đời thực, vậy những chủ đề, ý tưởng, sản phẩm nào sẽ phù hợp để lan truyền hơn? Những câu chuyện như thế nào để chúng ta dễ bàn tán? Chúng ta nên làm điều gì để giúp cho các sản phẩm và ý tưởng được biết đến nhiều hơn thông qua hiệu ứng lan truyền? Tất cả những điều đó sẽ được giải thích cặn kẽ trong cuốn sách hay về marketing này của tác giả Jonah Berger .Cuốn sách rất hay đem lại cho ngưòi đọc những kiến thức bổ ích cực kì luôn.Giao hàng nhanh dịch vụ tốt.

3 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.

4 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.

5 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

Review sách Hiệu Ứng Lan Truyền

Review sách Hiệu Ứng Lan Truyền
Review sách Hiệu Ứng Lan Truyền

ó phải bạn sẽ kể cho bạn bè về những địa điểm du lịch tuyệt vời, về những món đồ mua được với giá siêu hời. Thậm chí dạo gần đây trào lưu rì-viu còn phổ biến khắp mạng xã hôi, người ta có thể rì-viu đồ ăn, rì-viu phim, abcxyz,… Mọi ngừơi chia sẻ hơn 16.000 từ mỗi ngày và mỗi tiếng có hơn 100 triệu cuộc nói chuyện về các thương hiệu. Chúng ta thường có xu hướng xem những phim mà bạn bè giới thiệu, lựa chọn theo những gì bạn bè ủng hộ,… Đó chính là truyền khẩu. Truyền khẩu là yếu tố chính quyết định 20-50% của tất cả các quyết định mua sản phẩm.

Tác giả cuốn Hiệu ứng lan truyền là giáo sư Jonah Berger. Như đã nói ở trên, ông là giáo sư marketing tại trường đại học Pennsylvania danh giá hàng đầu nước Mỹ. Giáo sư Berger đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề nắm bắt các ý tưởng và sản phẩm để tạo nên tác động xã hội. Ngoài việc nghiên cứu, ông còn là một diễn giả nổi tiếng tại các hội thảo tư vấn với sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn như Coca Cola, Google hay Disney,…

6 nguyên tắc của sự lan truyền

Cũng giống như các công thức luôn dùng đến đường để tạo độ ngọt, các thành phần luôn có mặt trong các quảng cáo được lan truyền gồm có 6 “nguyên liệu”. Bạn hãy nhớ đến cụm từ “STEPPS” nhé! Nó là cụm từ được ghép từ Social currency – Triggers – Emotion – Public – Practical value – Stories.

Nguyên tắc số 1: Sự công nhận xã hội (Social currency)

Hầu hết mọi người đều muốn tỏ ra là mình thông minh, hay ho, ngầu trong mắt người khác. Vì lẽ đó, quần áo ta mặc hay đi xe gì cũng sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về ta. Trong tháp nhu cầu Maslow, khẳng định bản thân là nhu cầu cao nhất của con người. “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Hẳn là ai cũng đã từng trải qua giai đoạn, đó là khi chúng ta còn rất nhỏ, còn là những đứa trẻ, chúng ta có thói quen: sau mỗi lần làm được một việc mà ta thích thú như chơi một bản nhạc, vẽ một bức tranh hay xây được lâu đài cát trong mộng… chúng ta đều muốn “chia sẻ” với người lớn, mà chính xác hơn là chúng ta khoe với bố mẹ hay bạn bè mình về thành tích “to lớn” ấy. Và giờ khi ta lớn, thay vào những việc ta cho là nhỏ đó thì ta thường chia sẻ cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc… của mình trên các trang mạng xã hội để ít nhất là tìm được sự đồng cảm, chia sẻ của mọi người với mình.

Đó chính là Sự công nhận xã hội. Cần phải tìm điểm đáng chú ý nội tại và khiến mọi người cảm thấy mình là trong cuộc.

Chúng ta thường không giữ được bí mật quá lâu. Con người sẽ chia sẻ những thứ khiến người khác đánh giá tốt về họ. Mong muốn chia sẻ các suy nghĩ, quan điểm đã khiến mạng xã hội trở nên phổ biến như hiện nay. Những gì mọi người nói cũng đồng thời ảnh hưởng tới những gì người khác đánh giá về họ. Sự truyền khẩu chính là công cụ chính để tạo ấn tượng. Ta có thể dùng sự công nhận xã hội để có được ấn tượng tích cực của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Có 3 cách để tạo ra Sự công nhận xã hội đó là

  • Tìm ra điểm nội tại đáng chú ý
  • Lực đẩy cơ chế trò chơi
  • Khiến mọi người cảm thấy mình là người trong cuộc

Điểm nội tại đáng chú ý.

Những thứ đáng chú ý: bất thường, phi thường, đáng để nhận ra. Trong đó điểm quan trọng nhất là chúng xứng đáng được bình luận. Những thứ đáng chú ý cung cấp Sự công nhận xã hội vì chúng khiến cho người nói về chúng có vẻ đáng chú ý. VD khi bạn được trải nghiệm 1 chuyến du lịch Đà Lạt đáng nhớ, bạn sẽ muốn chia sẻ chúng với bạn bè của bạn. Mục đích là để bạn bè trầm trồ, thấy thú vị với chuyến đi của bạn. Nhờ đó, bạn là người được chú ý trong cuộc nói chuyện đó.

Cơ chế trò chơi

Các cơ chế trò chơi thúc đẩy bằng việc khiêu khích sự so sánh mang tính cộng đồng. Họ quan tâm đến kết quả của mình so với những người khác. Và mọi người thích khoe về những thứ họ đạt được. VD tích điểm để thăng hạng, hoặc các hạng đấu trong cuộc thi. Các phần thưởng cũng hoạt động như vậy. Người được nhận phần thưởng thích khoe về chúng – nó cho họ cơ hội người khác biết về họ tuyệt vời như thế nào.

Khiến mọi người cảm thấy mình là người trong cuộc

Sự độc quyền, độ hiếm chỉ dành cho những người đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Chính điều đó khiến sản phẩm đáng thèm muốn hơn. Sự hiếm và độc quyền làm tăng việc truyền khẩu bằng cách khiến người ta cảm thấy mình là người trong cuộc. Nếu mọi người có 1 thứ mà không phải ai cũng có nó có làm cho họ cảm thấy đặc biệt, độc nhất?

1 vài lời về động lực đó chính là không cần có một khuyến khích nào về mặt tiền bạc nhưng vẫn được thúc đẩy để làm tốt vì sự công nhận xã hội, đó chính là kết quả về lâu dài.

2. Nguyên tắc số 2: Sự kích hoạt (Triggers)

Sự khác biệt giữa truyền khẩu lập tức và chuyển khẩu lâu dài.

Truyền khẩu lập tức: các chi tiết về 1 trải nghiệm, chia sẻ thông tin ó được ngay sau khi nó xảy ra (VD film, sản phẩm mới)

Truyền khẩu lâu dài: các cuộc trò chuyện trong những tuần và tháng sau

Cơ chế trò chơi kích thích sự lan truyền bằng việc khiêu khích sự so sánh mang tính cộng đồng. Họ quan tâm đến kết quả của mình so với những người khác. Mọi người thích khoe về những thứ họ đạt được.

Sự độc quyền, độ hiếm chỉ dành cho những người đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Từ đó, khiến sản phẩm đáng thèm muốn hơn. Nó làm tăng việc truyền khẩu bằng cách khiến người ta cảm thấy mình là ngừoi trong cuộc.

Phát triển môi trường sống cho ý tưởng bằng cách tạo ra các kết nối mới. VD Kitkat + cafe. Hoặc biến thông tin của đối thủ thành yếu tố kích hoạt của mình -> Kí sinh độc hại.

Nguyên tắc số 3: Cảm xúc (Emotion)

“Khi chúng ta quan tâm, chúng ta chia sẻ”. Có 2 lí do khi ta chia sẻ về 1 thứ:

  • Thú vị: có tính giải trí và phản ánh tích cực về người chia sẻ
  • Hữu ích: Giúp ích người khác và người chia sẻ trở nên tuyệt vời

Sự kinh ngạc thì sẽ làm tăng lên chia sẻ.

Khơi gợi cao Khơi gợi thấp

Tích cực Kinh ngạc Hứng thú Thích thú Hài lòng

Tiêu cực Bực tức Lo lắng Buồn bã

Tìm ra giá trị cốt lõi cảm xúc của một ý tưởng. Hãy viết ra lý do tại sao bạn nghĩ người ta lại làm một điều gì đó. Sau đó, tự hỏi “tại sao điều này lại quan trọng 3 lần?”.

Về mặt tích cực hãy khiến mọi người hứng thú hoặc truyền cảm hứng cho họ bằng cách: cho họ thấy họ có thể tao ra sự khác biệt thế nào. Về mặt tiêu cực, hãy khiến họ nổi giận chứ không phải buồn bã. Cảm xúc khiến người ta hành động. Chúng ta cần khiến người ta hứng thú hay làm họ cười.

Nguyên tắc số 4: Công khai (Public)

Tâm lý học của sự bắt chước. Nếu như khó nhìn thấy người khác làm gì thì ta cũng khó có thể bắt chước. Yếu tố quan trọng giúp sản phẩm thành công là khả năng hiển thị với công chúng. Chúng ta thường xem người khác làm gì và làm theo. Chúng ta cho rằng nếu người khác làm một điều gì đó vậy thì nó phải là một điều tốt. Đây được gọi là “bằng chứng xã hội” hay còn gọi là “tâm lý đám đông”. Đó là lý do tại sao những người pha cà phê lại bỏ một ít tiền boa vào hộp đựng tiền. Nếu hộp boa có nhiều tiền, họ cho rằng mọi người đã bao nhiều do đó họ cũng làm thế. Nên chúng ta có thể áp dụng hiệu ứng chim mồi. “Monkey see, monkey do” – Người ta chỉ có thể bắt chước khi họ thấy những gì người khác đang làm.

Những tín hiệu trong môi trường của không chỉ làm tăng sự truyền khẩu mà căn nhắc mọi người nhớ về thứ họ muốn mua hoặc làm. Khả năng quan sát cũng thúc đẩy việc mua sắm và hành động. Một sản phẩm hay ý tưởng càng mang tính mang tính cộng đồng thì nó càng kích hoạt người ta hành động.

Một sản phẩm ý tưởng hay hành vi tự quảng cáo khi người ta tiêu dùng nó. Khi mọi người mặc các trang phục nhất địnhh, tham gia 1 buổi meeting, hay dùng 1 trang web, họ đã khiến bạn bè dễ thấy những gì họ đang làm và bắt chước theo hơn.

Liệu có thứ gì tạo ra bằng chứng xã hội mà vẫn hiện hữu kể cả khi sản phẩm đó không được sử dụng? Đó gọi là dư tác hành vi. Việc biến 1 thứ trở nên công khai có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước. Nếu bạn muốn người khác không làm gì, đừng nói với họ rằng bạn bè họ đang làm điều đó.

Nguyên tắc số 5: Giá trị thực tế (Practical value)

Mọi người thích trao đổi những thông tin thiết thực và hữu dụng. Giá trị thiết thực được đưa ra khiến chúng lan toả. Nếu Sự công nhận xã hội chỉ về người gửi thông tin và sự chia sẻ khiến họ trông thế nào thì Giá trị thực tế đề cập tới người nhận thông tin. Việc chia sẻ những thứ hữu ích cũng có lợi đối với người đi chia sẻ. Chia sẻ thực tế là để giúp đỡ người khác. Quan tâm <=> Chia sẻ

Kinh tế học hành vi: mọi người đánh giá mọi thứ trong sự so sánhh, tham chiếu. Giảm giá 1 thứ gì đó có thể khiến nó trở thành thứ đáng muaa. Nhưng nếu 1 sản phẩm luôn giảm giá thì thay vì đúng giá, giá “thông thường” trở thành điểm tham chiếu, giá khuyến mại trở thành giá mong đợi.

Quy luật 100: 1 khoản chiết khấu nên tính theo % hay số tiền , phụ thuộc vào giá ban đầu của nó. Với sản phẩm giá thấp , mức giá chiết khấu nhiều hơn %. VD sản phẩm giá rẻ nên giảm giá theo %, sản phẩm giá cao, chiết khấu theo số tiềnn. Lap top trị giá 20tr nếu giảm 10% có vẻ ít, nên chuyển thành giảm giá 2triệu sẽ hấp dẫn hơnn.

Nguyên tắc số 6: Những câu chuyện (Stories)

Những câu chuyện là công cụ truyền tải thông điệp đó, một bài học hay giá trị đạo đức. Thông tin hoặc thông điệp. Chúng ta thường kể cho nhau nghe những câu chuyện, các câu chuyện truyền tải thông điệp. Hãy lồng ghép sản phẩm vào các câu chuyện chứa thông điệp mang lại giá trị, cảm xúc cho khách hàng. Giống như “Con ngựa thành Troy”, ẩn chứa bên trong những câu chuyện là những thông điệp hấp dẫn.

Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng áp dụng được mô hình STEPPS. Nó không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn hay là 1 thiên tài tiếp thị hoặc có bộ óc đầy sáng tạo. Bạn có thể áp dụng các nguyên tắc trong mô hình STEPPS:

Sự công nhận xã hội: Liệu việc nói về sản phẩm hay ý tưởng của bạn có khiến mọi người trở nên tuyệt vời hơn trước những người khác? Bạn có thể tìm ra điểm đáng chú ý đến từ nội lực bên trong? Đã có lực đẩy từ cơ chế trò chơi? Khiến cho mọi người cảm thấy như là người trong cuộc?

Sự kích hoạt: Xem xét bối cảnh, tín hiệu nào khiến mọi người nghĩ về sản phẩm hoặc ý tưởng của bạn? Bạn có thể phát triển môi trường cho ácc ý tưởng và khiến cho ý tưởng xuất hiện thường xuyên hơn trong tâm trí mọi người bằng cách nào?

Cảm xúc: Liệu nói về sản phẩm hoặc ý tưởng của bạn có tạo ra cảm xúc không? Bạn có thể thắp lên ngọn lửa trong họ bằng cách nào?

Công khai: Sản phẩm hay ý tưởng của bạn có thể tự quảng bá cho chúng không? Mọi người có thể nhìn thấy người khác đang dùng sản phẩm của bạn không? Nếu không, bằng cách nào bạn có thể khiến sự riêng tư được công khai? Bạn có thể tạo ra những dư tác của hành vi mà sẽ tồn tại ngay cả khi mọi người đã sử dụng sản phẩm.

Giá trị thực tế: Liệu nói về sản phẩm hay ý kiến của bạn có giúp đỡ người khác không? Bằng cách nào bạn có thể nêu bật giá trị đáng kinh ngạc, tổng hợp kiến thức và chuyên môn của mình vào thông tin hữu ích mà người khác sẽ muốn lan truyền?

Những câu chuyện: chú ngựa thành Troy của bạn là gì? Sản phẩm hay ý tưởng tưởng của bạn có được đưa vào một câu chuyện mà mọi người muốn chia sẻ không? Liệu câu chuyện không chỉ có tính lan toả mà còn có giá trị hay không?

Đó chính là 6 nguyên tắc mà tác giả đề cập đến trong Hiệu ứng lan truyền. Đây là một cuốn sách khá hay, mình tìm thấy trên giá sách công ty vào một hôm đang cần tài liệu để thực hiện chiến dịch cộng đồng. Cuốn sách giúp mình hiểu rõ hơn về những yếu tố, những gợi ý để có thể tạo ra những content viral.

Mua sách Hiệu Ứng Lan Truyền ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Hiệu Ứng Lan Truyền” khoảng 75.000đ đến 81.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hiệu Ứng Lan Truyền Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hiệu Ứng Lan Truyền Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Hiệu Ứng Lan Truyền Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời