Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Giới thiệu sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư – Tác giả

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Trong dư luận xã hội, nghề luật sư có thể được xem là một nghề cao quý, mang nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn nghề luật sư làm cái nghiệp cho cuộc đời mình cũng như mong muốn thành công với nghề luật sư của mình. Tuy nhiên, nếu theo đuổi nghề luật sư bằng chỉ với sự đam mê thuần túy mà thiếu đi những kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết, ắt hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại khiến không thể vững vàng đi đến cuối tận cùng con đường mà mình đã chọn.

“Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư” là một quyển sách rất hữu ích được biên soạn bởi Tác giả Nguyễn Hữu Phước đồng thời là Luật sư sáng lập của Phuoc & Partners. Quyển sách được đúc kết từ sự đam mê nghề nghiệp và những kinh nghiệm làm việc thực tế của Luật sư Nguyễn Hữu Phước trong hơn hai mươi năm hành nghề luật sư tư vấn.

Quyển sách gồm 10 Chương chính tổng hợp những thông tin kiến thức đa dạng và nội dung lôi cuốn được trình bày một cách chuyên nghiệp với ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ đọc bởi tính áp dụng tham khảo của nó hướng đến nhiều đối tượng độc giả khác nhau như các tân cử nhân luật hoặc các bạn hiện đang có ý định theo học ngành luật tại một trường đại học để trở thành một luật sư trong tương lai và những luật sư hiện đang hành nghề tại Việt Nam có mong muốn khởi nghiệp thành lập tổ chức hành nghề luật sư cho mình.

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư
Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư
  • Kích thước: 15,5 x 23 cm
  • Loại bìa: Bìa cứng
  • Số trang: 559
  • SKU 7068294134187

Đánh giá Sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Đánh giá Sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư
Đánh giá Sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

1. Một quyển sách rất đáng xem cho những ai quan tâm hoặc đang làm việc liên quan đến nghề luật. Chắc tôi không giới thiệu hay và đầy đủ bằng lời tựa của quyển sách. Vì vậy, tôi sẽ nói về cảm nhận cá nhân (có thể thiên lệch) của tôi về quyển sách. Tôi đã đọc hầu hết quyển sách tiếng Việt viết về nghề luật và các kỹ năng dành có nghề luật, mỗi quyển có một nội dung hay, góc nhìn hay nhưng nhìn chung vẫn chưa thể nào chỉ ra những kinh nghiệm và góc nhìn thực tế, điều này cũng dễ hiểu vì pháp luật vốn là lĩnh vực đặc biệt với từng trường hợp rất khác biệt và sự thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, bằng một phong cách trình bày suất sắc của một luật sư giàu kinh nghiệm, Luật sư Nguyễn Hữu Phước đã chia sẻ bức tranh đầy đủ nhất, cận cảnh nhất với đúng tên của quyển sách “Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư”. Nếu nghề luật sư là điều mà bạn quân tâm thì chắc chắn quyển sách này sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy cẩn thận, vì quyền sách này có thể khiến cho bạn phải thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của bạn theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng thay đổi khi bạn có nhiều thông tin hơn thì luôn là những thay đổi tốt hơn. Cuối cùng, cảm ơn Luật sư Nguyễn Hữu Phước vì những chia sẻ. Như câu cuối cùng trong trang tóm tắt chương 1 (trang 56), “Hy vọng sẽ có cơ hội gửi lời chào mừng bạn trở thành đồng nghiệp trong tương lai không xa”.

2. Sách hay, đọc phần đầu cũng rất phù hợp cho những bạn còn đang phân vân về định hướng nghề nghiệp.

Review về cuốn sách

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư
Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Cuốn sách gồm 10 chương và các mẫu tài liệu

Chương 1- Chọn nghề
Chương 2- Chọn nơi thực tập và làm việc
Chương 3- Khởi nghiệp và chọn mô hình hành nghề
Chương 4- Chọn mô hình phân chia lợi nhuận
Chương 5- Các công việc chuẩn bị trước và sau khi thành lập Tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS)
Chương 6- Một số kỹ năng mềm trong hành nghề luật sư và điều hành TCHNLS
Chương 7- Những vấn đề cần quan tâm khi TCHNLS phát triển
Chương 8- Sáp nhập, hợp nhất-chia, tách các TCHNLS
Chương 9- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Chương 10- Những hoạt động có thể làm sau khi về hưu
Phụ lục 1- Mẫu tài liệu và quy trình quản lý nội bộ

Phần 1: Hướng dẫn viết thư xin thực tập và soạn sơ yếu lý lịch (CV)

1. Thư xin thực tập cần có nội dung gì?

Bạn cần trình bày một cách sơ lược sự hiểu biết của bạn về văn phòng luật, công ty luật mà bạn dự định thực tập để chứng tỏ sự quan tâm của bạn đối với tổ chức này. Bạn cũng nên giải thích một cách hợp lý (không cường điệu) lý do tại sao bạn muốn trải qua kỳ thực tập, làm việc cũng như nói cho tổ chức này biết lĩnh vực pháp luật chuyên môn bạn dự định sẽ theo đuổi trong tương lai.

2. CV cần có nội dung gì

Bạn cần soạn một bản CV chi tiết, liệt kê trình độ học vấn, các thành tích nổi bật, những hoạt động đội nhóm, phong trào, đoàn thể mà bạn đã tham gia tại trường đại học và kinh nghiệm của bạn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Nếu bạn dự định nộp vào văn phòng luật sư, công ty luật có khách hàng là người nước ngoài thì bạn nên soạn CV bằng tiếng Anh.

3. Bảy lỗi phổ biến sinh viên thường mắc phải khi nộp hồ sơ xin thực tập

  • Thứ nhất, gửi hồ sơ không đúng người có thẩm quyền
  • Thứ hai, gửi hồ sơ cho nhiều tổ chức hành nghề nhưng không xóa thông tin riêng của từng tổ chức hành nghề
  • Thứ ba, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong hồ sơ.
  • Thứ tư, gửi hồ sơ bằng tiếng Việt cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
  • Thứ năm, gửi hồ sơ qua email mà lại không có thư chào hỏi bằng email bên ngoài (cover letter)
  • Thứ sáu, gửi 1 email cho nhiều tổ chức hành nghề luật sư một lúc
  • Thứ bảy, trang trí hồ sơ quá sặc sỡ, nhiều màu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ..

Phần 2: Lời khuyên hữu ích khi bạn tham gia phỏng vấn xin thực tập/làm việc tại văn phòng, công ty luật

  1. Bạn nên tham khảo qua các thông tin về tổ chức hành nghề mà bạn chuẩn bị phỏng vấn thông qua website của tổ chức này và/hoặc thông tin có trên mạng internet
  2. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng một số câu trả lời khi bạn được chất vấn trong buổi phỏng vấn.
  3. Bạn nên ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng khi đi phỏng vấn. Ví dụ bạn nên mặc áo sơ mi dài tay dành cho nam, váy dành cho nữ, tránh đi dép lê. Bạn cũng nên kiểm tra yêu cầu của tổ chức mời phỏng vấn có yêu cầu trang phục không.
  4. Bạn nên tắt hoặc để điện thoại chế độ im lặng trong suốt buổi phỏng vấn.

Một số câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi ứng viên:

  1. Tại sao bạn lại chọn văn phòng, công ty luật của chúng tôi để thực tập/làm việc?
  2. Bạn biết gì về quy trình tuyển dụng thực tập sinh, nhân viên của chúng tôi?
  3. Bạn có biết văn phòng, công ty luật của chúng tôi có thế mạnh trong lĩnh vực ngành nghề nào không?
  4. Theo đánh giá riêng của bạn thì bạn sẽ làm được những gì giúp văn phòng, công ty luật của chúng tôi trong thời gian thực tập/làm việc.
  5. Đối với vị trí thực tập sinh: Nếu chúng tôi mời bạn ở lại làm việc cho chúng tôi sau thời gian thực tập, theo bạn yếu tố nào từ bạn có thể thúc đẩy chúng tôi ra quyết định như vậy
  6. Đối với vị trí nhân viên: Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm quen và bắt nhịp với công việc tại tổ chức của chúng tôi.
  7. Bạn có mong muốn gì khi thực tập/làm việc tại văn phòng, công ty luật của chúng tôi.

……..

Mua sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư” khoảng 180.000đ đến 200.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư Shopee” tại đây

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Trả lời