Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Review sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Giới thiệu sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai – Tác giả Kevin Kelly

Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Công nghệ hiện đại đang khiến thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí là thay đổi theo từng giờ, từng phút. Nhưng kể cả khi bạn đang choáng ngợp với các biển chuyển diễn ra liên tục và cho rằng tương lai là thứ không thể nắm bắt, thì vẫn có những xu hướng không-thể-tránh-khỏi sẽ xảy ra trong ba mươi năm tới. Chúng chính là những thứ được tạo ra bởi các xu thế công nghệ ngày hôm nay.

Trong “The Inevitable: Làm chủ công nghệ làm chủ tương lai”, Kevin Kelly đưa ra một lộ trình tươi sáng cho tương lai, chỉ ra những biến đổi trong cuộc sống – từ thực tế ảo trong gia đình đến một nền kinh tế dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào sản xuất. Chúng đều sẽ trở thành các nguồn lực lâu dài và đắc dụng, và tạo ra một cuộc cách mạng qui mô trong cách chúng ta mua sắm, làm việc, học tập và giao tiếp.

Với việc phân tích 12 xu hướng làm thay đổi thế giới công nghệ, “The Inevitable: Làm chủ công nghệ làm chủ tương lai” cung cấp cho độc giả cái nhìn mới mẻ hơn về một thế giới tương lai đầy tiềm năng, và cho phép những ai có tầm nhìn sớm định hướng được con đường của mình, đi trước đón đầu, tiến những bước vững chắc trên hành trình phát triển sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân.

Sách được viết bởi Kevin Kelly, đồng sáng lập tạp chí công nghệ Wired nổi tiếng, người đã giữ chức Tổng biên tập trong những năm đầu tiên và là tác giả của nhiều cuốn sách đột phá về công nghệ.

Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai
Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai
  • Mã hàng 8936066685238
  • Tên Nhà Cung Cấp 1980 Books
  • Tác giả Kevin Kelly
  • Người Dịch Khánh Linh
  • NXB NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trọng lượng (gr) 500
  • Kích Thước Bao Bì 14 x 20.5
  • Số trang 476
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Đánh giá Sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai
Đánh giá Sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

1 tôi đã nắm bắt được các xu thế tương lai để có những chuẩn bị tốt nhằm bắt kịp và phát triển vượt bậc

2 Sách có nhiều chủ đề, nói chung tương đối phù hợp với xu thế. tuy vậy cá nhân mình thấy nhiều phần lan man, đọc lâu thì sẽ kém hấp dẫn.

3 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

4 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

Review sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Review sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai
Review sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai

Trước sự biến đổi nhanh như vũ bão của công nghệ và những tác động đáng kinh ngạc của nó đối với cuộc sống con người, chúng ta phải tự hỏi rằng sự phát triển này sẽ còn tiến xa đến mức nào. Trong cuốn sách Làm chủ công nghệ làm chủ tương lai (The Inevitable), tác giả Kevin Kelly đã chỉ ra 12 xu hướng tất yếu của công nghệ trong tương lai. Vậy tính tất yếu của công nghệ là gì? Nó xảy ra như thế nào? Và chúng ta nên chấp nhận hay đối đầu với nó?

“Tất yếu” là một tính từ mạnh. Đối với một số người, đây có thể là lời tuyên chiến, bởi họ luôn phản đối rằng chẳng có gì là tất yếu. Họ cho rằng loài người với khả năng cung cấp năng lượng và có mục đích rõ ràng có thể và nên chuyển hướng, khống chế cũng như kiểm soát mọi xu hướng cơ khí. Theo họ, “điều tất yếu” chỉ xảy ra khi chúng ta đầu hàng ý chí. Khi ý niệm về sự tất yếu được gắn với những công nghệ hào nhoáng, như tôi đang làm trong cuốn sách này, sự phản đối một định mệnh được định sẵn lại càng dữ dội và quyết liệt hơn. Đã có người định nghĩa về “điều tất yếu” là kết quả cuối cùng của thí nghiệm tư duy kinh điển. Theo đó, nếu chúng ta lội ngược dòng lịch sử và sống lại thời kỳ khai hóa văn minh hết lần này đến lần khác, thì dù chúng ta có “tua lại” bao nhiêu lần, loài người vẫn luôn đi đến thời điểm năm 2016, khi các thiếu niên cứ năm phút một lại đăng một tweet. Nhưng đó không phải điều tôi muốn nói đến.

Tôi muốn nói về sự tất yếu theo một cách khác. Luôn có một định kiến trong bản chất của công nghệ khiến nó nghiêng về một vài đường hướng nhất định. Trong khi mọi thứ đều ngang bằng, hai yếu tố đưa công nghệ đi lên là vật lý và toán học lại có xu hướng thiên vị một số hành vi. Những xu hướng này tồn tại chủ yếu trong những nhân tố tổng hợp định hình sự phát triển chung của các loại hình công nghệ chứ không điều chỉnh những trường hợp chi tiết và cụ thể. Chẳng hạn, sự hình thành Internet, một mạng lưới của các mạng lưới trải rộng toàn cầu, là điều không thể tránh khỏi, nhưng loại hình Internet cụ thể chúng ta lựa chọn thì chưa chắc đã xuất hiện. Bởi chúng có thể mang tính thương mại thay vì phi thương mại, mang tính quốc gia hơn là quốc tế hay mang tính cá nhân hơn là công khai. Tương tự, điện thoại, thiết bị liên lạc đường dài, là tất yếu, nhưng iPhone thì không. Phương tiện di chuyển bốn bánh là tất yếu, nhưng một chiếc ô tô SUV thì không. Và tin nhắn là tất yếu, nhưng đăng tin cứ năm phút một trên twitter thì không.

Theo một cách hiểu khác, năm phút một lần đăng tweet không phải là điều chắc chắn xảy ra. Chúng ta đang tiến lên hối hả đến nỗi những sáng chế mới chúng ta tạo ra còn nhanh hơn tốc độ truyền bá và sử dụng thành thạo chúng. Ngày nay, chúng ta mất cả thập kỷ sau khi một công nghệ mới ra đời để đạt được đồng thuận trong xã hội về tính năng và cách sử dụng nó. Trong năm năm nữa chúng ta sẽ tìm được một cách sử dụng twitter lịch sự và thích đáng, giống như khi chúng ta phát hiện ra cần phải làm gì để giải quyết vấn đề điện thoại réo lên mọi nơi (đơn giản là tắt chuông và bật chế độ rung). Và như thế, bởi tốc độ ra đời của công nghệ quá nhanh, phản ứng đầu tiên của con người khi đón nhận một công nghệ mới sẽ sớm mất đi và chúng ta sẽ thấy nó chẳng còn cần thiết hay tất yếu nữa.

“Điều tất yếu” mà tôi đang nói đến trong lĩnh vực kỹ thuật số chính là kết quả của động lực, một động lực của sự dịch chuyển công nghệ đang tiếp diễn. Làn sóng mạnh mẽ định hình công nghệ số trong 30 năm qua sẽ tiếp tục được mở rộng và củng cố trong 30 năm tới. Điều này không chỉ đúng với Bắc Mỹ, mà còn được áp dụng cho toàn thế giới. Trong cuốn sách này, tôi sử dụng những ví dụ quen thuộc ở Mỹ để độc giả dễ hiểu hơn, nhưng đối với mỗi ví dụ, tôi đều có thể dễ dàng lấy một trường hợp tương ứng ở Ấn Độ, Mali, Peru hay Estonia. Chẳng hạn, những người đi đầu thực sự của hệ thống thanh toán điện tử lại ở châu Phi và Afghanistan, nơi tiền kỹ thuật số đôi khi trở thành loại tiền tệ duy nhất được lưu hành. Trung Quốc hiện đang là nước dẫn đầu về phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động. Trong khi yếu tố văn hóa có thể thúc đẩy hoặc cản trở các biểu hiện của công nghệ, những nhân tố nền tảng vẫn tồn tại ở mọi nơi.

Sau khi sống trong thời đại công nghệ trực tuyến (online) suốt 30 năm, từ khi là người tiên phong trong một lĩnh vực tương đối hoang sơ và sau đó trở thành một phần đóng góp vào miền đất mới mẻ ấy, sự tự tin của tôi về tính tất yếu của công nghệ được dựa trên những thay đổi công nghệ sâu sắc mà tôi từng chứng kiến. Sự hấp dẫn của những công nghệ mới lạ vẫn xuất hiện mỗi ngày trong dòng chảy chậm chạp của cuộc sống. Gốc rễ của một thế giới số hóa nằm ở các nhu cầu vật chất và xu hướng tự nhiên của bit (đơn vị thông tin nhị phân), thông tin và mạng lưới. Bất kể ở điều kiện địa lý nào, trong công ty nào, hay nền chính trị nào, những đầu vào cơ bản của bit và mạng lưới sẽ mang đến những kết quả tương tự hết lần này đến lần khác. Tính tất yếu của công nghệ bắt nguồn từ tình trạng vật lý cơ bản của chúng. Trong cuốn sách này, tôi đã nỗ lực tìm đến nguồn gốc của công nghệ số để từ đó, tôi có thể đưa ra dự đoán về những xu hướng công nghệ bền vững trong ba thập kỷ tới.

[…]

Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi đối mặt với sự thay đổi công nghệ mạnh mẽ trong lĩnh vực kỹ thuật số có lẽ sẽ là sự chối bỏ. Ban đầu chúng ta sẽ tìm cách chấm dứt nó, ngăn cản, phủ nhận nó hay ít nhất là làm nó khó sử dụng hơn. Ví dụ, khi Internet khiến việc sao chép nhạc và phim ảnh dễ dàng hơn, Hollywood và nền công nghiệp âm nhạc tìm mọi cách để ngăn chặn việc sao chép, nhưng không có kết quả, các nhà sản xuất nhạc và phim chỉ càng làm cho các khách hàng đối đầu với họ. Ngăn cấm những điều tất yếu thường chỉ đem đến kết quả ngược lại. Cấm đoán là biện pháp tạm thời tốt nhất, nhưng vẫn gây phản tác dụng về lâu dài.

Một đường lối thận trọng và cởi mở sẽ đem lại hiệu quả hơn nhiều. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này là tìm ra nguyên nhân của những thay đổi kỹ thuật số để chúng ta có thể nhiệt tình chấp nhận chúng. Khi tìm được nguyên nhân ấy, chúng ta có thể hợp tác với bản chất của chúng thay vì ra sức chống lại chúng. Việc sao chép hàng loạt đã và đang diễn ra, cũng như việc lần theo dấu vết và giám sát toàn phần. Quyền sở hữu đang dần mất đi. Còn thực tế ảo lại trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể ngăn cản trí tuệ nhân tạo (AI) hay robot phát triển, làm việc và cưới đi việc làm của chúng ta. Đó có thể là phản ứng bước đầu của chúng ta, nhưng dần dần chúng ta nên chấp nhận sự tiến hóa không ngừng của những công nghệ này. Chỉ bằng cách làm việc cùng chúng thay vì ngăn chặn chúng, chúng ta mới có thể đạt được những lợi ích tốt nhất mà công nghệ mang đến. Điều này không có nghĩa là ta nên phó mặc mọi thứ cho công nghệ, mà vẫn cần kiểm soát và quản lý những phát minh mới để ngăn ngừa những mối nguy hại thực tế (so với những tác hại giả định) bằng biện pháp công nghệ và pháp lý. Chúng ta cần phải phổ biến rộng rãi và làm quen với việc sử dụng các phát minh mới tùy vào từng đặc tính cụ thể của chúng. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được như vậy nếu chúng ta tìm hiểu sâu, trải nghiệm thực tế và chấp nhận một cách thận trọng những công nghệ mới này. Chẳng hạn, chúng ta có thể và nên quản lý các dịch vụ taxi như Uber, nhưng chúng ta không thể và không nên hạn chế sự nhân rộng của các dịch vụ. Những công nghệ này sẽ không bao giờ biến mất.

Thay đổi là tất yếu. Cho đến nay, chúng ta đã chấp nhận rằng mọi thứ có thể và đang được thay đổi, dù rằng có nhiều sự thay đổi không thể nhận thấy. Những ngọn núi cao nhất cũng đang mòn dần, trong khi mọi động vật và thực vật trên hành tinh cũng đang thay đổi vô cùng chậm chạp. Kể cả ánh dương vĩnh cửu cũng đang mờ dần đi trên lịch thiên văn, dù đến khi điều này dễ nhận thấy hơn thì chúng ta cũng lìa đời rồi. Sinh học và văn hóa cũng là một phần của sự chuyển biến gần như vô hình này.

Trung tâm của những biến đổi này có lẽ chính là công nghệ. Công nghệ là nhân tố gia tốc của loài người. Nhờ có công nghệ, mọi thứ chúng ta làm ra đều nằm trong quá chính “trở thành”. Mọi thứ đều đang được cải tiến để trở thành một thứ khác, khi ta nói nó “có thể là” và dần chuyển thành nó “đích thực là” cái gì mới. Mọi thứ đều vận động. Không có gì đã kết thúc, cũng không có gì đã hoàn thành. Sự biến đổi không hồi kết này chính là trục xoay then chốt của thế giới hiện đại.

Sự vận động không ngừng có nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là “mọi thứ sẽ khác”. Nó có nghĩa rằng quy trình, cũng chính là động cơ của sự vận động, còn quan trọng hơn sản phẩm. Phát minh vĩ đại nhất của chúng ta trong suốt 200 năm qua không phải một vật dụng hay công cụ cụ thể mà là bản thân quy trình nghiên cứu khoa học, ngay lập tức chúng ta có thể tạo ra hàng nghìn thiết bị tuyệt vời mà chúng ta đã có thể không bao giờ khám phá ra. Quá trình tạo ra phương pháp làm nên thay đổi và cải tiến còn đáng giá hơn một triệu lần so với việc phát minh ra bất kỳ sản phẩm cụ thể nào, bởi kể từ khi được tạo ra, quá trình này đã làm ra một triệu sản phẩm mới trong hàng thế kỷ. Khi ta nắm bắt quá trình này một cách chính xác, nó sẽ không ngừng mang lại lợi ích. Trong kỷ nguyên mới của chúng ta, quy trình sẽ chiến thắng sản phẩm.

[…]

Mười hai động từ tôi sắp xếp và chỉ ra trong cuốn sách này đại diện cho những thay đổi trong nền văn hóa của chúng ta trong tương lai gần. Những bước tiến lớn này đã và đang diễn ra trong thế giới ngày hôm nay. Còn những chi tiết cụ thể như việc công ty nào sẽ dẫn đầu thì được quyết định bởi xu hướng sở thích, phương thức và thương mại, những nhân tố hoàn toàn không thể dự đoán. Nhưng xu hướng chung của sản phẩm và dịch vụ trong 30 năm tới thì có thể nắm bắt được. Bởi về cơ bản, chúng bắt nguồn từ những công nghệ đang nổi lên và ngày càng trở nên phổ biến. Hệ thống công nghệ rộng lớn và phát triển nhanh chóng này sẽ làm thay đổi xã hội một cách khó nhận biết nhưng từ từ và chắc chắn. Nó sẽ mở rộng các nguồn chảy sức mạnh sau: Trở thành, Cải tiến, Dòng chảy, Trình chiếu, Truy cập, Chia sẻ, Sàng lọc, Remix, Tương tác, Theo dấu, Đặt câu hỏi và Bắt đầu.

[…]

Những nguồn sức mạnh này là con đường, chứ không phải đích đến. Chúng không cho biết trước ta sẽ dừng lại ở đâu. Chúng chỉ cho ta biết rằng trong tương lai gần chúng ta tất yếu sẽ đi theo hướng nào

Trích quyển Làm chủ công nghệ Làm chủ tương lai

Để hiểu cách robot thay thế con người như thế nào, tốt nhất chúng ta nên chia nhỏ quan hệ của con người với robot theo bốn loại:

1. Những công việc con người có thể làm và robot còn làm tốt hơn

Con người có thể dệt vải cotton với nhiều nỗ lực những những khung dệt tự động dệt được hàng dặm vải chỉ trong vài cent….

2. Những công việc con người không thể làm nhưng robot thì có thể

Một loại ví dụ nhỏ nhặt như: Con người khó mà tạo ra một ốc vít đồng mà không được hỗ trợ, nhưng sự tự động hóa có thể sản xuất cả nghìn cái một cách chính xác trong một giờ….

3. Những công việc mà chúng ta còn không biết là mình muốn làm

…Ngày nay chúng ta có thể loại bỏ một khối u trong ruột thông qua đường rốn, quay video trong đám cưới, lái tàu lên Sao Hỏa, in một họa tiết lên vải mà bạn mình gửi qua email. Chúng ta đang làm những việc mà chắc chắn sốc với những người nông dân hồi năm 1800. Những thành tựu mới này không chỉ đơn thuần là những công việc khó khăn trước đây, mà còn là những công việc được tạo ra bời năng lực của máy móc. Chính máy móc đã sáng tạo ra những công việc này.

4. Công việc ban đầu chỉ có con người làm được

…Trong những năm tới, robot lái xe ô tô và xe tải sẽ trở nên phổ biến; sự tự động hóa này sẽ tạo ra các nghề mới cho các tài xế trước đây. Thay vì lái xe, họ sẽ là những người làm nhiệm vụ tối ưu hóa chuyến đi, tính toán giao thông để sử dụng thời gian và năng lượng một cách hiệu quả…

Tóm lại, sau tất cả, cái ta cần là cố gắng nâng cấp bản thân từng ngày để đáp ứng thị trường lao động tương lai, người lao động làm được cái mà robot không thể làm.

Mua sách Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai” khoảng 95.000đ đến 103.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời