Lợi Thế Bán Hàng

Lợi Thế Bán Hàng

Giới thiệu sách Lợi Thế Bán Hàng – Tác giả Dale Carnegie

Lợi Thế Bán Hàng

Cuốn sách này chính là cẩm nang tư vấn chi tiết đối với từng bước trong 11 bước của qui trình bán hàng, qua đó giúp người bán nâng cao và duy trì doanh số bán hàng ở mức cao nhất có thể.

  • Cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ những khách hàng cũ và mới;
  • Tầm quan trọng của việc tìm hiểu thông tin trước khi tiếp cận khách hàng tiềm năng;
  • Xác định nhu cầu của khách hàng, như mối quan tâm chủ yếu của họ (cái họ muốn), các tiêu chuẩn mua hàng (yêu cầu sản phẩm/dịch vụ), và động cơ mua hàng chủ yếu (tại sao khách hàng lại muốn có sản phẩm này/dịch vụ này?);
  • Cách tiếp cận những người có quyền quyết định;
  • Cách bán hàng mà khách hàng không quá bận tâm tới vấn đề giá cả.

Lợi thế bán hàng là một cẩm nang đầy tính thực tiễn và đã được kiểm chứng của một tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng bán hàng – chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán lẫn người mua hàng.

Lợi Thế Bán Hàng
Lợi Thế Bán Hàng

Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lợi Thế Bán Hàng
  • Công ty phát hành: First News – Trí Việt
  • Tác giả: Dale Carnegie
  • Kích thước: 12 x 21 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 358
  • SKU 2427467363024
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ

Đánh giá sách Lợi Thế Bán Hàng

Đánh giá sách Lợi Thế Bán Hàng
Đánh giá sách Lợi Thế Bán Hàng

1. Khi đọc cuốn sách này, mình cảm thấy đây thực sự là một cuốn cẩm nang dành cho mọi người dân chúng ta. Câu từ cực kỳ dễ hiểu và mạch lạc, đọc đến đâu thấm đến đó. Với tất cả những vấn đề Nhật Bản đã gặp phải, thì nước ta hiện tại cũng vậy, những vấn nạn xảy ra hàng ngày. Đọc để thấu hiểu và không đổ lỗi cho chính quyền và xem xét lại bản thân “quốc dân” chúng ta đã cố gắng hay chưa để có được một xã hội tốt đẹp.

2. Cuốn sách rất hay dành cho dân Sale để gối đầu nằm, tác giả đã cho thấy việc quan tâm đển khách hàng, bán cho họ những giá trị sẽ hiệu quả hơn là việc cứ thúc ép khách hàng cố mua sản phẩm của mình. Và cuốn sách đưa ra những biện pháp hữu hiệu để làm quen và tạo cảm tình đối với những khách hàng lần đầu gặp mặt

3. Sách “Lợi Thế Bán Hàng” của tác giả Dale Carnegie đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn dễ nhưng không dễ của ngành nghề bán hàng. Dễ hơn nếu bạn đã học được cách bán hàng sao cho có hiệu quả nhất, và quyển sách này đã tiếp tay cho bạn đạt được điều mong muốn đó! Ai cũng có thể trở thành một nhân viên bán hàng nhưng để trở thành một nhân viên giỏi thì cần cả một nghệ thuật! Và tác giả đã đưa ra 11 qui trình bán hàng để giúp người bán hàng đạt hiệu quả cao nhất có thể! Có thể bạn sẽ thành công hơn khi đọc xong quyển sách này!

4. “Lợi thế bán hàng” là cuốn sách cực kì hay nói về bán hàng. Mình cũng làm nghề bán hàng nhưng chả có được kĩ năng gì cả. Sau thời gian tìm hiểu mình tình cờ đã tìm được cuốn sách này nó đã giúp mình nâng cao trình độ bán hàng hẳn ra. Với những ví dụ hay và ngắn gọn nó làm cho chúng ta không bị nhàm chán và nó là chính kinh nghiệm của tác giả chỉ lại cho chúng ta có nhiều phương pháp hay và bổ ích. Cảm ơn tác giả và tiki đã đem đến cho tôi cuốn sách này

Review sách Lợi Thế Bán Hàng

Lợi Thế Bán Hàng
Lợi Thế Bán Hàng

Kiến thức chỉ là nền tảng. Yếu tố tạo nên sự khác biệt của một chuyên gia bán hàng chính là kỹ năng và thái độ của anh ta, và Lợi thế bán hàng (The Sales Advantage) của Dale Carnegie & Associates, Inc. chính là cuốn sách giúp bạn xây dựng và phát triển các kỹ năng của một chuyên gia bán hàng hiệu quả. Các quy tắc đối nhân xử thế của Dale Carnegie, cùng với kinh nghiệm thực tiễn lâu năm trong nghề, đã khiến cho Lợi thế bán hàng trở thành một cẩm nang không thể thiếu cho tất cả các chuyên gia bán hàng.

“Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng?” và “Tôi phải làm gì để giảm bớt những lời từ chối của khách hàng?” là hai câu hỏi quan trọng nhất mà người bán hàng thường đặt ra. Và câu trả lời chung cho cả hai câu hỏi này là: Bạn chỉ cần học cách bán hàng.

Đó không phải là câu trả lời mà nhiều người mong đợi, nhưng đó chính là câu trả lời đúng đắn nhất. Dù cố gắng đến đâu, bạn cũng sẽ không bao giờ tìm thấy công thức khiến khách hàng không còn khước từ bạn nữa hay làm tăng tỷ lệ bán hàng thành công. Bạn chỉ có thể vượt qua sự phản đối của khách hàng và tăng cam kết mua hàng của khách hàng. Bạn muốn gặp gỡ một người bán hàng thành công? Hãy tìm một người thật sự thấu hiểu cách thức bán hàng.

Thật khó tưởng tượng rằng ngay cả những nhân viên bán hàng giỏi nhất cũng phải học cách bán hàng. Thế nhưng rất nhiều nhân viên bán hàng thành công và dày dạn kinh nghiệm đã phải thừa nhận điều này.

Quả thật, nhờ kiên trì thực hành và áp dụng những nguyên tắc đã được kiểm chứng, họ đã đạt được mức tăng doanh thu rất cao và thậm chí kiếm được nhiều tiền hơn họ nghĩ.

Những cơ hội mới: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Đối với đa số những người bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một công việc không mấy hứng thú, bởi đó thường là những công việc ngồi sau bàn giấy, trước máy vi tính hay ở những nơi khác, chứ không phải gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Chúng ta đều biết rằng tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một công việc giống như gieo hạt trong vườn. Nếu không gieo hạt, bạn sẽ không thu hoạch được gì cả. Và đương nhiên là gieo càng nhiều hạt, bạn càng có hi vọng về một vụ mùa bội thu. Mối quan hệ giữa các cơ hội bán hàng và những khách hàng hài lòng sau khi mua sản phẩm cũng tương tự như vậy. Nếu không tìm kiếm, bạn sẽ không có mối quan hệ với khách hàng. Đó chính là lý do tại sao việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng lại mang tính quyết định đối với thành công của người bán hàng.

Dù biết rằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là rất quan trọng, không phải người bán hàng nào cũng ưu tiên thực hiện công việc này.

Lo sợ là một trong những nguyên nhân thường gặp. Khi người bán hàng không có một hệ thống tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt mà chỉ đơn thuần là gọi điện thoại tiếp thị (telesale), họ sẽ thường phải đối mặt với sự từ chối thẳng thừng. Và khi bạn bị từ chối nhiều lần, bạn sẽ càng khó bắt đầu lại quá trình này.

Một lý do khác là giá trị của khoảng thời gian bạn bỏ ra để đầu tư vào việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu rời công sở vào buổi chiều để đến thư viện tìm kiếm dữ liệu, bạn thường cảm thấy rằng mình đang bỏ bê những phần việc khác mà lẽ ra phải được ưu tiên hơn, đặc biệt là trong trường hợp những nỗ lực tìm kiếm chẳng mang lại kết quả nào đáng kể.

Một lý do khác nữa khiến bạn né tránh việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là vì bạn cảm thấy mình đang xâm phạm thời gian của người khác. Thông thường, chúng ta hay sử dụng các mối quan hệ sẵn có để lấy thông tin về khách hàng tiềm năng, qua đó tìm kiếm cơ hội mới. Tuy nhiên, bạn biết những “đầu mối” này đều rất bận rộn, nên bạn lại tự bào chữa rằng họ sẽ không hài lòng khi công việc bị gián đoạn, dù thực tế không hẳn đã đúng như vậy.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn vượt qua cảm giác miễn cưỡng trong quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng:

  • Tự động viên bản thân. Hãy “bán” ý tưởng tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho chính bạn. Hãy quả quyết rằng bạn đang rất háo hức gặp gỡ các khách hàng tiềm năng mới, bởi việc này sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn.
  • Thiết lập mục tiêu và buộc bản thân làm việc hướng đến mục tiêu đó. Hãy tự đặt ra một mục tiêu mà bạn có thể thực hiện được, ví dụ, thiết lập mối quan hệ với 5 khách hàng mới trong vòng một tuần.
  • Hãy thôi bào chữa. Bạn không nên biện hộ cho sự lười hoạt động của mình.
  • Vượt qua nỗi sợ rằng mình sẽ không chịu đựng nổi. Nếu những người bán hàng khác có thể thực hiện hàng trăm cú điện thoại mỗi ngày, thì tại sao bạn lại không thể gọi nổi 10 cú điện thoại trong một ngày?

Hãy làm những việc mà bạn sợ hãi, và nỗi sợ sẽ dần tiêu tan. Nói cách khác, nếu bạn có đủ những kỹ năng cần thiết và không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, mọi nỗi lo lắng hay e ngại đều sẽ biến mất. Bạn sẽ tăng khả năng nâng cao doanh số bán hàng vì bạn có đủ khách hàng tiềm năng, tránh được những giai đoạn ế ẩm mà hầu hết những người bán hàng bình thường đều phải trải qua.

Tiếp xúc ban đầu: Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng

Có rất nhiều lý do giải thích vì sao bạn rất khó hẹn gặp khách hàng, và một trong những lý do quan trọng nhất chính là việc bạn luôn có xu hướng đề cập đến sản phẩm – dịch vụ của mình quá sớm trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Thậm chí, ngay trước khi đưa ra câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng, bạn đã đề xuất các giải pháp có thể không phù hợp với nhu cầu của họ. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn ảo tưởng sẽ bán được hàng ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng. Chính vì thế, bạn không thể tạo được ấn tượng khác biệt so với những người bán hàng khác. Khách hàng đã quá nhàm với kiểu tiếp cận thế này đến nỗi đối với họ, mọi người bán hàng đều như nhau. Và kết quả là họ từ chối gặp bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, việc khách hàng từ chối gặp mặt là một minh chứng cho sự thất bại bước đầu của bạn. Thất bại bởi bạn chưa đưa ra được những giải pháp thật sự hữu ích cho khách hàng. Bạn chỉ có thể làm được điều này khi bạn hiểu rõ nhu cầu của họ.

Chìa khóa tạo nên sự khác biệt của người bán hàng chính là “Câu tạo uy tín”. Khách hàng luôn biết rằng bạn sẽ chỉ nói tốt cho các sản phẩm – dịch vụ mà bạn đang chào bán. Việc có xác nhận của bên thứ ba sẽ tạo nên nhiều khác biệt trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng đối với công ty và chính bạn. Và đây là lúc cần sự xuất hiện của “Câu tạo uy tín”. Câu nói này không hề nhắc tới bạn, mà tập trung vào những gì khách hàng quan tâm, đồng thời đề cập tới kinh nghiệm của các công ty khách hàng khác đã sử dụng thành công sản phẩm – dịch vụ của bạn. Sở dĩ “Câu tạo uy tín” lại hiệu quả đến vậy bởi hai lý do:

  • Sự giao tiếp ban đầu không còn tập trung vào quan điểm của những người bán hàng. Theo bạn, cách nào sẽ hiệu quả hơn: Nói với khách hàng rằng bạn có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề của họ, hay nói về cảm nhận của những người đã sử dụng sản phẩm của công ty bạn?
  • “Câu tạo uy tín” là cách làm bạn khác biệt so với hầu hết những người bán hàng khác. Đó là sự khác biệt giữa một người bán hàng ngay lập tức diễn thuyết về các sản phẩm – dịch vụ của họ và một người bán hàng đề cập đến những gì bạn muốn và bạn cần.

Khi đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn sẽ hiểu tại sao việc nói về những mối quan tâm của người khác và khéo léo giới thiệu cảm nhận của những khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thành công trong việc thiết lập mối quan hệ với họ.

Một “Câu tạo uy tín” trong lần tiếp xúc đầu tiên bao gồm bốn nhân tố chính:

  • Bạn đã làm gì cho các công ty khác. Hãy bắt đầu bằng những lợi ích công ty bạn đã mang lại cho các công ty khách hàng khác mà có liên quan tới việc kinh doanh của khách hàng tiềm năng này.
  • Bạn đã làm việc đó như thế nào. Bạn cần đưa ra cái nhìn khái quát về cách công ty bạn đã mang lại lợi ích cho khách hàng thông qua sản phẩm – dịch vụ cụ thể.
  • Bạn sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng tiềm năng bằng cách nào. Bạn cần chỉ ra những lợi ích tương tự mà bạn có thể mang lại cho công ty khách hàng tiềm năng, nhưng cần bổ sung thông tin để có thể khẳng định điều đó.
  • Cam kết cho những bước tiếp theo. Bạn sẽ kết thúc bằng cách đề nghị một cuộc hẹn hay xin phép đặt một số câu hỏi. Nói cách khác, bạn sẽ nói cho khách hàng biết bạn muốn gì.

Gặp gỡ khách hàng: Xây dựng lòng tin

Bạn cần xây dựng quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình. Quan hệ khách hàng là sự kết hợp giữa kỹ năng đối nhân xử thế, khả năng lắng nghe, uy tín và sự chuyên nghiệp. Đó là quá trình xây dựng lòng tin và thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng tiềm năng với người đại diện bán hàng. Nếu bạn có quan hệ thân thiết với khách hàng, bầu không khí sẽ thân thiện và dễ chịu hơn. Lòng tin từ đó cũng được thiết lập. Khách hàng sẽ dễ dàng đặt niềm tin vào bạn và vui vẻ trả lời những câu hỏi bạn đưa ra, cũng như cung cấp thông tin một cách dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng, vì những thông tin bạn thu thập được sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn. Về phía khách hàng, họ cũng sẽ cởi mở hơn với những ý tưởng, đề xuất hay giải pháp của bạn. Bạn cần thiết lập quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên và duy trì mối quan hệ đó trong suốt quá trình về sau.

Hãy là một người bán hàng chân thành quan tâm đến mọi người. Sẽ rất có ích khi bạn quên đi những suy nghĩ về lợi nhuận mà khách hàng tiềm năng này sẽ mang đến cho công ty bạn và chính bạn. Hãy gạt đi những suy nghĩ về hoa hồng bán hàng.

“Dừng lại/Quan sát/Lắng nghe” là một biện pháp hữu ích trong lần đầu gặp khách hàng.

  • Dừng việc suy nghĩ về bản thân, các vấn đề khác và cả bài thuyết trình của bạn. Tập trung hoàn toàn vào khách hàng.
  • Quan sát khách hàng. Ghi nhớ những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về vẻ bề ngoài, thái độ và phong cách của người đó. Hình dung người đó trong tâm trí bạn.
  • Lắng nghe tên khách hàng. Nghe cẩn thận và phát âm chính xác tên người đó. Đừng nên bắt đầu buổi trò chuyện cho đến khi bạn biết và có thể phát âm chính xác tên đối tác.
  • Hãy bắt đầu cuộc gặp gỡ một cách thân thiện. Cách bạn chào hỏi và giới thiệu bản thân sẽ tạo nên không khí cho cuộc gặp gỡ. Điều này gây ấn tượng mạnh hơn cả những cái bắt tay.

Hãy mỉm cười. Tập cách mỉm cười như một nguyên tắc đối nhân xử thế, nhưng không có nghĩa là bạn mang đến buổi gặp mặt một tiếng cười giòn giã của đứa trẻ con. Nụ cười chính là cách bạn thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt, rằng bạn rất vui khi có cơ hội giúp người khác.

Hãy khiến người khác cảm thấy họ quan trọng và hãy làm điều đó một cách chân thành. Một trong những cách kết bạn và tác động đến ý kiến của người khác hữu hiệu nhất là chân thành quan tâm đến ý kiến của họ, khiến họ có cảm giác rằng mình quan trọng. Nói cách khác, nếu bạn muốn thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm – dịch vụ mà bạn chào bán là quan trọng, bạn phải làm cho khách hàng có cảm giác rằng bản thân họ cũng quan trọng.

Hãy nói về những điều khách hàng quan tâm. Trong nhiều tình huống bán hàng, nói chuyện với người khác dựa trên những mối quan tâm của họ chính là cơ sở để thu thập thông tin hiệu quả. Khi bạn đưa câu hỏi và hướng cuộc nói chuyện về những vấn đề khách hàng đang quan tâm, cơ hội thu hút sự chú ý của họ sẽ tự động tăng lên.

Hãy để khách hàng làm chủ cuộc trò chuyện. Mọi người thường nói rằng tạo hóa ban cho con người hai tai nhưng chỉ có một cái miệng, bởi thế chúng ta nên lắng nghe nhiều hơn, ít nhất là gấp hai lần thời gian nói.

Đàm phán: Tìm những điểm chung

Bạn không thể tránh đàm phán, khi bạn là một người bán hàng chuyên nghiệp. Do đó, bạn phải chuẩn bị tinh thần cho tốt. Chỉ cần bạn thu thập thông tin hiệu quả thì có nghĩa là bạn đã được trang bị tốt cho việc đàm phán rồi. Dựa vào những câu hỏi đưa ra cho khách hàng, bạn sẽ biết khách hàng đang phải chịu những áp lực gì, họ cần gì ở sản phẩm – dịch vụ của bạn, và đâu là những giá trị tình cảm đằng sau quyết định mua hàng của họ.

Một người đàm phán giỏi thường có những đặc điểm sau:

  • Tin tưởng rằng giải pháp đưa ra là thích hợp nhất;
  • Luôn hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề;
  • Nhiệt tình tìm hiểu mọi nhu cầu của khách hàng;
  • Can đảm để bỏ qua;
  • Luôn sẵn sàng thực hành;
  • Mong muốn đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Khi tiến hành đàm phán, bạn cần phải thể hiện sự nhiệt tình của mình trong việc cùng khách hàng tìm tiếng nói chung. Các kỹ năng đối nhân xử thế của bạn phải được trau dồi thật tốt. Khi đàm phán, hãy sử dụng lý trí, không dùng tình cảm. Bạn cũng cần chú ý tới ngôn ngữ hình thể của mình và của khách hàng để không khí đàm phán được diễn ra thân thiện. Khi tìm được giải pháp, hãy thuyết phục khách hàng, nhưng tuyệt đối không dùng mánh khóe. Khách hàng muốn đàm phán với bạn chứng tỏ họ đã tỏ rõ thiện chí muốn mua hàng, vì vậy, bất cứ hành động nào tiềm tàng nguy cơ dẫn đến việc làm suy giảm lòng tin thì bạn nên tránh. Hãy giữ chuẩn mực đạo đức của mình.

Hãy tuân thủ các nguyên tắc hành xử trong đàm phán để cuộc đàm phán được diễn ra theo đúng ý của bạn, đồng thời tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãn:

  • Mở đầu cuộc đàm phán một cách thân thiện;
  • Chăm chú lắng nghe;
  • Biết giữ thể diện cho đối phương;
  • Cố gắng nhìn nhận mọi việc từ quan điểm của đối tác;
  • Tránh tranh cãi;
  • Đặt câu hỏi;
  • Thật sự quan tâm tới đối phương;

Thể hiện sự tôn trọng trước những ý kiến của đối phương; không bao giờ được nói: “Anh sai rồi”.
Khi một cuộc đàm phán kết thúc thành công, mọi người đều cảm thấy thỏa mãn vì kết quả đạt được. Cả hai bên đều sẽ cảm nhận được sự quan tâm của đối tác, và hai bên đều sẽ cho rằng đây là cuộc đàm phán công bằng. Đàm phán thành công là bước đệm để cả hai bên muốn tiếp tục mối hợp tác này trong tương lai. Và quan trọng nhất, khi cuộc đàm phán được diễn ra thuận lợi, cả hai bền đều tin tưởng rằng đối tác sẽ thực hiện đúng cam kết đã hứa.

Đàm phán đơn giản chỉ là một khâu của quy trình bán hàng mà trong suốt quá trình đó, bạn phải nỗ lực để đạt tới các thỏa thuận chung. Khi bạn và đối tác đều cảm thấy mình đạt được kết quả tốt nhất và có thể tiếp tục hợp tác trong những lần sau, khi đó mối quan hệ của bạn và khách hàng đã được xây dựng một cách bền vững. Hãy luôn ghi nhớ rằng, đàm phán là tháo gỡ các vướng mắc và đạt được thỏa thuận. “Chiến thắng” trong đàm phán nghĩa là đạt được những mục tiêu quan trọng chứ không phải là lấn át đối phương.

Theo sát chăm sóc khách hàng: Giữ cam kết với khách hàng

Khi đạt được cam kết với khách hàng, một cơ hội lớn hơn sẽ mở ra cho bạn là khách hàng sẽ còn quay lại. Rất nhiều nghiên cứu về môi trường bán hàng hiện nay đã khẳng định rằng việc có được một khách hàng hoàn toàn mới khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân một khách hàng hiện tại đang hài lòng với sản phẩm của bạn. Đó chính là lý do tại sao việc tiếp tục làm khách hàng hài lòng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bán hàng. Quan trọng hơn nữa, bạn sẽ chỉ có thêm các thương vụ và những lời giới thiệu của khách hàng cho những mối quan hệ mới, nếu bạn thực hiện đúng cam kết và đảm bảo sẽ cung cấp cho họ những sản phẩm – dịch vụ chất lượng cao như đã thỏa thuận.

Giữ liên lạc với khách hàng luôn là cách tốt nhất để đảm bảo rằng khách hàng vẫn hài lòng về sản phẩm của bạn.

Một số chiến lược theo sát sau bán hàng mà người bán hàng có thể áp dụng

  • Cơ sở dữ liệu thực tế và được cập nhật liên tục;
  • Duy trì đường dây liên lạc thông suốt;
  • Gửi cho khách hàng những thông tin hữu ích;
  • Cung cấp tin tức cập nhật về sản phẩm mới.

Cho dù bạn đã xây dựng một chiến lược hậu mãi như thế nào, bạn cần phải nhớ hai nguyên tắc rất quan trọng trong việc theo sát và chăm sóc khách hàng.

Nguyên tắc đầu tiên là “Luôn nhận thức được những “bước tiếp theo””. Hãy phát triển một hệ thống giúp bạn đánh giá những gì khách hàng đang có và những lợi ích mà các sản phẩm – dịch vụ mang lại cho khách hàng. Bạn cần không ngừng tự đặt câu hỏi: “Tôi có thể làm gì để giúp khách hàng vươn tới những thành công mới?”. Hãy trở thành một thành viên trong tổ chức của họ. Hãy suy nghĩ về những vấn đề của họ và cách để trở thành một phần quan trọng trong giải pháp mà họ lựa chọn.

Nguyên tắc thứ hai là “Đáp ứng vượt mức kỳ vọng của khách hàng”. Đừng bao giờ tự hài lòng rằng bạn đã cung cấp cho khách hàng những thứ đúng như họ yêu cầu. Hãy làm nhiều hơn thế nữa. Cung cấp cho khách hàng chính xác những sản phẩm họ mong muốn nghĩa là bạn đã tạo cơ hội để đối thủ cạnh tranh “lên tiếng”. Hãy đáp ứng vượt mức kỳ vọng của khách hàng.

Ví dụ, bạn đang ăn tối tại một nhà hàng quen thuộc và bạn gọi món khai vị yêu thích. Khi mang món khai vị cho bạn, người phục vụ nói rằng đã yêu cầu đầu bếp làm một phần ăn lớn hơn bình thường, bởi anh ta biết bạn rất thích món đó. Người phục vụ đó đã làm gì? Rõ ràng là anh ta đã đáp ứng vượt mức kỳ vọng của bạn, và rất có thể nhờ đó mà bạn sẽ thường xuyên đến dùng bữa tại đây.

Kết

Mặc dù biết rằng hầu hết các công ty đều sẽ có những phần thưởng ấn tượng cho các nhân viên bán hàng xuất sắc, rất nhiều nhân viên bán hàng vẫn không thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì họ không hiểu hết bản chất của quá trình mua bán. Rất nhiều người chỉ có chút kiến thức đủ để kiếm sống mà thôi. Không nhiều người thật sự hiểu biết đầy đủ về quá trình mua bán để trở nên vượt trội trong lĩnh vực này. Bán hàng không phải là dụ dỗ một ai đó mua hàng. Bán hàng là tạo ra một bầu không khí khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, từ đó đưa ra những quyết định khiến cả đôi bên đều cảm thấy hài lòng. Suy cho cùng, không ai thích bị thúc ép phải mua hàng. Tất cả mọi người đều thích tự đưa ra những quyết định mua sắm khôn ngoan.

Mua sách Lợi Thế Bán Hàng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lợi Thế Bán Hàng” khoảng 82.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lợi Thế Bán Hàng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lợi Thế Bán Hàng Shopee” tại đây

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Trả lời