Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
Giới thiệu sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Tác giả Guy Spier
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
“Lột Xác Để Trở Thành Một Nhà Đầu Tư Giá Trị” là câu chuyện về cuộc hành trình của Guy Spier và những điều ông đã học được trên con đường đầu tư của mình.
Xuyên suốt quá trình đọc sách, độc giả và cũng là những nhà đầu tư hoặc yêu thích công việc đầu tư sẽ thực sự trải nghiệm hành trình lột xác thực sự của Guy Spier từ một tay “mafia” cò mồi tại một quỹ đầu tư chuyên kinh doanh các cổ phiếu “rác”. Tới việc trở thành một nhà đầu tư giá trị chân chính được soi sáng bởi trí tuệ của Warren Buffet và Charlie Munger.
Hành trình ấy vốn rất gian khó với nhiều người, tuy nhiên thông qua câu văn và lời chia sẻ thành thật của Guy Spier, quý độc giả sẽ nhận thấy quá trình chuyển hóa và học hỏi trở thành một nhà đầu tư giá trị chưa bao giờ chân thực và giản đơn đến thế!
Tác giả Guy Spier bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một Wannabe Gordon Gekko (nhân vật chính của bộ phim Wall Street) – gian manh, thiển cận, và hoàn toàn vị kỷ. Một tay sinh viên cao ngạo, tự phụ tốt nghiệp Oxford và MBA Harvard danh giá làm việc tại một ngân hàng đầu tư ở phố Wall – nơi mà ma lực của đồng tiền đã khiến cả những người khôn ngoan, cần mẫn nhất cũng phải nhúng chàm. Gần 2 năm ròng rã tại D. H. Blair đã làm vấy bẩn hồ sơ đẹp đẽ của Guy Spier và đẩy sự nghiệp của ông xuống bờ vực thẳm. Điều tối kị trong kinh doanh, đặc biệt là giới đầu tư, khi danh tiếng là tất cả…
Guy đã tìm thấy chiếc phao cứu sinh của đời mình khi khám phá ra thế giới của Warren Buffett. Tiếp đến là một loạt những biến đổi và quá trình tự nhận thức dẫn dắt ông trên con đường từ Nhà đầu tư thông minh Benjamin Graham đến những triết lý đầu tư vĩ đại của Charlie Munger trong cuốn Poor Charlie’s Almanack (Tạm dịch: Niên giám Charlie khó nghèo). Tiếp đó là cuộc gặp với Mohnish Pabrai và bữa ăn trưa cùng Warren Buffett. Bữa ăn được đánh đổi bằng 650.100 đô la ấy đã có một tác động đổi đời đối với Guy Spier.
Cũng trên hành trình này, ông gặt hái được nhiều triết lý thâm sâu về đầu tư và kinh doanh, đó là:
- Tại sao người cố vấn và hình mẫu noi theo lại đóng vai trò quan trọng giống như chìa khóa của nhà đầu tư để đạt thành công trong dài hạn
- Kiến thức học thuật từ nền giáo dục hàng đầu có thể cản trở bạn như thế nào
- Tại sao tự học lại quan trọng trong hành trình trở thành nhà đầu tư vĩ đại
- Cách Buffett nghiệm ra được mục tiêu cuối cùng trong đời là sống thật với chính mình.
“Lột Xác Để Trở Thành Một Nhà Đầu Tư Giá Trị” của Guy Spier thực sự là một cuốn sách giá trị tới từng chữ và ở từng ý tưởng. Một cuốn hồi ký cực kỳ thẳng thắn đưa người đọc vào các góc tối nhất của Phố Wall. Đồng thời cũng là một bản hướng dẫn thực tế và thông minh giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thành công. Những bài học mà bạn chỉ cần học được một vài trong số này thôi, bạn sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên giàu có – và có thể là cực kỳ giàu có.
Sách dẫn dắt những người mới tham gia đầu tư chứng khoán; hoặc những nhà đầu tư đang lạc lối và thua lỗ có thể tìm thấy cho mình một con đường sáng. Hay đơn giản, cuốn sách này là để dành cho những ai vốn đã biết đến và yêu thích phương pháp đầu tư giá trị, giúp họ củng cố thêm niềm tin và tìm thêm đồng minh về lý tưởng trên hành trình đi tìm chân lý trong đầu tư.
Sách được đánh giá 4,5/5 sao tại amazon với 383 nhận xét.
VỀ TÁC GIẢ
Guy Spier là một nhà quản lý qũy phòng hộ nổi danh, hiện ông đang điều hành quỹ Aquamarine Fund với lợi nhuận 463% từ khi thành lập vào năm 1997. Ông cũng là một nhà phân tích thường xuyên xuất hiện trên các kênh phương tiện truyền thông như CNN, CNBO, Bloomberg…
Guy nổi tiếng với việc cùng NĐT Mohnish Pabrai chi $650,000 (tương đương hơn 13 tỷ đồng) trong một buổi đấu giá từ thiện để được ăn trưa với Buffett.
NHẬN XÉT VỀ SÁCH
Cực kỳ hiếm để tìm ra một cuốn sách có thể đọc được về đầu tư giá trị, và đây thực sự là một cuốn sách hiếm có. Khi bạn cầm cuốn sách này lên, tôi cá là bạn sẽ không thể bỏ nó xuống được. Và nhiều khả năng bạn sẽ trở thành một con người tốt hơn sau khi đọc xong cuốn sách này.
-Len Schlesinger, Baker Foundation Professor, Harvard Business school –
“Lột xác để trở thành một nhà đầu tư giá trị” là một hành trình rất trung thực, mới mẻ và đầy tính khiêm tốn của Guy Spier trong quá trình trở thành một nhà đầu tư giá trị. Những bài học của Guy chứa đựng trong những trang giấy mang đến cho bạn những giá trị lớn lao mà bác của tôi, Sir John Templeton, sẽ cực kỳ trân trọng và yêu thích trong triết lý đầu tư của ông ấy. Tại sao bạn lại phải học từ những lỗi lầm của chính mình (điều cực kì đắt đỏ trong thị trường) trong khi bạn có thể học được chúng ngay từ những lời khuyên đắt giá của một chuyên gia đầu tư như Guy Spier?”
– Lauren c. Templeton, sáng lập và Chủ tịch của Lauren Templeton Capital Management –
“Nhà đầu tư giá trị nổi tiếng Guy Spier đã làm cách nào đó để có thể viết ra những kí ức rất thú vị và những hành trình đầy say mê về những điều cần thiết để thành công trong đầu tư và trong cuộc sống. Một cuốn sách PHẢI ĐỌC”
– John Mihaljevic, CFA, Mananging Editor của The Manual of ideas –
“Ngành công nghiệp tài chính cực kỳ cạnh tranh và việc biết một ai đó rất rõ là một lợi thế cạnh tranh lớn. Trong cuốn sách tuyệt vời này, Guy đã giúp chúng ta hiểu hành trình mà anh ta đã khám phá ra cách thức của chính anh ấy khi làm chuyện đó. Cách kể chuyện của Guy đã tặng cho chúng ta những món quà giúp chúng ta hiểu bản thân mình tốt hơn, nhờ đó trở thành những nhà đầu tư giỏi hơn. Tôi rất ấn tượng và được truyền cảm hứng bởi anh ấy”.
– Lisa O’dell Rapuano, Sáng lập của Lane Five Capital Management –
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
- Mã hàng 9786047792788
- Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH HAPPY LIVE
- Tác giả Guy Spier
- Người Dịch Nguyễn Hoàng Nam, Phạm Lê Thái
- NXB NXB Thế Giới
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 580
- Kích Thước Bao Bì 24 x 16 x 1.5 cm
- Số trang 250
- Hình thức Bìa Cứn
2. Đánh giá Sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
1 Rất rất hay nhé mọi người ơiii.. Mình bị cuốn vào sách luôn , cứ muốn đọc thôi . Ngôn ngữ giản dị dễ hiểu . quyển sách này giúp mình có cái nhìn lạc quan về đầu tư mà còn trong cuộc sống nữa. Rất đáng đồng tiền và mình thật sự hạnh phúc vì đọc được Quyển sách này. Cảm ơn Happy Live . Cảm ơn Tiki giao hành nhanh
2 Về phần hình thức, chất lượng giấy thì lúc nào cũng tốt và đẹp như những quyển khác của Happy Live. Về phần cuốn sách: Đây là một quyển sách cực kỳ hay, cực kỳ ý nghĩa. Quyển sách k chú trọng vào triết lý hay kỹ thuật đầu tư, từng chương một đều là những bài học vô cùng gần gũi, quen thuộc mà bất kỳ ai cũng gặp trong đời. Nó k những giúp bạn có được tinh thần của một nhà đầu tư giá trị mà nó còn giúp bạn hoàn thiện bản thân để trở thành một người tốt hơn trong cuộc đời. Đây là cuốn sách mình mong mọi người đọc vì nó cực kì hay và hữu ích. Cảm ơn Happy Live đã mang cuốn sách này về và biên dịch nó.
3 Chưa bao giờ phải đổi trả hay thất vọng tẹo nào về sản phẩm của Happy Live. Sách được đầu tư tốt từ hình thức đến chất lượng nội dung. Giá có thể hơi chát so với mặt bằng chung nhưng đó là cách để mấy ông giúp cho những dịch giả, biên dịch có tâm và có tầm như thế này phát triển hơn trong tương lai, dịch chuẩn được nhiều sách hơn cho chúng ta đọc, tiếp cận với tri thức của các nước phát triển. Hơn hết với những gì a Thái đã chia sẻ free trên youtube thì chúng ta mua sách giá chát 1 chút thì vấn đề gì, mua vì trân trọng những gì a Thái đã làm cho thế hệ trẻ.
4 Cuốn sách là những chia sẽ tuyệt vời của Guy Spier về quá trình chuyển mình thành một nhà đầu tư giá trị. “Hãy chơi với người giỏi hơn bạn, bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài trở nên giỏi hơn- Warren Bufett”
5 Mình biết tới Guy Spier qua câu chuyện ông cùng NĐT Pabrai đấu giá bữa ăn từ thiện vs Warren Buffett. Mình rất hay theo dõi twitter của ông và học được rất nhiều bài học hay về đầu tư. Định mua sách tiếng anh trên amazon về đọc thì may quá Happy Live đã xuất bản cuốn sách của Guy Spier ở VN. Nhận sách xong mình đọc một lèo từ đầu đến cuối và thấy hành trình đến ĐT giá trị của Guy cũng có rất nhiều điểm giống mình. Rất ấn tượng vs những kiến thức ông chia sẻ trong sách, đơn giản, dễ hiểu và cũng rất truyền cảm hứng.
Review sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
Đây không phải cuốn sách về đầu tư, cũng không dạy bạn lộ trình để đầu tư, đây là cuốn sách kể về cuộc hành trình của chính tác giả học được trên con đường đầu tư và đi đến sự giàu có của mình.
Cuốn sách là những câu chuyện rất đời thực, gần gũi mang phong cách kể chuyện qua những thói quen rất bình thường đến những thứ lớn lao. Nhưng sau cùng các bạn sẽ học được cách tư duy như một nhà đầu tư thông mInh, chọn ai làm hình mẫu của mình, người dẫn dắt và dùng sự thông thái của những người đi trước thay đổi cuộc sống của bạn.
Trên hết qua cuốn sách bạn sẽ học được rất nhiều bài học giá trị và bổ ích giúp cho cuộc sống của các bạn. Và như Buffett từng nói:
“Hãy cố gắng học hỏi từ những sai lầm của chính mình — và hay hơn nữa, là hãy học từ sai lầm của người khác.”
CHƯƠNG 1. TỪ GIỮA BẦY LANG SÓI ĐẾN WARRENT BUFFETT
Ghê tởm, dằn vặt, những cảm xúc tiêu cực, đó là những cảm nhận về chính bản thân Guy Spier* khi thuật lại con đường nghề nghiệp của mình khi chập chững bước ra khỏi cánh cửa HBS(Harvard Bussiness School) danh giá. Nhận được lời phỏng vấn, ông tới văn phòng và gặp Morty — Một tay bán hàng lão luyện người do Thái và cũng từng tốt nghiệp HBS.
Đó là một cuộc gặp gỡ đã mang Guy Spier đến với D.H Blair (một công ty đầu tư tai tiếng nhất phố Wall) một nơi đã làm vấy bẩn lên con người của ông, nơi mà “Các tay môi giới nổi tiếng thường từ chối không để khách hàng được phép bán ra khi họ yêu cầu bán một cổ phiếu nào đó”.
“Khi bạn thành công, mọi người sẽ ganh tị và cố kéo bạn xuống” đó như một câu giải thích đầy thuyết phục mà đối với ông đó như là “một lời đề nghị mà tôi không thể chối từ” khiến ông dấn thân vào con đường đầy những tiêu cực.
Sự khao khát thành công đã làm cho người ta mờ mắt. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, hàng tá những người xếp hàng đợi để thế chỗ bạn đang ngồi.
Đó là sự dằn vặt giữa việc đi và ở. Ông thực sự chưa muốn đi bởi ông chưa làm được một thương vụ lớn nào cả, điều đó khiến ông dằn vặt, ông muốn làm một thương vụ trước khi rời đi, nó như sự ghi nhận thắng lợi và có thể đường hoàng mà nghỉ việc.
Sau những gì đã qua, để khi nhìn lại ông mới nhận ra đó là khoảng thời gian sự chênh vênh trên mép bờ vực của đạo đức. Khi đồng tiền lên ngôi, thì sự mù quáng về những động cơ mang tính phi đạo đức cũng theo đó mà nguy hiểm cho dù đó là những người dù học giỏi giang, học đến nơi đến chốn cũng trở nên mụ mị.
Chính tham vọng, lòng tham, sự tự mãn hay ngây thơ khiến nhiều người khôn ngoan, cần mẫn đã phải nhúng chàm, ở một môi trường làm việc được thiết kế hoàn hảo để thúc đẩy người sống trong môi trường ấy phá bỏ những giới hạn dù là gì đi nữa để giành chiến thắng.
Trong kinh doanh, đặc biệt là giới đầu tư, danh tiếng là tất cả. Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta sẽ thay đổi được môi trường, nhưng kỳ thực môi trường sẽ thay đổi chúng ta.
Đó là lý do khiến ông ngộ ra nhiều điều và hướng bản thân đến một môi trường tốt hơn, nhiều người giỏi hơn mình, để ta có thể trở nên giống họ.
Dù thế nào thì những gì đã qua cũng là một bài học để đời cho ông. Đó là một phần thiết yếu trong con đường học tập, chúng ta học từ những sai lầm, và nếu không có nó, có thể chúng ta sẽ chẳng học được bài học gì. Đó là những thứ khiến ta có kinh nghiệm để trưởng thành.
Và khi đã gột rửa được những suy nghĩ ở một con đường tối tăm để vươn tới một con đường chân chính, đó cũng là lúc chúng ta mạnh mẽ và tiếp tục vững bước hoàn thiện bản thân mình hơn.
CHƯƠNG 2. HIỂM HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC DANH GIÁ
Điều gì khiến một người tự cho là mình khôn ngoan lại làm một điều rõ ràng là quá sức ngu ngốc như thế? Chính nền giáo dục danh giá như một tòa tháp ngà đẹp lộng lẫy đã khiến anh trở nên dễ tổn thương và thiếu khả năng phòng vệ đến mức nguy hiểm.
Mục tiêu của giáo dục không phải là cung cấp cho chúng ta một nền giáo dục có chiều rộng, mà là phân tích xem điều gì có thể giúp chúng ta đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Phớt lờ đi một giấc mơ lặp đi lặp lại suốt một thời gian dài chẳng bao giờ là một quyết định đúng đắn cả.
Theo học một khóa học tốt tại một ngôi trường tốt thôi chưa đủ. Mỗi giai đoạn có những nhu cầu đặc thù, bạn phải chọn khóa học phù hợp với các nhu cầu ấy.
Con đường cạnh tranh của tôi là tập trung cao độ vào những chủ đề tôi có thể nổi bật. Đám đông thường bị dẫn dắt bởi các nỗi sợ và lòng tham phi lý trí thay vì những phân tích bình tĩnh.
Nhà đầu tư giá trị phải có khả năng đi theo con đường của chính mình. Chặng đường đầu tư giá trị đòi hỏi bạn phải nhận định khi nào đám đông đang sai hướng để có thể thu lợi từ nhận định sai của họ.
Chính học viện mà chúng ta đã dựng nên để dạy ta cách suy nghĩ độc lập lại thường đóng cửa tâm trí chúng ta lại theo những cách tiềm tàng khả năng phá hoại.
“Nếu bạn lúc nào cũng tiếp tục học tập, bạn sẽ có một lợi thế vô cùng lớn. Khi người học trò sẵn sàng, người thấy sẽ xuất hiện. Sự tự học và tò mò một cách chân thành luôn mang đến cho bạn những điều thú vị và bất ngờ.”
CHƯƠNG 3. CHÂN TRẦN TRÊN THẢM ĐỎ
Quá trình gỡ rối và tái lập trình bản thân là cần thiết với những người cảm thấy mắc kẹt và khao khát tìm cách tiến lên phía trước…
“Khởi điểm của trí tuệ chính là khi ta đở bớt ly nước đã đầy của mình để sẵn sàng rót thêm những điều học được từ mọi người.”
Bạn có thể biết điều đó bạn không thích làm, nhưng điều đó là điều đúng, thì bạn vẫn cứ nên làm. Mỗi khi có cơ hội làm điều gì đó không có kết quả chắc chắn nhưng có tiềm năng mang lại giá trị lớn, hãy cố gắng làm điều đó.
Hét lớn một điều đủ lâu thực sự có thể đóng đinh điều đó vào tâm trí, và bất kỳ ý tưởng nào cũng có thể được cài vào đầu bằng cách lặp đi lặp lại thật nhiều.
“Chúng ta phải tưởng tượng ra tương lai trước khi nó thực sự đến.”
Cách tốt nhất để thuyết phục người khác làm điều gì đó là khiến họ xem việc ấy là điều tự bản thân họ thích làm.
Có thái độ tích cực là tối quan trọng vì tâm trí ta có cách hướng về điều ta đang tập trung.
Thật quan trọng để bày tỏ lòng tốt và giúp đỡ người khác ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, mặc dù khi ấy họ chưa làm được điều gì cho xứng đáng.
Phương pháp Modelling: mô phỏng hóa, đặt mình vào những người mình thần tượng và tưởng tưởng như thể họ đang nghĩ về vấn đề ta đang gặp phải. Đây là phương pháp khá thú vụ ngay cả Guy Spier, Monish Pabrai cũng đều làm như vậy.
CHƯƠNG 4. VÒNG LỐC XOÁY NEW YORK
Bạn cần có kinh nghiệm cho 2 thứ: 1 là những thứ bạn làm(say yes), 2 là những thứ bạn biết say no với nó. Warrent Buffett khuyên chúng ta nên để hết trứng vào một rổ, và trông chừng nó cho thật cẩn thận.
Điều này có nghĩa rằng bạn nên tập trung vào vòng tròn năng lực của mình và tìm ra danh mục đầu tư liên quan đến nó, không nên đa dạng hóa nó.
Án binh bất động và kiên nhẫn chờ đợi hầu như luôn là phương án khôn ngoan nhất của nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán. Tốt hơn hết là không nên kiểm tra việc lên xuống cổ phiếu mỗi ngày, thậm chí là mỗi tuần, vì điều này chỉ khiến tập trung cho dài hạn trở nên khó khăn hơn mà thôi.
Thật khó để bạn tách ra khỏi đám đông ngoài kia và đi ngược lại. Nhưng có một cách dễ làm hơn, đó là học hỏi và sao chép từ những bậc thầy đã thành công trước đó.
Đố kị hoàn toàn mang tính phá hoại, Nếu bạn dọn chúng ra khỏi đầu mình sớm, cuộc đời bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều. Nó thật nguy hiểm trong thị trường này, nó khiến người ta hành động theo cách họ sẽ không đời nào làm nếu họ thành thật với bản thân.
Cảm xúc là nguồn cơn của việc bóp méo khả năng phán xét và gây ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định duy lý của ta.
“Hãy thừa nhận những cảm xúc, và điểm yếu của chúng ta, và bạn có thể làm tốt hơn bằng cách học từ những sai lầm của bản thân.”
CHƯƠNG 5. HỘI KIẾN SƯ PHỤ
Chúng ta thích nghĩ rằng mình không phải là một phần của đám đông, nhưng những gì chúng ta làm, những hành động của chúng ta bị ảnh hưởng lớn đến mức nó làm suy yếu khả năng nhận định và những quyết định của chúng ta, và dường như chúng ta không nhận ra điều đó.
Mọi thứ đều cần có thời gian, và trong đầu tư cũng vậy, đôi khi chúng ta cần đến năm năm để thấy một hiệu quả rõ rệt, nên hầu hết mọi người đã bỏ cuộc rất sớm trước khi có thể thu được lợi ích.
“Những điều nhỏ nhặt, một ngày nào đó, đôi khi là những món quà bất ngờ và vô giá”. Gửi lời cảm ơn khi được mời đi ăn, hay cảm ơn sau khi được phỏng vấn xin việc thôi chẳng hạn, đôi khi nó mang lại cơ hội lớn cho chúng ta so với phần còn lại. Sẽ thế nào nếu bạn nhận được một phản hồi kiểu: “Bạn là người duy nhất đã gửi lời cảm ơn đến cho chúng tôi, …”, thế thôi cũng đủ làm bạn vui cả ngày.
Một số công ty thành công vì họ làm một điều đúng, nhưng hầu hết thành công vì họ làm đúng nhiều điều nhỏ. Tích lũy đúng cho mọi trường hợp. Mở rộng tâm trí và có tầm nhìn dài hạn hơn.
CHƯƠNG 6. BỮA TRƯA CÙNG WARRENT
“Nếu bạn dự định làm một điều gì đó, tốt hơn hết là toàn tâm toàn ý để làm.”
Điều có hiệu quả tốt nhất chính là nhìn vào bản thân, thay đổi bản thân từ bên trong và đặt lợi ích cổ đông lên trước lợi ích cá nhân. Rất khó để bạn có thể vui vẻ, hạnh phúc khi ẵm về lợi ích cá nhân trong khi mọi người không được gì cả, nghĩ cho mọi người trước và rồi bạn sẽ được nhiều hơn những gì bạn muốn nhận.
Sự kết hợp giữa tình yêu, thời gian, năng lương, và nguồn lực có thể tạo nên một con người mới.
Người ta sẽ ngăn cậu làm điều đúng nếu nó không theo lệ thường. Việc trung thành với những giá trị mà bạn biết rõ từ trong tâm khảm là đúng đắn lại vô cùng quan trọng, thay vì lung lay bởi những nguồn lực bên ngoài.
Thật quan trong để luôn sống cuộc đời theo bảng điểm bên trong bạn thay vì bảng điểm bên ngoài.
Người ta cũng rất thường biện minh cho những hành động không phù hợp hay sai lầm của bản thân bằng cách tự trấn an rằng ai ai cũng làm như vậy.
Buffett có một hệ thống phù hợp nhất với ông, nó cho phép ông tiêu diêu suy nghĩ trong an tĩnh, lánh xa những thanh âm ồn ào chiếm lĩnh Wall Street. Bạn chỉ dựa trên lý trí để lọc những tạp âm là không đủ, bạn cần có quy trình phù hợp và môi trường thích hợp để làm.
“Hãy sống để trở thành một phiên bản chân thực hơn của chính bản thân mình, con đường đến với thành công thực sự chính là sống chân thực với chính mình.”
CHƯƠNG 7. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH — BƯỚC CHÂN VÀO KHOẢNG TRỐNG
Những nhà đầu tư giá trị thường tự hào về khả năng mua vào khi thị trường sụp đổ. Chúng ta thích nghĩ rằng mình sở hữu sự điểm tĩnh, quả cảm và sức mạnh, để hành động theo lý trí khi mọi người đang chìm trong cơn hoảng loạn.
“Luôn luôn giữ được cái đầu lạnh để phân tích và ra quyết định, đừng để cảm xúc lớn át lý trí của bạn.”
Chúng ta cần có những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, trên cương vị là người trưởng thành ông khuyên rằng đừng bao giờ sống trên mức thu nhập của bạn và đừng vướng vào nợ nần.
Không vay tiền để mua xe hay thế chấp để mua nhà. Khi bạn vướng nợ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hành động theo lý trí của bạn, nếu bạn đầu tư bằng số tiền đi vay, điều này sẽ gây áp lực khiến bạn không thể giữ bình tĩnh và sáng suốt khi ra quyết định.
Dưới góc nhìn xã hội, nợ nần là một chất bôi trơn thiết yếu của nền kinh tế. Sử dụng chừng mực, nợ hoàn toàn tích cực. Nhưng với một nhà đầu tư cá nhân, nợ có thể trở thành thảm họa, khiến chúng ta khó trụ lại cuộc chơi — cả về tài chính lẫn cảm xúc — khi thị trường quay lưng với chúng ta.
Giữ cho bản thân một không gian yên tĩnh, tách biệt với những ổn ào thị trường, chủ tâm cố giữ thế giới bên ngoài ở thật xa để các yếu tố ngoại cảnh không ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta. Luôn luôn giữ được thái độ bình tĩnh và tích cực.
CHƯƠNG 8. OMAHA PHIÊN BẢN SPIER — KIẾN TẠC MÔI TRƯỜNG LÝ TƯỞNG
Một trong những thách thức lớn nhất với bất kỳ nhà đầu tư nào chính là có quá nhiều thứ gây nhiễu loạn đầu óc. Chúng ta thích nghĩ mình là tạo vật đầy lý trí. Nhưng sự thật những hành động của chúng ta khá là phi lý trí. Trí não là một thứ rất lạ lùng và vô cùng kỳ bí. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của não bộ thì bạn nên tìm đọc cuốn “tư duy nhanh và chậm”.
Phần này chủ yếu tác giả phân tích về thiết kế môi trường làm việc, môi trường sống của tác giả, giúp ông có thể có những quyết định đầu tư sáng suốt, cùng với đó là phương pháp Modelling giúp ông tư duy như hình mẫu người mà ông ngưỡng mộ tại ngay môi trường làm việc của ông.
CHƯƠNG 9. HỌC CÁCH TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG
“Thật khó để đầu tư cho tốt nếu cuộc sống bên ngoài đầu tư của bạn đầy những xáo trộn, căng thẳng hay trì trệ. Nếu bạn muốn thấy được các ý tưởng lớn trong đầu tư, tâm phải tĩnh.”
Hãy trở thành phiên bản tốt hơn chính bạn, tập trung thấu hiểu chính bản thân mình, và học cách tận hưởng cuộc sống. Vấn đề của chúng ta ngày nay là chúng ta được kết nối với mọi thứ, trừ chính bản thân chúng ta.
Trích một câu nói của Pascal:
“Mọi vấn đề của con người đều xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên một mình trong phòng”.
Các bạn có thể đọc thêm bài viết mà tôi đã tham khảo và dịch, bài viết giúp bạn hiểu bản thân mình hơn ở đây.
CHƯƠNG 10. NHỮNG CÔNG CỤ ĐẦU TƯ — XÂY DỰNG MỘT QUY TRÌNH TỐT HƠN
Nếu chúng ta muốn đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn hơn, một điều vô cùng giá trị là phát triển một loạt các quy tắc và thói quen mà ta có thể liên tục áp dụng.
Đơn giản hóa mọi việc quả thật rất hiệu quả và có ý nghĩa, do não bộ vốn có nguồn năng lượng rất hạn chế.
Để làm được điều này, ông đã đưa ra 8 quy tắc, thói quen mà ông thường sử dụng:
- Kiểm tra giá cổ phiếu càng ít thường xuyên càng tốt
Điều này giúp chúng ta tách khỏi những ồn ào thường ngày chốn thị trường. Vấn đề ở đây là sự lên xuống liên tục của giá cổ phiếu chính là lời mời gọi hành động.
Chúng ta nên sẵn lòng giữ cổ phiếu đó đóng cửa vào ngày mai và sẽ không mở lại trong suốt 5 năm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư cảm nhận nối đau mất mát lớn gấp hai lần khoái cảm khi gặt hái.
2. Nếu ai có bán cho bạn thứ gì, đừng mua thứ ấy
Hãy nhớ rằng, người bán luôn luôn được hưởng lợi từ việc quyết định mua của bạn, bất chấp thứ bạn mua có đem lại lợi ích cho bạn hay không. Hãy luôn nghi ngờ về việc ai đó cố bán thứ gì đó cho bạn, đôi lúc bạn đúng, đôi lúc bạn sai, nhưng chính bạn mới là người chịu trách nhiệm về hành động của mình.
3. Cẩn thận với Ban điều hành công ty dù họ có khả kính, giỏi thuyết phục, thân thiện đến mấy
Không có ai lại đi nói xấu về sản phẩm, công ty hay doanh nghiệp của mình cả, cũng chẳng ai vạch áo ra cho bạn xem cả. Những gì được phô ra là những thứ đã được phủ lớp sơn hào nhoáng bên ngoài.
4. Nghiên cứu đúng thứ tự: đọc báo cáo của công ty trước; báo chí, báo cáo từ công ty môi giới đọc sau
Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu về não bộ cho thấy, ý tưởng đầu tiên đi vào não sẽ thường là ý tưởng bám trụ ở đó. Vì vậy hãy đọc có thứ tự, những thứ trung lập và phản ánh đúng nhất.
5. Chỉ bàn ý tưởng đầu tư với người không có thù oán cá nhân với bạn
Mọi cảm xúc bên ngoài đều có thể ảnh hưởng xấu đến quyết định đầu tư của bạn, nhất là đó là những cảm xúc tiêu cực.
6. Không mua hay bán khi thị trường đang mở cửa
Giữ khoảng cách an toàn với thị trường. Đừng để nó xâm phạm văn phòng hay não bộ của bạn.
7. Khi mua một cổ phiếu, hãy đảm bảo bạn dám giữ nó hai năm dù giá có giảm một nửa
Thực tế là khi bạn mua vào cổ phiếu, thì nó thường sẽ giảm. Và trước khi mua cổ phiếu, hãy đảm bảo bạn đủ thích nó để có thể giữ nó ít nhất là 2 năm, ngay cả khi giá rớt 50% khi bạn vừa mua vào.
8. Đừng công khai nói về các khoản đầu tư hiện tại của mình
Một khi chúng ta công bố một điều gì đó, sẽ có một rào cản tâm lý khiến ta không thể quay mặt với những điều đã tuyên bố — ngay cả khi chúng ta hối hận vì nhận định đó.
CHƯƠNG 11. BẢN CHECKLIST CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ
Ngay cả khi đã ở trong một môi trường được bố trí cẩn thận và có một bộ nguyên tắc đầu tư, chúng ta cũng sẽ làm mọi chuyện rối tung lên. Não bộ đơn giản là không được thiết kế để lúc nào cũng hoạt động theo logic bới mọi quyết định đầu tư của chúng ta.
Do đó trong khâu cuối cùng bạn ra quyết định, bạn cần xây dựng một danh mục những thứ cần kiểm tra(checklist) trước khi xuống tiền, tránh tối đa việc sai sót. Hãy đơn giản hóa bằng việc viết xuống những thứ cần thiết để tránh thiếu sót, để khi đó bạn chỉ cần nhìn vào đó, kiểm tra và ra quyết định, không cần phải suy nghĩ gì thêm. Đây được coi là phương pháp quản lý sự phức tạp.
“Tôi không bao giờ lên giường với một người phụ nữ xấu, nhưng tôi chắc chắn sẽ có vài lần trong đời thức dậy và thấy người phụ nữ nằm bên cạnh mình chẳng đẹp tí nào.”
Danh sách bản checklist của ông:
1. Người đàn ông mất bình tĩnh
Thật khó để hành động lý trí khi bạn đang đứng trước nguy cơ mất tiền.
“Liệu có ai trong các thành viên chủ chốt của ban điều hành đang gặp khó khăn trong đời sống cá nhân mà có thể ảnh hưởng khó lường đến khả năng hành động dựa trên quyền lợi của cổ đông không? Ban điều hành trước đây có từng làm điều gì vì lợi ích cá nhân mà nhìn vào thấy rất ngỡ ngần ko?” — Management (bạn lãnh đạo trong quy tắc 4M)
2. Lợi thế cạnh tranh
“Khi một ban điều hành nổi danh tài giỏi đụng một doanh nghiệp nổi tiếng làm ăn không ra gì, chính danh tiếng của doanh nghiệp là thứ không bị ảnh hưởng”
“Công ty có đem lại một giải pháp đôi bên cùng có lợi cho toàn bộ hệ sinh thái của nó hay không?” — Moat(con hào kinh tế quy tắc 4M)
3. Hiểu chuỗi giá trị của công ty
“Công ty sẽ bị ảnh hưởng thế naofbowir những thay đổi trong những phần khác của chuỗi giá trị nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty?”
4. Cổ phiếu này có đủ rẻ không?
Đây là phần thuộc việc phân tích biên an toàn MOS trong quy tắc 4M
Về cơ bản ông liệt kê bản checklist này cũng là tương đương với quy tắc 4M khi phân tích cổ phiếu của Phill
Town trong cuốn sách Payback Time — Ngày đòi nợ.
CHƯƠNG 12. KINH DOANH THEO ĐƯỜNG LỐI BUFETT — PABRAI
“Cách tốt nhất để học là ở cạnh những người đáng để học hỏi. Hãy chơi với người giỏi hơn bạn, bạn không còn cách nào khác ngoài trở nên giỏi hơn. Không có gì quan trọng hơn việc đưa những người giỏi giang hơn vào trong cuộc đời bạn, mối quan hệ là con át chủ bài.”
Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành nhiều thời gian nhất. Nếu những người đó hay than phiền, hay có suy nghĩ tiêu cực, thì bạn cũng có xu hướng có suy nghĩ giống như vậy.
“Không có giới hạn cho những gì bạn có thể làm được nếu bạn không màng đến việc ai sẽ được ghi công cho điều đó.”
“Cách duy nhất để được yêu là trở nên đáng yêu hơn. Tình yêu càng trao đi nhiều, càng nhận lại nhiều. Vấn đề trong tình yêu là bạn chẳng thể dùng tiền mà mua được.”
Cuộc đời quá ngắn để dành thời gian cho những người không thẳng thắn và không thành thật về con người của mình. Chiến thuật tối giản là mặc kệ những người có vẻ bí ẩn, ám muội. Mục đích của chúng ta không phải là tìm hiểu họ thực sự là ai, mà là giữ khoảng cách với những người như thế.
Nếu bạn đang quản lý quỹ, khách hàng mong muốn rút tiền ra, thì đừng cố thuyết phục họ, đó là tiền của họ, nếu họ muốn lấy ra, cứ để họ làm thế, đừng hỏi gì cả. Đừng để bạn có cảm giác tội lỗi hay ràng buộc xâm lấn bạn.
Cho đi là một nửa của quá trình nhận lại. Bất kể khi nào bạn muốn gặp ai đó, hãy cố gắng làm điều gì đó cho họ trước. Khi bạn cho đi, bạn sẽ nhận ra rằng bạn nhận lại nhiều hơn những gì bạn cố vơ vào.
“Cho đi là còn mãi.”
CHƯƠNG 13. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHÂN GIÁ TRỊ
Nếu mục tiêu của cuộc đời bạn là làm giàu, đầu tư giá trị là một phương pháp khó có phương pháp nào đánh bại được. Đây không chỉ là chiến lược mua tích trữ để giúp bạn trở nên giàu có.
“Tiền bạc không phải là thứ khiến bạn hạnh phúc vui vẻ đến nơi làm việc.”
Trong đầu tư, ngu si không được hưởng thái bình vì thị trường tài chính hiệu quả đến lạnh lùng trong việc phơi bày ra những điểm yếu cảm xúc của chúng ta.
Không khó để tinh thông các công cụ phân tích đầu tư, khả năng đọc bảng cân đối kế toán, nhận ra các công ty giá hời. Nhưng những kỹ năng này cũng chẳng ích lợi gì cho nhà đầu tư tinh thông chúng khi người ấy chìm trong biển sợ hãi vốn hoàn toàn đánh đổi khả năng suy lý của vỏ não. Liệu bạn còn khả năng suy xét tình táo khi trong đầu lấp đầy lỗi sợ hãi?
“Nhận trách nhiệm về mình thay vì đổ lỗi cho người khác là việc tối quan trọng.”
Vượt qua nỗi sợ hãi về mất mát tài chính, thả lỏng để thử lửa với những khoản đầu tư rủi ro hơn để thu về lợi nhuận lớn hơn. Khi đã hiểu sâu sắc mình thực sự là ai, thì hãy ngừng việc lo lắng, và luôn mở rộng tâm trí để học hỏi mọi điều mới.
Nếu chúng ta chịu trách nhiệm với lỗi lầm và thất bại của bản thân, đó là những cơ hội vô giá để học hỏi về bản thân mình và cách ta có thể làm để cải thiện. Nghịch cảnh thực sự là người thầy tốt nhất. Vấn đề duy nhất là cần thời gian để vượt qua sai lầm của mình và học hỏi từ đó, đó là một quá trình đầy đau đớn.
Và đó cũng là hành trình đầy thử thách nhưng cũng đầy thú vị trên con đường hạnh phúc đi tìm và hiểu thấu chính bản thân mỗi chúng ta. Chúc các bạn thành công
Những cuốn sách được tác giả đề cập:
- Nhà đầu tư thông minh
- Thiên nga đen
- 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực
- Qúa trình hình thành một nhà tư bản Mỹ
- Hòn tuyết lăn
- Cuốn self-help của Tony Robbins
- Tư duy nhanh và chậm
Mua sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị” khoảng 250.000đ đến 268.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Tiền Đẻ Ra Tiền – Đầu Tư Tài Chính Thông Minh
- 5 ngày đầu tư chứng khoán thực chiến với đồ thị chart tâm lý candestic
- Khóa học 36 Chiến lược đầu tư bất động sản thực chiến hiệu quả tức thì
- Đầu Tư Tài Chính
- Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – The Dhandho Investor
- Khóa học đầu tư bất động sản thuê và cho thuê thành công
- Tâm Lý Học Trong Đầu Tư Chứng Khoán
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free