MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Review sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Giới thiệu sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều – Tác giả Satoshi Shima

MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Masayoshi Son cái tên quá đỗi nổi tiếng tại Nhật Bản cùng nhiều triết lý kinh doanh không giống ai với cái cái tên “liều ăn nhiều” – ông đã gây dựng tập đoàn viễn thông đa quốc gia và Internet SoftBank với tổng tài sản vào khoảng 20,7 nghìn tỉ Yên (theo ước tính năm 2015). Masayoshi Son là người sáng lập SoftBank – công ty nắm cổ phần tại hơn 1.000 công ty trên thế giới, bao gồm Alibaba và Yahoo Nhật Bản, theo Bloomberg. Năm 2018, SoftBank đạt doanh thu 82,7 tỷ USD.

Với tài sản 16,3 tỷ USD, Son là người giàu thứ hai tại Nhật, sau tỷ phú Tadashi Yanai – người sáng lập Uniqlo (tài sản 29,6 tỷ USD), theo Bloomberg’s Billionaires Index. Ông nắm giữ 26% cổ phần SoftBank, là cổ đông lớn nhất của công ty này.

Gần đây, nhắc đến vị tỷ phú liều ăn nhiều hẳn ai cũng biết lùm xùm vì khối tài sản kếch xù này khi thị trường toàn cầu đang lao dốc. Quỹ Vision – quỹ đầu tư vào các startup công nghệ lớn nhất trên thế giới với tổng tài sản quản lý ở mức 100 tỷ USD hiện đang lỗ 16,7 tỷ USD, mất sạch lãi lũy kế từ khi thành lập.

Không những vậy, lao đao thị trường còn khiến cổ phiếu của SoftBank Group niêm yết tại sở chứng khoán Tokyo đã giảm giá mạnh và dự kiến ​​sẽ ghi nhận khoản lỗ lớn nhất từ ​​trước đến nay trị giá lên tới 1,8 nghìn tỷ yên (16,7 tỷ USD) do sự giảm giá của các khoản đầu tư của Quỹ Vision- một quỹ của SoftBank quản lý danh mục trị giá 100 tỷ USD. Thêm vào đó, cái tên WeWork – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chia sẻ văn phòng cũng chao đảo trên vực phá sản, trước đó WeWork là một trong những khoản đầu tư mang tính biểu tượng của Softbank. Sự sụp đổ của startup này đã phủ bóng đen lên Softbank và cả CEO của tập đoàn, ông Masayoshi Son.

Nhưng chắc chắn bằng năng lực của mình sớm muộn Tỷ phù liều này sẽ vực dậy được thôi.

Bên cạnh những khó khăn đang gặp phải bởi đại dịch Covid như vậy, không thể phủ nhận được tài Tầm của ông trước sự phát triển kinh tế của Nhật Bản nói riêng và toàn cầu nói chung.

Masayoshi Son nổi tiếng với những công thức toán học hài hước như 25 – 4 = 9. Phải sau đó ông mới giải thích ý nghĩa của những con số này là giá trị tài sản trị giá 25 nghìn tỷ yen của Softbank mà trừ đi 4 nghìn tỷ yen nợ có tương đương với vốn hoá thị trường 9 nghìn tỷ yen hay không? Nó thể hiện tranh cãi diễn ra lâu nay của Son khi cho rằng giá cổ phiếu của Softbank không hề phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp và những khoản đầu tư của họ. Đã từ nhiều năm nay ông luôn cố gắng thu hẹp khoảng cách này.

7 Bí quyết lãnh đạo thời 4.0 của người đàn ông quyền lực nhất thung lũng Silicon

Cuốn sách “Masayoshi – Tỷ phú liều ăn nhiều” có lẽ sẽ thú vị với những ai muốn đi tìm triết lý kinh doanh của một “kẻ điên” mà giới kinh doanh vẫn gọi.

Cuốn sách đơn giản là một hành trình của ông trong sự nghiệp kinh doanh cũng như hiểu rõ hơn về con người ông, làm sáng tỏ những điều mà nhiều bạn đọc quan tâm: lý tưởng kinh doanh của Son là gì, phương thức kinh doanh khó nắm bắt của ông được thực thi ra sao, và con người của Son thể hiện qua đời sống hằng ngày và trong công việc.

Tỷ phú liều ăn nhiều này sẽ chia sẻ về:

Điều kiện để Nikesh Arora trở thành người kế nhiệm. Nikesh Arora vị lãnh đạo đến từ Google – Người được chủ tịch Son chỉ định làm người kế nhiệm trong điều kiện khắt khe.

Tân giám đốc vượt qua thời kỳ “con nhộng” với những dấu ấn khi thâu tóm ARM.

Tham vọng về một đế quốc mang tầm thế giới khi dẫn thân vào thị trường Mỹ, khiếu nại trực tiếp với Tổng thống Obama cùng dư luận sôi nổi Mỹ. Không dừng lại ở đó, sự mạnh bảo khi Son là người trực tiếp đàm phán với Thủ tướng Ấn Độ, Trung Quốc… tiến tới đế chế thế giới.

Đích đến của Son với những từ khóa “siêu trí tuệ”, “big data”, “Chíp”, “Robot thông minh”.

Đó không chỉ là những cuộc đầu tư mạo hiểm,những nỗ lực không ngừng, những phát ngôn ngông cuồng; mà còn là cuộc rượt đuổi không mệt mỏi các sáng chế và sự cách tân với một tinh thần doanh nhân mang đậm màu sắc Samurai, đầy lòng tự tôn và trách nhiệm với cộng đồng.

Bạn sẽ nhìn thấy những triết lý, chìa khóa mang đến sự thanh công qua nhiều thương vụ đình đám như hệ thống điện châu Á. Không những vậy, giá trị của bạn khi nhắc đến Son còn khác biệt qua những quy tắc thành công, quy tắc đầu tư của riêng ông.

Một cẩm nang dành cho nhà lãnh đạo – Bí quyết để trở thành Masayoshi Son sẽ không làm phí hoài thời gian đọc cuốn sách này của bạn.

“Chúng ta có mặt trên đời này là để khiến mọi việc xảy ra.”- Masayoshi Son 

MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều
MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều
  • Mã hàng 8935246921869
  • Tên Nhà Cung Cấp MCBooks
  • Tác giả Satoshi Shima
  • NXB NXB Hồng Đức
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang 428
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Đánh giá Sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều
Đánh giá Sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

1 Giao hàng nhanh, sách hay.

Kiến thức hay.

3 Nội dung hay khá hay, nhưng cập nhật hiện tại thì SB lại đang bán ARM, haha

4 Sách được viết bởi thư ký của Son nên rất hay.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Review sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều
Review sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều

Tỷ phú “liều ăn nhiều” Masayoshi Son: Đầu tư vào WeWork là quyết định tồi tệ của tôi
Bá Ước (NCĐT\FT) – 10/11/2019 10:32

Ông Son thừa nhận mình đã nhắm mắt làm ngơ cho nhiều khía cạnh tiêu cực của Adam Neumann và có những hối tiếc lớn, nhất là về vấn đề quản trị…

Masayoshi Son, nhà sáng lập của SoftBank, thừa nhận ông đã bỏ ngoài tai những vấn đề quản trị của WeWork, nhưng thề sẽ hồi sinh kỳ lân Mỹ, sau khi tiết lộ Softbank đã trích lập dự phòng 4,6 tỷ USD cho khoản đầu tư vào WeWork

Quyết định này được đưa ra hai tuần sau khi SoftBank đồng ý gói giải cứu 9,5 tỷ USD dành cho startup về không gian làm việc chung, cùng với quyết định hủy bỏ việc IPO. Theo thỏa thuận, định giá của WeWork đã rơi xuống từ mức 47 tỷ USD trong tháng 1 xuống còn 8 tỷ USD.

Bất chấp những khó khăn hiện tại, Son vẫn bảo vệ chiến lược của SoftBank trong bài thuyết trình kéo dài hai giờ của mình, nhấn mạnh rằng thỏa thuận với WeWork không phải là “một khoản cứu trợ”, và rằng Quỹ Tầm nhìn 97 tỷ USD của ông vẫn hoạt động tốt hơn các công ty đầu tư mạo hiểm khác và kế hoạch triển khai một quỹ 100 tỷ USD khác vẫn đang được tiến hành trơn tru.

“Tôi đã đưa ra một quyết định đầu tư tồi tệ và tôi vô cùng hối hận”, ông Son nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo. “Tuy nhiên, tôi vẫn giữ nguyên chiến lược và tầm nhìn của mình”.

Ông Son cho biết SoftBank đặt mục tiêu thu hồi khoản đầu tư vào WeWork sau 4 đến 5 năm với kế hoạch trục vớt công ty này, bao gồm việc ngừng các hợp đồng thuê mới và chất dứt các hoạt động kinh doanh không phải là cốt lõi và không hiệu quả.

“Logic rất đơn giản. Thời gian sẽ giải quyết mọi thứ… và WeWork sẽ sớm phục hồi”, ông Son nói.

Trong giai đoạn từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 9/2019, SoftBank đã báo cáo khoản lỗ ròng 700 tỷ Yên (6,4 tỷ USD), so với mức lãi 526 tỷ Yên một năm trước đó. Hiệu suất của Quỹ Tầm nhìn, công ty đóng góp chủ yếu cho lợi nhuận của Softbank, đã bị ảnh hưởng bởi quỹ này đang gánh khoản lỗ chưa thực hiện với tổng trị giá 538 tỷ Yên từ các khoản đầu tư của mình, bao gồm cả WeWork và công ty gọi xe Uber.

Ông Son cũng thừa nhận rằng có thể có nhiều khoản đầu tư khác của Quỹ Tầm nhìn được định giá quá cao như Wag, công ty dắt chó đi dạo. Nhưng ông chủ của SoftBank khẳng định các khoản đầu tư của mình có nhiều khả năng sẽ tăng giá trị hơn là giảm. Ông nói rằng giá trị của 37/88 khoản đầu tư của Quỹ Tầm nhìn đã tăng lực, trong khi giá trị 22 khoản đầu tư khác đã giảm giá.

Giá trị cổ phần mà SoftBank đang nắm giữ tại các công ty đã tăng 7,1% so với quý trước. Điều đó chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng giá trị của lượng cổ phần tại Alibaba.

Cuộc khủng hoảng WeWork là một sai lầm hiếm hoi đối với nhà sáng lập tỷ phú của SoftBank, người được cho là rất nhạy bén trong việc tìm ra người chiến thắng tiềm năng trong ngành công nghệ.

Dưới áp lực của các nhà đầu tư, ông Son tiết lộ rằng công ty sẽ áp dụng các biện pháp mới để thắt chặt quản trị tại các công ty mà mình rót vốn, theo Financial Times.

Tập đoàn Nhật Bản đã rót hơn 10 tỷ USD vào WeWork khi Son ủng hộ Adam Neumann, người đồng sáng lập startup này. Nhưng những lo ngại về quản trị và câu hỏi về mô hình kinh doanh của nó đã giết chết hy vọng của WeWork về việc niêm yết, sau khi các nhà đầu tư tiềm năng từ chối mức định 15 tỷ USD dành cho công ty này.

Cuối cùng, ông Neumann đã bị buộc rời khỏi công ty, nhưng ông cũng nhận được “gói chia tay” 1,7 tỷ USD, trong khi 4.000 nhân viên của WeWork sẽ bị sa thải.

“Tôi đã nhắm mắt làm ngơ cho nhiều khía cạnh tiêu cực của anh ấy. Tôi có những hối tiếc lớn đặc biệt là về vấn đề quản trị [của WeWork]”, ông Son thừa nhận vào ngày 6/11.

Ông Son nhấn mạnh rằng Quỹ Tầm nhìn 108 tỷ USD mới sẽ vẫn ra mắt theo như dự kiến trước đó, nhưng Ả Rập Saudi và nước láng giềng Abu Dhabi, hai nhà đầu tư lớn vào quỹ Tầm nhìn 97 tỷ USD hiện tại, có vẻ chần chừ sau những gì xảy ra với WeWork

Mua sách MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều” khoảng 109.000đ đến 122.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “MASAYOSHI SON-Tỷ Phú Liều Ăn Nhiều Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời