Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
Giới thiệu sách Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận – Tác giả Thomas Bulkowski
Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
Nhà giao dịch Dan Zanger biến 11.000 đô la thành 18 triệu đô la trong vòng 18 tháng. Nhà giao dịch Peter Brandt đạt được hiệu suất lợi nhuận trên 40% trong suốt 40 năm sự nghiệp và đạt được danh hiệu Phù thủy Thị trường Tài chính. Họ có một điểm chung trong phương pháp giao dịch, đó là sử dụng Mô hình Biểu đồ – Chart Pattern – làm công cụ chính.
Nội dung sách “Mô Hình Biểu Đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm kiếm Lợi nhuận”
Sách “Mô hình Biểu đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm Kiếm Lợi nhuận” bản tiếng Việt bìa cứng, 488 trang của tác giả Thomas Bulkowski do FinFin phát hành có những điểm đặc biệt sau:
- Là quyển sách ĐẦU TIÊN chuyên sâu về Mô hình Biểu đồ bằng tiếng Việt.
- Chia sẻ kinh nghiệm THỰC CHIẾN trong 30 năm của tác giả. Chính kinh nghiệm thực chiến này giúp tác giả đạt được tự do tài chính.
- Là một bản hướng dẫn thực tế, có số liệu thống kê khoa học
- Là sách hướng dẫn không thể thiếu đối với nhiều nhà giao dịch cả chuyên nghiệp lẫn mới vào nghề
- Được xem là cẩm nang về Mô hình Biểu đồ của các nhà đầu tư/giao dịch tài chính toàn cầu
Trong quyển sách này tác giả Thomas Bulkowski chia sẻ:
- Các mô hình biểu đồ hiệu quả đi kèm cách sử dụng
- Cách tìm và sử dụng các Mô hình Biểu đồ truyền thống (điểm mua/bán, chốt lời/dừng lỗ)
- Các tín hiệu giao dịch chất lượng cao dựa vào Mô hình Biểu đồ
- Cách tận dụng những mô hình bị vỡ để tìm kiếm lợi nhuận
- Các thống kê số liệu về mức độ hiệu quả của từng mô hình biểu đồ
- Các ví dụ giao dịch thực chiến của bản thân
- Cách đối phó với những mô hình bị vỡ/bị sai
Hơn hết nữa, xuyên suốt nội dung sách là những lời khuyên, những tóm lược để giúp độc giả nắm bắt cách thức phân tích biểu đồ cũng như làm cho chúng hoạt động một cách hiệu quả trong giao dịch.
Về tác giả Thomas Bulkowski
Thomas Bulkowski sinh năm 1957 tại Mỹ. Ông học chuyên ngành Công nghệ thông tin và sau khi ra trường làm việc ở vị trí Kỹ sư phần cứng.
Thomas Bulkowski đạt được tự do tài chính ở tuổi 36 và có kinh nghiệm 30 năm giao dịch tài chính. Ông có hàng loạt sách viết về chủ đề đầu tư/giao dịch, đều được đánh giá rất cao bởi cộng đồng tài chính toàn cầu.
Hiện ông Bulkowski có trang viết thu hút hàng triệu lượt đọc mỗi năm về chủ đề phân tích mô hình biểu đồ.
Thomas Bulkowski được thừa nhận rộng rãi là một trong những chuyên gia hàng đầu về Mô hình Biểu Đồ – Chart Pattern trên Thế giới.
Sách “Mô Hình Biểu Đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm kiếm Lợi nhuận” dành cho đối tượng nào?
- Những nhà giao dịch mới bắt đầu tham gia thị trường
- Những nhà giao dịch đang tìm kiếm phương pháp cho riêng mình
- Những nhà giao dịch theo mô hình biểu đồ muốn mở rộng và nâng cao phương pháp
- Những nhà giao dịch muốn tham khảo chiến lược mô hình biểu đồ của chuyên gia
Dù đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, tiền tệ (forex), hàng hóa (vàng, bạc, dầ) hay tiền thuật toán , Mô hình Biểu đồ đều có thể mang lại hiệu suất giao dịch và lợi nhuận tốt nếu được áp dụng đúng cách, bên cạnh việc quản lý vốn chặt chẽ.
Mục lục sách “Mô Hình Biểu Đồ – Phương pháp Hiệu quả để Tìm kiếm Lợi nhuận”
- Chương 1: Giới thiệu về Mô hình Biểu đồ
- Chương 2: Cách nhận diện Mô hình Biểu đồ
- Chương 3: Sự thật về các Đường xu hướng
- Chương 4: Hỗ trợ và Kháng cự Các Mô hình Biểu đồ Quan trọng nhất
- Chương 5: Mười tín hiệu mua
- Chương 6: Mười tín hiệu bán
- Chương 7: Các trường hợp đặc biệt
- Chương 8: Mô hình bị vỡ Kiếm tiền từ những giao dịch thất bại
- Chương 9: Các giao dịch khác Kết hợp các Mô hình Biểu đồ
- Chương 10: Nghệ thuật giao dịch Danh mục công việc
- Chương 11: Nghiền ngẫm các con số thống kê
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
- Công ty phát hành Công ty TNHH FinFin
- Tác giả: Thomas Bulkowski
- Loại bìa Bìa cứng
- Số trang 488
- Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thanh Niên
2. Đánh giá Sách Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
1 Sách rất tốt, in đẹp, nội dung đa dạng Đọc và ngẫm để áp dụng vào giao dịch hàng ngày.
2 Mình đã nhận được sách, cứ nghĩ là dịch nên sẽ lâu lắm mới nhận được hàng. Sách giao nhanh. Nội dung in rõ ràng, chất lượng giấy và đóng gói rất ok. Mô hình biểu đồ là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật mà mình nghĩ là cần thiết để giúp mình tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn trong các giao dịch.
3 Nhiều kiến thức rất hay và mới lạ, 100% recommend
4 Về hình thức: Nhận sách nguyên seal khui đã vẫn như mọi khi. Giấy in chất lượng, sách rất dày lật đã tay lắm. Về nội dung: Sách hay và thực tế lắm. Đọc tới đâu là lụm tới đó. Đọc đến mô hình đáy kim cương thì y như rằng chart chạy như sách. Tổng kết: đội ngũ thực chiến nên dịch rất hay. Tuy có vài đoạn mình cần phải đọc lại mới hiểu. Một phương pháp giao dịch hay bên cạnh phương pháp VSA. Mình áp dụng cả hai cùng lúc. Đây không phải là chén thánh và các bạn vẫn phải học cách quản lý vốn cho thật tốt.
5 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.
Review sách Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận
Hãy nghiên cứu 1 triệu biểu đồ, ta sẽ trở thành chuyên gia hàng đầu về đọc biểu đồ.
Giới thiệu về mô hình biểu đồ
Mô hình biểu đồ là 1 tập hợp hành động giá xuất hiện tuần hoàn trên các biểu đồ giá. Nó phản ánh hành vi giao dịch của các nhà giao dịch chuyên nghiệp, của các công ty, và của cả những nhà giao dịch nhỏ lẻ.
Ưu điểm của các mô hình biểu đồ:
Cung cấp cho chúng ta tín hiệu mua rõ ràng: giá đóng cửa phía trên biên của 1 đường xu hướng hoặc trên đỉnh của các mô hình biểu đồ
Cung cấp cho chúng ta tín hiệu bán rõ ràng: khi giá đóng cửa bên dưới biên của đường xu hướng hoặc dưới đáy của moi hình biểu đồ.
Xác định được tín hiệu giao dịch kịp thời
Nhược điểm của các mô hình biểu đồ: nếu ta không phát hiện được ra mô hình biểu đồ mà chỉ biết sau khi có cú break out thì ta sẽ phải hi sinh lợi nhuận khá lớn.
Ta cần làm quen với việc nhận diện các mô hình biểu đồ để sử dụng chúng 1 cách thành thạo
Nếu bạn phát hiện ra chúng chậm trễ, tính hữu dụng của chúng sẽ giảm đi
Cần phải thực sự kiên nhẫn để chờ đợi các tín hiệu mua: việc chờ đợi break out mua cần nhiều sự kiên nhẫn
Việc đặt lệnh dừng lỗ sẽ cần 1 chút tinh tế: khi giá phá vỡ cũng hay quay trở lại mô hình và có thể giảm xuống đáy mô hình.
Khi các mô hình biểu đồ được hình thành với 1 chiều cao đáng kể, điều này có thể được lý giải là bạn đang ở gần cuối của 1 xu hướng hơn là điểm bắt đầu của xu hướng. Ta nên hạn chế thực hiện giao dịch vào lúc đó
Các mô hình biểu đồ đều có thể thất bại và tỷ lệ thất bại cũng rất cao.
Đừng bao giờ hi vọng có thể giầu có nhanh chóng sau 1 đêm trên thị trường tài chính
Cách nhận diện các mô hình biểu đồ
Biểu đồ trống: đây là biểu đồ không có 1 chỉ báo nào khác ngoài giá. Từ đây ta có thể quan sát để kẻ các đường xu hướng (trendline), đường này ta sẽ vẽ được khi giá hình thành xu hướng. Biểu đồ trống cho ta thấy những chuyển động giá, xu hướng tăng, xu hướng giảm và những khoảng biến thiên mà tại đó giá sẽ di chuyển theo chiều ngang.
Kết nối đỉnh: tìm các đỉnh gần nhau và nối chúng lại thành 1 đường thẳng:
Bắt đầu xác định các mô hình biểu đồ bằng cách tìm kiếm các đỉnh nằm ở cùng hoặc gần như cùng 1 mức giá
2 đỉnh nằm gần như cùng 1 mức giá có thể tạo thành 1 mô hình 2 đỉnh (double top)
Kết nối đáy: xác định các đáy hình thành ở cùng hoặc gần như cùng 1 mức giá.
Nếu đỉnh được hình thành ở gần như 1 mức giá, hãy quan dát các đáy xen kẽ giữa các đỉnh để có 1 đầu mối tốt hơn cho việc xác định hình dạng của chúng. Chúng có thể mô hình 3 đỉnh, mô hình tam giác tăng, hoặc dạng 1 mô hình mở rộng
Nếu nhiều đáy được tạo lập ở gần như 1 mức giá, tương tự nó có thể là mô hình 3 đáy, mô hình tam giác giảm, hoặc 1 mô hình mở rộng.
Phá vỡ khỏi mô hình biểu đồ (breakout): khi giá đóng cửa phía ngoài biên của 1 đường xu hướng thì được coi là 1 sự phá vỡ.
Mô hình biểu đồ với đường xu hướng vòng cung: đây là các đỉnh hay đáy được bo thành vòng cung với nhiều dạng khác nhau.
Hãy tìm kiếm các đường vòng cung trên biểu đồ giá và kết nối chúng lại với nhau bằng trí tưởng tượng của bạn để tạo thành các mô hình biểu đồ
Những đường vòng cung này xuất hiện trong các mô hình như: mô hình sò, mô hình cốc tay cầm, hoặc các mô hình đỉnh trong, đáy tròn.
Mô hình biểu đồ với đường xu hướng chéo: các mô hình như tam giác, mô hình mở rộng thuộc loại này. Ta cần quan sát các đường xu hướng tăng hoặc giảm trước khi xác định các mô hình biểu đồ. Ta nối các đỉnh lại, sau đó nối các đáy để xem có đang hình thành 1 mô hình nào đó không. Ta sử dụng hành động giá trước đó để giúp chúng ta tiên lượng các hành động giá trong tương lai.
Các mô hình được cầu thành bởi các đường xu hướng chéo và đường vòng cung là thường xảy ra nhất, các mô hình nằm ngang thì ít khi xảy ra hơn. Ta cần luyện tập xem xét thật nhiều để nhận biết các biểu đồ 1 cách dễ dàng.
Sự thật về các đường xu hướng
Khi giá chuyển động có xu hướng, đường kết nối chúng lại được gọi là đường xu hướng. Hãy thật cẩn thận khi mua cổ phiếu mà giá đang nằm ngay dưới đường xu hướng đóng vai trò là đường kháng cự phía trên, vì nó rất dễ thất bại tại điểm đó.
Có 3 loại đường xu hướng: ngoại biên, nội biên và vòng cung:
Đường xu hướng ngoại biên không cắt vào giá dọc theo chiều dài của nó. Nó thường nối các đáy trong 1 xu hướng tăng. Cần ít nhất 2 đáy để nối được đường này. Các đường xu hướng kẻ dọc các đỉnh để biểu thị khả năng thay đổi xu hướng từ giảm sang tăng.
Đường xu hướng nội biên thường xuyên cắt qua giá
Đường xu hướng vòng cung mô tả hình dạng của đường xu hướng, chúng có thể là đường xu hướng ngoại biên hoặc nội biên. Đường xu hướng vòng cung thường xuyên cắt qua giá, nhưng nó lại phác thảo chuyển động giá 1 cách tốt nhất.
Khoảng tiếp xúc: Sau khi nghiên cứu khoảng 200 đường xu hướng khác nhau, tác giá tìm ra được quy luật cho thấy 1 số điểm sau đây:
Khoảng cách trun gbinfh giữa các lần tiếp xúc đường xu hướng <29 ngày với 1 đường xu hướng giảm, thì mức tăng sau khi phá vỡ lên trung bình là 36%. Đường xu hướng với các khoảng tiếp xúc cách nhau >29 ngày cho thấy giá tăng 41% sau khi phá vỡ. Tương tự với các đường xu hướng tăng, mức trung vị là 28 ngày giữa 2 lần tiếp xúc, và các đường xu hướng có các khoảng tiếp xúc hẹp giảm trung bình 14% sau khi phá vỡ, trong khi các đường xu hướng với khoảng tiếp xúc rộng cho thấy mức giảm trung bình 19%. Nhìn chung, các lần tiếp xúc cách xa nhau rộng, khoảng 1 tháng thường sẽ hoạt động tốt hơn so với các đường xu hướng có khoa
Điểm tiếp xúc với đường xu hướng: số lần va chạm với đường xu hướng càng nhiều thì khả năng tăng giá càng bền vững hơn vì đường xu hướng càng chứng minh được tính chắc chắn của nó. Các đường xu hướng có <=4 lần chạm cho thấy hiệu suất trung bình 35% sau khi phá vỡ đường xu hướng, trong khi đường xu hướng có >4 lần chạm có tỷ suất 48%.
Độ dài đường xu hướng: đường xu hướng càng dài thì hiệu quả càng cao sau khi nó bị phá vỡ. Đường xu hướng <139 ngày sau phá vỡ trung bình có hiệu quả 33%, còn >139 ngày có hiệu suất trung bình 43%.
Góc của đường xu hướng: đường cu hướng càng dốc thì hiệu suất càng tệ. Các đường xu hướng có góc 30-45 độ sẽ tồn tại khá lâu trong khi đường xu hướng tới 60 độ rất nhanh bị phá vỡ và ta cần di chuyển điểm bán lên liên tục để đề phòng giá đột ngột đảo chiều.
Đường xu hướng và khối lượng tại điểm phá vỡ: đường xu hướng tăng thường có khối lượng giao dịch tăng đi cùng nó. Khi có sự phá vỡ xuống khối lượng thường sụt giảm trung bình 19%, khi khối lượng giảm dần trong suốt chiều dài của đường xu hướng, mức giảm trung bình là 14%. Với đường xu hướng giảm, khi khối lượng tăng trong suốt chiều dàu của đường xu hướng, giá đã tăng 30% sau khi phá vỡ đi lên. Đường xu hướng đi kèm với khối lượng giảm dần có giá tăng trung bình lên tới 45%.
Kỳ vọng 1 sự sụt giảm giá mạnh hoen sau khi phá vỡ khỏi 1 đường xu hướng tăng với khối lượng đang có thiên hướng tăng dần
Kỳ vọng 1 sự tăng giá mạnh hơn sau khi giá phá vỡ khỏi 1 đường xu hướng giảm với khối lượng đang có thiên hướng giảm dần.
Tại ngày phá vỡ: đường xu hướng tăng với khối lượng phá vỡ lớn (>trung bình) sẽ đi kèm với 1 sự sụt giảm lớn 16-19%; đường xu hướng giảm với khối lượng phá vỡ thấp ( mức trung bình 30 ngày) 71% thời gian trên 1 hoặc cả 2 thanh nhọn
Mô hình ống phải được nhìn thấy 1 cách rõ ràng trên biểu đồ
Giao dịch và mẹo giao dịch: mô hình này rất phổ biến và ta cần tìm ra mô hình phù hợp với cách giao dịch của mình. Ta thường thấy nó xuất hiện ở cuối 1 xu hướng giá và nhiều lần có dạng đáy chữ V (V-shape). Với nhà giao dịch theo bước sóng, mua mạnh khi giá vượt qua đỉnh 2 tuần là 2 thanh ống, chuyển sang theo dõi mô hình ngày sau đó. Với nhà giao dịch vị thế (position trader): dùng thanh giá tuần theo dõi, mua khi giá vượt qua đỉnh 2 thanh giá tuần hình ống trước đó.
1 số mẹo giai dịch bổ sung:
Mô hình ống có xu hướng giảm ngắn hanh (0-3 tháng) sẽ đem lại hiệu suất tốt hơn các mô hình xuất hiện trong xu hướng giảm trung và dài hạn.
Hãy tránh các giao dịch có mức kháng cự phía trên với cả khung thời gian ngày và tuần
Chiều cao mô hình: mô hình cao hoạt động tốt hơn mô hình thấp. Đo chiều cao từ đỉnh đến đáy của mô hình ống và sau đó chia cho giá phá vỡ (giá đỉnh), nếu kết quả >12.5% là mô hình ống cao
Chọn các mô hình ống có khoảng chênh lệch giá lớn giữa đáy của 2 thanh nhọn
Khối lượng giao dịch ở thanh nhọn bên trái lớn hơn so với thanh nhọn bên phải cho hiêuh suất cao hơn sau phá vỡ
Các mô hình ông với thanh nhọn bên trái thấp hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn so với các mô hình có thanh nhọn bên phải thấp hơn
Nếu giá đóng cửa dưới mức thấp nhất của mô hình đáy ống, hãy thoát khỏi vị thế của bạn. Nếu mọi thứ đi đúng hướng thì di chuyển điểm dừng lỗ lên.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: nên bán ra nếu giá chững lại gần 1 mức đỉnh trước đó.
5.3. Mô hình sò tăng nghịch đảo
Mô hình này có tỷ lệ thất bại là 7%, khi thành công lợi nhuận bình quân 38%.
Nhận diện mô hình:
Trên đồ thị ngày, tìm 1 đường xu hướng giá tăng
Tìm mô hình chữ J xoay ngược và lộn ngược. Giá bắt đầu bằng 1 chuyển động tăng gần như trên 1 đường thẳng (hoặc nghiên sang phải), sau đó vòng qua 1 cách trơn tru tại đỉnh, và giảm xuống
Giá ở cuối mô hình sẽ thoái lui trung bình 54% so với chuyển động tăng trước đó. Tránh xa nếu giá giảm hơn 100%
Mô hình được xác nhận hợp lệ khi giá đóng cửa trên đỉnh của mô hình
Khối lượng co xu hướng giảm 72% thời gian kể từ khi bắt đầu mô hình cho tới khi kết thúc mô hình
1 dãy liên tiếp các mô hình sò tăng nghịch đảo với các mô hình sau hẹp hơn hoặc thấp hơn có thể bảo hiệu sự kết thúc của 1 xu hướng tăng.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Với nhà giao dịch theo bước sóng, mua khi giá tạo ra 1 vùng đáy cao hơn sau khi hoàn thành 1 chữ J xoay ngược và lộn ngược với mục tiêu giá là chiều cao của con sò.
Đối với nhà giao dịch mang phong cách khác, mua khi giá đóng cửa trên đỉnh của mô hình
Nếu điểm cuối cùng của mô hình nằm trên 1 đường xu hướng tăng hiện có, hãy mua khi giá tăng lên chạm vào đường xu hướng lần thứ 2.
Nếu giá giảm xuống dưới mức bắt đầu của mô hình sò thì hãy tránh giao dịch với mô hình này
Đặt 1 điểm dừng lỗ ngay bên dưới vùng đáy bên phải của mô hình sò tăng nghịch đảo
Các mô hình có khối lượng giao dịch tăng dần có hiệu suất sau pha vỡ cao hơn
Khối lượng giao dịch tại điêm phá vỡ trên mức trung bình 30 ngày đồng nghĩa với mức tăng trung bình lớn hơn
Quy tắc ước lượng giá mục tiêu: sử dụng chiều cao của con sò để ước lượng giá mục tiêu.
5.4. Mô hình 3 đáy tăng dần
Trong thị trường tăng giá, có 5% là thất bại với mô hình này, hiệu suất đầu tư đạt trung bình 41%.
Nhận diện mô hình: đây là mô hình thường thể hiện sự bắt đầu hoặc sự tiếp diễn của xu hướng tăng.
Xác định 3 đáy, mỗi đáy sau phải cao hơn đáy trước mà ko cần sự ràng buộc nào
Tìm cách đáy có hình dạng tương tự nhau. Ghép đáy rộng với đáy rộng, đáy hẹp với đáy hẹp cả chiều rộng và chiều cao
Tín hiệu mua xảy ra khi giá đóng cửa trên đỉnh của mô hình hoặc xuyên qua đường xu hướng giảm được vẽ nối các đỉn nằm giữa 3 đáy
Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm xuống ở 2 trong 3 trường hợp
Khi đỉnh nằm giữa 2 đáy đầu tiên cao hơn đỉnh nằm giữa 2 đáy cuối cùng, hãy vẽ đường xu hướng giảm nối các đỉnh đó để tìm ra tín hiệu mua sớm.
Phương pháp và mẹo giao dịch: mô hình này xuất hiện nhiều, ta nên chuyển sang khung thời gian dài hơn như tuần để xem xét. Ta sẽ thấy nhiều kháng cự phía trên để tránh giao dịch.
Các mô hình có khối lượng phá vỡ dưới trung bình có xu hướng hoạt động tốt hơn các mô hình có khối lượng trên trung bình.
Khi khối lượng giao dịch có xu hướng tăng dần trong suốt mô hình, hiệu suất sau phá vỡ sẽ được cải thiện
67% mô hình đóng vai trò là mô hình đảo ngược xu hướng va các mô hình đóng vai trò đảo ngược này chi hiệu suất tốt hơn so với các mô hình đóng vai trò tiếp diễn
2/3 mô hình phá vỡ trong 1/3 mức cao hàng năm cho hiệu suất tốt nhất
Các mô hình cao cho hiệu suất tốt hơn các mô hình thấp
Các mô hình hẹp hoạt động tốt hơn các mô hình rộng. Mô hình hẹp là mô hình có biên độ thời gian ít hơn 43 ngày, được đo từ đáy tới đỉnh mô hình
Mô hình vừa cao vừa hẹp cho thấy mức tăng sau phá vỡ bình quân 53%
Điều chỉnh tăng xảy ra 60% thời gian và khi chúng xảy ra, hiệu suất của mô hình bị giảm.
Hiệu suất của mô hình 3 đáy tăng dần sẽ kém hơn nếu nó xuất hiện trong 1 xu hướng tăng đã kéo dài
Hãy tránh lựa chọn bất kỳ mô hình biểu đồ có kháng cự gần phía trên để giao dịch. Sử dụng khung thời gian dài hơn để kiểu tra lại điều này.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao của mô hình 3 đáy tăng dần cộng vào mức giá tại đỉnh mô hình để có mục tiêu giá. Nếu cẩn trọng hơn lấy 1/2 chiều cao để cộng vào.
5.5. Mô hình đáy tròn
Mô hình này là 1 vùng xoay tròn của giá. Nó thường có mức tăng trung bình 43% trong môi tường hoàn hảo và thuận lợi. Tỷ lệ thất bại của mô hình này là 5%. Tác giả không thường mua ở vùng đáy xoay tròn mà hay mua ở vùng khi giá lên đến giữa của vòng xoay.
Nhận diện:
Hãy sử dụng khung thời gian tuần. Mô hình đáy tròn sẽ đủ lớn để chúng ta có thể nhận diện, và chúng tạo ra những vùng xoay tròn mượt mà hơn.
Giá có xu hướng tăng đi vào mô hình 62% khoảng thời gian so với xu hướng giảm 38%
Hãy xác nhận 1 đỉnh được hình thành trước vùng xoay tròn, Nó tạo thành môi trái của chiếc cốc
Giá phải di chuyển tròn xuống theo hình cái bát, nó thường mượt, nhưng cho phép các biến thể
Giữa chừng, giá có thể tăng lên và sau đó giảm xuống ngay phía trên nơi nó bắt đầu
Khối lượng giao dịch có xu hướng tăng 51% thời gian
Mô hình này xuất hiện trong 1 xu hướng giá tăng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Sử dụng khung thời gian tuần để tìm 1 đáy tròn đang nằm giữa quá trình hình thành. Mua nếu bạn mong đợi nhóm ngành đó và thị trường chung có xu hướng tăng lên
Các nhà giao dịch theo bước sóng có thể bán khi giá tăng được nửa đường, thoái lui 1 phần của động thái tăng trước đó, hình thành nên cạnh tránh của chiếc cốc. Đối với những nhà giao dịch có phong cách khác, đừng quá thất vọng khi giá quay trở lại ngay trên điểm xuất phát. Sau khi giá chạm đáy 1 lần nữa và tiếp tục quay lại xu hướng tăng, hãy xem xét bổ sung thêm vào vị thế sẵn có của bạn.
Khi giá dừng ở gần đỉnh bên trái, nếu thị trường chung yếu hay nhóm ngành yếu ta nên bán đi và chờ mua lại, 90% tại đây giá sẽ điều chỉnh xuống tạo thành tay cầm và thường mất ít nhất 7 ngày để hình thành tay cầm
Vã đường nối 2 đỉnh 2 bên chiếc cốc và kéo sang phía tay cầm, khi nào giá đóng cửa vượt qua đường này ta có thể tiến hành mua vào hoặc mua bổ sung thêm vị thế
Điểm mua tiêu chuẩn là khi giá đóng cửa bên trên môi cốc bên phải, trong trường hợp có môi phải. Nếu không ta mua khi giá đóng cửa cao hơn mức giá của môi cốc bên trái
Nếu giá chủ yếu di chuyển ngang trước khi hình thành mô hình đáy tròn, 1 vùng tích lũy diễn ra trong khoảng thời gian vài tháng hoặc dài hơn thường dẫn đến sự giá tăng mạnh mẽ sau khi phá vỡ
Điều chỉnh tăng chỉ xảy ra 40% thời gian và khi chúng xảy ra, hiệu suất bị giảm. Tránh các ngưỡng kháng cự gần đó để tránh những cú điều chỉnh tăng.
Các mô hình có chiều cao hơn chiều cao trun gbinhf 31.58%(chiều cao/giá phá vỡ) hoạt động tốt hơn so với các mô hình thấp
Các mô hình rộng – rộng hơn so với trung bình 196 ngày hoặc động tốt hơn
Các mô hình có sự phá vỡ giá xảy ra gần mức giá cao nhất của năm cho hiệu suất tốt nhất
Thời giant rung bình từ môi cốc bên phải đến khi phá vỡ là 33 ngày
Quy tắc ước lượng mực tiêu giá: Sử dụng 1 nửa chiều cao của mô hình đáy tròn để có được giá mục tiêu.
5.6. mô hình tam giác giảm
Các mô hình này cho mức tăng bình quân 35%, tỷ lệ thất bại vào khoảng 12%. Mô hình này rất tuyệt vời nếu giá phá vỡ xuống và di chuyển lên đóng cửa trên đỉnh của mô hình biểu đồ.
Nhận diện:
Xác định 2 đường xu hướng: các đáy xếp thẳng hàng theo chiều ngang hoặc gần như vậy và các đỉnh dốc xuống. Giá nên nằm dọc trên 2 đường xu hướng kết nối chúng
Giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng ít nhất 2 lần, nhưng nên xem xét 3 lần chạm. Nếu chỉ 2 lần sẽ hay xảy ra lỗi vi phạm
Giá phải di chuyển chéo qua lại phía trong mô hình từ bên này sang bên kia, lấp đầy mô hình với chuyển động giá, không phải là khoảng trắng.
Mô hình này là 1 mô hình tăng giá, vì vậy chúng ta chỉ giao dịch với những cú phá vỡ lên. 1 cú phá vỡ xảy ra khi giá đóng cửa trên đường xu hướng giảm
Khối luwowgj giảm 79% thời gian và có thể giảm xuống rất thấp vào ngày trước khi cú phá vỡ xảy ra.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Các nhà giao dịch theo bước sóng mang thiên hướng năng động có thể mua gần đường xu hướng ngang và bán khi giá quay lại đường xu hướng phía trên
Kéo dài 2 đường xu hướng về phía trước hình thành các vùng hỗ trợ và kháng cự tương lai
Đỉnh của tam giác hoạt động như 1 vùng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai
Tín hiệu mua xuất hiện khi giá đóng cửa phái bên ngoài đường xu hướng phía trên
Các mô hình có xuất hiện khoảng trống giá vào ngày phá vỡ cho hiệu suất tốt hơn
Khối lượng giao dịch vào ngày phá vỡ nằm trên mức trung bình có xu hướng đẩy giá cao hơn sau đó
64% đóng vai trò là sự tiếp nối của xu hướng giá trước đó, 39% cho thấy sự đảo ngược xu hướng.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao của mô hình tam giá giảm giúp ước lượng mục tiêu tăng giá tiềm năng.
5.7. Mô hình nêm tăng mở rộng
Mô hình này có mức tăng giá bình quân 37% trong điều kiện hoàn hảo, tỷ lệ thất bại của mô hình là 4% ~ 93% là thành công.
Nhận diện: 2 đường xu hướng chạy dọc theo dành động giá đều dốc lên, trong đó đường xu hướng phía trên đốc hơn đường xu hướng phía dưới.
3 đỉnh và 3 đáy nên gần chạm hoặc chạm vào đường xu hướng tăng
Các đường xu hướng không được nằm ngang
Đường xu hướng trên cùng sẽ dốc lên hơn so với đường xu hướng đáy
Mô hình sẽ trông giống như 1 cái loa hướng lên
Khối lượng giao dịch có xu hướng tăng 64% khoảng thời gian
Giao dịch và mẹo giao dịch: Giá có thể có các cụ tăng nửa vời tức tăng 1 chút rồi giảm lại rơi ra khỏi vùng nêm mở rộng tạo ra các cú giao dich thuận lợi để vào vị thế, vì các cú tăng nửa vời này có thể sau đó tăng trở lại hoặc phá vỡ đi xuống khỏi đường xu hướng dưới rất mạnh.
Nếu không có các cú tăng/giảm nửa vời để giao dịch thì ta có thể có các thủ thuật sau:
Với nhà giao dịch theo bước sóng, hãy mua khi giá chạm vào đường xu hướng thấp hơn và bán khi nó tiệm cận đường xu hướng phía trên và sau đó đảo ngược giao dịch
Đặt 1 lệnh mua ngay trên đỉnh thứ 3 để nắm bắt 1 cú phá vỡ tiềm năng đi lên. Nếu giá tăng và tạo ra 1 điểm chạm thứ 4 vào đường xu hướng và sau đó bắt đầu đi xuống, hãy bán ngay lập tức để tránh trường hợp giá quay trở lại đường xu hướng phía dưới
Đối với các nhà giao dịch năng động, hãy đặt lệnh mua khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới lần thứ 3 và bắt đầu tăng lên. Theo dõi có hay không hiện tượng nửa vời, nếu có hãy bán ngay vị thế đã mua đi. Nếu giá bật khỏi đường xu hướng phía trên thay vì phá qua nó, ta cũng bán đi ngay lập tức
Các mô hình cao cho hiệu suất tốt hơn các mô hình thấp, giá tăng 40% so với 36% của mô hình thấp. Cao hay thấp nghĩa là ta đo bằng cách lấy chiều cao của mô hình/mức giá phá vỡ và đem so với mức trung bình 16,9%.
77% mô hình đóng vai trò là sự tiếp diễn của xu hướng trước đó, còn lại 33% đóng vai trò là sự đảo ngược.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao (hoặc 1 nửa chiều cao) của nêm và cộng thêm vào mức giá phá vỡ để có giá mục tiêu.
5.8. Mô hình 2 đáy Eve & Eve
Đây là mô hình đáy cổ điển với mức tăng trung bình 45% và tỷ lệ thất bại là 6%. Đây là mô hình đáy 2 với đáy bên phải cao hơn ít nhất 5% so với đáy bên trái. Khi mô hình xác nhận điều đó cho thấy thị trường đã chính thức đảo chiều từ giảm sang tăng.
Nhận diện:
Giá có xu hướng giảm trước khi hình thành đáy bên trái, và đáy bên phải không nên thấp hơn đáy bên trái.
2 đáy sẽ có hình dạng tương tự nhau (đồng dạng): rộng, tròn
Mức tăng giữa 2 đáy tổi thiểu là 10% (có thể không thật sự cần là 10%)
2 đáy sẽ nằm ở gần cùng 1 mức giá, cách nhau nên <6%
Vài tuần (2-6 tuần để có hiệu suất tốt nhất) là khoảng cách về thời gian giữa 2 đáy
Khối lượng thường cao hơn ở đáy bên trái (khối lượng giao dịch có xu hướng giảm trong 64% thời gian)
Giá phải đóng cửa trên đường xác nhận (đỉnh của mô hình) trước khi 1 đáy đôi trở thành mô hình 2 đáy Eve & Eve thực sự
Nếu có 1 đáy thứ 3 hình thành trước khi mô hình 2 đáy xác nhận, ta coi đó là mô hình 3 đáy
Mô hình này sẽ rất tốt nếu có đi kèm các đáy Adam trước đó (đáy Adam là các đáy có các thanh giá nhọn và sâu).
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Mô hình này rủi ro hơn các mô hình khác vì đây là tìm kiếm bắt đáy thay vì các mô hình tiếp diễn xu hướng như các mô hình khác. Để thành công, cần xem xét thị trường chung, nhóm ngành. Cần 1 sự đủ mạnh của thị trường chung và ngành ta mới có tỷ lệ thắng cao:
Xác định 1 đường hỗ trợ giống như 1 cái kệ nối các đỉnh. Các nhà giao dịch theo bước sóng mua khi giá vượt qua đó và bán ra khi giá chững lại quanh đó.
Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư vị thế, hãy mua khi giá đóng cửa phía trên đường xác nhận, là đỉnh nằm giữa 2 đáy. Nếu giao dịch trước khi có sự xác nhận, tỷ lệ thất bại lên tới 64%.
Đôi khi, giá sẽ xác nhận mô hình 2 đáy Eve & Eve đồng thời di chuyển lên và xuống sau đó tạo thành vùng tay cầm hợp nhất ngang. Khi giá phá vỡ khu vực này giá thường sẽ tăng rất mạnh (nhưng không phải luôn luôn).
Khi mô hình 2 đáy hình thành sau 1 xu hướng giá đi ngang, dài. Mô hình 2 đáy này thường cho mức tăng lớn sau khi phá vỡ. Ta chuyển sang khung thời gian tuần và xác định 1 vùng nền phẳng.
Nếu 1 mô hình đáy ống (hoặc mô hình biểu đồ tăng giá nào khác) hình thành như 1 phần của đáy Eve, hãy mua cổ phiếu khi mô hình ống được xác nhận.
Mô hình 2 đáy Eve & Eve thấp và hẹp có hiệu suất vượt trội (tăng trung bình 52%) so với các sự kết hợp khác về cả chiều cao và chiều rộng của mô hình. Mô hình thấp là mô hình có chiều cao mô hình <15,4%. Ta đo bằng lấy chiều cao mô hình/giá điểm phá vỡ. Mô hình hẹp là mô hình có số ngày <43 ngày.
Mô hình 2 đáy Eve & Eve mà không có cú điều chỉnh tăng cho hiệu suất tốt hơn đáng kể so với nhưng xmoo hình chứa các cú điều chỉnh tăng. Hãy xác định các giao dịch mà không có kháng cự phía trên gần điểm phá vỡ.
Hãy xác định mô hình chữ W, mô hình 2 đáy Eve & Eve với đáy bên trái cao bất thường. Sự suy giảm của giá dẫn vào mô hình 2 đáy này nên nằm trên 1 đường thẳng với chỉ 1 số ít điểm thoái lui. Ta kỳ vọng sự phá vỡ khi giá quay trở lại điểm mà giá bắt đầu suy giảm.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao của mô hình 2 đáy + giá phá vỡ để có được mục tiêu giá.
5.9. Mô hình 3 đáy
Mô hình này có hiệu suất đầu tư bình quân đạt 35% và tỷ lệ thất bại bình quân là 11%. Mô hình này tương đối ít xuất hiện.
Nhận diện:
Giá có xu hướng giảm trước khi hình thành đáy đầu tiên, nhưng giá hông nên giảm xuống dưới mức đáy đó.
3 đáy sẽ xuất hiện gần như cùng 1 mức giá, nhưng có thể có các biến thể
Các đáy thường cách nhau khoảng 1 vài tuần
Khối lượng có xu hướng giảm 67% khoảng thời gian từ đáy đầu tiên đến đáy cuối cùng, nhưng có thể cao tại các đáy riêng lẻ
Cổ phiếu phải đóng cửa phía trên đường xác nhận (trên đỉnh của mô hình) để mô hình trở thành 1 mô hình 3 đáy hợp lệ
Nếu mô hình 2 đáy tạo thành đáy thứ 3 trước khi mô hình 2 đáy xác nhận, hãy xem đây là mô hình 3 đáy
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Nếu mức tăng giữa đáy 1 và đáy 2 cao hơn mức tăng giữa đáy 2 và đáy 4, ta kẻ 1 đường nối 2 đỉnh đó lại thành 1 đường xu hướng trên. Khi giá đóng cửa cao hơn đường xu hướng này sẽ là tín hiệu mua.
Mô hình 3 đáy xuất hiện sau 1 xu hương đ ingang sẽ cho hiệu suất tốt hơn, Ta xác định 1 xu hướng giá dài tính bằng tháng đ ingang hoặc gần như vẫn dẫn đến mô hình 3 đáy. Sử dụng khung thời gian tuần bởi vì xu hướng trở nên rõ ràng hơn ở đó. Mô hình này hoạt động tốt vì khi giá vượt qua sẽ tạo ra khoảng trống tăng giá phía trước mà không có các sự cản trở rõ ràng. Sự kết hợp của mô hình 3 đáy theo sau là 1 mô hình đ ingang sẽ rất tốt để tiến hành đầu tư.
Mô hình 3 đáy thường xuất hiện dưới dạng pha điều chỉnh của 1 mô hình mmu (mô hình bậc thang). Mức tăng sau khi phá vỡ có thể không cao như bạn mong đợi. Tránh giao dịch với 1 mô hình 3 đáy sau mô hình xu hướng tăng mở rộng, đó là xu hướng sắp kết thúc.
Mô hình 3 đáy xuất hiện sau 1 cú giảm của giá, hãy vẽ 1 đường xu hướng giảm dọc theo các đỉnh trước khi hình thành 3 đáy. Dự kiến giá sẽ bị chững lại 1 khi nó chạm vào đường xu hướng. Nó có thể phá qua các kháng cực phía trên, nhưng hãy giao dịch an toàn.
Mô hình 3 đáy với sự suy giảm ngắn hạn dẫn đến mô hình đã tăng sau phá vỡ trung bình với mức tăng 33%. Xu hướng giảm trung dẫn dẫn tới mô hình tăng 37% và xu hướng giảm dài hạn chỉ đạt được mức tăng 18%. Chỉ nên giao dịch với mô hình 3 đáy nếu xu hướng chỉ là giảm ngắn hạn hoặc trung hạn.
1 mô hình 3 đáy hình thành sau 1 sự suy giảm lớn cho thấy cá vấn đề nghiêm trọng sẽ cần thời gian để khắc phục. Sự gia tăng sau khi phá vỡ thường chỉ là 1 sự phục hồi trong 1 xu hướng giảm, không phải là 1 sự thay đổi xu hướng.
Nếu mô hình 3 đáy xuất hiện sau khi giá giảm từ 1 đỉnh, như giá sẽ chững lại khi chúng trở về mức giá tại đỉnh. 3 đáy sẽ trở thành các thung lũng giữa 2 ngọn đồi. Đây là biến thể của mô hình chữ W
Nếu đáy thứ 3 có 1 vùng phẳng, thì các nhà giao dịch theo bước sóng nên mua khi giá đóng cửa trên ngưỡng phẳng và bán ở mức giá xác nhận nếu giá chững lại ở đó. Hãy đặt điểm dừng lỗ ngay phía dưới đáy.
Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư vị thế, hãy mau khi giá đóng cửa phía trên mức giá xác nhận – là đỉnh nằm giữa 3 đáy, hoặc nằm trên đường xu hướng nối các nằm giữa các đáy
Các cú điều chỉnh tăng xảy ra 60% thời gian và khi chúng xảy ra, hiệu suất có được sẽ cao sau phá vỡ hơn là các mô hình không có các cú điều chỉnh tăng
Nếu đáy cuối cùng cao hơn mức giá tại đáy thứ 2, chúng ta có thể kỳ vọng hiệu suất tốt hơn.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao của mô hình 3 đáy + mức giá phá vỡ để có được ước lượng mức giá mà cổ phiếu có thể đạt được.
5.10. Mô hình đầu và vai nghịch đảo
Đây là mô hình nổi tiếng nhất trong các mô hình biểu đồ. Mức tăng trung bình của mô hình là 37% và tỷ lệ thất bại là 5%. Các mô hình đầu và vai nghịch đảo hoàn hảo lại thường thất bại hơn các mô hình xấu xí như vai không đều, cổ quá dài hoặc quá ngắn…
Nhận diện mô hình:
Xác định 3 đáy với đáy giữa nằm dưới 2 đáy còn lại
2 vai phải có hình dạng tương tự nhau
2 vai có khoảng cách gần như bằng nhau tính từ đầu
2 vai phải có các đường dừng lại ở gần như cùng 1 mức giá
Khối lượng giao dịch thường cao nhất tại đỉnh đầu với 34% khoảng thời gian, vai trái là 39% khoảng thời gian và vai phải là 18% thời gian
Khối lượng giao dịch có thiên hướng giảm xuống 65% thời gian ở giữa các đáy và vai phải.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Đối với đường viền cổ dốc xuống, mức giá đóng cửa trên đường xu hướng báo hiệu 1 tín hiệu mua
Đối với đường viền cổ dốc lên, hãy sử dụng mức giá đóng cửa trên đỉnh của mô hình để làm tín hiệu mua
Mô hình đầu và vai nghịch đảo hình thành sau 1 vùng tích lũy cho hiệu suất tốt hơn. Hãy xác định hành động giá ngang kéo dài trong vài tháng trước khi các cấu thành mô hình đầu và vai nghịch đảo
Khi giá giảm theo 1 đường thẳng dẫn đến mô hình đầu và vai, hãy kỳ vọng giá sẽ phục hồi lên đỉnh của mô hình. Đây là biến thể của mô hình chữ W lớn.
Mô hình đầu và vai nghịch đảo với xu hướng giảm ngắn hạn (<3 tháng) dẫn đến mô hình có mức tăng trung bình sau phá vỡ 38%. Hiệu suất giảm với các mô hình có mức giảm trung và dài hạn
Điều chỉnh tăng xảy ra 52% thời gian và khi chúng xảy ra, giá tăng 33% sau phá vỡ. Trong khi đó giá tăng 41% với mô hình không chưa điều chỉnh tăng. Tránh chọn giao dịch với các mô hình nằm gần các ngưỡng kháng cực phía trên, điều này có thể dẫn tới sự đảo ngược.
Khi khối lượng giao dịch cao hơn ở vai phải, mô hình đầu và vai nghịch đảo có hiệu suất vượt trội
Hiệu suất sau phá vỡ tốt hơn cho các mô hình đầu và vai nghịch đảo với đường viền cổ dốc xuống
Các mô hình đầu và vai nghịch đảo cao hơn tỷ lệ chiều cao trung bình 14,7% sẽ đem lại hiệu quả cao hơn
80% mô hình đóng vai trò là sự đảo chiều của xu hướng giá trước đó
Từ đáy của vai phải, phải mất trung bình 12 ngày để giá cổ phiếu có thể leo lên mức giá phá vỡ.
Quy tắc ước lượng mục tiêu: đầu tiên tính chiều cao từ mức giá tại đỉnh đầu theo chiều dọc đến đường viền cổ. Cộng phần này với giá phá vỡ để ra giá mục tiêu của bạn.
Mười tín hiệu bán
6.1. Mô hình đầu và vai
Nhận diện mô hình:
Nếu mô hình đầu và vai không giống như bức tuowngj bán thân của 1 người, hãy tìm 1 mô hình khác
Tìm 2 vai nằm phía dưới đầu. Mức giá tại đầu cao hơn rõ so với 2 vai
2 vai nên nằm ở gần cùng 1 mức giá, nhưng cho phép các biến thể có thể lệch
2 vai nên có hình dạng tương tự nhau nhưng cũng không cần giống y hệt
2 vai nên có cùng khoảng cách tới đầu, đối xứng là điều quan trọng
Khối lượng giao dịch tăng dần trong 5 ngày (2 ngày trước khi đạt đến đỉnh và 2 ngày sau đó), với vai trái 41% thời gian, đỉnh đầu 38% thời gian và 21% cho vai phải
60% mô hình có khối lượng giao dịch giảm dần
Mô hình được xác nhận khi giá đóng cửa dưới đường xu hướng tăng hoặc dưới đáy thấp nhất của mô hình đối với đường xu hướng giảm
Tuy nhiên, dù có vào mô hình nhưng nếu thị trường tăng mạnh, nhóm ngành tăng mạnh thì giá cũng có thể không giảm mạnh.
Giao dịch và mẹo giao dịch:
Mô hình đầu va vai xác nhận là 1 mô hình biểu đồ hợp lệ khi giá đóng cửa dưới đường viền cổ. Khi đường viền cổ dốc xuống, hãy sử dụng mức giá đóng cửa bên dưới nách phải làm tín hiệu bán. 1 xu hướng tăng ngắn hạn (<=3 tháng) di chuyển vào mô hình đầu và vai sẽ cho hiệu quả đầu tư tốt hơn là 1 xu hướng tăng trung và dài hạn. Các cú điều chỉnh giảm xảy ra 54% thời gian Hiện tượng điều chỉnh giảm ảnh hưởng xấu tới hiệu suất của mô hình, giá giảm trung bình 16% sau phá vỡ với những mô hình có chứa điều chỉnh giảm và giảm 21% đối với những mô hình không chứa điều chỉnh giảm. Nếu định bán khống các cổ phiếu với mô hình đầu và vai, hãy tránh những cổ phiếu đang nằm gần các ngưỡng hỗ trợ phía dưới Các mô hình có tỷ lệ chiều cao trung bình >=14% hoạt động tốt hơn các mô hình có chiều cao thấp. Chiều cao đo từ đỉnh đến đáy trong mô hình biểu đồ
Đường viền cổ dốc lên 53% khoảng thời gian, nằm ngang 20% thời gian và dốc xuống 45% thời gian.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá:
Sử dụng chiều cao từ đầu đến đường viền cổ để giúp ước lượng mục tiêu mà giá sẽ giảm là bao xa
Hãy chuyển đổi chiều cao thành tỷ lệ % của giá cổ phiếu để xem mức giảm có hợp lý hay không
6.2. Mô hình đỉnh và đáy kim cương
Mô hình này tương đối hiếm gặp và khó tìm. Đôi khi sẽ cso 1 cú giảm nhanh của giá diễn ra sau 1 cú tăng nhanh trước đó khi phá vỡ xuống khỏi mô hinh đỉnh kim cương (hoặc 1 cú tăng nhanh theo sau 1 cú giảm nhanh khi phá vỡ lên khỏi mô hình đáy kim cương).
Nhận diện:
Khi bắt đầu mô hình, giá mở rộng ra hình thành các đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn (mô hình đỉnh hoặc đáy mở rộng). Sau đó, hành động giá đảo ngược, tạo thành các đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn (1 tam giác cân). Khi ta vẽ các đường xu hướng dọc theo các đỉnh và đáy, ta sẽ nhận được 1 hình trông giống như viên kim cương. Và thường nó bị lệch chứ không cân dudowwjc.
Xác ddihj 1 sự tăng giá hoặc giảm giác nhanh chóng. Việc giá di chuyển nhanh, thẳng, giúp xác định 1 mô hình kim cương dễ dàng hơn. Mô hình kim cương hình thành như 1 nút thắt bình thườn của giá.
Hãy xác định các vùng mà giá ban đầu mở rộng ra (đỉnh cao hơn, đáy thấp hơn) và sau đó thu hẹp lại (đỉnh thấp hơn, đáy cao hơn) tạo thành hình dạng kim cương
Giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng 1 hoặc 2 lần, hoặc có thể nhiều hơn, nhưng nó phụ thuộc vào cách bạn vẽ viên kim cương và việc liệu rằng giá có hợp tác với bạn hay là không. Sẽ không có vấn đề nếu giá cắt qua đường xu hướng khi ta vẽ chúng.
67% các cú phá vỡ từ mô hình đáy kim cương và 65% đối với mô hình đỉnh kim cương có khối lượng giao dịch giảm dần trong viên kim cương.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Mô hình đảo ngược xu hướng chỉ xảy ra khi đang có 1 xu hướng nào đó để nó có thể đảo ngược lại được. Ta quan sát vẫn tốc của chuyển động giá để thử nghiệm:
Tránh các ngưỡng kháng cự phía trên hoặc hỗ trợ phía dưới. Mô hình kim cương với các cú điều chỉnh tăng (đối với phá vỡ lên) hoặc điều chỉnh giảm (với phá vỡ xuống) ảnh hưởng tới hiệu suất sau phá vỡ.
Chọn các mô hình cao để cho hiệu suất tốt nhất. Tính chiều cao từ đỉnh cao nhất tới đáy thấp nhất và chia cho giá phá vỡ. Nếu tỷ lệ này >=12,5% là mô hình cao.
Đôi khi mô hình kim cương xuất hiện như 1 mô hình tiếp diễn thì nó sẽ là mô hình lá cờ rủ.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá: sử dụng chiều cao của kim cương = giá từ đỉnh cao nhất tới đáy thấp nhất rồi + mức giá phá vỡ để ra giá mục tiêu sau phá vỡ.
6.3. Mô hình 2 đỉnh
Nhận diện mô hình:
Mô hình 2 đỉnh chia làm 4 tổ hợp là Eve & Eve, Eve & Adam, Adam & Adam, và Adam & Eve. Đỉnh Adam rất hẹp với 1-2 phiên tạo đỉnh đi xuống, trong khi đình Eve tù hơn với 1 số phiên tạo đỉnh mới đi xuống.
Có 1 xu hướng giá tăng dẫn tới mô hình. Hãy chắc chắn rằng giá có xu hướng để đảo ngược
Đỉnh Adam hẹp, thường bao gồm 1 hoặc 2 thanh giá dài
Đỉnh Eve rộng và tròn hơn. Chúng có thể có các thanh nhọn, nhưng số lượng thanh là nhiều và ngắn hơn
Đáy nằm giữa 2 đỉnh thường giảm 10-20% hoặc nhiều hơn, nhưng không bắt buộc
Khỏng biến thiên (chênh lệch giá) giữa 2 đỉnh là nhỏ, thường chỉ khoảng 3%. 2 đỉnh xuất hiện gần như cùng 1 mức giá
Hầu hết các đỉnh thường cách nhau từ 2-6 tuần, nhưng cho phép các biến thể, đặc biệt là các đỉnh đóng vai trò kết thúc 1 xu hướng. Hiệu suất giảm dần đối với các đỉnh cách nhau hơn 2 tháng
Giá phải đóng cửa dưới đáy thấp nằm giữa 2 đỉnh. Nếu không, nó không phải là mô hình 2 đỉnh.
Khối lượng giao dịch thường cao hơn ở đỉnh bên trái so với đỉnh phải. Chỉ có mô hình Eve & Adam là có khối lượng cao hơn ở đỉnh bên phải.
Phương pháp và mẹo giao dịch
Nếu ta thực hiện sớm trước khi có sự xác nhận của mô hình, thì ta thường sai khoảng 65% và đúng được khoảng 35% còn lại. Với các mô hình cao, nếu khoảng cách từ mức giá hiện tại xuống mức giá tại đường xác nhận là lớn, ta nên bán ngay cổ phiếu đi, nhưng cần phải xác định rằng giá có thể đảo chiều trước khi mô hình 2 đỉnh được xác nhận.
Mô hình 2 đỉnh xuất hiện sau 1 xu hướng giảm dài hạn (>6 tháng) có thể mang ý nghĩa là sự kết thúc xu hướng đã gần kề. Tức là ta đã đang ở rất gần đáy. Khi sự đảo chiều xuất hiện, ta kỳ vọng giá sẽ quay trở về điểm ban đầu, điểm bắt đầu xu hướng.
Các mô hình thường xuyên xuất hiện nhất:
Giá nằm trong 1 xu hướng ngắn hạn (khoảng 3 tháng) di chuyển vào mô hình cho thấy hiệu suất sau phá vỡ tốt hơn so với xu hướng trung hạn và dài hạn. Xu hướng tăng ngắn hạn di chuyển vào mô hình cho hiệu suất 20% sau khi phá vỡ, xu hướng trung và dài hạn cho hiệu suất trung bình 14%
Tránh giao dịch với các mô hình đang nằm gần các ngưỡng hỗ trợ phía dưới vì nó có thể dẫn tới các cú điều chỉnh giảm. Mô hình 2 đỉnh Eve & Eve với những cú điều chỉnh giảm cho hiệu suất sau phá vỡ bị ảnh hưởng, chỉ giảm 15% cho những mô hình có điều chỉnh giảm, so với 18% cho những mô hình không có.
Quy tắc ước lượng giá mục tiêu:
Tính chiều cao của mô hình 2 đỉnh từ đỉnh cao nhất tới đáy thấp nhất giữa 2 đỉnh rồi chia cho 2. Trừ chiều cao đó từ mức giá ở đáy thấp nhất để có giá mục tiêu.
6.4. Mô hình tam giác cân và tam giác tăng
Mô hình này khá nguy hiểm để tham gia vào đầu tư. Nên cẩn trọng khi giao dịch với các mô hình dạng tam giác tăng. Mô hình tam giác cân và tam giác giảm sẽ hiệu quả hơn.
Nhận dạng mô hình:
Tam giác tăng:
Xác định các đỉnh nằm ở cùng 1 mức giá (đỉnh ngang)
Xác định xu hướng giá với đáy cao hơn. Giá cần tiếp xúc với đường xu hướng tăng được vẽ dọc theo các đáy đó
Giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng ít nhất 2 lần, tốt nhất là 3 lần (hoặc nhiều hơn)
Giá phải di chuyển qua lại bên trong mô hình biểu đồ từ bên này sang bên kia, chỉ để lại 1 khoảng trống nhỏ trong mô hình
2 đường xu hướng hội tụ tại đỉnh tam giác
Khối lượng giao dịch phải có xu hướng giảm 78% thời gian từ khi mô hình bắt đầu cho tới trước khi ngày phá vỡ
1 cú phá vỡ xảy ra khi giá đóng cửa bên ngoài biên của đường xu hướng. 1 cú phá vỡ đi xuống xảy ra 64% khoảng thời gian
Tam giác cân:
Xác định 1 xu hướng giá hội tụ: đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn
Đường xu hướng được vẽ dọc theo các đỉnh và đáy tạo thành 2 đường xu hướng hội tụ cắt nhau ở đỉnh tam giác
Giá (các đỉnh hoặc đáy) phải chạm vào từng đường xu hướng ít nhất 2 lần, nhưng tốt nhất 3 lần hoặc nhiều hơn
Giá phải di chuyển phía trong mô hình từ bên này sang bên kia, để lại chỉ 1 ít khoảng trắng
Khối lượng có xu hướng giảm 86% thời gian từ khi mô hình được hình thành cho đến ngày trước khi cú phá vỡ xuống xảy ra
1 cú phá vỡ xảy ra khi giá đóng cửa bên ngoài biên của 1 trong 2 đường xu hướng. Sự phá vỡ đi lên xảy ra 57% thời gian.
Phương pháp và mẹo giao dịch
Mô hình tam giác cân được hình thành khi bắt đầu xu hướng có hiệu quả tốt hơn so với việc hình thành khi xu hướng đang tiếp tục.
Các mẹo giao dịch với mô hình tam giác tăng:
Luôn xác định các nugwowngx hỗ trợ hoặc kháng cực trước ki giao dịch vì chúng có thể gây ra điều chỉnh giảm hoặc điều chỉnh tăng.
Các mô hình cao cho hiệu suất tốt hơn các mô hình thấp. Mô hình cao nghĩa là cao >10.1% chiều cao trung bình chia cho mức giá phá vỡ (giá phá vỡ đi xuống).
Những mô hình có xu hướng tăng ngắn hạn di chuyển vào mô hình biểu đồ tăng trung bình 39% sau phá vỡ. Những mô hình có xu hướng giảm ngắn hạn di chuyển vào mô hình cho thấy mức tăng 37% sau phá vỡ đi lên.
Mẹo giao dịch với tam giác cân:
Các mô hình chứa các cú điều chỉnh giảm có hiệu suất sau phá vỡ chịu mức giảm trung bình 12% so với 14% của các mô hình không có các cú điều chỉnh giảm. Với các phá vỡ đi lên, mức tăng là 27% đối với mô hình có điều chỉnh tăng và 36% với mô hình không có điều chỉnh tăng.
Các mô hình cao cho hiệu suất tốt hơn các mô hình thấp. Mô hình cao nghĩa là có chiều cao trung bình >12,2%. Lấy bằng cách chiều cao/giá phá vỡ (phá vỡ xuống).
Các mô hình tam giác cân có xu hướng tăng dẫn đến mô hình và phá phá vỡ xuống có thiên hướng giảm mạnh hơn. 16% nếu xu hướng trước đó là tăng ngắn hạn, 12% với xu hướng tăng trung hạn và 11% với xu hướng tăng dài hạn.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá
Tính chiều cao của mô hình và thêm nó vào mức giá phá vỡ lên hoặc trừ nó khỏi mức giá phá vỡ xuống.
6.5. Mô hình lá cờ và cờ đuôi nheo
Cờ và cờ đuôi nheo xuất hiện như những nút thắt nhỏ màu đen nơi hành động giá bị treo lơ lửng trong 1 trạng thái cân bằng, và đang cố gắng quyết định xem sẽ bứt phá lên hay lao thẳng xuống mặt đất. Chúng thường được gọi là mô hình lá cờ rủ vì chúng hay xuất hiện giữa chừng của 1 xu hướng giá. Mô hình này chỉ hoạt động tốt nếu chúng ở trong các xu hướng mạnh mẽ.
Nhận diện:
Cờ và cờ đuôi nheo thường nghiên theo hướng ngược lại so với xu hướng giá hiện hành.
Xác định những hành động giá giới hạn bởi 2 đường xu hướng. Nếu các đường xu hướng hội tụ, thì nó lfa 1 cờ đuôi nheo. Nếu các đường xu hướng về cơ bản song song, thì nó là 1 lá cờ
Mô hình lá cờ và cờ đuôi nheo thường diễn ra ít hơn 3 tuần. các mô hình diễn ra dài hơn là các kênh giá, mô hình chữ nhật, mô hình tam giác cân hoặc mô hình nêm (tăng hoặc giảm)
Cột cờ là hành động giá tăng hoặc giảm dẫn đến mô hình lá cờ hoặc cờ đuôi nheo. Hành động giá tại đây nên dốc và nhanh bất thường
Nếu không có cột cờ, thì mô hình lá cờ hoặc cờ đuôi nheo sẽ không tồn tại
72-88% mô hình lá cờ có khối lượng giao dịch giảm, khối lượng được tính từ đỉnh cột cờ đến ngày trước khi phá vỡ.
Phương pháp và mẹo giao dịch
Để giảm thiểu rủi ro, hãy đợi giá đóng cửa trên đỉnh của lá cờ/cột cờ hoặc cờ đuôi nheo/cột cờ cho 1 cú phá vỡ đi lên. Để có hiệu suất tốt nhất, hãy giao dịch với mô hình lá cờ hoặc cờ đuôi nheo có thiên hướng thoái lui lại 1 phần của xu hướng giá hiện hành.
Hãy giao dịch với các mô hình lá cờ và cờ đuôi nheo chỉ sau khi giá đã thực hiện 1 bước di chuyển nhanh, mạnh.
Mô hình lá cờ đuôi nheo sẽ cho tín hiệu đáng tin cậy hơn so với mô hình lá cờ.
Những mô hình với lá cờ và cờ đuôi nheo chặt hoạt động tốt hơn những mô hình với cờ rời rạc. Rời rạc là giá di chuyển bên trong các lá cờ hoặc cờ đuôi nheo đâm ra ngoài biên của các đường xu hướng hoặc chứa những khoảng trắng và trông khá lởm chởm. cờ và cờ đuôi nheo chặt là các khối trong chắc chắn và tường được lấp kín bởi giá.
Hãy cẩn thận với các ngưỡng kháng cự phía trên hoặc hỗ trợ phía dưới. Các mô hình xuất hiện điều chỉnh giảm ảnh hưởng tới hiệu suất sau phá vỡ của mô hình biểu đồ. Các mô hình xuất hiện điều chỉnh giảm ảnh hưởng tới hiệu suất sau phá vỡ của mô hình biểu đồ.
Giá giảm gấp đôi sau khi phá vỡ xuống khỏi các mô hình có lá cờ cao so với các mô hình có lá cờ thấp. Tính chiều cao từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất trong lá cờ hoặc cờ đuôi nheo (không bao gồm cột cờ) và sau đó chia chiều cao cho giá phá vỡ. ĐỐi với mô hình lá cờ chúng ta sử dụng mức trung bình 5% và mô hìn lá cờ đuôi nheo chúng ta sử dụng mức trung bình 6,7% để xác định ngắn hơn hoặc cao hơn.
Mô hình lá cờ có khối lượng tại điểm phá vỡ cao cho hiệ suất tốt hơn đáng kể so với các mô hình có khối lượng tại điểm phá vỡ dưới mức trung bình 30 ngày.
Cờ và cờ đuôi nheo đóng vai trò là mô hình lá cờ rủ. Đối với các phá vỡ đi xuống, thống kê cho thấy rằng bước giá từ khi xu hướng bắt đầu cho đến lá cờ trung bình là 10% và trong 14 ngày, nhưng bước giá từ lá cờ cho đến điểm kết thúc xu hướng là 11% và mất 15 ngày. Với cờ đuôi nheo là 20% trong 18 ngày trước khi hình thành lá cờ và 19% trong 18 ngày sau đó cho đến khi kết thúc xu hướng.
Mô hình lá cờ đuôi nheo điều chỉnh giảm 31% thời gian
Mô hình lá cờ điều chỉnh giảm 52% thời gian
Quy tắc ước lượng giá mục tiêu:
Tính theo giá đỉnh cột cờ và vùng lá cờ.
6.6. Mô hình đỉnh ống
Nên sử dụng biểu đồ tuần để tìm kiếm mô hình ống sẽ đem lại hiệu quả và tỷ lệ chính xác hơn so với các khung thời gian khác. Xác định được mô hình trên khung thời gian tuần ta mới quay lại xem các khung thời gian ngắn hơn như ngày để tìm kiếm điểm mua thích hợp.
Nhận diện mô hình:
Xác định 2 thanh tăng nhọn nằm liền kề nhau. Các thanh phải dài hơn hầu hết các thanh trước và nên cao hơn các thanh xunh quanh
2 thanh nhọn là 2 thanh giá cao nằm chồng lên nhau
Độ biến thiên giá giữa 2 đỉnh của thanh nhọn thường nhỏ, nhưng có thể thay đổi lên đến 1$, với các cổ phiếu có giá cao và trung bình là 45 xu
Thanh nhọn bên trái có khối lượng giao dịch cao hơn so với bên phải 59% thời gian
Mô hình được xác nhận khi giá đóng cửa dưới mức thấp hơn trong 2 thanh nhọn
Đặc điểm quan trọng nhất là trông nó giống như 2 cây bạch dương ở xunh quanh là các cây thông lùn. Các đường ống nên dài bất thường và rõ ràng nhận ra nó.
Phương pháp và mẹo giao dịch
Mô hình đỉnh ống được xác nhận khi:
Xác nhận các ngưỡng hỗ trợ phía dưới để giúp chúng ta đánh giá mức giảm tiềm năng. Cổ phiếu có thể xuyên qua mức hỗ trợ đó nếu thị trường và nhóm ngành đang giảm
Các mô hình cao hơn chiều cao trung bình (13,1%) được chia ra bởi giá phá vỡ cho hiệu suất tốt hơn so với các mô hình thấp
Các ống nằm trong vùng 1/3 thấp nhất của phạm vi giao dịch trong năm sẽ có hiệu suất giảm lớn nhất so với 1/3 nằm giữa hay 1/3 cao nhất.
Các ống có thanh nhọn cao hoạt động tốt hơn (giá giảm nhiều hơn sau khi phá vỡ) so với các ống có các thanh nhọn ngắn. Vì vậy, nên chọn các đường ống có thanh nhọn dài bất thường.
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá:
Lấy mức cao nhất của mô hình trừ đi mức thấp nhất sau đó lấy mức giá thấp nhất trừ đi khoảng cách đỉnh-đáy vừa tính được để ra mức giảm tiềm năng.
6.7. Mô hình đo mục tiêu sóng và mô hình hiệu chỉnh ABC giản đơn
Mô hình này không có sự phá vỡ cụ thể. Nhưng ta sẽ hiểu được giá sẽ di chuyển như thế nào. Khi 1 mô hình đo mục tiêu sóng hoàn thành, giá thường trở lại giai đoạn điều chỉnh.
Nhận diện:
Trong 1 mô hình đo mục tiêu sóng, chiều dài cảu 2 bước giá là tương đương nhau.
Các mô hình đo mục tiêu sóng đóng vai trò là sự đảo ngược của xu hướng giá hiện hành. Đối với xu hướng tăng, hãy tìm xu hướng giảm trước khi mô hình biểu đồ bắt đầu. Đối với xu hướng giảm, hãy tìm xu hướng tăng trước khi mô hình bắt đầu
Bước giá đầu tiên phải là 1 bước giá thẳng với ít hoặc không có đường cong trong đó
Pha điều chỉnh phải có 1 tỷ lệ nhất định bước giá đầu tiên. Giá thường thoái lui lại 40-60% của bước di chuyển đầu tiên.
Bước giá thứ 2 có độ dốc xấp xỉ bước giá thứ nhất, nhưng cho phép các biến thể
Khối lượng giao dịch có thiên hướng giảm trong suốt thời gian cấu thành của mô hình
Tiến hành giao dịch với mô hình đo mục tiêu sóng ngay sau khi giai đoạn điều chỉnh hoàn thành.
6.8. Mô hình đỉnh và đáy mở rộng
Nhận diện:
Đáy mở rộng có xu hướng giảm đi và mô hình biểu đồ, trong khi đó các đỉnh mở rộng có xu hướng tăng đi vào mô hình
Tìm xu hướng giá có hình giống như cái loa, đỉnh cao dần và đáy thấp dần. Giá mở rộng theo thời gian.
Giá di chuyển lên và xuống theo 2 đường xu hướng đó. Đường xu hướng phía trên dốc lên trên và đường xu hướng phía dưới dốc xuống
Giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng ít nhất 2 lần, tốt nhất là 3 lần trở lên
Giá phải di chuyển chéo trong mô hình từ bên này sang bên kia và không được để lại nhiều khoảng trắng. Nếu có quá nhiều khoảng trắng trong mô hình thì bạn sẽ đứng trước nguy cơ giao dịch với 1 mô hình không tồn tại. Các điểm chạm vào đường xu hướng không cần phải so le nhau nhưng đó là điều thường xuyên xảy ra.
Khối lượng giao dịch có thiên hướng tăng dần từ 62% đến 64%.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Đối với các nhà giao dịch theo bước sóng, hãy mua khi giá bật lên khỏi đường xu hướng thấp hơn và bán khi nó đảo chiều ở đường xu hướng phía trên
Đối với các nhà giao dịch, hãy mua vào sau khi giá phá chạm vào đường xu hướng thấp hơn lần thứ 3. Cẩn trọng với các cú tăng nửa vời có thể xảy ra, nhưng có thể đó cũng là 1 cú phá vỡ tăng thật sự.
Giao dịch theo hướng phá vỡ. Nghĩa là ta mua sau khi giá phá vỡ lên hoặc bán sau khi giá phá vỡ xuống.
Mô hình cao vượt trội so với mô hình thấp, mức cao hay thấp là mức 12,8%
Quy tắc ước lượng mục tiêu giá:
Sử dụng 1 nửa chiều cao của mô hình +/- vào mức giá phá vỡ để có mục tiêu giá.
7.9. Mô hình 3 đỉnh
Mô hình này khá hiếm gặp và thường xuất hiện trong 1 thị trường gấu. Mô hình 2 đỉnh cũng hay xuất hiện, nhưng mô hình 3 đỉnh thật sự là khá hiếm gặp.
Nhận diện:
Hãy xác nhận 3 đỉnh, mỗi đỉnh là 1 đỉnh riêng biệt và tách biệt. Các đỉnh thường có hình dạng sắc nét, hình chữ V ngược hoặc 1 thanh nhọn diễn ra chỉ trong 1 ngày
3 đỉnh nên nằm trên cùng 1 mức giá. Thường thì đỉnh giữa hơi thấp hơn 2 đỉnh còn lại
Khối lượng có thiên hướng giảm 62% khoảng thời gian, nhưng htuwowngf cao dưỡi mỗi đỉnh, Đỉnh đầu tiên thường có khối lượng cao nhất
Mô hình được xác nhận là mô hình 3 đỉnh hợp lệ khi giá đóng cửa dưới đáy thấp nhất trong mô hình.
Phương pháp và mẹo giao dịch
Nếu 2 đáy cảu 1 mô hình 3 đỉnh được kết nối bởi 1 đường xu hướng tăng, hãy bán khi giá đóng cửa dưới đường xu hướng đó.
Mô hình 3 đỉnh với 1 xu hướng tăng có vận tốc lớn di chuyển vào mô hình biểu đồ thường dẫn đến các chuyển động giá với vận tốc cao sau khi phá vỡ.
Các mô hình cao (hẹp, rộng) hoạt động tốt hơn các kết hợp khác. Ta đo khoảng cách từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất và chia cho giá của đáy thấp nhất. Nếu >12,9% là mô hình cao và ngược lại.
Quy tắc ước lượng giá mục tiêu:
Lấy giá phá vỡ – chiều cao của mô hình để có giá mục tiêu. Ta có thể chuyển thành % để kiểm tra mức giảm thực tế theo % để kiểm tra độc tin cậy.
Các trường hợp đặc biệt
7.1 Thị trường bò và thị trường gấu:
Giao dịch theo xu hướng là mua khi thị trường trong xu hướng tăng, và bán khi thị trường trong xu hướng giảm. Nhưng quan trọng hơn là ta cần theo dõi xu hướng của nhóm ngành. Nhóm ngành sẽ quyết định việc giao dịch lãi/lỗ nhiều hơn so với xu hướng thị trường. Hãy quan sát các cổ phiếu trong nhóm ngày xem chúng nó giao dịch theo cùng 1 xu hương shay không.
7.2 Bẫy bò và bẫy gấu:
Trong giao dịch, rất thường chuyên khi giá phá vỡ khỏi 1 nền giá chúng lại nhanh chóng quay đầu trở lại và làm giao dịch thất bại. Ta không có cách nào thực sự để loại bỏ các hành động giá kiểu này. Chúng ta cần hành động nhanh chóng để cứu vớt 1 giao dịch nếu bẫy bò và bẫy gấu xảy ra bằng cách đóng các vị thế đã mở trước đó nhanh chóng.
7.3 Cú nảy của con mèo chết:
Thường xảy ra với 1 khoảng trống giảm giá mạnh theo sau bởi 1 tin tức bất ngờ nào đó, sau đó giá tăng nhẹ trở lại và lại tiếp tục sụt giảm mạnh sau đó.
Cú nảy mèo chết dự báo cổ phiếu sẽ lao dốc khi sự kiện xảy ra, nó nảy bật lên 1 chút và sau đó tiếp diễn xu hướng giảm
1 cú nảy mèo chết khác có thể xảy ra trong vòng 3-6 tháng.
67% khoảng thời gian giá se chạm đáy thấp hơn 18% so với mức thấp nhất khi sự kiện diễn ra
Cú nảy mèo chết thứ 2 sẽ xuất hiện 38% khoảng thời gian trong vòng 6 tháng.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Khi ta mắc kẹt với các cổ phiếu xuất hiện mô hình này cần bán đi ngay lập tức, ta có thể chờ khi có cú nảy mèo chết để bán đi khi giá phục hồi nhẹ lại sau đợt sụt giảm mạnh. Ta có thể vẽ đường xu hướng tăng của cú nảy và bán khi giá phá vỡ nó. Hãy tránh giao dịch với các cổ phiếu có 1 cú nảy mèo chết diễn ra trong vòng ít nhất 6 tháng trở lại đây vì rất có thể sắp có cú nảy con mèo chết thứ 2 xảy ra với nó.
7.4 Cú nảy mèo chết nghịch đảo:
Mô hình xảy ra khi công ty đưa ra 1 thông tin tích cực nào đó (như lợi nhuận gây bất ngờ đột biến), giá có thể tăng mạnh 5-20% chỉ trong 1 ngày và sau đó giá lại sụt giảm mạnh trở lại.
Phương pháp và mẹo giao dịch:
Các nhà giao dịch theo bước sóng nên bán vào ngày tiếp theo sau khi 1 cú nảy mèo chết nghịch đảo xuất hiện.
Với các nhà giao dịch theo vị thế và nhà đầu tư, hãy cân nhắc việc nắm giữ nếu các tin tức tốt thúc đẩy giá lên các mức cao hơn có liên quan đến báo cáo thu nhập, cổ tức có thể sẽ tiếp tục tăng
Nắm giữ thật chắc lợi nhuận sẽ không làm bạn phá sản.
Nên tránh giao dịch với các cổ phiếu sắp sửa công bố báo cáo thu nhập 3 tuần hoặc gần hơn nếu ta không có thông tin về báo cáo tài chính sắp tới.
7.5 Vùng nền phẳng
Ta nên dùng biểu đồ tuần, với thang đo tuyến tính, để xác định các vùng nền phẳng. Đây là 1 vùng chuyển động giá dài, về cơ bản theo chiều ngang. Mô hình hình thành với nền giá phẳng sau khi phá vỡ đi lên sẽ trở nên rất mạnh mẽ. Vùng nền càng dài thì hiệu suất đem lại sẽ càng tốt sau khi giá phá vỡ nền giá đó.
7.6 Khoảng trống giá
Khoảng trống giá này được quan sát trên các biểu đồ ngày.
Giá sẽ lấp vào những khoảng trống giá 1 cách nhanh chóng nếu đó là khoảng trống giá phổ biến
Khoảng trống giá vào ngày phá vỡ xuất hiện khi giá phá vỡ khỏi mô hình biểu đồ (vào ngày phá vỡ) bằng cách “nhẩy gap” cao hơn hoặc thấp hơn.
Thường mô hình có khoảng trống giá sẽ có hiệu suất cao hơn mô hình không có khoảng trống giá.
7.7 Đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn
Xu hướng tăng có các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn. Xu hướng giảm giá có các đáy thấp hơn và các đỉnh thấp hơn.
Nếu giá bị chững lại gần mức giá cao nhất trước đó, hãy kỳ vọng 1 sự đảo ngược có thể xảy ra. Tuy nhiên, sự đảo ngược này có thể lfa tạm thời trước khi động thái tăng tiếp diễn trở lại.
7.8 Hiện tượng tăng và giảm nửa vời
Tăng/giảm nửa vời xảy ra trong các mô hình mở rộng và mô hình hình chữ nhật. Tăng/giảm nửa vời là những động thái giá diễn ra ngắn báo hiệu 1 sự phá vỡ sắp sửa xảy ra, chúng là các tín hiệu giao dịch sớm.
Cú tăng nửa vời: trong 1 mô hình biểu đồ đã được thiết lập, giá sẽ bật tăng từ đường xu hướng phía duoiws, nhưng không chạm vào hoặc chỉ tiến đến gần đường xu hướng phía trên trước khi giảm trở lại và phá vỡ đi xuống ngay lập tức sau đó
Cú giảm nửa vời: trong 1 mô hình đã được thiết lập, giá chạm vào đường xu hướng phía trên, giảm xuống nhưng không chạm vào hoặc chỉ tiến gần đường xu hướng phía dưới trước khi tiếp tục tăng và phá vỡ đi lên.
Sử dụng mức thoái lui Fibonacci 62% để giúp phân biệt các cú tăng/giảm nửa vời so với các cụ tạm dừng thông thường khi giá di chuyển qua lại trên 1 mô hình biểu đồ.
Dải bollinger: các khoảng biến động thấp theo sau các giai đoạn biến động cao (và ngược lại). Điều đó có nghĩa là các dải bollinger đang hẹp sẽ mở rộng và các dải đang rộng sẽ thu hẹp.
7.9 Tăng và giảm mạnh
Đôi khi sự suy giảm nhanh chóng xuất hiện sau 1 động thái giá tăng nhanh. Mô hình đỉnh kim cương có thể thấy hành động giá này khi giá cổ phiếu đã quay trở lại ngay trên mức giá bắt đầu.
Mô hình lá cờ và cờ đuôi nheo lại cho thấy 1 động thái tăng nhanh của giá theo sau 1 động thái tăng nhanh khác khi giá phá vỡ đi lên.
7.10 Thanh nhọn và đuôi dài
Đuôi hoặc thanh nhọn là các thanh giá dài bất thường có thể báo hiệu sự đảo chiều.
Đuôi tăng chọc xuống phía dưới nhưng giá đóng cửa sẽ nằm gần với mức cao nhất trong ngày. Trong khi đó giá tăng vọt lên và đóng cửa gần mức thấp nhất trong ngày hình thành cái đuôi giảm. Ta cần nhớ rằng giá cần có 1 cái gì đó để đảo ngược, hãy tìm chúng ở cuối 1 xu hướng mạnh mẽ.
Thường giá sẽ tạm dừng ở gốc đuôi, do đó ta cần dành thời gian để đánh giá trước khi hành động dựa trên những tín hiệu cung cấp bởi cái đuôi.
7.11 Lệnh chờ phá ngưỡng
Là 1 lệnh chờ để mua ở trên hoặc bán ở dưới mức giá hiện tại. Có nhiều dạng lệnh khác nhau như: lệnh dừng luỹ tiến, lệnh dừng theo biến động, lệnh dừng minor high,…
Lệnh dừng theo biến động: ta tính chênh lệch giá cao nhất và thấp nhất mỗi ngày và tính trung bình của mức chênh lệch đó trong tháng *1.5 và trừ đi mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại để có điểm dừng. Lệnh đưng theo biến động giúp ta ngăn chặn việc bị dừng khỏi 1 giao dịch do những biến động giá bình thường.
Lệnh dừng luỹ tiến: giống 1 lệnh dừng lỗ được nâng dần lên khi giá tăng lên.
7.12 Điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm
1 cú điều chỉnh tăng xảy ra khi giá giảm xuống trong vòng 1 tháng sau khi giá phá vỡ lên khỏi mô hình biểu đồ. Điều chỉnh giảm cũng tương tự như thế. Khác biệt nằm ở việc giá phá vơ đi xuống. Các cổ phiếu quay trở lại ngưỡng phá vỡ trước khu tiếp tục xu hướng giảm.
1 cú phá vỡ với khối lượng giao dịch lớn cho xâc suất điều chỉnh tăng cao hơn so với 1 cú phá vỡ với khối lượng giao dịch thấp.
Hiệu suất sau phá vỡ bị giảm khi có những cú điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm xảy ra
Xác định các ngưỡng kháng cự phía trên gần đó hoặc các mức hỗ trợ phía dưới để giúp xác định xem liệu rầng có hay không có 1 cú điều chỉh tăng hoặc điều chỉnh giản xảy ra.
Mô hình bị vỡ: kiếm tiền từ những giao dịch thất bại
Mô hình phá vỡ giả xảy ra khi giá bùng phát theo 1 hướng, không di chuyển quá 10% trước khi đảo chiều và thoát ra theo hướng ngược lại.
8.1 Mô hình bị vỡ 1 lần, 2 lần và 3 lần
Các mô hình biểu đồ bị vỡ có thể bị vỡ 1 lần, 2 lần hoặc 3 lần. 1 mô hình bị vỡ 3 lần bao gồm các mô hình bị vỡ nhiều hơn 3 lần.
Mô hình mở rộng bị vỡ: có nhiều mô hình trong đó gồm: đỉnh mở rộng, nêm tăng mở rộng, tam giác vuông tăng mở rộng, đáy mở rộng, nêm giảm mở rộng, tam giác vuông giảm mở rộng.
Mô hình đinh mở rộng: mô hình đỉnh mở rộng bị vỡ phía trên được hình thành khi giá phá vỡ khỏi đỉnh của mô hình nhưng không di chuyển xa. Giá sau đó giảm và phá vỡ đáy mô hình, xác nhận mô hình đỉnh mở rộng là mô hình bị vỡ. Mô hình này chứa các cú phá vỡ giả lên 28% thời gian và phá vỡ giả xuống 36% thời gian.
Mô hình nêm tăng mở rộng:
Mô hình này khá khó giao dịch khi phá vỡ đi lên vì khó xác định, trong khi phá vỡ xuống có thể hiệu suất giảm không nhiều để giao dịch thuận lợi.
Mô hình tam giác vuông tăng, mở rộng:
1 mô hình mở rộng với cú phá vỡ xuống được xác nhận là bị vỡ khi giá vượt lên trên đỉnh mô hình. Tương tự cho các phá vỡ đi lên khi giá phá vỡ khỏi đỉnh, đảo ngược và sau đó giảm xuống dưới đường xu hướng nằm ngang dưới đáy.
Mô hình đáy mở rộng:
Mô hình này xuất hiện sau 1 xu hướng giảm trước khi đi vào mô hình. Giá đóng cửa dưới đường biên phía dưới, nhưng không di chuyển được xa trước khi đảo chiều. Giá di chuyển lên phía trên và phá vỡ đường xu hướng phía trên và tiếp tục tăng cao hơn.
Mô hình nêm giảm mở rộng:
Giá phá vỡ lên, nhưng sau đó chững lại, vòng lại, và giảm xuống. Khu giá đóng cửa dưới đáy mô hình thì xác nhận mô hình bị vỡ.
Mô hình tam giác vuông giảm, mở rộng:
Giá phá vỡ xuống và sau đó tăng nửa vơi trước khi giá tăng vọt lên trên theo 1 đường thẳng. Khi giá đóng cửa trên đường xu hướng ngang trên cùng, nó xác nhận mô hình là 1 mô hình bị vỡ.
Giao dịch theo xu hướng của nhóm ngành và xu hướng của thị trường chung để đạt được kết quả tốt hơn.
8.2 mô hình kim cương, 2 đỉnh, 2 đáy, đầu và vai
Mô hình đỉnh kim cương:
Mô hình đỉnh kim cương bị vỡ được xác nhận khi giá phá vỡ theo 1 hướng và sau đó quay trở lại để thực hiện 1 động thái giá mở rộng theo hướng ngược lại. Hãy đợi mô hình kim cương được xác nhận là bị vỡ trước khi mở 1 vị thế. Nếu không, bạn có thể bị mắc kẹt trong 1 giao dịch với những cú điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm.
Mô hình 2 đỉnh:
Mô hình được xác nhận là bị vỡ khi giá phá vỡ xuống, nhưng không xuống nhiều trước khi tăng vượt lên trên đỉnh của mô hình. Để có 1 điểm vào lệnh sớm hơn với mô hình 2 đỉnh bị vỡ, hãy vẽ 1 đường xu hướng nối giữa 2 đỉnh. Nếu nó dốc xuống, sau đó hãy mua vào khi giá đóng cửa phía trên đường xu hướng đó.
Mô hình đầu và vai:
Mô hình bị vỡ trông giống như 1 mô hình có chứa 1 cú điều chỉnh giảm, ngoại trừ cú điều chỉnh giảm này lại tiếp tục tăng. Nó di chuyển lên trên đỉnh cao nhất của mô hình biểu đồ, xác nhận đây là 1 mô hình bị vỡ. Các nhà giao dịch năng động có thể mua khi giá đóng cửa trên đỉnh của vai phải hoặc sử dụng đường xu hướng nối giữa đỉnh đầu và đỉnh của vai phải đồng thời mua khi giá cổ phiếu đóng cửa trên đường xu hướng đó.
Mô hình đáy kim cương:
Tương tự như mô hình đỉnh kim cương. Ta đợi giá tăng lên đỉnh cao nhất trong mô hình hoặc dưới đáy thấp nhất trước khi mở 1 vị thế. Mở 1 vị thế sớm làm tăng nguy cơ của bạn về 1 giao dịch thất bại.
Mô hình 2 đáy:
Mô hình 2 đáy bị vỡ là khi giá di chuyển lên phía trên và phá vỡ đỉnh của 2 đáy nhưng nhanh chóng giảm lại và giảm xuống dưới 2 đáy trước đó. Hãy đợi giá đóng cửa dưới đáy thấp nhất trong mô hình hoặc, đối với các nhà giao dịch năng động, hãy xác định mô hình 2 đáy bị vỡ có đáy phải nằm trên đáy trái. Việc giá đóng cửa dưới đường xu hướng nối 2 đáy có thể giúp bạn tham gia giao dịch sớm hơn.
Mô hình đầu và vai nghịch đảo:
1 mô hình đầu và vai nghịch đảo bị vỡ khi giá phá vỡ lên và giảm ngay sau đó. Khi giá giảm xuống dưới vị trí vai phải, hãy mở 1 vị thế tại đó để bắt đầu giao dịch. Ta có thể đóng vị thế hoặc short cổ phiếu đó.
Các mô hình biểu đồ là vùng hợp nhất hoặc vùng tắc nghẽn nơi giá tạm dừng. 1 phsa vỡ giả từ vùng này (1 phá vỡ lên theo sau là 1 sự đảo chiều giảm hoặc 1 phá vỡ xuống theo sau bằng 1 động thái tăng giá) báo hiệu 1 giao dịch.
Trong giai dịch theo TA, nếu ta không thể mau được cổ phiếu trong biên +5% kể từ điểm phá vỡ, ta nên bỏ qua giao dịch đó.
8.3 Các mô hình bị vỡ khác
Mô hình hình chữ nhật:
Mô hình này có thể bị phsa vỡ theo bất kỳ hướng nào, nhưng khi giá đảo ngược và vượt ra khỏi mô hình theo hướng đối diện, nó xác nhận đó là 1 mô hình bị vỡ. Đó là thời điểm để giao dịch với 1 mô hình bị vỡ. Ta dung nó cho cả mô hình đỉnh và đáy. Chú ý các cú giảm nửa vời trong mô hình trước khi có sự đảo chiều thực sự xảy ra.
Mô hình tam giác tăng:
Mô hình này cũng có thể bị phá vỡ theo 1 trong 2 hướng. Nếu giá đảo ngược và đóng cửa bên ngoài biên của đường xu hướng phía bên kia, nó xác nhận mô hình bị vỡ. Với các nhà giao dịch năng động, ta có thể bán khống hoặc đóng vị thế khi giá xuyên thủng đường xu hướng tăng phía dưới. Với các nhà giao dịch bảo thủ có thể giao dịch khi giá thủng đáy thấp nhấp trong mô hình.
Mô hình tam giác giảm:
Khi giá đóng cửa phía trên đường xu hướng giảm phía trên, nó sẽ làm vỡ mô hình. Đối với các nhà giao dịch bảo thủ, chỉ giao dịch với mô hình tam giác giảm bị vỡ khi giá đóng cửa trên đỉnh của tam giác giảm. Với cá nhà giao dịch năng động, hãy mở 1 vị thế khi giá xuyên qua hoặc đóng cửa trên đường xu hướng giảm phía trên. Chú ý xu hướng thị trường và các cổ phiếu khác trong ngành có đang giao dịch cùng hướng với cổ phiếu bạn dự định giao dịch hay không. Nếu có sẽ giúp xác suất thành công cao hơn rất nhiều.
Mô hình tam giác cân:
Mô hình này cực kỳ phổ biến và rất thường gặp. Mô hình tam giác cân phá vỡ, đảo ngược, và cắt qua cả 2 đường xu hướng, hãy giao dịch theo hướng của xu hướng mới. Các mô hình tam giác cân thường có thiên hướng bị vỡ nhiều lần hơn bất kỳ mô hình biểu đồ nào khác được nghiên cứu.
Mô hình nêm giảm:
Nếu giá tăng lên đến đỉnh của mô hình nêm và sau đó đảo chiều, thì động thái giá này không cho nhiều tiềm năng lợi nhuận và việc định thời điểm giao dịch của bạn phải thật tinh tế.
Mô hình nêm tăng:
Luôn xác định các ngưỡng kháng cự phía trên (động thái giá tăng) và hỗ trợ phía dưới (động thái giá giảm) trước khi giao dịch. Đối với mô hình nêm, đỉnh và đáy của mô hình là các khu vực thể hiện các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ.
Các giao dịch khác: kết hợp các mô hình biểu đồ
Hãy thận trọng nếu bạn đang giao dịch dưới áp lực, chẳng hạn như cần thiền cho khoản thanh toán thế chấp tiếp theo. Những giao dịch đó thường diễn biến theo hướng xấu đi.
Đừng bán khống các cổ phiếu đang hình thành các mức cao mới hàng năm
Đừng bán 1 cổ phiếu đang trên đà tăng
Tránh vùng số tròn khi đặt điểm dừng lỗ và mục tiêu bán
Sử dụng lệnh dừng theo biến động để xác nhận rằng đimể dừng lỗ của bạn không quá gần vì thế bạn có thể tránh được việc bị dừng lỗ đối với các hành động giá bình thường.
Cẩn trọng khi giao dịch với mô hình lá cờ trông có vẻ rời rạc khi giao dịch với mô hình lá cờ cao và chặt
Trước khi tham gia 1 giao dịch, hãy tìm điểm dừng lỗ thích hợp. Nếu bạn không thể tìm thấy 1 điểm dừng lỗ gần (nghĩa là tổn thất tiềm năng sẽ quá lớn), hãy bỏ qua giao dịch
Các giao dịch xấu thường diễn biến theo hướng xấu đi 1 cách nhanh chóng. Hãy dừng lỗ sớm.
Không được loại bỏ hay hạ thấp điểm dừng lỗ trừ khi nó bị đặt sai, chỉ được di chuyển điểm dừng lỗ lên phía trên.
Chúng ta cần học cách xử lý thông tin mâu thuẫn. Hãy nhìn lại lịch sử giá trên biểu đồ để tìm các tình huống tương tự và quan sát xem giá đã hành động như thế nào.
Việc hoàn thành cú điều chỉnh tăng cho tín hiệu mua vào với kỳ vọng giá tiếp tục xu hướng tăng
Sử dụng lệnh dừng lũy tiến khi giá tăng để bạn không phải trả lại quá nhiều lợi nhuận
Nếu 1 mô hình biểu đồ bị vỡ (phá vỡ ra theo 1 hướng và sau đó đảo ngược), bước giá sau đó có thể rất mạnh mẽ, Vì thế nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu đó, hãy xem xét bán.
Xu hướng giá với tốc độ từ 30-45 độ có thể kéo dài trong vài tháng đến nhiều năm.
Hãy quan sát xu hướng giá dẫn đến 1 mô hình biểu đồ. Hãy xem xét liệu rằng mô hình biểu đồ nằm ở gần cuối xu hướng hơn hay là bắt đầu của 1 xu hướng. nếu nó nằm ở gần cuối của 1 xu hướng thì hãy đừng mua. Nếu 1 xu hướng đã kéo dài >6 tháng và di vào mô hình biểu đồ thì nên thật cẩn trọng khi giao dịch.
Nếu thị trường chung giảm hơn 50% so với mức đỉnh trong 1 thị trường gấu, hãy bắt đầu xác định cổ phiếu để mua vào. Sự két thúc của thị trường gầu đã cận kề
Thà là bạn mua vào quá trễ so với việc mua vào quá sớm trong 1 thị trường giảm. Đừng quá vội vàng trong giao dịch
Khi mua 1 cổ phiếu tiện ích, hay xem xét tỷ lệ chi trả cổ tức. Nếu tỷ lệ gần như 100% thì nó không thể có sự đầu tư và khó có thể tăng cổ tức trong tương lai
Nghệ thuật giao dịch: Danh mục công việc
10.1 Trước khi ra quyết định mua:
Kiểm tra lại các chỉ số bình quân: nếu các chỉ số bình quân đang xu hướng tăng thì mua, còn đang trong xu hướng giảm thì chờ đợi cho tới khi chạm đáy mới bắt đầu mua. Chuẩn bị bộ công cụ xác định mua và thà vào muộn còn hơn tham gia sớm
Kiểm tra xu hướng thị trường: hãy giao dịch theo xu hướng thị trường, tìm các vùng kháng cự, hỗ trợ, sau đó dự báo chuyển động giá trong tương lai.
Chuyển đổi sang khung thời gian tuần (hoặc khung thời gian dài hơn) và đặt sự chú ý cao độ đến xu hướng thị trường. Điều này giúp ta loại bỏ các chuyển động nhiễu hàng ngày gây rối loạn cho bạn để thấy 1 xu hướng rõ dài hơn.
Kiểm tra nhóm ngành: kiểm tra các cổ phiếu khác trong cùng nhóm ngành để có những ý tưởng về việc liệu rằng giao dịch của ta có khả năng thành công hay không, nhóm ngành có đang tăng vượt trội so với chỉ số chung không.
Chấm điểm cho các mô hình biểu đồ: để xem điểm số biểu đồ đạt bao nhiêu điểm, nếu âm thì nên bỏ qua.
Xem lại lịch sử của mô hình biểu đồ hiện tại
Kiểm tra các chỉ báo: các chỉ báo tác giả trước đây thường hay dùng là cci, rsi và Bollinger bands. Theo dõi các hiện tượng như giá tăng nhưng các chỉ báo lại thấp hơn đỉnh cũ sẽ tạo ra hiện tượng phân kỳ, hoặc giá giảm nhưng các chỉ báo lại cao hơn trước tạo ra phân kỳ dương. Kiểm tra các failure swing.
Kiểm tra lại sức mạnh tương đối của nhóm ngành. Tác giả theo dõi 55 nhóm ngành nhỏ, tập trung vào 5 nhóm ngành chính, và theo dõi điểm số hiện tại so với 6 tháng trước đang như thế nào.
Xem xét bảng thị giá cổ phiếu trước khi giao dịch
Nếu cổ phiếu đang có xu hướng tăng: hãy giao dịch với các cổ phiếu đang tăng giá, đừng chờ đợi sự đảo chiều của xu hướng đó mới mua. Quan sát biểu đồ trên khung thời gian tuần để tìm ra xu hướng.
Nếu cổ phiếu tăng nhiều phiên liên tiếp, hãy bỏ qua giao dịch với cổ phiếu đó. Không nên mua đuổi cổ phiếu đã tăng quá cao
Liệu rằng cổ phiếu có đang được giao dich gần các mức cao nhất trong 52 tuần? việc giao dịch càng gần đỉnh 52 tuần, và vượt theo động lượng cũng là chiến lược giao dịch được ưa thích vì các cổ phiếu đó đang có động lượng rất mạnh và rất nhiều khả năng tiếp tục tăng mạnh
Hãy xác định các ngưỡng kháng cự phía trên
Hãy xác định các ngưỡng hỗ trợ phía dưới
Hãy tránh việc đặt điểm dừng lỗ tinh thần, mà hãy đặt điểm dừng lỗ cụ thể và tuân thủ thực hiện nó
Hãy xem xét các cú điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm có xảy ra hay không: các đồ thị có các cú điều chỉnh này thường cho hiệu suất kém hơn các đồ thị không có sự điều chỉnh trở lại này
Hãy kiểm tra lại các cú nảy của con mèo chết: không giao dịch với cổ phiêu có cú nảy con mèo chết trong 6 tháng qua
Xu hướng giá không kéo dài mãi mãi
Giá thị trường chung: nếu cổ phiếu giảm trong 1 thị trường đang tăng hãy tránh giao dịch với cổ phiếu đó
10.2 Trước khi ra quyết định bán:
Các cổ phiếu sắp chạm điểm dừng lỗ của bạn: hãy bán nó ngay lập tức. Ta không cần nó chạm điểm dừng lỗ mới bán
1 mô hình biểu đồ giảm với 1 cú phá vỡ xuống
Các mô hình biểu đồ bị vỡ
Các cổ phiếu đã đóng cửa dưới 1 đường xu hướng tăng: đây là dấu hiệu đầu tiên của 1 sự thay đổi xu hướng
Các cổ phiếu giảm hơn mức thoái lui 62%.
Phương pháp đảo chiều xu hướng 1-2-3 báo hiệu 1 sự thay đổi xu hướng
Các giao dịch đã đạt mục tiêu giá
Các chỉ số bình quân đang giảm
Cá cổ phiếu trong cùng nhóm ngành đang có thiên hướng tạo đỉnh
Hãy quan sát biểu đồ tuần
Thị trường chung tăng, nhưng cổ phiếu giảm
Đánh giá lịch sử: xem lại lịch sử giá của cổ phiếu tại các vùng giá lên cao nhất lịch sử
Kiểm tra các chỉ báo: không nên sử dụng quá nhiều chỉ báo, hãy sử dụng chỉ báo giá để xem nó nói cho bạn điều gì. Giá tăng hay giảm, xu hướng giá là lên hay xuống.
Các chỉ báo đang phân kỳ so với giá
Chỉ báo dao động thất bại
Các ngưỡng kháng cự phía trên
Xem xét liệu rằng 1 cú điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm có khả nwang xảy ra hay không
10.3 Mẹo giao dịch chung
Thắt chặt điểm dừng lỗ: các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành bắt đầu có xu hướng giảm, hãy thắt chặt điểm dừng lỗ đối với cổ phiếu ta đang sở hữu. Nếu cổ phiếu tăng, hãy thắt chặt vì giá có thể nhanh chóng đảo chiều
Hãy giao dịch với các mô hình biểu đồ cao: mô hình cao cho hiệu suất tốt hơn mô hình thấp
Phạm vi giá thu hẹp: nếu phạm vi giá cao-thấp bị thu hẹp hàng ngày thì hãy chờ đợi 1 sự thay đổi trong xu hướng.
Đừng bỏ qua các mô hình bị vỡ: giá phá vỡ mô hình biểu đồ, sau đó nhanh chóng đảo ngược thường tăng rất mạnh sau đó
Giao dịch theo xu hướng: hãy đi theo xu hướng đừng đi ngược xu hướng. Thị trường chung và nhóm ngành đang tăng, hãy giao dịch với các cổ phiếu xảy ra các cú phá vỡ đi lên.
Các mô hình biểu đồ đảo ngược cần phải có 1 cái gì đó để đảo ngược. Cần có 1 xu hướng rõ ràng trước đó để hình thành được mô hình đảo ngược.
Đừng bao giờ trung bình giá xuống
Hãy tìm điểm mở vị thế dựa trên các khung thời gian trong ngày
Năng điểm dừng lỗ khi giá tăng
Không bao giờ được hạ thấp 1 điểm dừng lỗ
Hãy quan sát các cổ phiếu quan thuộc vào mỗi ngày
Chọn các mô hình biểu đồ phù hợp với bạn
Hãy có 1 cuốn nhật ký giao dịch và xem xét nó định kỳ
Khám phá các kỹ thuật mới làm tăng giá trị cho hệ thống giao dịch của bạn hiện tại và tinh chỉnh nó cho ngày càng tốt hơn
Đa dạng hóa: chọn mua cổ phiếu tốt nhất trong nhóm ngành và tìm kiếm các cổ phiếu cũng tốt ở các nhóm ngành khác
Đừng đa dạng hóa quá mức: không nên nắm giữ quá nhiều vị thế trong danh mục. Nên nắm giữ ít nhất 8 vị thế nhưng không nên nhiều quá
Bám sát thị trường hàng hóa: theo dõi các loại hàng hóa cơ bản khác đang biến động như thế nào
Điều chỉnh hệ thống của bạn: Thị trường thay đổi theo thời gian, và bạn cũng cần điều chỉnh phong cách giao dịch, hệ thống giao dịch cho phù hợp
Bỏ qua các trao đổi vô ích ở các phòng chat, thông tin vô ích do truyền thông loan tin
Nếu phải hỏi người khác về giao dịch, bạn đã phạm sai lầm
Đặt mục tiêu giá: sử dụng quy tắc ước lượng mục tiêu giá
Mở vị thế trễ: Hãy đặt giá mua cao hơn 1 xu so với điểm phá vỡ nếu ta sợ mua trễ
Hãy xem xét các cú điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm
Chớ bán khống 1 cổ phiếu
Giá thường giảm nhanh hơn so với khi tăng
Giá đảo ngược 1 tháng sau khi phá vỡ trong 1 thị trường gấu
Giá di chuyển mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau phá vỡ
10.4 Tâm lý giao dịch
Bạn đang giao dịch chỉ vì bạn muốn giao dịch: Khi thị trường tăng cao mà ta vẫn ở ngoài, ta sẽ cố gắng để giao dịch và thường thất bại lớn với các cú giao dịch kiểu này
Bạn không giao dịch: Khi ta quá sợ hãi về các giao dịch thua lỗ khiến ta tránh giao dịch hoàn toàn. Hãy nghiên cứu kỹ hệ thống giao dịch của bạn để lấy lại sự tự tin khi giao dịch, và sau đó quay trở lại giao dịch.
Nếu ta bán hết cổ phiếu khỏi danh mục, hãy đứng ngoài 1 thời gian: khi thị trường gấu, hãy bán hết cổ phiếu và giữ tiền mặt đứng ngoài thị trường
Thực hiện theo hệ thống: hãy tuân theo hệ thống, sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
Đừng giao dịch quá mức: khó có thể kiếm được nhiều tiên hơn bằng cách giao dịch nhiều hơn
Hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn
Hãy luôn tích cực
Hãy luôn thoải mái
Hãy tạm gác lợi nhuận sang 1 bên, tập trung vào các giao dịch, các mô hình, tín hiệu, điểm cắt lỗ,… hãy theo dõi thật chặt chúng
Hãy tuân theo tín hiệu giao dịch của bạn: bạn tuân theo sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn là đưa cảm tính can thiệp vào giao dịch tạo ra các ngoại lệ giao dịch
Đừng giao dịch khi bạn không thoải mái hoặc khi bạn quá phấn khích.
Từ bỏ hệ thống giao dịch có lợi nhuận: trong 1 thị trường bò, bạn rất dễ dàng kiếm lợi nhuận và rất hay từ bỏ hệ thống giao dịch đã có lúc trước. Và khi thị trường đảo chiều, bạn sẽ thất bại thảm hại sau đó.
Mua sách Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận” khoảng 295.000đ đến 330.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mô Hình Biểu Đồ – Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Cổ Phiếu Thường Lợi Nhuận Phi Thường
- Search Inside Yourself – Tạo Ra Lợi Nhuận Vượt Qua Đại Dương
- Dòng Tiền Gắn Liền Lợi Nhuận
- Kinh Doanh Nhỏ Thu Lợi Lớn
- Lợi Thế Bán Hàng
- Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free