Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc
Giới thiệu sách Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc – Tác giả Edward Tse
Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc
Vào tháng Chín năm 2014, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc đã thu về 25 tỉ đô-la trong sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Sau đó, hàng triệu nhà đầu tư và quản lý trên toàn thế giới đều suy nghĩ về một câu hỏi: Điều gì đang thật sự xảy ra với làn sóng mới tới từ Trung Quốc?
Alibaba không phải ngoại lệ – đó là một trong những làn sóng dâng cao mạnh mẽ từ các công ty Trung Quốc, đa phần nhưng không phải duy nhất trong lĩnh vực công nghệ. Ngay trong đêm đó, người sáng lập Jack Ma xuất hiện trên trang bìa tạp chí như một biểu tượng cho các doanh nghiệp Mỹ như Mark Zuckerberg. Theo sau Jack Ma rất nhanh sau đó là những nhà sáng lập của các công ty ít tên tuổi hơn, như Baidu, Tencent và Xiaomi.
Trong khoảng hai thập kỷ, sự bùng nổ khởi nghiệp đã chuyển hóa Trung Quốc từ nền kinh tế đóng cửa, nghèo nàn, bị chính phủ kiểm soát thành một nền kinh tế mạnh trên toàn cầu. Các sản phẩm của Trung Quốc ngày càng trở nên tinh xảo, và các công ty nội địa phát triển mạnh về công nghệ, chúng ta sẽ chứng kiến hàng hóa Trung Quốc trở thành tiêu chuẩn trên toàn cầu. Trong khi đó, các công ty còn lại trên thế giới đang tìm cách để xâm nhập vào thị trường tăng trưởng cao của Trung Quốc với 1.3 tỉ người tiêu dùng.
Edward Tse, một chuyên gia về chiến lược dẫn đầu toàn cầu, vén mở cách thức Trung Quốc đã làm để thực hiện những điều ấy, và sự tăng trưởng của quốc gia này có ý nghĩa thế nào đối với Mỹ và cả thế giới. Tse đã dành hơn 20 năm làm việc với những nhà lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc, học hỏi cách các công ty hàng đầu Trung Quốc vận hành. Ông là một chuyên gia về cách các công ty tư nhân phát triển trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Quyển sách này đưa ra những bài phỏng vấn đặc biệt và ví dụ thực tế để trả lời những câu hỏi như:
- Điều gì điều khiển các doanh nhân Trung Quốc? Danh tiếng cá nhân và sự giàu có – hay nhiệm vụ về việc đem lại niềm tự hào quốc gia và những thành tựu chung cho toàn xã hội?
- Làm sao các công ty này có thể phát triển nhanh như vậy? Trong năm 2005, Lenovo chỉ bán một mặt hàng thuộc phân khúc máy tính cá nhân cho duy nhất một thị trường là Trung Quốc. Ngày nay, không chỉ là công ty bán PC lớn nhất thế giới, họ còn là công ty bán smartphone lớn thứ ba thế giới.
- Văn hóa Trung Quốc đã hình thành nên các chiến lược và phép dụng binh của các doanh nhân như thế nào? Liệu những nhà lãnh đạo từ bên ngoài có thể bắt chước những gì người Trung Quốc đang làm không?
- Liệu các nhà tư bản có thật sự phát triển trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa? Làm cách nào để Pony Ma của Tencent có thể vừa là một thành viên trong Quốc hội Trung Quốc, vừa vận hành một công ty thống trị mảng game trực tuyến và tin nhắn?
- Trung Quốc có tác động thế nào đến phần còn lại của thế giới khi các công ty tư nhân của họ xâm nhập thị trường mới, thâu tóm các công ty nước ngoài, và đe dọa đến các công ty đang hoạt động ở vô số các ngành công nghiệp khác?
Như Tse kết luận: “Tôi tin rằng nhờ kết quả của việc mở cửa cho các doanh nhân Trung Quốc, chính sách thúc đẩy đầu tư vào khoa học, nghiên cứu, và phát triển, và sự tự do mà nhiều người đang tận hưởng xuyên suốt quốc gia, Trung Quốc đã phục hồi và chạm tới thời kỳ có thể so sánh với thời kỳ mạnh mẽ nhất trong lịch sử – thời nhà Đường. Những doanh nghiệp này đang chất chứa khát khao thành công mãnh liệt. Họ sẽ có những ảnh hưởng rõ rệt hơn với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai, trong suốt thập kỉ này và cả thời gian sau đó nữa.”
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc
- Mã hàng 8935280907751
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả Edward Tse
- Người Dịch Trương Thúy Ngân
- NXB NXB Công Thương
- Trọng lượng (gr) 300
- Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm
- Số trang 304
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc
1 Trung Quốc trở thành người khởi xướng với WeChat khi mà chúng ta có thể làm mọi thứ: mua sắm, giao dịch, nhắn tin, trao đổi công việc, đăng tải tin tức, thậm chí là đầu tư. Tiền mặt và email đã trở thành quá khứ tại Trung Quốc, robot và Al cũng đã tham gia sâu vào đời sống. Trung Quốc đang tạo ra một vũ trụ công nghệ đáng mơ ước trên thế giới.Với “Những gã khổng lồ công nghệ, Trung Quốc”, tác giả sẽ cho chúng ta thấy về sự hình thành, đổi mới và phát triển của các ông lớn công nghệ Trung Quốc như nhóm BAT, Meituan, Xiaomi,… qua đó có cái nhìn về tư duy chiến lược của các công ty này nhằm vươn lên vị trí dẫn đầu về công nghệ trên thế giới.
2 Quá tuyệt, hay, giao hàng nhanh trước dự kiến, sách đẹp, ko bị móp, méo cho 5 sao
3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!
5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!
Review sách Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc
“Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc”: Alibaba, Xiaomi, Tencent Và Các Doanh Nghiệp Khác Đang Thay Đổi Luật Chơi Như Thế Nào?
Năm 2014, tập đoàn Alibaba thu được 25 tỷ đô-la trong lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng, cao hơn giá trị IPO của bất kỳ công ty nào trước đó trên thế giới, đưa Alibaba trở thành công ty công nghệ lớn thứ tư trên thế giới dựa vào vốn thị trường. Song, đó không phải là thế lực duy nhất. Làn sóng khởi nghiệp nổi lên của các tập đoàn, chiếm lĩnh thị trường và khiến cả thế giới kinh ngạc, trong đó có những cái tên như Huawei, Xiaomi, Baidu hay Tencent. Những doanh nghiệp được tư nhân điều hành chiếm phần lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc – khoảng ¾ GDP. Đây là kết quả của làn sóng khởi nghiệp bắt đầu từ 20 năm trước ở Trung Quốc, biến đất nước này thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự đổi mới và phát triển của những gã khổng lồ đã góp phần tạo nên đột phá trong nền kinh tế ở Trung Quốc. Những câu chuyện từ doanh nhân và doanh nghiệp của họ trong Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc sẽ lý giải không chỉ về tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, mà còn là sứ mệnh vĩ đại đưa Trung Quốc tiến về phía trước.
Về tác giả:
Edward Tse, một chuyên gia về tư vấn chiến lược hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, đã vén mở cách thức đất nước này đã làm để tạo ra những doanh nghiệp không chỉ kiếm tiền mà còn mang sứ mệnh vĩ đại, cũng như sự tăng trưởng của quốc gia này có ý nghĩa thế nào đối với Mỹ và cả thế giới. Tse đã dành hơn 20 năm làm việc với những nhà lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc, học hỏi cách các công ty này vận hành. Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc đưa ra những phân tích và ví dụ thực tế để trả lời những câu hỏi tiêu biểu như:
- Lợi nhuận công ty hay sứ mệnh đem lại niềm tự hào quốc gia và những thành tựu chung cho toàn xã hội là động lực của các doanh nhân Trung Quốc?
- Làm thế nào mà các công ty này phát triển một cách đáng kinh ngạc như thế?
- Mối quan hệ giữa các doanh nhân và Chính phủ Trung Quốc như thế nào?
- Văn hóa Trung Quốc đã hình thành nên các chiến lược và cách vận hành doanh nghiệp cho các doanh nhân như thế nào?
- Tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu như thế nào?
Tinh thần kinh doanh Trung Hoa
Động lực đã thôi thúc những doanh nhân Trung Quốc nỗ lực vượt qua giới hạn của cả những người làm kinh doanh thành công nhất. Tinh thần Trung Hoa chính là nhân tố không thể thiếu trong mỗi doanh nhân Trung Quốc. Tinh thần ấy có thể bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước trước. Bề dày lịch sử về thương mại và những phát minh lớn, cộng với niềm tự tôn dân tộc rằng người Trung Quốc có ảnh hưởng đến khoa học và kỹ thuật của nhân loại, là một vài trong số những nguồn gốc của tinh thần này.
Trung Quốc được biết đến là một nước XHCN, thế nhưng nền kinh tế XHCN đã trở thành nền kinh tế có khu vực tư nhân lớn nhất thế giới qua bốn giai đoạn lịch sử trong vòng ba thập kỷ. Chuyến đi “công tác miền Nam” kéo dài sáu tuần của Đặng Tiểu Bình – lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1978 – 1992 chính là chất xúc tác cho sự tiến xa của Trung Quốc như ngày nay. Bởi ông nhận định rằng chỉ có tiếp tục đổi mới thì Trung Quốc mới có thể tiếp tục phát triển kinh tế. Làn sóng năng lượng khởi nghiệp thứ hai đã được tạo ra từ đây. Thế hệ doanh nhân khởi nghiệp ở thời kỳ này được gọi là “Nhóm 92”. Trong suốt thập niên 90, Chính phủ Trung Quốc đã mời các công ty đa quốc gia, hướng dẫn họ hợp tác với các công ty nội địa và khuyến khích họ chia sẻ công nghệ để đổi lấy quyền được tham gia vào thị trường Trung Quốc. Chính việc mở cửa này đã tạo nên tác động mạnh mẽ. Trong những năm 2000, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đã trở thành bàn đạp thúc đẩy cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực. Thành phần kinh tế nhà nước cũng phát triển. Thế nhưng tương lai của Trung Quốc vẫn sẽ phụ thuộc vào các doanh nghiệp tư nhân. Trong thời đại đổi mới kinh tế của Trung Quốc, thế hệ doanh nhân sinh từ thập niên 80 trở về sau lại tạo thêm một làn sóng khởi nghiệp nữa, lần thứ tư. Các doanh nhân này có đặc điểm là đều sinh ra sau khi chính sách một con được ban hành. Như vậy, qua những dấu mốc lịch sử, bốn làn sóng khởi nghiệp được tạo thành với bốn thế hệ doanh nhân khác nhau, nhưng họ vẫn có một tầm nhìn chung, một tinh thần tiên phong, một sự dũng cảm khi dám khởi nghiệp.
Rộng mở
Môi trường đã tạo nên những công ty tăng trưởng siêu nhanh, quyết liệt, và thích ứng tốt thông qua phân tích bốn yếu tố: quy mô của Trung Quốc, độ mở của thị trường, vai trò của chính phủ và vai trò của công nghệ, đặc biệt là Internet.
Xiaomi, một công ty sản xuất điện thoại giá rẻ của Trung Quốc và được truyền thông trong nước gọi là iPhone của Trung Quốc. Trên thực tế, Xiaomi không phải là một công ty sản xuất hàng nhái giống nhiều công ty khác khiến đất nước này mang tiếng xấu trong ngành công nghệ. Xiaomi đã đạt những thành tựu đáng kể, chỉ trong vài tháng sau khi thành lập, công ty đã đạt 1 tỷ đô-la doanh thu, nhanh hơn bất cứ công ty Trung Quốc nào trước đó. Dù sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những công ty lâu năm như Apple, Samsung hay những công ty nội địa như Lenovo, Huawei, tốc độ tăng trưởng của Xiaomi không có dấu hiệu chậm lại. Thậm chí, sau gần 4 năm thành lập, năm 2014, Xiaomi đã đánh bật Samsung khỏi vị trí bán lẻ điện thoại thông minh dẫn đầu Trung Quốc. Từ năm 2000, thị trường hàng tiêu dùng nước này đã nở rộng gấp nhiều lần. Sự tương tác giữa bốn yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế đã giải thích lý do vì sao người tiêu dùng có thể hỗ trợ nhiều công ty tư nhân thành công:
- Quy mô: Dân số khổng lồ của Trung Quốc, và lượng ngày càng tăng những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn
- Độ mở: Quá trình tự do hoá thị trường vẫn đang tiếp tục để mở với các công ty tư nhân và công ty nước ngoài.
- Hỗ trợ từ nhà nước (Official support): Vai trò của chính phủ trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng vật lý và chính sách cần thiết cho sự phát triển
- Công nghệ (Technology): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet, lên việc tạo ra hoặc mở ra các cánh cổng mới vào thị trường
Bốn yếu tố này có thể được kết hợp thành một công thức duy nhất: quy mô + độ mở + hỗ trợ từ nhà nước + công nghệ = tốc độ tăng trưởng siêu nhanh của thị trường tiêu dùng.
Làm hay là chết
Ở chương này tìm hiểu chi tiết cách thức hoạt động cụ thể của các công ty trong môi trường đó, phân tích những điểm khác biệt và cách họ luôn đổi mới để giải quyết những thách thức liên tục đặt ra.
Trung Quốc dưới góc nhìn của truyền thông phương Tây là một đất nước toàn những công ty sản xuất hàng nhái, với các quy định sở hữu trí tuệ lỏng lẻo hoặc không tồn tại, với một nền giáo dục dựa trên việc học vẹt. Tuy các công ty Trung Quốc chưa có nghiên cứu công nghệ cơ bản nào về hệ thống năng lượng hay hoá học, hay một chu trình kinh doanh nổi tiếng như hệ thống sản xuất “just-in-time” của Nhật Bản, đánh đồng việc Trung Quốc không có sự sáng tạo là hoàn toàn sai. Chủ tịch Yu Gang của Yihaodian từng nói: Đối với các công ty khởi nghiệp, sáng tạo là làm hay là chết.
Chính môi trường kinh doanh của Trung Quốc- quy mô, thị trường mở, hỗ trợ từ chính quyền và công nghệ, đang thúc đẩy những sáng tạo. Mức độ tăng trưởng của Trung Quốc luôn đòi hỏi các công ty phải thay đổi. Đó là điều kiện tiên quyết để đương đầu với những thách thức.
Liên tục cập nhập sản phẩm. Khi việc bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn còn yếu, các công ty hiểu rằng mọi thay đổi hoặc cải tiến trong sản phẩm sẽ ngay lập tức bị đối thủ sao chép. Để đi trước một bước, họ phải tạo ra một dòng chảy xác định các đặc tính và chức năng mới để khiến khách hàng hài lòng với đối thủ có bất kỳ.
Kiểm soát chi phí. Với hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc vẫn có độ nhạy cảm cao với giá, đưa ra những sản phẩm với chi phí rẻ hơn vẫn là một mục tiêu quan trọng với mọi công ty. Đầu tư vào quy mô là một một phần của giải pháp, bên cạnh việc cắt giảm chi phí sản xuất, giảm nguyên liệu đầu vào, và phát triển sản phẩm đối với những chức năng và đặc tính mà người mua cần.
Quản lý thiếu một tài năng. Sự thiếu hụt lực lượng lao động có kỹ năng và kinh nghiệm từ lâu đã là vấn đề đối với các công ty Trung Quốc, và nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng càng làm vấn đề này nghiêm trọng hơn. Trong nhiều lĩnh vực chủ chốt, các công ty đối phó với vấn đề này bằng các chiến lược du kích.
Đối phó với áp lực lương. Công ty Trung Quốc cũng cần sáng tạo để vượt qua thách thức của việc nhân lực nước này ngày càng giảm đi và giá nhân công ngày càng tăng lên. Năng suất lao động sẽ phải tăng vượt bậc nếu Trung Quốc muốn giữ được sức cạnh tranh. Nâng cao chất lượng giáo dục sẽ có ích, nhưng cần thêm cả những phương pháp tổ chức nguồn nhân lực mới, như hệ thống nền tảng Zhang Rumin đang thử nghiệm ở Haier.
Vượt qua những điểm yếu trong cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt của Trung Quốc rất ấn tượng. nhưng với hơn 90% của 65000 đường cao tốc và 7000 dặm đường sắt cao tốc được xây dựng chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, các thành phố nhỏ và thị trấn có ít thời gian cũng như có cơ hội để có thể phát triển những trung tâm thương mại hiện đại.
Tác giả cũng chứng minh rằng Trung Quốc xây dựng nền móng để trở thành một trong những cường quốc sáng tạo trong vòng hai thập kỷ tới. Nguồn cảm hứng của họ đến từ hình mẫu nước Mỹ với tư cách là siêu cường về công nghệ, và nguồn gốc của việc này là những khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D). Nâng cao năng lực trí tuệ cũng đóng vai trò quan trọng. Hệ thống giáo dục của quốc gia này đã không ngừng cải thiện trong suốt 20 năm qua.
Ra khơi:
Trong một thập kỷ vừa qua, các công ty Trung Quốc có xu hướng vươn ra ngoài thế giới. Hầu hết các công ty này đều do nhà nước sở hữu. Việc này dường như nhằm mục đích đáp ứng các ưu tiên của chính phủ- cụ thể là tiếp cận nguồn tài nguyên mà nước này cần để phục vụ cho một nền kinh tế ngày càng phình to. Yếu tố giải thích cho sự tăng vọt trong việc các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài là sự tăng trưởng. Kể từ khi Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 và các công ty nước ngoài ồ ạt đổ vào nước này, doanh nghiệp nước này phải trầy trật để học hỏi những kỹ năng và năng lực cần thiết để đối đầu với những tập đoàn đa quốc gia cũng như đánh bại các đối thủ nội địa. Nhiều công ty Trung Quốc vươn ra nước ngoài để tiếp cận với công nghệ và chuyên môn cần thiết để giúp họ cạnh tranh thành công ở Trung Quốc và sau đó là thế giới.
Những đối thủ đã phải giật mình khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào ngành công nghiệp của họ; nhưng khi gia nhập vào thị trường mới, nhiều khi chính những doanh nghiệp Trung Quốc này cũng tự làm mình ngạc nhiên. Nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng họ được trang bị để cạnh tranh tốt hơn họ đã nghĩ. Những thế mạnh đó có được từ thị trường quê nhà có thể giúp họ cả trong việc tăng trưởng cũng như chống đỡ với áp lực mua lại từ công ty nước ngoài. Khả năng phản ứng nhanh giúp họ vượt qua quá trình thử và sai, tận dụng điểm mạnh của mình đồng thời trả giá cho những sai lầm.
Khi điều này xảy ra, các doanh nhân Trung Quốc sẽ chính là những người đưa đất nước trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, mở ra các thị trường cũng như xây dựng và mua lại các công ty trên khắp thế giới.
Thay đổi Trung Quốc
Vai trò của các doanh nhân Trung Quốc trong quá trình đô thị hoá, trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu, và gần như mọi thứ đều có thể trực tuyến, tạo ra một đất nước với cấu trúc xã hội, kinh tế, và văn hoá khác biệt so với ba thập kỷ trước đó. Victor Wang, chủ tịch của Mtone Wireless, một trong những công ty đầu tiên giới thiệu dịch vụ Internet trên điện thoại ở Trung Quốc, đã phát biểu trong hội thảo bốn ngày của Diễn đàn Doanh nhân Trung Quốc (CEF), để đất nước tiếp tục phát triển, cần có một sự chuyển biến trong cách quản lý.
Trong 30 năm tới, Trung Quốc sẽ cần có một bước tiến rõ ràng hướng đến nhà nước pháp quyền và một xã hội văn minh với nhiều tiếng nói và quan điểm khác nhau cùng được chấp nhận. Trong bối cảnh này, chính phủ sẽ không còn là cơ quan độc quyền quyết định đất nước này nên được vận hành như thế nào, mà họ sẽ được tư vấn bởi các doanh nhân xã hội, nhóm chuyên gia cố vấn, và các tổ chức phi chính phủ (NGO), cả trong và ngoài Trung Quốc. Và nếu những thay đổi này không xảy ra? Cái giá phải trả cho việc giữ nguyên lề lối hiện tại đó là sự bất bền vững, Wang nói, và đưa ra hình ảnh một quả bom để minh họa.
Quan điểm của Wang về hướng đến tương lai của Trung Quốc cũng tinh tế và nhiều mặt. Ông cũng không kêu gọi thay đổi hệ thống chính trị Trung Quốc. mà ông muốn nhu cầu của các doanh nhân và những đối tượng khác cần được đáp ứng trong hệ thống hiện tại. Những thay đổi về thể chế cần thiết để đất nước có thể vận hành một cách trơn tru, hiệu quả.
Phản ứng phù hợp
Trung Quốc sẽ là nơi mà các công ty phát triển kỹ năng “cạnh tranh bên rìa” cần thiết để vươn lên. Nhiều công ty quốc tế vào Trung Quốc trong hai thập kỷ qua phải chật vật để bán cho thị trường này. Lý do là vì họ hiểu biết quá ít về bối cảnh của nước này – sự phức tạp trong lịch sử, văn hoá, địa lý, và chính trị. Để nắm và thu nạp được loại kiến thức này cần thời gian, và các công ty cần phát triển một đội ngụ bản địa thực sự cam kết với sứ mệnh của mình. Shane Tedjarati, chủ tịch Khu vực Tăng trưởng nhanh Toàn cầu tại Thượng Hải của Honeywell từng chia sẻ: “Bạn không trở thành người Trung Quốc, nhưng bạn sẽ trở thành đối thủ của người Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bạn cần hiểu được cách họ cạnh tranh và quan trọng là cách họ nghĩ.”
Phương pháp tốt nhất để đương đầu trong môi trường này nó là dùng cách nước Trung Quốc tìm hiểu những chiến lược và các công ty Trung Quốc sử dụng để vượt qua những chướng ngại mà họ gặp và sử dụng những phương pháp và quy trình linh hoạt tương tự đặc biệt là trong những lĩnh vực về giao quyết định của sự linh hoạt của tổ chức và sáng tạo .
Tăng tốc độ ra quyết định. Vì thành công ở Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều vào việc việc hành động nhanh khi một cơ hội nhiều tiềm năng xuất hiện, nên các quy định cần phải được quyết định nhanh chóng và theo khu vực. Tốc độ phản ứng là mấu chốt để tận dụng được những cơ hội tăng trưởng nhanh trong một môi trường mới nổi đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Trụ sở cần phải cho phép chi nhánh Trung Quốc có quyền tự quyết cao. Vì sai lầm là không thể tránh khỏi nên trụ sở cũng cần phải chấp nhận rủi ro và tính thử nghiệm cao, cho phép chi nhánh Trung Quốc được quyền thử những lĩnh vực kinh doanh mới, và tìm kiếm năng lực mới theo cách mà các công ty bản địa đang làm, thậm chí có thể mở rộng sang lĩnh vực mà các công ty mẹ có thể không chắc chắn ở các vùng khác trên thế giới.
Tăng tính linh hoạt. Những điều kiện ở Trung Quốc khác nhau và thay đổi quá nhanh nên nhiều công ty tại đây phải áp dụng rất nhiều sự linh hoạt trong quá trình vận hành cũng như các quy định của mình. Họ phải vượt qua những rào cản về logistics và chuỗi cung ứng ở những nơi mà giao thông, liên lạc và cơ sở hạ tầng tài chính đều yếu kém – và sau đó chứng kiến hàng rào gia nhập thị trường lại được hạ xuống khi các yếu tố này cải thiện.
Sáng tạo theo cách người Trung Quốc. Khi nói đến sáng tạo, các công ty nước ngoài có thể học hỏi cách doanh nghiệp bản địa liên tục đổi mới sản phẩm cũng như năng lực của mình, giúp cho họ có thể đi từ dưới lên để thâm nhập và thống trị cả những ngành công nghệ cao, như cách mà Huawei đã làm.
Mảnh đất của những cơ hội.
Nỗi sợ và hy vọng.
Các nhà sáng lập Panda W khá vô lo, mặc dù một vài người có thể nói rằng họ có nhiều lý do để lo sợ về tương lai. Đầu tiên, thất bại là điều phổ biến với các công ty tư nhân ở Trung Quốc bởi họ phải đối mặt với một môi trường kinh doanh siêu cạnh tranh. Một vài doanh nhân, hầu hết từ thế hệ bắt đầu kinh doanh vào đầu những năm 90, đạt được thành công nhanh chóng nhưng thành công này cũng biến mất còn nhanh hơn cả khi nó đến.
Thứ hai tình trạng bất định là rất nguy hiểm. Các nhà quan sát bên ngoài thường không để ý đến việc điều này in sâu trong tiềm thức người dân Trung Quốc như thế nào. Những biến động quá lớn lao mà Trung Quốc đã phải trải qua trong nhiều thế kỷ trong thế kỷ trước khi người dân nước này không dễ dàng tin rằng ổn định hiện tại là lâu dài.
Thứ ba tốc độ thay đổi nhanh chóng dẫn đến một cảm giác về sự hoạt động liên tục không ngơi nghỉ. Họ luôn cảm thấy mình không được nghỉ ngơi, bởi luôn luôn có đối thủ mới, hoặc công nghệ mới, có khả năng đe dọa vị thế vững chắc của họ.
Tuy vậy, thế hệ doanh nhân trẻ của Trung Quốc lại tràn đầy hy vọng. Những người lớn tuổi lo lắng về viễn cảnh đất nước này quay lại thời kỳ gần như không có phúc lợi xã hội, nhưng Jessica thì không. Panda W có thể thất bại nhưng cô không cần lo rằng mình sẽ chết đói – mối lo thật sự của vài thập kỷ trước đó. Đối với những người của thế hệ này, thay đổi là điều bình thường, nhưng giờ đây, thay đổi hầu hết đều theo hướng tích cực.
Tác giả đưa ra một giả thuyết là Trung Quốc có tiềm năng trở thành một lực lượng mấu chốt trong việc quyết định hướng đi của thế giới vào thế kỷ 21. Bởi các doanh nhân nước này đã mặc định vai trò này trong sự phát triển của quốc gia. Trong quá trình này, họ sẽ tái tạo thế giới, bởi Trung Quốc quá lớn, đến mức họ không thể hiện thực hóa tiềm năng của mình mà không tái tạo Trung Quốc, và họ không thể tái tạo Trung Quốc mà không làm thay đổi thế giới. Khi việc này xảy ra, các doanh nhân Trung Quốc sẽ phải tham gia những vấn đề căng thẳng như biến đổi khí hậu, lượng tiêu dùng nhiều,…
Lời kết
Nhờ chính sách mở cửa cũng như thúc đẩy đầu tư vào khoa học, nghiên cứu, phát triển, và sự tự do mà nhiều người đang tận hưởng xuyên suốt quốc gia, Trung Quốc đã chạm tới thời kỳ có thể so sánh với thời kỳ hùng mạnh nhất trong lịch sử- thời nhà Đường. Các tập đoàn lớn ở Trung Quốc đã tạo nên những đột phá, khẳng định vị thế trên phạm vi thế giới, có những tác động đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu không chỉ ở hiện tại, mà còn trong suốt thập kỷ này và có thể cả thời gian sau đó nữa.
Mua sách Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc” khoảng 83.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Gã Khổng Lồ Trung Quốc Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị
- Thế Giới Alibaba Của Jack Ma
- Bí Kíp Đánh Hàng Trung Quốc
- Chấm Dứt Thời Đại Trung Quốc Hàng Nhái
- Tầm Nhìn Thay Đổi Quốc Gia
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free