Quy Tắc Của Google

Quy Tắc Của Google

Giới thiệu sách Quy Tắc Của Google – Tác giả Laszlo Bock

Quy Tắc Của Google

Trong cuốn sách này, Laszlo Bock – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp các nhà quản lý thực hiện hiệu quả việc tuyển dụng nhân sự.

“Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng rằng con người về cơ bản đều tốt, và có đủ can đảm để đối xử với nhân viên của bạn như những người chủ, thay vì những cỗ máy. Cỗ máy chỉ làm công việc của nó; còn người chủ có thể làm bất kỳ điều gì để công ty và nhóm của họ thành công. Con người dành hầu hết thời gian ở công sở, nhưng công việc là một trải nghiệm không hề dễ chịu đối với hầu hết mọi người – một công cụ để đi đến kết thúc. Không nhất thiết phải như vậy. Chúng ta không có mọi câu trả lời, nhưng chúng ta đã tìm ra vài điều thú vị về cách thức tốt nhất để tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân viên trong một môi trường tự do, sáng tạo và vui vẻ. Bí mật về thành công của Google trong nhân sự có thể được nhân rộng trong các tổ chức lớn nhỏ, dành cho cả nhân viên bình thường và các CEO. Không phải công ty nào cũng có thể bắt chước những đặc quyền cho nhân viên như các bữa ăn miễn phí, nhưng tất cả mọi người đều có thể sao chép lại những gì đã khiến Google trở nên tuyệt vời như vậy.”

Danh sách 10 bước sẽ biến đổi hoàn toàn nhóm hoặc nơi làm việc của bạn:

1. Cho công việc của bạn một ý nghĩa.

2. Tin tưởng mọi người.

3. Chỉ tuyển những người giỏi hơn bạn.

4. Đừng nhầm lẫn phát triển với quản lý hiệu quả làm việc.

5. Tập trung vào hai đoạn chót.

6. Vừa tiết kiệm vừa phóng khoáng.

7. Trả lương không công bằng.

8. Những cú hích.

9. Quản lý những kỳ vọng ngày càng tăng.

10. Tận hưởng! Rồi quay về số một và làm lại từ đầu.

Quy Tắc Của Google
Quy Tắc Của Google

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Quy Tắc Của Google
  • Mã hàng 8935251408010
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Laszlo Bock
  • Người Dịch: Cẩm Chi
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 450
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
  • Số trang: 430
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Quy Tắc Của Google

Đánh giá Sách Quy Tắc Của Google
Đánh giá Sách Quy Tắc Của Google

1 Khá ấn tượng họ đã thử nghiệm loại công cụ đó tại Google! Các ví dụ được đưa ra xung quanh các danh sách về cách lên tàu cho ai đó với tư cách là người quản lý, cách lên tàu như một người mới, làm thế nào để nhiều người tiết kiệm tiền sớm hơn trong cuộc sống và đăng ký vào chương trình 401K (dữ liệu của anh ấy ở đây rất ấn tượng – về cách mọi người cùng một khung thu nhập khác nhau tùy theo sự giàu có tích lũy trong cuộc sống của họ hoàn toàn dựa trên số tiền họ tiết kiệm được khi còn trẻ) và làm thế nào để mọi người ăn uống lành mạnh hơn bằng cách đưa thực phẩm lành mạnh hơn vào bếp. "Nudges là một cơ chế cực kỳ mạnh mẽ để cải thiện các nhóm và tổ chức. Chúng cũng phù hợp lý tưởng để thử nghiệm, vì vậy có thể được thử nghiệm trên các quần thể nhỏ hơn để tinh chỉnh kết quả của chúng." Laszlo đã làm một công việc tuyệt vời để giải thích rất nhiều tâm lý đằng sau ảnh khỏa thân quá. Yêu thích của tôi là nghiên cứu về danh sách kiểm tra, và câu chuyện về cách Airforce phát hiện ra rằng ngay cả những phi công được đào tạo tốt nhất, thông minh nhất cũng có thể mắc lỗi, nhưng có danh sách kiểm tra giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi.

2 Google đã làm được rất nhiều điều ngay cả trong sản phẩm của học cũng như cách mà họ điều hành công ty và xây dựng văn hóa của họ, đây là một cuốn sách khá chi tiết mà họ đã xây dựng một nền văn hóa đầy ấn tượng và được viết bởi một người đứng đầu bộ phận Nhân Sự. Mình nghĩ bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên đọc cuốn sách này một lần trong đời .Thực sự đây là cuốn sách hay nhất mà mình từng đọc trong lĩnh vực quản lý và tổ chức nhân sự. Cuốn sách được cấu trúc tốt, rất nhiều case thực tế trong Google đã được sử dụng để minh hoạ và chúng hầu hết có thể khơi màu cho những ý tưởng trong bạn cho Dn và nhóm của mình. Chính vì thế cuốn này khá chuyên sâu và không dành cho những ai thích đọc lướt.

3 Cuốn sách high recommend cho HR, CEO, Mình đang áp dụng một số thử trong này và có hiệu quả thực sự đến hệ thống. Phải mua thêm vài cuốn tặng nhân viên.

4 Một cuốn sách hay về nhưng lời khuyên dành cho quản lý các cấp. Cuốn sách khá hữu ích dành cho các bạn nhân sự hành chính hoặc quản lý công ty.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Quy Tắc Của Google

Quy Tắc Của Google
Quy Tắc Của Google

Dù làm việc trong lĩnh vực Nhân sự, nhưng hầu hết những cuốn sách chuyên ngành mình thích đọc lại liên quan đến… Marketing. Vì sao á? Hoặc mình chưa tìm ra, hoặc hiếm có cuốn sách nào liên quan đến lĩnh vực Nhân sự khiến mình đọc hứng thú cả. Bạn có muốn đọc những kiểu sách chuyên ngành mà cảm giác như được tái hiện lại bài giảng của những giảng viên đại học vừa giảng dở vừa… ác nữa nên vừa giảng bài vừa làm công tác trinh thám xem đứa nào ngủ gật sẽ kêu nó dậy trả bài không? 😐.

Mình đã từng luôn cho rằng ngành Nhân sự hơi bị… nhàm chán và thô thô, lí do là vì quá nhiều bài viết/ sách đề cập đến Nhân sự chỉ như một công việc administrative (dù trong đó bao hàm rất nhiều mảng như Tuyển dụng, Training, Reward, Performance Appraisal…) đi cùng với cách viết rất khô khan tạo thành combo hoàn hảo khiến mình…tụt hứng luôn. Nhưng Work Rules – Quy tắc của Google, là cuốn sách hiếm hoi duy nhất khiến thay đổi nhận định và góc nhìn của mình về công việc này bởi cách kể chuyện từ thực tế của tác giả – Laszlo Bock (bác này là Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Nhân sự ở Google) với những câu chuyện thật ở Google cùng với tài kể chuyện tài tình nhưng chân thật, từ đó đúc kết thành những bài học cực kì thiết thực không chỉ cho những người làm về Nhân sự mà mình nghĩ còn rất hữu ích cho những general/ line manager – những người làm việc liên quan đến people management.

Bạn đã sẵn sàng trên một chiếc armchair bằng da và một tách trà hoa mật ong chưa? 😉

Work Rules sẽ dẫn dắt bạn một vòng tham quan Google và sẽ dừng lại sâu hơn ở những chặng như Sứ mệnh công ty, Xây dựng văn hóa, Cách thức tuyển dụng, Đánh giá thành tích – từ đó bạn sẽ có một cái nhìn chi tiết nhưng tổng thể về công ty công nghệ hàng đầu thế giới này và cách bộ máy nhân sự vận hành – từ đó có thể rút ra những nguyên lý riêng để xác định cách thức thực hiện công việc Nhân sự trong phạm vi công việc của bạn.

CULTURE EATS STRATEGY FOR BREAKFAST

Từ hồi còn đi học cho đến khi đi làm, mình thấy sứ mệnh và viễn cảnh của công ty xứng đáng được bình chọn là thể loại ‘văn học’ dối lừa và đáng chán nhất của nhân loại luôn :D. Trong phần này Laszlo không nhắc đến sứ mệnh của Google như một mặc định của bài trình bày giới thiệu doanh nghiệp, mà ông nhấn mạnh về văn hóa của Google luôn chú tâm vào việc trao cho công việc của nhân viên một sứ mệnh và ý nghĩa và giúp họ cảm thấy sự gắn kết với sứ mệnh của công ty. Điều này, theo tác giả, là một mục tiêu tinh thần thay vì là một mục tiêu kinh doanh thuần túy. Và điều này gắn kết với thuyết tâm lý về động lực rằng không có động lực nào lớn hơn việc biết rằng chúng ta tạo ra một sự thay đổi tích cực nào đó cho thế giới. Mình nghĩ đây là điều nhiều nhà lãnh đạo nhận thức được nhưng chưa nhiều công ty có thể làm được.

Nền tảng văn hóa thứ 2 đó là sự minh bạch. Điều này được thể hiện qua chính sách mã nguồn mở của Google cho cả những nhân viên mới được tuyển dụng và rất nhiều thông tin minh bạch trong intranet của toàn công ty. Ngoài ra, Google cũng cho nhân viên nắm được tất cả những hoạt động đang diễn ra ở toàn công ty để giúp họ làm việc hiệu quả hơn và đóng góp bằng nhiều cách hơn.

Tiếng nói là nền tảng thứ ba trong văn hóa Google. Tiếng nói ở đây chính là sự cởi mở của Google trong việc lắng nghe ý kiến và nhân viên hoàn toàn có thể lên tiếng đóng góp vào cách thức vận hành công ty. Nghe có vẻ cliché nhỉ, nhưng bạn đọc sách đi, anh Laszlo này kể nhiều câu chuyện thuyết phục lắm chứ không chỉ ‘diễn thuyết’ như những bullet points như vầy đâu.

Sứ mệnh, Sự minh bạch và Tiếng nói là 3 nền tảng trong văn hóa của Google. Nghe qua có vẻ đơn giản và ‘giáo điều’ như những phát biểu về sứ mệnh và viễn cảnh công ty, nhưng để thật sự ‘walk the talk’ là cả một câu chuyện dài. Bởi văn hóa không phải là một thứ hữu hình để có thể nhìn thấy và bình phẩm được, đó là cả một hành trình dài xây dựng và được ‘nhúng’ trong từng quyết định, từng hoạt động, từng cách hành xử của mọi người trong công ty với nhau và khi đọc sách bạn sẽ được Laszlo tái hiện nhiều câu chuyện trong quá trình xây dựng ba nền tảng văn hóa này rất sống động.

CHUYỆN TUYỂN DỤNG Ở GOOGLE

Đây là phần mình đọc đi đọc lại nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến công việc của mình ở công ty hiện tại, và phần này cũng giúp thay đổi góc nhìn của mình rất nhiều trong những recruitment practices.

Laszlo đề cập đến tư duy về việc đầu tư chủ yếu vào con người trong giai đoạn đầu: có hai con đường để có được một cá nhân kiệt xuất: tuyển người giỏi nhất hoặc tuyển người bình thường và cố biến họ thành người giỏi nhất – và cách của Google là phương án 1. Điều này đồng nghĩa với việc Google đầu tư rất nhiều ngân sách, thời gian và nỗ lực vào việc tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng người mới thay vì đổ ngân sách vào đào tạo (những ngày đầu, một ứng viên điển hình phải trải qua 15-25 cuộc phỏng vấn trước khi được nhận. Một Googler đầu tư 10-20 tiếng vào phỏng vấn và viết phản hồi và những công việc liên quan này nọ).

Mình nghĩ đây là một cách tiếp cận khá thực tế, vì nếu một người đã ‘đúng’ ngay từ đầu rồi thì hiệu quả công việc sẽ được đảm bảo ở một xác suất khá cao thay vì tuyển một người kiểu ‘hên xui’ và tin tưởng (một cách mạo hiểm) rằng công ty sẽ training thêm để họ phát triển và làm việc hiệu quả hơn. Cũng dễ hiểu thôi, vấn đề là phải thật sự nỗ lực và không thỏa hiệp với chất lượng khi tuyển dụng kia!

Phần này Laszlo chia làm 2 phần riêng: cách Google thu hút ứng viên và lựa chọn ứng viên

CÁCH GOOGLE THU HÚT ỨNG VIÊN

Những phương thức Laszlo kể ra cũng không xa lạ gì đối với những người đã làm tuyển dụng: referral program, hệ thống tìm ra điểm chung giữa ứng viên và những Googler hiện tại để tham chiếu thông tin thêm về ứng viên, tạo ra sự khác biệt với những job ads sáng tạo… Laszlo không phải list ra cho bạn những cách thức thu hút ứng viên, điều ông làm đó là phân tích cụ thể từng phương thức và nhờ vào sự hiểu biết về cách thức vận hành của tâm lý học xã hội và kinh nghiệm cùng với tài kể chuyện thuyết phục để phân tích và mổ xẻ những nguyên nhân và hiệu quả của từng phương thức. Mình nghĩ cuốn sách này hay cũng nhờ vào 3 thứ mình bôi đậm ở trên từ Laszlo!

Thật ra, khi nghe đến Google ai cũng có xu hướng nghĩ rằng, cái gì họ làm cũng tốt và đáng để học hỏi hết. Nhưng thật ra, dù có là Google hay công ty nào đi nữa, thì để tìm được phương án tối ưu nhất cũng phải trải qua rất nhiều lần thử và sai.

Laszlo kể về ý tưởng đăng job ads lên một cái bảng to thật to ở đại lộ dưới dạng một câu đố, như vầy nè (có thể bạn đã thấy đâu đó trên mạng nếu bạn làm tuyển dụng và hay tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo):

Giải đúng được câu đố trên bảng này sẽ được truy cập vào một website có câu đố thứ 2.

Nghe có vẻ như là một phương thức cực kì sáng tạo để tuyển dụng nhỉ? Nhưng Laszlo thừa nhận rằng họ chẳng tuyển được một ai từ cái bảng quảng cáo trông có vẻ sáng tạo đó cả, chưa kể lãng phí rất nhiều thời gian của nhân viên để đi giải đáp cho những người ứng tuyển và…làm ảnh hưởng đến sự an toàn cho người đi đường nữa chứ :D.

Một cách thu hút ứng viên cực kì sáng tạo, nhưng không mang lại hiệu quả. Đấy, mình nghĩ phải trải qua rất nhiều phương thức như vậy Google mới có thể xây dựng được một hệ thống tuyển dụng phù hợp và hiệu quả nhất với tình huống của công ty. Nhưng ít nhất, mình thấy rất thích những ý tưởng và tinh thần thử sai trong tình huống này.

PHỎNG VẤN VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN:

Ngày trước hồi còn là sinh viên và chưa quan tâm nhiều lắm đến tuyển dụng này nọ, mình cứ hay nghe báo đài hay ca ngợi Google và những công ty xịn xịn tầm thế giới này nọ họ hỏi những câu hỏi phỏng vấn rất kì quặc như kiểu: Làm sao để nhét con voi vào tủ lạnh? Hay “một chiếc mày bay 747 có thể chứa được bao nhiêu quả bóng đường kính 1 inch?”… Đại loại là những câu hỏi ‘lãng xẹt’ kiểu vậy, nhưng vì những câu hỏi này được những công ty hoành tráng sử dụng nên hay được ca ngợi nào là phỏng vấn sáng tạo, rồi dễ gì trúng tuyển được những công ty đó… nhưng thật ra những câu hỏi kiểu này kiểu vô thưởng vô phạt và rất phiến diện. Nếu có, thì cũng chỉ phản ánh một khía cạnh về sự sáng tạo của ứng viên thôi, chứ không phản ánh được chất lượng công việc họ sẽ làm – trong khi đây là mục đích của phỏng vấn tuyển dụng.

Trong phần này Laszlo cũng có đề cập tới những yếu tố cần được đánh giá để chọn ra người ‘đúng’ – có nghĩa là xác suất tuyển được người làm công việc đó hiệu quả và phù hợp với văn hóa công ty sẽ cao hơn. Bốn yếu tố, bao gồm:

1/ Khả năng nhận thức tổng quát; 2/ Khả năng lãnh đạo (ở đây không phải là lãnh đạo kiểu có chức danh, mà cái này liên quan đến thái độ hơn); 3/ Googleyness (culture fit – những thuộc tính Google tìm kiếm ở một nhân viên đó là vui vẻ, bản tính khiêm tốn, mức độ tận tụy cao, thoải mái trước sự mơ hồ và một số bằng chứng cho thấy người đó từng lựa chọn những ngã rẽ thú vị hoặc dũng cảm trong cuộc sống) – phần Googleyness này hay quá nhưng chắc mình sẽ không làm bài review này quá dài đâu, sẽ đề cập đến trong một bài khác ha) và 4/ cuối cùng mới là kiến thức liên quan đến vị trí công việc.

Một điều mình thấy đáng chú ý nữa trong quá trình lựa chọn ứng viên đó là quyết định càng khách quan càng tốt, cho cả những người ngang cấp hoặc cấp thấp hơn phỏng vấn, và ủy ban tuyển dụng phải đánh giá ứng viên độc lập, hạn chế thấp nhất quyết định được đưa ra bởi một cá nhân đơn lẻ, và ‘không bao giờ thỏa hiệp với chất lượng”!

Nghe nhiều rồi, nhưng mình vẫn luôn rất tâm đắt với tiêu chí “không bao giờ thỏa hiệp với chất lượng” vì chi phí tuyển một người không đúng là cực kì lớn luôn ý.

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC

Laszlo chia sẻ về quá trình xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả làm việc của những Googler đi cùng với từng giai đoạn phát triển của công ty. Những điểm đáng chú ý bao gồm:

Tương tự như việc tuyển dụng, việc đánh giá hiệu quả công việc liên quan đến quyết định lương thưởng cho nhân viên nên được quyết định bởi một ủy ban – thay vì Line Manager, để đảm bảo tính khách quan và công bằng. Mình nghĩ phương thức này cũng có lý, nhưng có thể dễ áp dụng hơn với những công ty có quy mô lớn, với những công ty có quy mô nhỏ thì đa số người quyết định cuối cùng sẽ là Line Manager – nhưng chắc chắn sẽ cần inputs từ subordinate và peers.

Đặt mục tiêu một cách chính xác: việc đánh giá hiệu quả làm việc sẽ dựa trên mục tiêu được đề ra ban đầu giữa cấp quản lý và nhân viên. Vì vậy, việc đặt đúng mục tiêu cho từng vị trí công việc là điều cực kì cực kì quan trọng.

Laszlo còn cho rằng nên tách biệt giữa những cuộc thảo luận lương thưởng với những cuộc thảo luận về phát triển vì nếu kết hợp hai thứ này lại sẽ giết chết khả năng học tập.

NHỮNG CÚ HÍCH

Phần này làm mình nhớ đến cuốn sách The Nudge – Cú hích. “Cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn địa chấn ở cách xa nó hàng vạn dặm”. Đôi lúc chỉ là một cú hích nhẹ, nhưng đúng lúc, đúng chỗ thì nó có thể đem lại cho ta một kết quả khác biệt với tác động đa chiều.

Laszlo đề cập rất nhiều đến việc tạo ra một môi trường có thật nhiều những cú hích trong cách thiết kế chương trình Onboarding cho người mới, cung cấp các phòng tập thể dục/ yoga/ khiêu vũ ngay trong văn phòng cho đến chế độ ăn uống… từ đó có thể tạo tiền đề thúc đẩy các Googler đi theo một hướng phát triển tích cực và hạnh phúc hơn.

NHỮNG GÌ BẠN CÓ THỂ LÀM NGAY NGÀY MAI

Và để kết thúc một bài review quá dafiiiiii, đây là 10 bước sẽ biến đổi hoàn toàn nhóm hoặc nơi làm việc của bạn:

  1. Cho công việc của bạn một ý nghĩa
  2. Tin tưởng mọi người
  3. Chỉ tuyển những người giỏi hơn bạn
  4. Đừng nhầm lẫn phát triển với quản lý hiệu quả làm việc
  5. Tập trung vào hai đoạn chót
  6. Vừa tiết kiệm vừa phóng khoáng
  7. Trả lương không công bằng
  8. Những cú hích
  9. Quản lý những kỳ vọng ngày càng tăng
  10. Tận hưởng! Rồi quay về số một và làm lại từ đầu

TÓM LẠI LÀ

Dù bạn có làm việc trong lĩnh vực nhân sự hay không, nếu bạn thật sự yêu thích và quan tâm đến những hoạt động liên quan đến Hoạt động con người thì đừng bỏ qua cuốn sách này. Bởi vì những kinh nghiệm được kể trong cuốn sách này hầu như bao hàm 90% tất cả những hoạt động liên quan đến một tổ chức hoạt động hiệu quả. Nhưng quan trọng là, bác tác giả Laszlo này dẫn dắt và kể những câu chuyện liên quan rất hay, khiến cho những thứ gọi là ‘quy tắc’ không dừng lại ở những bullet points khô khan mà bạn hay thấy trong tám ngàn cuốn sách khác về Nhân sự đâu. Đặc biệt nếu bạn làm Nhân sự liên quan đến ngành IT thì những bài học trong này càng liên quan và có giá trị hơn nữa. Highly recommend & happy reading.

Mua sách Quy Tắc Của Google ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Quy Tắc Của Google” khoảng 131.000đ đến 141.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Quy Tắc Của Google Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Quy Tắc Của Google Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Quy Tắc Của Google Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời