Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giới thiệu sách Tâm Lý Học Giao Tiếp – Tác giả Phổ Tường
Tâm Lý Học Giao Tiếp
Trong đời người, từ xin việc cho đến thăng chức, từ xã giao cho đến kết bạn, từ trò chuyện cho đến thuyết phục, tất cả đều cần đến khả năng ăn nói. Do đó, người nắm bắt được kỹ năng giao tiếp cũng giống như có được con át chủ bài của sự thành công.
“Tâm lý học giao tiếp” tập trung phân tích các hiệu ứng tâm lý và các bí quyết giao tiếp, giải mã tâm hồn đối phương. Đồng thời giúp bạn vận dụng lý thuyết tâm lý học vào những trường hợp giao tiếp thực tế trong cuộc sống. Cách giải quyết các tình huống khó xử, cách nhờ vả, đàm phán, diễn thuyết, bán hàng, phỏng vấn, cách ứng xử với lãnh đạo, cấp dưới, đồng nghiệp và cả người yêu, đều sẽ được lý giải trong từng ví dụ cụ thể.
Thomas – Nhà nghiên cứu khoa học về hành vi con người của Mỹ đã nói: “Những kỳ tích xảy ra với người thành công ít nhất có một nửa đến từ tài ăn nói. Tài ăn nói thậm chí còn trực tiếp quyết định vận mệnh của một con người.”
Nếu bạn đúng, hãy thử dùng lời nói nhẹ nhàng và khéo léo để đối phương chấp nhận. Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thành khẩn thừa nhận lỗi lầm. Điều này hiệu quả và thú vị hơn nhiều so với việc tranh luận.
– Carnegie (Mỹ)
Một con người phải biết nên nói những gì, nói vào lúc nào, nói với ai, và nói như thế nào.
– Drucker (Mỹ)
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tâm Lý Học Giao Tiếp
- Mã hàng 8935074123015
- Tên Nhà Cung Cấp Cty Văn Hóa Văn Lang
- Tác giả Phổ Tường
- Người Dịch Bảo Thu
- NXB NXB Thanh Hóa
- Trọng lượng (gr) 300.0000
- Kích Thước Bao Bì 21 x 13.5 cm
- Số trang 296
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tâm Lý Học Giao Tiếp
1 Sách đẹp. Chưa đọc nên chưa biết nội dung như thế nào. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nói chung cực kỳ hài lòng.
2 Rất nhiều ý tưởng hay, tuy nhiên ngôn ngữ trong cuốn sách thực sự khó hiểu. mà ngược lại chúng ta có thể viết chúng một cách dễ hiểu hơn. có lẽ tôi không phù hợp với sách từ nhật bản cho lắm. nhưng mà vì nội dung cũng hay nên sẽ ráng đọc
3 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.
4 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè. Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.
5 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.
Review sách Tâm Lý Học Giao Tiếp
Tâm lý học giao tiếp của Phổ Tường tập trung phân tích các hiệu ứng tâm lý và các bí quyết giao tiếp để giải mã tâm hồn của đối phương. Đồng thời, giúp bạn vận dụng lý thuyết tâm lý học vào những tình huống thực tế trong cuộc sống. Để có một cuộc sống thành công và hạnh phúc thì giao tiếp giữa người với người là điều quan trọng. Còn chần chờ gì nữa mà không khám phá những bí quyết có trong quyển sách này.
Nội dung sách được chia ra làm hai phần: Các hiệu ứng tâm lý học trong giao tiếp và phương pháp để giao tiếp hiệu quả. Chúng ta cùng điểm qua từng phần nhé.
PHẦN I: CÁC HIỆU ỨNG TÂM LÝ GIAO TIẾP
/KHI THỜI CƠ CHƯA ĐẾN, GIỮ IM LẶNG LÀ CÁCH TỐT NHẤT/
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, đôi lúc giữ im lặng lại là một lựa chọn tốt hơn là một mực tranh cãi với đối phương. Khi chưa nắm rõ tình hình và hoàn cảnh, chúng ta sẽ chịu tổn thất lớn nếu không biết giữ im lặng đúng lúc.
Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nghe nhiều, nói ít đôi khi lại là một lợi thế. Nói ít, không tranh luận vô ích, đối phương không thể hiểu được suy nghĩ của bạn; còn bạn lại có thể thăm dò tình hình của đối phương, từng bước nắm quyền chủ động.
Trong tâm lý học, tùy trường hợp và hoàn cảnh khác nhau, cách chúng ta cảm nhận lời nói của người đối diện sẽ khác nhau. Cùng một câu nói, nhưng nói lúc này và lúc khác sẽ có hiệu quả khác nhau. Vậy khi nào thì nên im lặng? Hãy thử chú ý đến những khía cạnh sau:
1/Khi không hiểu tình hình thì bạn nên giữ im lặng
Có những lúc bạn không hiểu tình hình đối phương như thế nào, nếu cứ liên tục khua môi múa mép thì không những đối phương sẽ cảm thấy khó chịu, mà còn làm cho mối quan hệ của bạn tệ đi hơn.
2/Khi không thể quyết định, tuyệt đối nên im lặng
Nếu bạn không thể đưa ra một quyết định chắc chắn, tốt nhất đừng hứa hẹn với ai bất cứ điều gì. Vì cuối cùng, người chịu thiệt sẽ luôn là chính bản thân bạn.
3/Trong thời khắc nóng giận, bạn không nên phát ngôn bất cứ điều gì
Nếu đang trong một trạng thái cảm xúc mạnh, bạn nên giữ cho bản thân bình tĩnh lại trước khi nói ra điều gì có thể làm tổn thương chính mình và người khác.
Trong giao tiếp, điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn khi lắng nghe người khác. Lắng nghe tốt sẽ rút ngắn khoảng cách giữa hai bên. Điều này đặc biệt quan trọng nhưng không phải ai cũng biết và chú ý đến.
Lắng nghe là một phép lịch sự. Khi bạn lắng nghe và phản hồi đúng lúc, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác. Vậy làm thế nào để lắng nghe đúng cách?
Về mặt tâm lý học, con người ai cũng mong muốn được người khác công nhận và giá trị của mình. Không ai muốn mình bị đánh giá thấp hay bị xem thường. Am hiểu điều này, khi lắng nghe người khác, bạn nên có những động thái hợp tác, tôn trọng và phản hồi đúng lúc. Lúc lắng nghe, sự chân thành đóng vai trò quan trọng. Đừng chỉ lắng nghe mà không có phản ứng gì hết, ít ra một sự công nhận hoặc đôi lời khen ngợi cũng xoa dịu sự căng thẳng và khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng hơn.
Có 3 khía cạnh chúng ta nên chú ý khi giao tiếp với người khác:
- Thứ nhất, tham gia cuộc trò chuyện với mục đích có được thông tin. Luôn hỏi bản thân rằng, sau cuộc nói chuyện này, “Người này đã nói với mình nội dung gì?”
- Thứ hai, trong quá trình lắng nghe, ngôn ngữ phi hình thể là yếu tố then chốt. Có thể là ánh mắt tập trung, đầu nghiêng về phía trước biểu đạt sự đồng tình và sự tập trung lắng nghe của bạn.
- Thứ ba, đặt câu hỏi sàng lọc nội dung. Trình bày lại những gì đối phương diễn đạt để đảm bảo bạn hiểu đúng thông tin.
Ngoài ra, bạn sẽ thật sự thành công và dành được toàn bộ sự tín nhiệm của đối phương hơn nếu như bạn biết trao quyền cho đối phương. Điều này có nghĩa giao tiếp là quá trình hai chiều. Có người nói phải có người nghe. Bạn không thể chiếm hết phần nói, và người kia không thể chỉ biết lắng nghe. Bạn nên khéo léo để cho đối phương có cơ hội chia sẻ để làm cho mạch giao tiếp mượt mà và suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình lắng nghe, chúng ta sẽ thường hay rơi vào một số bẫy giao tiếp. Hãy luôn chú ý đến những khía cạnh sau nhé:
1/ Tuyệt đối không ngắt lời hay làm gián đoạn mạch suy nghĩ của đối phương
Sẽ có nhiều người khi nói chuyện sẽ nói liên tục, hoặc diễn đạt thiếu logic. Nhưng, chúng ta vẫn phải kiên nhẫn nghe hết phần trình bày của họ. Đây là phép lịch sự tối thiểu cho nhau.
2/ Phản hồi đúng lúc
Khi bạn phản hồi lại những gì họ nói bằng ý của mình, bạn cho họ thấy rằng bạn đang tương tác và đang lắng nghe họ với sự tập trung. Đại khái như khi người khác nói: “Tôi không thích công việc này, với lại tôi cũng rất chán”, bạn có thể phản hồi lại : “Anh không hài lòng với công việc mình à?”
3/Đặt câu hỏi để khích lệ người nói
Điều này sẽ tăng sự tương tác và gắn kết của cả hai bên. Đối phương sẽ cảm thấy được quan tâm và trân trọng. Một vài câu khích lệ như: “Ý tưởng này tôi thấy rất hay, anh có thể chia sẻ thêm không?”; hoặc là “Những kiến nghị này, theo anh cách nào là tốt nhất?”.
Do đó, lắng nghe là chìa khóa dẫn đến thành công và rất nhiều cơ hội khác nếu chúng ta biết nắm bắt những thủ thuật tâm lý và linh hoạt hơn trong giao tiếp nhé. Vì theo góc độ tâm lý mà nói, người ta thích người giỏi lắng nghe hơn là người giỏi nói.
/PHÊ BÌNH CŨNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT/
Đứng trên góc độ tâm lý học trong giao tiếp, con người không ai muốn bị chê hay chỉ trích cả. Một mặt là vì khi bị đối phương chỉ trích thì họ sẽ rất mất mặt, hơn nữa, lòng tự trọng cũng sẽ dễ tổn thương. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết đặt mình vào đối phương để suy nghĩ và cảm thông, lời phê bình của chúng ta sẽ có hiệu quả.
Mục đích cuối cùng của lời phê bình là giúp cho đối phương nhìn thấy những điểm còn thiếu sót của mình và có cơ hội sửa đổi. Thay vì cho họ thấy sự nông cạn và thiếu thiện chí, chúng ta nên để cho họ cảm nhận được ý tốt thật sự của mình.
Vậy phê bình như thế nào để đạt kết quả lý tưởng nhất?
Thứ nhất, khi phê bình, bạn nên chọn cách nói giảm nói tránh. Tránh đi vào vấn đề quá thẳng thắn, vì như vậy, đối phương sẽ khó có cảm tình và tiếp thu những lời khuyên của bạn. Tệ hơn là họ sẽ có tâm lý chống đối gay gắt hơn. Thay vì chỉ trích cấp dưới của mình công việc trì trệ trong khi họ đã cố gắng hết sức rồi, bạn có thể nói: “Cậu thật sự rất vất vả rồi, nhưng chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào dự án này một chút nhé.”
Tiếp theo, bạn cũng có thể chọn cách khen những ưu điểm mạnh của họ trước, sau đó nhẹ nhàng đi vào phần phân tích những điểm còn thiếu sót của đối phương, đưa ra giải pháp. Khi đó, họ sẽ dễ tiếp thu những đề nghị của bạn hơn.
Quan trọng hơn hết là thời điểm thích hợp. Một lời phê bình hay lời khuyên chân thành nên được nói đúng lúc. Không nên đưa ra chỉ trích một đối tượng nào đó trước mặt quá nhiều người. Chúng ta nên tôn trọng đối phương bằng cách họp “một đối một” để có thể trao đổi sâu hơn và tạo cho đối phương cảm giác được tôn trọng và được quan tâm một cách chân thành.
Tuyệt đối, nên tránh những lỗi sau:
#Không so sánh người này với người khác
Khi đưa ra lời khuyên hay một góp ý nào đó, bạn phải thật sự khách quan hết sức có thể. Không so sánh điểm tốt của đối phương với điểm xấu của người khác. Kết quả là họ sẽ khó tiếp thu và khó để tâm phục. Điểm này các bậc phụ huynh hay mắc sai lầm khi liên tục so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Tâm lý sẽ dễ bị tổn thương và chúng sẽ đánh mất đi lòng tự tôn của mình.
#Chọn thời điểm thích hợp
Khi cho ai đó lời khuyên, bạn nên tinh tế một chút. Tùy hoàn cảnh của người đó để có những góp ý chân thành và kịp thời. Nếu đưa ra lời khuyên trong lúc người đó đang gặp một chuyện buồn trong gia đình thì quả thật là không đúng lúc và hiệu quả chút nào.
Quan trọng hơn hết là chúng ta đừng nên quá chú tâm vào khuyết điểm của người khác. “Nhân vô thập toàn”- Không ai là hoàn hảo cả. Thay vì so đo thiệt hơn, chi bằng nhìn người khác bằng những ưu điểm của họ. Nếu bạn không thể chấp nhận những khiếm khuyết của người khác, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã không bỏ qua cho mình.
Hãy bao dung và rộng lượng hơn với người khác. Cuộc sống của bạn sẽ có thêm niềm vui hơn. Đến một lúc nào đó, bạn có một góp ý nào đó cho người khác, hãy làm với tất cả sự chân thành, tinh tế và sự bao dung.
/LỜI NÓI NHÃ NHẶN DỄ ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI/
Trong giao tiếp, lời nói nhẹ nhàng, ngữ khí khiêm nhường, xưng hô đúng mực đều là những yếu tố quan trọng trong việc chiếm trọn cảm tình của đối phương trong giao tiếp. Khi lời nói của chúng ta nhã nhặn sẽ tạo ấn tượng cho người nghe. Chính vì vậy, để có một giọng nói đẹp, chúng ta cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, bạn phải bảo vệ giọng. Tránh ăn những đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.
Thứ hai, chú ý đến cách phát âm của từ, trau chuốt và sửa đổi khi cần thiết. Luyện tập khẩu hình miệng khi phát âm. Từ ngữ rõ ràng người nghe sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thứ ba, tốc độ nói phải từ tốn và thong thả. Nếu bạn nói quá nhanh hay quá chậm, người nghe sẽ có cảm giác chán hoặc không tập trung vào câu chuyện của bạn.
Dưới góc nhìn tâm lý học, con người ai cũng muốn mình được thấu hiểu. Hiểu được điều này, khi giao tiếp với người khác chúng ta phải thật sự cẩn trọng, đặc biệt là trong cách xưng hô và xã giao với người khác. Có một vài khía cạnh bạn nên chú ý đến về vấn đề xưng hô trong giao tiếp:
1/Chú ý đến tuổi tác
Gặp người lớn tuổi phải xưng hô kính trọng, đặc biệt là khi bạn nhờ họ giúp đỡ một điều gì. Không được tùy tiện gọi họ là “ Ê, Nè.”; như vậy sẽ dễ gây mất thiện cảm của họ dành cho bạn.
2/ Cân nhắc đến bối cảnh của cuộc trò chuyện
Tùy vào bối cảnh khác nhau sẽ có những cách xưng hô khác nhau. Xưng hô với lãnh đạo phải phân biệt cách xưng hô khác nhau. Trong giao tiếp hằng ngày, bạn có thể gọi họ là “sếp, boss”. Tuy nhiên, trong những bối cảnh trang trọng hơn như trong cuộc họp với đối tác hay hội nghị lớn, bạn nên thay đổi cách gọi sang “ Giám đốc A”, hay “Trưởng phòng B”. Linh hoạt trong cách xưng hô không chỉ thể hiện sự tôn trọng dành cho lãnh đạo, mà còn bộc lộ tính nghiêm túc của bạn trong công việc.
3/ Cân nhắc đến thói quen ngôn ngữ của đối phương
Mỗi người có những ngôn ngữ vùng miền khác nhau. Vì vậy, khi giao tiếp bạn nên chú ý đến những thói quen ngôn ngữ để có thể bắt nhịp và giao tiếp hiệu quả hơn.
PHẦN 2: BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP
/NGHỆ THUẬT NHỜ VẢ/
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, việc nhờ người khác giúp đỡ là một việc không thể tránh khỏi. Vì yêu cầu giúp đỡ từ người khác là một việc không dễ dàng, với tâm lý bị xem là không hiểu biết nên mới nhờ giúp đỡ khiến đôi khi chúng ta thật sự không dũng cảm để kêu gọi sự hỗ trợ.
Tuy nhiên, nếu như nắm vững những bí quyết sau đây bạn sẽ có đủ động lực để yêu cầu giúp đỡ từ người khác.
1/ Dùng tình cảm để làm lay động đối phương
Nếu bạn có những khó khăn riêng thì nhờ vả người khác để giúp giải quyết những vấn đề của mình một cách chân thành, đối phương sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.
2/ Trải đường bắt cầu
Điều này có thể hiểu là trước khi nhờ người khác giúp bạn một điều gì đó, bạn phải làm gì cho họ trước đó. Đối với đồng nghiệp, bạn có thể hỗ trợ họ khi công việc họ đang quá tải. Chính những hành động nhỏ này sẽ khiến cho yêu cầu giúp đỡ của bạn dễ dàng hơn.
3/ Suy nghĩ nhiều hướng và linh hoạt
Khi yêu cầu ai đó giúp đỡ, bạn cũng nên cân nhắc và suy nghĩ nhiều hướng. Đừng vì người khác không giúp mình mà làm dễ làm khó với họ. Nhiều người sẽ có những khó khăn riêng. Khi bạn yêu cầu họ giúp đỡ, nếu họ sẵn sàng thì đó là việc quá tốt. Còn nếu như họ có nỗi niềm không thể giúp bạn thì bạn cũng phải chấp nhận việc đó. Linh hoạt hơn trong việc tìm nhiều sự giúp đỡ từ nhiều nguồn.
4/ Đầu tư tình cảm
Khi có ai đó đồng ý giúp bạn thì bạn cũng nên tỏ ra thành ý bày tỏ sự biết ơn của mình. Bạn có thể mời họ đi cà phê hoặc đơn giản là một món quà nho nhỏ để bày tỏ sự cảm kích của mình.
/NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP/
Đồng nghiệp là những người có ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển sự nghiệp của bạn. Nếu chúng ta không giao tiếp với họ, công việc của chúng ta chắc chắn sẽ không được suôn sẻ. Vậy bạn nên làm thế nào để thành thạo kỹ năng giao tiếp với họ đây?
1/Tuyệt đối không nói xấu hoặc tung tin đồn nhảm tại nơi công sở
Trong công việc, bạn nên ý thức bản thân nên và không nên nói gì. Việc nói xấu sau lưng người khác chỉ toàn chuốc phiền muộn cho bản thân. Khi người khác kéo vào cuộc trò chuyện liên quan đến những chủ đề này thì tuyệt đối không nên bình luận hay nhận xét bất cứ điều gì cả. Đơn giản bạn chỉ cần kết thúc cuộc trò chuyện tại thời điểm đó.
2/Giải quyết những mâu thuẫn với đồng nghiệp một cách lý trí hết sức có thể
Khi đồng nghiệp giận: Lúc này điều bạn cần làm chỉ là đợi họ bình tĩnh sau đó tìm hiểu vấn đề như thế nào, tứ đó bạn có thể cùng họ giải quyết những vấn đề còn khúc mắc.
Khi đồng nghiệp không hợp tác:
Sẽ có hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất họ không hợp tác với bạn có thể do họ đang bận công việc khác, không thể hỗ trợ cho bạn được. Hãy thông cảm và tìm kiếm những sự giúp đỡ khác. Trường hợp thứ hai, đơn giản là họ không muốn. Tình huống này, bạn không thể làm gì hơn. Bạn cần trao đổi kỹ hơn về nguyên nhân và tìm cách cùng họ trò chuyện xem vấn đề đang nằm ở đâu.
Khi đồng nghiệp lạnh lùng: Đừng phán đoán chủ quan về hành động của họ. Hãy kiên nhẫn và bày tỏ ý muốn giúp đỡ anh ta với thái độ thân thiện.
Sẽ có những tình huống trên thực tế bạn phải linh hoạt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chìa khóa then chốt là tôn trọng nhau và dành cho nhau những lời lẽ tốt đẹp nhất. Không nói xấu người khác là nguyên tắc mà người đi làm cần phải tuân thủ, nếu không, sự nghiệp của bạn sẽ gặp không ít khó khăn đấy.
/NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU/
Tình yêu nam nữ là một điều thiêng liêng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta dường như chưa cảm nhận được mức độ quan trọng của nó và chúng ta quá tùy tiện trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình để sát thương đối phương một cách không thương tiếc.
Giao tiếp ngoài xã hội quan trọng, nhưng đối với những người thân yêu xung quanh chúng ta lại càng quan trọng hơn. Sau đây là một số lỗi chúng ta cần nên tránh nhằm giúp tình yêu trở nên thăng hoa và bền vững hơn.
# Không đề cập quá nhiều về bạn trai/bạn gái cũ của đối phương
Việc đề cập lại quá khứ chỉ khiến cho tình cảm của giữa hai bên bị tổn thương và ngày càng xa cách nhau hơn. Khi đã chấp nhận chọn họ, bạn nên tập trung cho hiện tại. Đừng có động một chút là đem vết thương cũ của đối phương ra nói. Càng chứng tỏ bạn không chín chắn mà còn là một người có lòng dạ hẹp hòi.
# Không nên nói những lời không đúng thời điểm
Nội dung giao tiếp của cả hai nên phát triển dần theo mối quan hệ của cả hai, không nên xa rời thực tế.
Không nên chỉ vì mới quen nhau chỉ một hoặc hai tháng mà đã đề cập đến việc sau này sinh bao nhiêu đứa con, trai hay gái. Điều này là tối kỵ. Mối quan hệ của bạn sẽ phát triển dần dần, kèm theo những trách nhiệm và hứa hẹn riêng. Vì vậy, đừng xa rời thực tế và cũng đừng “thề non hẹn biển”. Đến một lúc nào đó, nếu lời hứa của bạn không thực hiện được, đối phương sẽ có cảm giác bị lừa và thất vọng về bạn.
# Đừng có động một chút là nói lời “chia tay”
Tình yêu chứ không phải là trò đùa. Không phải lúc nào bạn cũng có thể mang nó ra để đùa giỡn và thử lòng đối phương. Càng làm như vậy, càng chứng tỏ bạn là một đứa trẻ chưa bao giờ lớn. Hãy trưởng thành hơn và trân trọng tình yêu mà mình đang có. Khi xảy ra mâu thuẫn, hãy cùng nhau ngồi lại tìm hiểu vấn đề. Đứng biến cho mọi thứ rối tung lên.
Tình yêu là sự tôn trọng dành cho đối phương. Một khi có mâu thuẫn, cách bạn xử lý và vượt qua như thế nào mới quyết định tương lai mối quan hệ của cả hai. Hãy giao tiếp, tìm hiểu và chia sẻ cho nhau cảm nhận của mình. Đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu và thông cảm. Đừng cao giọng khi bạn giận dữ, bình tĩnh và rộng lượng hơn với những lỗi lầm của nhau.
Đôi khi, ngưỡng mộ người bạn đời của mình cũng là một điều rất quan trọng. Thỉnh thoảng, hãy dành cho nhau những cử chỉ yêu thương, những món quà nho nhỏ hay đơn giản là một cái ôm ấm áp sau một ngày dài. Như vậy, cũng đã quá đủ và hạnh phúc rồi.
Lời kết
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Nếu chúng ta nắm vững những kỹ năng cần thiết và áp dụng tâm lý học trong việc khai thác cũng như giải mã suy nghĩ của đối phương thì không chỉ được mọi người yêu mến mà sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng thăng tiến hơn đấy. Chúc bạn thành công!
Mua sách Tâm Lý Học Giao Tiếp ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tâm Lý Học Giao Tiếp” khoảng 72.000đ đến 105.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tâm Lý Học Giao Tiếp Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tâm Lý Học Giao Tiếp Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tâm Lý Học Giao Tiếp Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Khóa học Am Hiểu Rượu Vang Để Giao Tiếp Thành Công
- Xử Lý Nhanh Gọn Lẹ Các Tình Huống Giao Tiếp Chốn Văn Phòng
- English Conversation- Tự Tin Giao Tiếp Với 25 Động Từ Và 75 Cấu Trúc Cơ Bản
- 58 Cách Thức Giao Tiếp Nơi Công Sở
- 7 Cấp Độ Giao Tiếp Để Thành Công
- Thực hành tiếng Trung giao tiếp với 301 câu đàm thoại
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free