Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

Review sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

Giới thiệu sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý – Tác giả TS Jennifer Goldman Wetzler, PhD

Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

“Việc bị mắc kẹt trong xung đột có thể khiến bạn khó tập trung vào những việc đang làm, cũng như tác động đến cách bạn nhìn nhận con người và thế giới xung quanh mình. Đây là một vấn đề phổ biến – ngay cả với những nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm nhất trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và cả các cơ quan chính phủ.

Trong cuốn “Thấu hiểu hành vi, giải mã tâm lý”, Jennifer Goldman-Wetzler sẽ đưa ra những kiến giải theo tâm lý học về nguyên nhân gây ra xung đột cũng như lý do khiến chúng ta mãi bị mắc kẹt trong đó. Qua những ví dụ thực tế trong sách, bạn sẽ học được cách đối phó hiệu quả với những mâu thuẫn có thể phát sinh trong mọi mặt của cuộc sống và công việc, từ đó có thể trưởng thành và đạt được nhiều thành công hơn.”

Tóm tắt ngắn gọn thì là sách dạy cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách sử dụng phương pháp“Hiệu quả tối ưu” do tác giả đúc kết ra, gồm 8 kỹ năng:

  • Kỹ năng 1: Nhận biết thói quen và quy luật xung đột
  • Kỹ năng 2: Nâng cao sự rõ ràng và phức tạp: vạch rõ xung đột
  • Kỹ năng 3: Để cảm xúc làm việc cho bạn
  • Kỹ năng 4: Tôn trọng các giá trị lý tưởng và cả giá trị ẩn khuất – của bạn cũng như của họ
  • Kỹ năng 5: Tưởng tượng tương lai lý tưởng
  • Kỹ năng 6: Thiết kế con đường phá vỡ quy luật (pattern-breaking path – pbp)
  • Kỹ năng 7: Kiểm tra con đường của bạn
  • Kỹ năng 8: Lựa chọn hiệu quả tối ưu
Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý
Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý
  • Mã hàng 8936066690218
  • Tên Nhà Cung Cấp 1980 Books
  • Tác giả TS Jennifer Goldman Wetzler, PhD
  • Người Dịch Huy Nguyễn
  • NXB NXB Lao Động
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13 cm
  • Số trang 344
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

Đánh giá Sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý
Đánh giá Sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

1 Giao hàng chậm hơn so với dự kiến nhưng không sao, shipper dễ thương có gọi điện báo trước, sách hơi nhăn mà ít, đóng gói cẩn thận, có bọc ni lông bên ngoài.

2 Sách hơi khó hiểu nhưng mà cũng học được khá nhiều bài học bổ ích.

3 Mình nghe cuốn này rất hay và ý nghĩa, nên đang háo hức để đọc qua nó.

4 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

5 Sách đẹp. Chưa đọc nên chưa biết nội dung như thế nào. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nói chung cực kỳ hài lòng.

Review sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

Review sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý
Review sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý

Mặc dù giải quyết xung đột là một kỹ năng cần thiết không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường không được dạy về chúng khi còn là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu xung đột không được tiếp cận một cách đúng đắn rất dễ gây ra những xung đột mới và nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người. Xung đột và cách chúng ta giải quyết chúng hoá ra có liên quan rất nhiều đến tâm lý cũng như những ký ức và trải nghiệm chúng ta từng có. Để bạn có thể hiểu về xung đột và cách giải thoát bản thân, tiến sĩ Jennifer Goldman – Wetzler đã viết cuốn Thấu hiểu hành vi giải mã tâm lý – một cuốn sách với đầy đủ những giải thích về gốc rễ, những ảnh hưởng đến cách chúng ta xử lý xung đột trong cuộc sống.

1 Tổng quan

Gọn gàng… dễ đọc và giàu ý nghĩa, những hướng dẫn ngắn gọn và súc tích này là một món hời dành cho bất kỳ ai đang tìm kiếm cách thức biến các cuộc tranh luận thành đàm phán và đàm phán thành thoả thuận.

(Publishers Weekly)

Để giải thoát bản thân khỏi vòng lặp xung đột, bạn cần hiểu về 8 kỹ năng quan trọng được Jennifer chia thành 3 phần:

  • Phần 1: Thấu hiểu về vòng lặp xung đột với kỹ năng đầu tiên: Nhận biết thói quen và quy luật xung đột
  • Phần 2: Phá vỡ Quy luật xung đột bộ 3 kỹ năng liên quan lần lượt là: vạch rõ xung đột, để cảm xúc làm việc cho bạn và tôn trọng các giá trị lý tưởng và cả giá trị ẩn khuất
  • Phần 3: Giải phóng bản thân khỏi vòng lặp với 4 kỹ năng chủ chốt: tưởng tượng, thiết kế con đường phá vỡ quy luật, kiểm tra và cách lựa chọn tối ưu.

Mắc kẹt trong xung đột là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, bởi xung đột vốn là một điều không thể tránh khỏi.

Nói chung, xung đột là một phần tự nhiên, bình thường và lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, theo nhà nghiên cứu nổi tiếng về hôn nhân John Gottman, sự hiện diện của vài cuộc xung đột (trái ngược với không có hoặc quá nhiều) là dấu hiệu điển hình của một mối quan hệ hạnh phúc và bền chặt.

Xung đột cũng giúp nâng cao hiệu suất làm việc và mang lại những giải pháp sáng tạo. Ví dụ, những nhóm đa dạng, trong đó các thành viên tham gia tranh luận một cách tự nhiên do có quá nhiều quan điểm trái chiều phát sinh, được đánh giá là một nhóm sáng tạo, đổi mới và hiệu quả hơn những nhóm mà mọi thành viên đều nhìn nhận, lắng nghe và tư duy giống nhau.

Thấu hiểu hành vi giải mã tâm lý được trình bày vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Jennifer trước hết sẽ tạo cho bạn một nền tảng của sự thấu hiểu xung đột bằng cách giúp bạn nhận thức được thói quen xung đột hay cách chúng ta phản ứng và trả lời khi mâu thuẫn xảy ra. Đó có thể là một trong các thói quen sau: đổ lỗi cho người khác, giữ im lặng, tự xấu hổ và không ngừng hợp tác. Khi xác định kiểu thói quen của mình, chúng ta không chỉ nâng cao nhận thức của bản thân mà cũng có thể dự đoán đối phương đang có thói quen gây xung đột nào. Sự tương tác giữa hai loại hình thói quen sẽ tạo ra quy luật xung đột và đó chính là vòng xoáy mà ta đang bị mắc kẹt. (ví dụ Quy luật Đổ lỗi/ Đổ lỗi – tức bạn và đối phương đều có thói quen xung đột là đổ lỗi)

Thói quen xung đột được hình thành dựa trên cách thức chăm sóc và dạy dỗ mà chúng ta nhận được trong quá tiến ra thế giới. Những điều chúng ta học được từ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, giáo viên, huấn luyện viên thể thao, giáo sĩ tôn giáo cũng như những người có ảnh hưởng khác trong cuộc sống sẽ có tác động mạnh mẽ đến thói quen xung đột. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển các thói quen một cách rõ ràng và dứt khoát nếu có một nhân vật quan trọng nào đó trong cuộc sống chỉ cho chúng ta cách thức hành xử trong xung đột.

[…] Tin tốt là khi đã hiểu được rằng một thói quen có thể cản trở con đường của mình đến mức nào, bạn sẽ có thể chủ động dừng lại và thực hiện một điều gì đó khác biệt. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây về chủ đề học hỏi của cá nhân và tổ chức do các nhà nghiên cứu tại trường Kinh doanh Harvard thực hiện cho thấy hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện khi mọi người thấy rõ được hành vi của chính họ. Khi nhận ra được những đóng góp của bản thân vào một động lực phức tạp, bạn sẽ tiến một bước gần hơn tới những thay đổi tốt đẹp.

Nền tảng mà Jennifer tạo ra không phải là những đoạn lý thuyết dài dòng mà chúng được phân tích từ các ví dụ rất cụ thể, từ chính những kinh nghiệm của Jennifer qua những lần cố vấn. Đó là ví dụ về xung đột của chính tác giả với mẹ của mình, của những lãnh đạo cấp cao trong công việc và cuộc sống, các trưởng bộ phận kinh doanh với tính cạnh tranh rất cao hay những nhân viên trong cùng công ty,… Qua các ví dụ này, bạn đọc có thể dễ dàng hình dung ra mô hình xung đột đang tồn tại, từ đó liên hệ với chính bản thân.

2. Các quy luật xung đột được phá vỡ như thế nào?

Các xung đột xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và chúng thường phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Thông thường nếu như có người tức giận với bạn, rất có thể cách họ ứng xử chịu tác động của các yếu tố khác như nền tảng quá khứ, văn hoá… Một trong những lý do khiến xung đột trở nên khó giải quyết là vì chúng chưa được nhìn nhận đúng bản chất. Có những xung đột thực sự phức tạp tuy nhiên lại bị nhìn nhận đơn giản, một chiều.

Xu hướng đơn giản hoá mọi thứ xuống còn mối quan hệ giữa “chúng ta và họ” bắt nguồn từ bản năng chiến hay chạy hạn chế sự tập trung của chúng ta khi đối mặt với nguy hiểm. Khi bị một con hổ tấn công, con hổ đó sẽ là tất cả những gì bạn có thể chú ý đến. Ngay cả khi hiểu rằng tình huống đó có tính chất phức tạp hơn rất nhiều, tâm trí của bạn vẫn tìm kiếm sự rõ ràng nhanh chóng để có thể hành động ngay lập tức.

Khi lùi lại và quan sát ở góc độ rộng hơn, bạn sẽ có được những hiểu biết phức tạp và đa chiều về một tình huống mà dường như trước đó chỉ rạch ròi hai màu trắng đen. Điều này giúp bạn xác định được những đòn bẩy để thay đổi mà trước đó bạn không hề nhận ra và phát triển những phương pháp tiếp cận khác đi với xung đột khi nhìn tình huống theo cách đơn giản hơn.

Kỹ năng thứ 2 – Nâng cao nhận thức có nhiệm vụ giúp chúng ta nhìn nhận xung đột đúng với bản chất của nó. Để nói về việc nâng cao nhận thức, Jennifer đưa ra một ví dụ về một CFO đang có mâu thuẫn với người bạn của mình đồng thời cũng là đối tác làm ăn với anh ấy. Vị CFO này gần như đã phải đưa ra quyết định sa thải bạn mình vì mâu thuẫn kéo dài gây ra những trì trệ trong công việc. Jennifer đã giúp anh ấy bằng việc không giúp gì cả, cô đơn giản chỉ nói rằng hãy có cái nhìn bao quát hơn về sự việc. Quan điểm của CFO về mâu thuẫn hiện tại thay đổi từ đơn giản đến phức tạp anh bắt đầu xem vấn đề từ nhiều phía, suy nghĩ đến yếu tố ảnh hưởng đến người bạn của mình và chính những áp lực bên ngoài (từ cấp trên) làm mâu thuẫn thêm gay gắt.

Xung đột thường được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chúng ta lại thường xem xét nó bằng những quan điểm đơn giản hơn thực tế rất nhiều. Điều này có thể có lợi trong một tình huống chiến-hay-chạy, nhưng không thực sự hữu ích khi chúng ta muốn tìm hiểu về nguồn gốc thực sự của một xung đột dai dẳng.

Khi lùi lại và quan sát từ góc độ rộng hơn, bạn sẽ thấy được những sự phức tạp và đa chiều của một tình huống có thể chưa rõ ràng trước đây. Điều này cho phép bạn xác định những động lực để thay đổi mà trước đây bạn không nhận ra cũng như phát triển các bước tiếp cận xung đột khác biệt khi nhìn nhận một tình huống theo cách đơn giản hơn.

Để giúp chúng ta mở rộng quan điểm bản thân, Jennifer viết về cách sơ đồ hoá tình huống qua việc thiết lập sơ đồ với mỗi vòng tròn là một đối tượng trong xung đột. Hãy sáng tạo và không sao hết khi sơ đồ của bạn trở nên lộn xộn vì đó có thể là tính chất thực sự của sự việc. Trong tình huống ấy, cuốn sách khuyên chúng ta hãy tự đặt câu hỏi rằng đâu là điều quan trọng nhất, liên quan nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến bản thân chúng ta hay của những người trong cuộc. Và quan trọng hơn, khi hoàn thành sơ đồ, hãy bắt đầu nhìn nhận lại sự việc và so sánh với câu chuyện ban đầu, đâu sẽ là những điểm khác nhau?

Cuối cùng, việc tạo lập bản đồ có thể giúp bạn xác định vai trò của bản thân trong một tình huống. Hãy tự hỏi, “Tôi là một phần của cuộc xung đột hay tôi là người quan sát trung lập trong xung đột của người khác?” Cần lưu ý rằng trong một tình huống phức tạp, bạn hoàn toàn có thể nắm giữ (hoặc sẽ nắm giữ) vai trò trực tiếp trong cuộc xung đột cũng như vai trò trung lập giữa các bên.

Đối với kỹ năng 3 và 4, điều quan trọng nhất chúng ta cần nắm được đó là học cách học cách chấp nhận cảm xúc và điều khiển được cảm xúc, đồng thời chấp nhận cả những giá trị lý tưởng và giá trị bóng tối. Theo Jennifer, những giá trị lý tưởng là những giá trị, niềm tin chúng ta thể hiện ra ngoài, ngược lại là những giá trị bóng tối là những giá trị, niềm tin khó nắm bắt hơn dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Chúng đều có ảnh hưởng đến chúng ta và ảnh hưởng cả đến cách chúng ta ứng xử trong xung đột. Tuy vậy, học cách tôn trọng những giá trị này cũng có thể làm giảm bớt mâu thuẫn.

Giá trị lý tưởng và giá trị bóng tối giữa người này với người khác có những khác biệt rất lớn. Điều này này là do những thông điệp liên quan đến vấn đề điều gì phù hợp hay không phù hợp có sự khác biệt giữa các đình, cộng đồng và tổ chức khác nhau.

Những giá trị có thể mâu thuẫn theo nhiều cách khác nhau. Cách rõ ràng nhất là khi các giá trị lý tưởng của riêng bạn dường như xung đột với người khác. Nhưng những giá trị lý tưởng cũng có thể xung đột với nhau trong chính bản thân bạn. Ngoài ra, các giá trị bóng tối của bạn có thể xung đột với các giá trị lý tưởng, điều khiển hành vi của bạn một cách vô thức và gây ra hiểu lầm với người khác. Điều này cũng đúng khi nói về giá trị bóng tối của người khác, bởi họ cũng không thể chấp nhận những giá trị đó nên việc xử lý các vấn đề này có thể gây ra nhiều khó khăn.

3. Với những nền tảng được cung cấp, bạn chính là người giải phóng cho bản thân mình:

Trong phần 3, phần có lẽ độc giả sẽ quan tâm nhất, Jennifer sẽ đưa ra 4 kĩ năng hay 4 bước để bạn tự thiết kế con đường giải thoát bản thân. Bước đầu tiên vô cùng đơn giản: tưởng tượng ra tương lai bạn mong muốn. Hãy sử dụng cả năm giác quan để vẽ ra tương lai mà bạn mong muốn như thể bạn đang sống trong chính tương lai đó vậy. Chính những hình dung ban đầu này sẽ giúp bạn có cách giải quyết cho xung đột của mình. Không chỉ dừng lại ở việc tưởng tượng, bạn có thể sáng tạo, vẽ ra những điều mình muốn, viết về nó hoặc chia sẻ với người khác.

Trong các xung đột thường xuyên lặp lại, mọi người thường chỉ tập trung vào những gì đã xảy ra trong quá khứ và ai là người để đổi lỗi. Bạn sẽ cần phải bỏ ra nhiều nỗ lực để lên kế hoạch thực hiện những gì mình thực sự muốn.

Khi những giá trị và cảm xúc cố hữu định hướng những xung đột dai dẳng thì những giải pháp mang tính lý trí thường không thể giải quyết triệt để những vấn đề đó.

Để giải quyết vấn đề này, hãy để trí tưởng tượng của bạn cùng tham gia. Sử dụng tất cả năm giác quan và cảm xúc của bạn để tưởng tượng về tương lai bạn muốn tạo ra.

Hãy tưởng tượng không chỉ những thứ bạn muốn được thấy và nghe trong tương lai, mà cả những thứ bạn muốn nếm, chạm, ngửi được cũng như những cảm xúc bạn muốn trải nghiệm. Hãy thực hiện việc này cho đến khi như thể bạn đang trải nghiệm tương lai trước khi nó thực sự xuất hiện.

Khi có cái nhìn chi tiết vào cách bạn muốn giải quyết xung đột qua bức tranh tương lai, kỹ năng thứ 5 sẽ là thiết kế con đường phá vỡ quy luật (pattern-breaking – PBP). Để hiểu rõ về PBP, Jennifer đưa ra ví dụ về cách cựu tổng thống Barack Obama giải quyết một vấn đề mà nếu không được xử lý tinh tế có thể trở thành một vấn đề nhức nhối toàn cầu. Tiến sĩ Gates đã bị cáo buộc là gây rối nơi công cộng khi ông không thể mở cửa nhà và phải trèo qua cửa sổ. Trung sĩ Crowley đã phải đến nhà của tiến sĩ để trao đổi do nhận được phàn nàn. Sau đó tiến sĩ Gates đã bị bắt vì hành vi gây mất trật tự công cộng, ông đã tự hỏi rằng liệu cảnh sát cho rằng ông là một tên trộm chỉ vì ông là người da màu?

Tổng thống Barack Obama đã nói lên ý kiến của mình về vụ việc tuy nhiên cách nói của ông đã vô tình rơi vào quy luật Đổ lỗi/Đổ lỗi. Tuy nhiên sau đó cách giải quyết vấn đề của ông vô cùng đơn giản đó là cựu tổng thống Mỹ đã mời Crowley và Gates đến uống bia ở sân vườn Nhà Trắng. Con đường phá vỡ quy luật này vô cùng đơn giản, giúp xóa bỏ những mâu thuẫn về chủng tộc được báo chí đưa tin vì buổi “thượng đỉnh bia” đó đã gắn kết, làm khăng khít hơn tình bạn của Gates và Crowley.

Tóm lại, Con đường Phá vỡ Quy luật của ông Obama được hình thành từ một tập hợp các bước hành động đơn giản đáng ngạc nhiên hoàn toàn khác biệt so với những gì từng được thực hiện trước đó. Nó được bắt đầu từ các hành động tương đối nhỏ (phản ánh mô hình và kế hoạch xung đột hiện có, mời hai người đàn ông đi uống bia) và tiếp tục phát triển cho đến khi có thể tạo ra các tác động mạnh mẽ (mời những người đàn ông và gia đình họ đi tham quan Nhà Trắng cùng nhau, tổ chức buổi gặp mặt ngoài trời và cho phép các nhà báo đưa tin về nó).

Để xây dựng con đường này, Jennifer chỉ ra 5 bước với tiêu chí: đơn giản, hành động trước khi điều gì đó xảy ra và tạo khác biệt nhưng ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến người trong cuộc:

  • Bước 1: Bắt đầu với chính mình
  • Bước 2: Kết nối với một người
  • Bước 3: Thu hút một nhóm nhỏ
  • Bước 4: Tham gia vào một nhóm nhiều thành viên hơn
  • Bước 5 và hơn thế nữa: Mở rộng công việc

Nhưng khi đã xây dựng con đường cho riêng mình, bạn cần phải học một kỹ năng vô cùng quan trọng đó là kỹ năng số 7- kiểm tra và suy nghĩ về hậu quả hành động của mình. Khi xung đột xảy ra, chúng ta chỉ thường tập trung vào hiện tại mà quên mất các tác động đến tương lai mà hành động của chúng ta có thể có. Bởi vậy xem xét lại các bước và đặt câu hỏi để suy nghĩ về cách giải quyết đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hoá giải pháp xung đột của bạn. Và hãy nhớ rằng khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh về tương lai của mình, hãy chắc chắn rằng mong muốn của bạn phù hợp với thực tế tình hình.

Kiểm tra con đường của bạn:

  • Lập kế hoạch: Hậu quả không mong muốn được trong Con đường Phá vỡ Quy luật của bạn có thể là gì?
  • Làm sao bạn có thể ngăn chặn và chuẩn bị cho những hậu quả đó?
  • Thử nghiệm: Bạn sẽ thực hiện những thử nghiệm quy mô nhỏ nào? Ai sẽ tham gia vào phòng thí nghiệm của bạn?
  • Đánh giá lại: Hãy ghi chú lại kết quả trong các thử nghiệm nhỏ của bạn. Chúng có đi đúng định hướng mà bạn mong đợi hay không? Bài học mà bạn nhận được là gì? Kết quả của những thử nghiệm này có ảnh hưởng thế nào đến những hành động bạn thực hiện trong phạm vi lớn hơn?

Phần cuối cùng của cuốn sách đề cập đến nguyên nhân chính khiến bạn khó thực hiện con đường của mình- sự do dự. Sự do dự bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính: mơ tưởng về một tương lai bất khả thi xa rời thực tế, lựa chọn trốn tránh bất chấp phí tổn hay tính bất khả thi của nó, thiếu linh hoạt trong cách xử lý, sự chán nản. Kĩ năng 8 là kĩ năng giúp bạn loại bỏ sự do dự qua việc đánh giá tính khả thi, tính được – mất của tương lai lý tưởng mà bạn mong muốn, hoặc khi bạn chọn cách duy trì xung đột và lựa chọn trốn tránh khỏi vấn đề. Bob một trong những khách hàng của Jennifer đã lập bảng so sánh chi phí và lợi ích của từng lựa chọn. Từ đó anh ấy có cái nhìn hệ thống hơn về sự việc, anh xác định được sự do dự của mình là gì qua tìm hiểu cái được- mất của từng cách xử lý. Qua bảng này, Bob thấy được hiệu quả tối ưu (lựa chọn đem lại nhiều hiệu quả nhất) là gì và dũng cảm bắt đầu điều mình cần làm.

  • Lựa chọn hiệu quả tối ưu
  • Xác định mọi do dự bạn mắc phải. Nguyên nhân nào dẫn đến sự do dự của bạn, nếu có?
  • Tính toán các lựa chọn
  • Xác định Hiệu quả tối ưu của bạn

Lựa chọn khả thi nào (Tương lai Lý tưởng, Duy Trì Xung Đột và bất cứ Lựa chọn Trốn tránh nào khác) có lợi ích lớn nhất và chi phí thấp nhất với bạn? Đó chính là Hiệu quả tối ưu của bạn. Hãy thiết kế một Con đường Phá vỡ Quy luật để theo đuổi nó.

Hãy dũng cảm. Hành động dũng cảm mà bạn đã thực hiện để đi theo Con đường Phá vỡ Quy luật và hướng tới Hiệu quả tối ưu là gì?

Học hỏi. Nếu những điều này giúp bạn thoát khỏi vòng lặp xung đột, xin chúc mừng. Nếu không, hãy tạm dừng và thiết kế cũng như thử nghiệm một con đường khác cho đến khi bạn có thể giải phóng bản thân khỏi vòng lặp xung đột.

Nhờ các ví dụ thực tế và cách diễn đạt thân mật, đơn giản, độc giả hoàn toàn có thể hình dung ra con đường giải quyết xung đột của mình sẽ như thế nào. Nhờ cuốn sách này, mình nhận ra rằng để giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để và hiệu quả nhất chúng ta cần có từng bước gỡ rối chứ không nên nhảy thẳng vào giải quyết vấn đề. Cuốn sách này giống như một khoá học nhanh về kỹ năng giải quyết xung đột dành cho tất cả mọi người vậy!

Mua sách Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý” khoảng 109.000đ đến 130.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thấu Hiểu Hành Vi Giải Mã Tâm Lý Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời