The Four – Tứ Đại Quyền Lực

Review sách The Four - Tứ Đại Quyền Lực

Giới thiệu sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực – Tác giả Scott Galloway

The Four – Tứ Đại Quyền Lực

Được dịch sang 22 thứ tiếng, nằm trong danh sách “best seller” của cả New York Times và USATODAY, Tứ Đại Quyền Lực (The Four) khiến cả thế giới rúng động vì lượng sự thật nó hàm chứa trong nội dung. Quyển sách được khuyến cáo với người đọc là họ sẽ bàng hoàng không hề nhẹ trước những điều mình đọc…

“Đây là quái vật của dòng sách kinh tế. Cuốn sách thiết yếu và bao quát này hết sức sắc bén, thú vị và cay nghiệt. Những nhận xét thẳng và thật của Scott Galloway chẳng kiêng dè bất cứ một đại gia công nghệ nào. Thực sự là một cuốn sách đáng đọc”, Chuyên gia tâm lý Adam Alter, giảng viên ngành tâm lý học tại trường kinh doanh Stern thuộc Đại học New York nhận xét như thế khi đọc xong Tứ Đại Quyền Lực. Đây là cuốn sách đầu tay của Scott Galloway, một giáo sư tại khoa Kinh doanh Stern thuộc đại học New York, phụ trách giảng dạy về chiến lược thương hiệu và tiếp thị số cho các học viên MBA năm thứ hai.

Scott là một nhà đầu tư, đã sáng lập 9 công ty bao gồm L2, Red Envelope và Prophet. Anh cũng từng lọt vào danh sách 50 Giáo sư Kinh doanh Xuất sắc nhất thế giới của trang thông tin Poets & Quants vào năm 2012. Loạt clip hàng tuần Winners and Losers của ông trên YouTube đã thu hút được hàng chục triệu lượt xem. Vậy, tác phẩm của một giáo sư “siêu” kinh doanh này hấp dẫn người đọc ở điểm nào?

Đầu tiên, đây là tác phẩm “đụng chạm” trực diện chuyện kinh doanh của Amazon, Apple, Facebook và Google, bốn doanh nghiệp có sức ảnh hưởng áp đảo nhất hành tinh này hiện nay. Bằng sự tôn trọng tuyệt đối, giáo sư Scott Galloway ghi nhận thành công và hành trình thành công của những tên tuổi đình đám nhất trong giới công nghệ này. Những con số, những phép so sánh mà tác giả mang đến cho người đọc khả năng hình dung các “ông lớn” này đang lớn đến mức nào.

Đi sâu vào chiến lược kinh doanh của bốn cái tên hàng đầu, Scott Galloway cùng đồng thời lý giải từng quyết định, từng thương vụ lớn mà những doanh nghiệp này đã thực hiện. Ông quan niệm, hiểu được sự lựa chọn của bộ tứ quyền lực là hiểu được mô hình kinh doanh và cách họ tạo ra giá trị trong kỷ nguyên số. “Tôi viết cuốn sách này với hy vọng độc giả sẽ có được cái nhìn thấu đáo và nhận ra được thế mạnh của doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà chưa bao giờ dễ trở thành tỷ phú như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trở thành triệu phú khó đến vậy”, tác giả chia sẻ.

Tuy nhiên, điều khiến tác phẩm của Scott Galloway cực kỳ hấp dẫn là vì ông đã không kiêng dè khi chứng minh, hiểu biết của cả thế giới về bốn cái tên quyền lực kia gần như đều… sai bét. Vượt thoát khỏi làn khói thần bí vây quanh bộ tứ quyền lực ấy che mắt, ông thẳng tay lột phăng chiếc mặt nạ dát vàng của bộ tứ quyền lực để mổ xẻ chiến lược và năng lực thao túng siêu phàm của họ, từ đó giúp độc giả học hỏi và áp dụng những kỹ thuật đó vào sự nghiệp của chính mình.

Trong nửa đầu quyển sách, tác giả đưa người đọc vào quá trình xem xét từng chàng kỵ binh và phân tích những chiến lược của họ. Các doanh nghiệp khác có thể học gì từ những chiến lược này. Trong phần thứ hai là cách thức nhận diện những thế mạnh cạnh tranh của bộ tứ này, xem cách kinh doanh mới của họ đang diễn tiến như thế nào. Bên cạnh đó, tac giả cũng cho người đọc thấy được cách thức bộ tứ bảo vệ thị trường của mình ra sao.

Bằng một phong thái hết sức từ tốn, Scott Galloway đưa người đọc từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Đâu là tội lỗi của bốn chàng kỵ binh này? Họ đã lợi dụng các chính phủ và đối thủ cạnh tranh như thế nào trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ?

Không chỉ dừng lại ở bốn cái tên khổng lồ, tác giả mở rộng bức tranh, mang đến độc giả cái nhìn toàn cảnh bằng cách điểm mặt các ứng cử viên công nghệ sáng giá khác, từ Netflix đến Alibaba, một Amazon thu nhỏ của Trung Hoa, rồi Uber và những người khổng lồ một thời từng làm mưa làm gió như IBM, Microsoft… để cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu họ có thể quay lại đường đua hay không? Ai trong số họ có khả năng phát triển một nền tảng chi phối hơn so với bộ tứ hiện tại? Ai sẽ có khả năng trở thành chàng kỵ binh thứ năm? Và, bộ tứ sẽ đưa con người đi đến đâu.

Vạch trần bản chất kinh doanh của bốn doanh nghiệp đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nhưng Tứ Đại Quyền Lực của Scott Galloway không gây hoang mang cho người đọc. Cuộc trò chuyện ông với độc giả đầy giá trị khi ông cùng người đọc nhìn vào bản thân mình, xem những tính chất nghề nghiệp nào giúp chúng ta tồn tại và có thể hưởng lợi trong kỷ nguyên của bộ tứ quyền lực này. Như lời vị doanh nhân nổi tiếng Calvin McDonald, CEO của Sephora, Scott Galloway thành thật và táo bạo đến tàn nhẫn nhưng cuốn sách này sẽ buộc bạn thay đổi cách nghĩ của mình.

Sách do nhà báo Lương Trọng Vũ, Kênh truyền hình FBNC chuyển ngữ, First News thực hiện, NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành.

Báo chí nói về sách:

“Không chỉ dừng lại ở bốn cái tên khổng lồ, tác giả mở rộng bức tranh, mang đến độc giả cái nhìn toàn cảnh bằng cách điểm mặt các ứng cử viên công nghệ sáng giá khác, từ Netflix đến Alibaba, một Amazon thu nhỏ của Trung Hoa, rồi Uber và những người khổng lồ một thời từng làm mưa làm gió như IBM, Microsoft… để cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu họ có thể quay lại đường đua hay không? Ai trong số họ có khả năng phát triển một nền tảng chi phối hơn so với bộ tứ hiện tại? Ai sẽ có khả năng trở thành chàng kỵ binh thứ năm? Và, bộ tứ sẽ đưa con người đi đến đâu.” – Sài Gòn giải phóng

“Cuốn sách của tác giả Scott Galloway phân tích chiến lược kinh doanh và cách thực hiện các thương vụ lớn của nhiều đại gia công nghệ.” – Zing News

“Những con số, những phép so sánh mà tác giả mang đến cho người đọc khả năng hình dung các “ông lớn” này đang lớn đến mức nào. Đi sâu vào chiến lược kinh doanh của bốn cái tên hàng đầu, Scott Galloway cùng đồng thời lý giải từng quyết định, từng thương vụ lớn mà những doanh nghiệp này đã thực hiện. Ông quan niệm, hiểu được sự lựa chọn của bộ tứ quyền lực là hiểu được mô hình kinh doanh và cách họ tạo ra giá trị trong kỷ nguyên số.” – Vietnamnet

Về tác giả:

Scott Galloway là một nhà đầu tư nổi tiếng tại Mỹ. Ông đã sáng lập 9 công ty gồm những tên tuổi lớn như: L2, Red Envelope và Prophet. Ông cũng là giáo sư tại khoa Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, phụ trách giảng dạy về chiến lược thương hiệu và tiếp thị số. Ông từng lọt vào danh sách 50 Giáo sư Kinh doanh Xuất sắc thế giới của trang thông tin Poets & Quants năm 2012. Ngoài ra, Scott Galloway là tác giả cuốn sách “The Four” (Tứ đại quyền lực), best-seller của New York Times và được dịch sang 22 thứ tiếng.

The Four - Tứ Đại Quyền Lực
The Four – Tứ Đại Quyền Lực

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: The Four – Tứ Đại Quyền Lực
  • Mã hàng 8935086844915
  • Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS
  • Tác giả Scott Galloway
  • Người Dịch Lương Trọng Vũ
  • NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
  • Kích Thước Bao Bì 16 x 24
  • Số trang 272
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực

Đánh giá Sách The Four - Tứ Đại Quyền Lực
Đánh giá Sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực

1 Sách Phân tích kỹ và chuyên sâu về con đường Chiến Lược Của Những Siêu Tập đoàn tác giả có đưa nhiều Nhận định cá nhân về những CEO cuốn sách có nhiều phương pháp hay cho những bạn trẻ muốn khẳng định mình và có hướng trở thành doanh nhân bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về những sự thật đến mức trần tự mà tác giả nêu ra trong quyển sách này cho đến những thứ mà chúng ta ngỡ là đã viết về bộ tứ quyền lực này ít nhất là hai đại gia Facebook và Amazon không có gì là miễn phí cả cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi những hiểu biết mới mẻ và chân thật về bốn đại gia này mục đích của làm việc là cống hiến không phải vì tiền bạc một cuốn sách cực kỳ cần thiết

2 Một cuốn sách hết sức thú vị, viết về 4 đại gia lớn. Họ đều là những công ty về công nghệ nổi tiếng. Tuy nhiên, tác giả không khen không ngợi The 4 như mọi người vẫn làm, mà thay vào đó là lật tẩy và giải mã sự thật phủ phàng. Nó làm mình thay đổi hoàn toàn nhận thức và có được một cái nhìn mới mẻ hơn về các ông lớn này, điển hình như câu chuyện Amazon đã giết chết nền văn minh bán buôn truyền thống, huy động vốn giá rẻ bằng tài kể chuyện tài ba; hay câu chuyện về Google: hội tủ hai điều kiện mà chỉ có Chúa mới có được: "đức tin" và khả năng "trả lời" mọi câu hỏi được đặt ra. Nói chung đây là một cuốn sách rất hấp dẫn và đáng đọc. Nó làm mình mở mang đầu óc hơn nhiều.

3 Đọc tứ đại quyền lực ta thấy rõ hơn, từ xưa đến nay, kiến thức lúc nào cũng quan trọng, con người có kiến thức, có trí tuệ, có đạo đức trong thời đại công nghệ lại càng quan trọng hơn. Chính kiến thức sẽ đưa chúng ta lên một tầm cao mới, hãy nhìn cách mà Amazon, Facebook, Apple và Google thâu tóm thị trường thế giới, thấu hiểu tâm lý người dùng thì mới thấy được tầm quan trọng của trí tuệ, của tầm nhìn trong thế giới này. Bạn muốn hiểu mình, hiểu người không gì khác hơn là “phải học”. Bạn muốn bán được hàng, muốn kết nối với nhiều bạn bè, muốn tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, muốn phát triển… thì phải học. Vậy đấy, thành công là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tài năng và làm việc chăm chỉ vẫn là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt lên trong cuộc sống. Để phát triển, chúng ta cần lòng đam mê, sự nhiệt tình, không ngừng học hỏi và ứng dụng những điều đã học được, đã trải nghiệm vào cuộc sống của mình.

4 Sách phân tích kỹ và chuyên sâu về con đường chiến lược của những siêu tập đoàn. Tác giả có đưa nhiều nhận định cá nhân về những CEO. Cuối sách có nhiều phương pháp hay cho những bạn trẻ muốn khẳng định mình và có hướng trở thành doanh nhân. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về những sự thật đến mức trần trụi mà tác giả nêu ra trong quyển sách này, cho đến những thứ mà chúng ta ngỡ là đã biết về bộ tứ quyền lực này nhất là 2 đại gia Facebook và Amazon. Không có gì là miễn phí cả. Cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi những hiểu biết mới mẻ và chân thật về 4 đại gia này. Mục đích của làm việc là cống hiến, ko phải vì tiền bạc ! Steve Jobs Đừng hỏi tại sao apple chỉ khai tử nút home ( nửa bước nhảy vọt) thôi mà vẫn có người quyết mua cho bằng được.

5 Quyển sách này khá là hay. Đi phân tích, nhận xét 1 cách thẳng thừng, trực tiếp và khách quan về những mặt trái, mặt tiêu cực mà 4 công ty Facebook, Google, Apple, Amazone tạo ra bên lề những mặt tích cực. Nhưng theo mình, đây cũng là cái khuyết điểm của cuốn sách. Nó không chỉ ra hoặc không quá sâu những cái mà 4 công ty lớn kia đã tạo ra. Không chỉ ra được họ đã thay đổi 1 cách tích cực như thế nào mà chỉ tập trung phê phán và chỉ trích cái mặt tiêu cực. Nhưng không thể phủ nhận rằng đây là 1 quyển sách hay, nó giúp ta có 1 cái nhìn khác đi so với thực tại. Thậm chí thay đổi được 1 số thói quen không phụ thuộc quá nhiều vài 4 công ty lớn này nữa.

Review sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực

Review sách The Four - Tứ Đại Quyền Lực
Review sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực

Nhìn từ 1 khía cạnh nào đó, cư dân mạng cũng là công dân toàn cầu: hầu hết mọi thắc mắc đều đều đem hỏi Google, chuộng điện thoại Iphone, sở hữu ít nhất 1 tài khoản FB, và đã quen thuộc với việc mua sắm online.

Vốn không học / không làm việc trong các ngành kinh tế, marketing, PR, bán hàng… nhưng Biển vẫn háo hức đọc quyển Tứ Đại Quyền Lực, vì thấy cái gì có “quyền lực” là Biển thích. Đây không phải là 1 quyển sách kinh tế khô khan, nó chứa đựng những thông tin rất thú vị và phần nào hữu ích đối với các cư dân mạng. Nào giờ Biển đã sai lầm khi cho rằng các giáo sư tiến sĩ sẽ khô như ngói và nói chuyện rất cao siêu khó hiểu. Sau khi đọc vài quyển có tác giả là giáo sư (Nguyễn Phương Mai, Jonathan Auxier, Scott Galloway…) Biển trở nên thích cách viết và ngưỡng mộ đầu óc của họ. Nội dung sách phong phú, văn phong súc tích dễ hiểu dễ nhớ, sách như vậy thật sự là những tặng phẩm đáng quý đối với bạn đọc.

Theo Biển biết thì AMAZON không bán / giao hàng sang VN nên Biển sẽ không nói nhiều về “ông lớn” này. Tác giả Scott Galloway cho biết Amazon có những cách huy động vốn khác biệt, tầm nhìn xa, chấp nhận rủi ro, xây những kho hàng khổng lồ ven đô thị, dùng robot để lấy hàng từ kho và đang áp dụng giao hàng bằng drone – máy bay không người lái. Biển ấn tượng với hình ảnh mà tác giả dùng: Amazon giống như đang lặn biển (thị trường) bằng bình khí khổng lồ, còn các website bán hàng khác thì lặn biển bằng mũi, kết quả là Amazon sẽ sở hữu cả đại dương.

GOOGLE được so sánh như thần thánh. Ngày xưa mỗi khi cần biết / cầu xin điều gì thì người ta hỏi han xung quanh, hoặc ngẩng đầu lên cầu Trời, nhưng nay, bất kỳ cư dân mạng nào sở hữu máy tính / điện thoại có kết nối Internet đều cúi đầu xuống màn hình để hỏi Google khi có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào. Google được hỏi cả những câu hết sức riêng tư mà thậm chí người ta còn không nói với bác sĩ riêng. 1 thống kê cho biết cứ 6 câu hỏi trên Google thì có 1 câu hoàn toàn mới. Với giao diện đơn giản, bộ máy tìm kiếm nhanh và mạnh khủng khiếp, Google đã trở thành 1 “tôn giáo” có số lượng tín đồ trên toàn cầu nhiều đến mức đáng kinh ngạc. Bản thân Biển cũng là 1 thần dân trong vương quốc Google, Biển ưa thích và ngưỡng mộ nó, thậm chí còn lệ thuộc vào nó.

APPLE (táo cắn dở, táo bị sâu) là 1 thương hiệu điện thoại thông minh hạng sang, được xếp ngang hàng với các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel hoặc Adidas. Trong Tứ Đại Quyền Lực, có thể nói Apple là mạnh nhất. Tài năng, tầm nhìn chiến lược, bản tính chấp nhận mạo hiểm của Steve Jobs đã đem đến thành công vượt trội cho Apple. Bằng cách thay đổi và làm mới hệ thống cửa hàng bán lẻ, khiến chúng sang trọng và có thể “nhìn xuyên thấu”, Steve Jobs đã đẩy mạnh doanh số bán ra của sản phẩm Apple. Iphone và máy tính có logo Táo Cắn không chỉ là những món đồ chơi công nghệ, chúng còn là biểu tượng của sự sành điệu, thành đạt, quyến rũ về giới tính. Chưa cần nhìn thấy mặt, chỉ cần nhìn hình chụp 1 chàng trai có đôi chân đang mang giày Nike, tay đeo đồng hồ Daniel Wellington đang cầm Iphone, thì các cô gái sẽ cảm thấy bị thu hút 1 cách khó hiểu, vừa muốn làm quen với chàng trai đó vừa muốn sở hữu chiếc điện thoại giống vậy. Apple đã thành công vĩ đại khi “đánh” vào sâu trong bản năng của người tiêu dùng.

FACEBOOK là 1 vương quốc có gần 2 tỷ thần dân, nhiều hơn số người Hoa trên khắp thế giới. Trung bình mỗi ngày mỗi người dành tối thiểu 35 phút để lướt FB, nếu tính luôn thời gian dành cho Instagram và Whatsapp là 25 phút thì coi như cư dân mạng tốn sơ sơ 1 tiếng cho Internet nói chung và cho FB nói riêng. FB cung cấp cho người dùng “sự nhận biết” và “sự thèm muốn”: mỗi tấm hình người khác mặc đồ hiệu, đi du lịch, chụp chung với người yêu… đăng lên đều khiến chúng ta muốn được như họ. FB cung cấp “sự thèm muốn”, Google giúp ta biết “làm sao để đạt được” và Amazon cung cấp nhanh nhất những gì ta muốn.

Theo tác giả Scott Galloway thì Tứ Đại Quyền Lực tuy giải quyết rất nhiều vấn đề việc làm (nhân viên của họ rất đông) nhưng đồng thời cũng dựa vào hệ thống máy tính tối tân để làm việc “không tốt” (như lợi dụng nguồn thông tin của tờ báo The New York Times hoặc thu thập thông tin cá nhân của khách hàng để quảng cáo…). Lượng tài sản khổng lồ của 4 công ty đó nằm trong tay số lượng ít ỏi các nhân viên của họ (ít ỏi nếu so với số người đi làm kiếm sống trên cả nước Mỹ). Cùng với sự đầu tư và chế tạo rầm rộ AI (trí thông minh nhân tạo, nói dễ hiểu là chế tạo robot rồi dùng nó làm việc) thì số lượng nhân công con người sẽ ngày càng giảm đi, tình trạng thất nghiệp tăng. Hơn nữa, tất cả những người chế tạo AI đều chưa tìm được cách cài yếu tố “thân thiện” vào AI, tức là khi AI càng phát triển đến mức thông minh gấp 1000 lần não người và bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ, vẫn không chắc rằng AI sẽ đối xử tử tế với con người. Đề tài này Biển sẽ nói thêm khi review cuốn “Phát minh cuối cùng”.

Mục đích của tác giả Scott Galloway khi viết Tứ Đại Quyền Lực là muốn phân tích cách mà các “ông lớn” này đã từng bước đi đến thành công tột đỉnh, đã thu phục thân tâm của người sử dụng như thế nào, ưu khuyết điểm của họ, và hướng dẫn cho cư dân mạng cách sống chung + sử dụng dịch vụ của họ sao cho có lợi nhất cho mình. Tuy vẫn có vài chương mà Biển không “thấm” nổi nhưng cá nhân Biển cho rằng đây là 1 quyển sách hay, hữu ích. Sách khổ lớn, dày 268 trang nhưng vì giấy xốp nên chỉ nặng 350gr, thích hợp để bỏ vào túi xách cầm theo đọc. Điều chưa hài lòng duy nhất là chữ hơi nhỏ và in mờ, đọc mệt mắt.Các bạn học / làm việc trong những chuyên ngành liên quan có thể tìm đọc nhé.

Mua sách The Four – Tứ Đại Quyền Lực ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “The Four – Tứ Đại Quyền Lực” khoảng 140.000đ đến 148.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “The Four – Tứ Đại Quyền Lực Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “The Four – Tứ Đại Quyền Lực Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “The Four – Tứ Đại Quyền Lực Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời