Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

Review sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

Giới thiệu sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ – Tác giả Scott Allan

Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

Bạn có từng ở trong một hoàn cảnh xã hội mà bạn cảm thấy bị đe dọa và quá sợ hãi để cất tiếng nói của mình? Bạn có tin rằng mình không có gì để đóng góp cho cuộc trò chuyện nên hầu như trong mọi lúc bạn đều giữ im lặng? Bạn có cảm thấy bị khước từ khi ở cạnh người khác và cảm thấy rằng không ai nhìn thấy “con người thật” của bạn? Bạn có sợ phát biểu ý tưởng của mình một cách công khai vì bạn có thể nhận được một lời nhục mạ?

Nếu bạn thấy điều này nghe quen thuộc, thì bạn không đơn độc đâu. Sợ hãi sự khước từ là tình trạng tiến thoái lưỡng nan ảnh hưởng đến mọi người ở những mức độ khác nhau: Khi ở nhà, tại nơi làm việc và trong xã hội, chúng ta liên tục chiến đấu với những lời chỉ trích, phán xét, ý kiến và mong muốn được chấp nhận của bản thân.

Cuốn “Thiết lập lại sự khước từ” dành cho bất cứ ai muốn tìm cách vượt qua những rào cản và thách thức khi đương đầu với sự khước từ xã hội. Những sự “đau đớn” khi bị khước từ có thể xảy ra trong tâm trí bạn [tự chối bỏ bản thân] và ở ngoài đời thực.

Đây là một chương trình với đầy đủ các bước dễ thực hiện mà bạn có thể bắt đầu hành động ngay lập tức và nhận được những kết quả thực sự. Bạn sẽ học cách xác định các yếu tố kích động và những hành vi kéo dài chu kỳ thất bại, tìm hiểu lý do tại sao bạn cảm thấy thấp kém hơn mọi người khác và phát triển sự tự tin để hành động nhằm bắt đầu một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Bạn sẽ học cách:

  • Hành động tức thì chống lại nỗi sợ bị khước từ để bạn có thể lại thấy tuyệt vời về bản thân.
  • Chinh phục những điểm yếu của bạn về sự ghen tị, tự ti, thiếu sót và dễ tổn thương.
  • Ngừng cố gắng theo kịp những người khác và hãy là chính mình.
  • Phá vỡ những suy nghĩ của kẻ khước từ và thay thế nó với những thói quen lành mạnh, tích cực, tập trung vào việc tạo ra cuộc sống mà bạn luôn mong muốn.
  • Vứt bỏ những niềm tin tiêu cực sai lầm đã giết chết động lực và năng suất của bạn.
  • Thực hiện các chiến lược mạnh mẽ nhằm thay thế các chiến thuật cũ kỹ chỉ làm hại bạn.
  • Xây dựng những mối quan hệ xã hội lành mạnh với mọi người và tự tin với bản thân, học hỏi quá trình sáu bước để tạo ra sự thay đổi lâu dài và phá vỡ chu kỳ tiêu cực.

Thực hiện mười hai thói quen hàng ngày và xây dựng các thói quen mới để giữ cho bạn khỏi rơi vào vết xe đổ.

Sau đó, chúng ta sẽ xem xét những chiến lược ứng phó mà con người sử dụng để tồn tại trong cuộc sống khi họ bế tắc. Tôi có thể chỉ cho bạn cách tạo ra phương pháp mới để bạn không còn phải chạy trốn mà sẽ có được một lập trường giúp cho con người thật của bạn mạnh mẽ hơn. Bạn không cần phải chỉ tồn tại nữa; bạn có thể học cách sống và là chính mình.

Thiết Lập Lại Sự Khước Từ
Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thiết Lập Lại Sự Khước Từ
  • Mã hàng 8935077037425
  • Tên Nhà Cung Cấp Panda Books
  • Tác giả Scott Allan
  • Người Dịch Thùy Trang
  • NXB NXB Dân Trí
  • Trọng lượng (gr) 320
  • Kích Thước Bao Bì 13.5 x 20.5
  • Số trang 304
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

Đánh giá Sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ
Đánh giá Sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Đây là chủ đề không mới đã được rất nhiều sách về văn học, ngôn tình khai thác nhưng đây là một trong những cuốn sách self-help hiếm hoi bàn về chủ đề này. Cuốn sách là những chia sẻ thông qua những nghiên cứu của Scott Allan và trong quá trình giúp đỡ những “bệnh nhân” của mình và chính từ trải nghiệm của bản thân ông. Đầu tiên, tác giả cho bạn tìm hiểu sâu về cội nguồn vì sao chúng ta lại có những cảm giác tiêu cực khi bị khước từ, từ đó giúp bạn có dũng khí khi đối mặt với nó. Sau đó, tác giả sẽ cung cấp một liệu trình chi tiết đã được ông nghiên cứu và áp dụng cho nhiều người để giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại một cách tích cực hơn. Cảm nhận cá nhân sau khi đọc. Điểm cộng: sách được chia thành nhiều chương mục một cách logic từ đặt vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề. Đầu mỗi chương, tác giả kèm một câu trích dẫn khá hay giúp bạn đọc có cảm hứng trong quá trình đọc sách. Điểm trừ: cách tiếp cận của tác giả khi giải quyết vấn đề theo mình là hơi máy móc khi nghĩ chỉ cần làm theo các bước từ A đến Z thì bạn sẽ có chuyển biến tốt.

3 Sách oke, dịch vụ tốt.

Review sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

Review sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ
Review sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ

“Thiết Lập Lại Sự Khước Từ”: Gạt Bỏ Nỗi Lo Bị Cự Tuyệt

Sự khước từ gây ra những tác động không nhỏ tới cuộc sống của chúng ta. Nó cũng như bất kỳ căn bệnh nào khác, nghĩa là nếu không được điều trị, nó sẽ phát triển tồi tệ hơn. Sự khước từ có thể khiến bạn phải trải nghiệm nỗi đau mãnh liệt cả về thể chất lẫn tinh thần, và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến những niềm tin làm giảm sự tự tin của bạn và những ý nghĩ tiêu cực mà có thể tạo ra sự nghi ngờ bản thân nặng nề. Điều này rất nguy hiểm đối với hành trình phát triển bản thân của bạn, và đó là khi cuốn sách Thiết lập lại sự khước từ (Rejection Reset: Restore Social Confidence, Reshape Your Inferior Mindset, and Thrive in A Shame – Free Lifestyle) của Scott Allan sẽ trở thành một “phao cứu sinh” hữu hiệu cho tình trạng tồi tệ mà bạn đang phải trải qua.

Hãy thử tưởng tượng ra một vài viễn cảnh sau đây:

  • Tất cả các thành viên trong lớp của bạn được mời tham dự bữa tiệc sinh nhật của nhỏ lớp trưởng, duy chỉ có mình bạn là không được mời
  • Cô gái mà bạn vẫn “thầm thương trộm nhớ” từ chối thẳng thừng tình cảm mà bạn dành cho cô ấy
  • Trong cuộc họp hàng tuần tại công ty, bạn nêu lên ý kiến của mình nhưng chẳng một đồng nghiệp nào thèm quan tâm

Nếu chẳng may rơi vào một trong ba tình huống trên, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Nếu bạn nói rằng bạn không sao, bạn cảm thấy mình vẫn ổn, thì bạn đang nói dối!

Sự khước từ – Thảm họa đối với cảm xúc của bạn

Tất cả những sự việc trong ba ví dụ trên đều nghiêm trọng hơn bạn tưởng nhiều. Thậm chí, chúng có thể gây ra sự trầm cảm, đau buồn và gợi ra tâm lý sợ hãi. Chúng chính là sự khước từ. Khi chúng ta bị khước từ, chúng ta bắt đầu với một dòng độc thoại tiêu cực, phát triển thành một hình thức tự chối bỏ bản thân và trong một số trường hợp là chúng ta tự ghét mình. Độc thoại tiêu cực có thể xuất phát từ bất kỳ tình huống nào, trong đó chúng ta trải nghiệm sự khước từ, từ một bữa tiệc sinh nhật của lớp trưởng, một mối tình đơn phương hay sự phớt lờ của đồng nghiệp. Cảm xúc của bạn sẽ biến thành một chiếc ra-đa siêu nhạy, và bạn sẽ bắt đầu thấy sự khước từ có mặt ở khắp mọi nơi.

Khước từ xã hội là một trong những hành vi gây nên sự tự tổn hại đến bản thân lớn nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả ở nhà và ở nơi làm việc. Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết mọi người không biết rằng họ đang đưa ra những lựa chọn quan trọng và đang hành động gây hại cho đời sống xã hội của bản thân. Khi sống một cuộc sống tuyệt vọng, trầm lặng, cái vòng lặp lại về tự làm hại bản thân tạo ra bởi sự khước từ trở nên dường như không thể phá vỡ.

Theo bạn, tại sao ngày nay lại có rất nhiều người muốn tìm đến các chất kích thích như vậy, đặc biệt là giới trẻ, dù cho họ vẫn biết rõ những tác hại mà chúng sẽ gây ra đối với bản thân mình?

Nhiều người cảm thấy nản lòng và muốn khắc phục thật nhanh chóng để chấm dứt nỗi đau của mình, do đó họ chuyển sang nghiện ngập và những thói quen xấu để làm tê liệt các cảm xúc tiêu cực đang nắm giữ cuộc sống của họ. Họ muốn thoát khỏi cảm giác kém cỏi. Họ muốn tránh để những suy nghĩ và cảm xúc đó trở thành niềm tin rằng mình là một kẻ thiếu sót. Họ muốn được kiểm soát cuộc sống của họ nhưng lại không biết làm thế nào để đến được giai đoạn đó.

Hậu quả là lượng tiêu thụ các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cần sa hay “hàng trắng” tăng lên một cách chóng mặt trong xã hội ngày nay. Nhưng họ nào biết rằng các “chiến thuật trốn thoát cảm xúc” đó chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn mà thôi. Về lâu dài, nó sẽ khiến họ thất bại, ít nhất là thất bại trong việc tự bảo vệ lấy sức khỏe của chính bản thân mình, chứ đừng nói là đến việc có được những trạng thái cảm xúc tích cực.

Trong khi sự khước từ của xã hội vẫn diễn ra hàng ngày, có một nhóm đối tượng được hưởng lợi cực kỳ lớn từ đó. Nhóm đối tượng này có khả năng “hớt váng thị trường” cực kỳ tốt. Đó chính là các tay buôn bán chất kích thích – một bài toán đau đầu với mọi Chính phủ.

Còn thị trường nào “béo bở” hơn xã hội ngày nay đối với các tay buôn chất kích thích cơ chứ?

Hãy chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng đương đầu với sự khước từ

Bạn sẽ phản ứng với các tình huống mang tính thách thức như thế nào? Cố tránh chúng, chạy trốn hay đương đầu? Hãy để ý các phản ứng của mình. Đó chính là cơ sở để phát triển những cách xử lý tốt hơn khi bạn gặp phải những tình huống khó khăn. Sự chú ý đến phản ứng của chúng ta có nghĩa là khi bạn gặp một người hay chỉ trích, hãy nhớ rằng đó có thể là một bài học để giúp chúng ta. Nếu không, bạn có thể quyết định tiếp thu những gì họ nói hoặc vứt nó qua một bên. Đừng nhầm lẫn giữa những chỉ trích tốt với những lời phàn nàn. Những người phàn nàn không có gì giá trị để đóng góp. Mục tiêu của họ là hạ bệ người khác để họ có thể cảm thấy lập luận của họ là hợp lý. Bạn có thể vứt nó sang một bên. Nếu có ai đó phàn nàn về bạn khi bạn không có ở đó hoặc bạn nghe được phong thanh, hãy đối chất với người đó. Họ có thể phủ nhận, nhưng ít nhất bạn sẽ biết được rằng những điều họ đã nói là không hề chính xác.

Phải mất sự kiên nhẫn lớn lao để đối xử tốt với chính mình. Nếu bạn nhạy cảm với sự khước từ, nó sẽ làm bạn tổn thương. Hãy cân nhắc rằng nỗi đau về mặt cảm xúc không nhất thiết phải đến từ người khác mà có thể đến từ bên trong mình. Chúng ta đã hành hạ bản thân khi ta không làm đúng hoặc khi chúng ta nghĩ rằng mình đã không làm hài lòng một người khác. Để vượt qua sự nhạy cảm quá mức của mình đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn với hành động của bản thân. Không có giải pháp nào là nhanh chóng cả. Bằng cách hành động chỉ một chút mỗi ngày, bạn sẽ tích tụ được một nguồn lực mạnh mẽ của sự tự tin, lòng tự trọng và kỷ luật. Hãy mở rộng tầm nhìn của mình bằng việc tưởng tượng bản thân muốn ở đâu sau một vài năm nữa. Hãy lấy hình ảnh đó làm mục tiêu phấn đấu.

Để có thể chiến thắng cảm xúc tiêu cực mà sự khước từ mang lại, hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn học được cách kiểm soát phản ứng của mình với nỗi sợ, sự khước từ và sự chỉ trích? Bạn có thể hình dung được sự chuyển đổi hướng suy nghĩ của mình? Sự gia tăng số liên hệ và mối quan hệ bạn có thể xây dựng? Bạn sẽ ít căng thẳng đến mức nào và khả năng để tiêu cực tự thoát ra khỏi mình, vì bạn biết mình là người tạo ra tiếng nói bên trong bản thân? Bạn có thể thay đổi mọi thứ và bất cứ điều gì theo ý thích.

Lựa chọn mặt tốt của sự khước từ

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đứng trước các sự lựa chọn.

Bạn không thể tức giận và cười cùng một lúc. Sự giận dữ và tiếng cười loại trừ lẫn nhau và bạn có quyền chọn một trong hai.

Bạn phải lựa chọn cách mà mình sẽ đón nhận sự khước từ như thế nào. Hãy lựa chọn những điểm tốt trong sự khước từ. Có một mặt tốt của sự khước từ mà chúng ta thường không nhìn thấy. Thay vì coi sự khước từ như một nhân vật phản diện mà chúng ta nên tránh, hãy nghĩ về nó như một người bạn đồng hành cần thiết luôn ở đó để giúp bạn tiến về phía trước, ngay cả khi điều này có nghĩa là tiến bộ là việc đau đớn.

Hãy nhận thức cách mà bạn phản ứng với tâm trạng của người khác. Khi họ tức giận hoặc chi phối hay đang đòi hỏi quá mức, nỗi sợ của bạn liệu có ở trong tình trạng báo động hay không? Bạn có sẵn sàng đồng ý với bất cứ điều gì họ nói chỉ để hòa thuận với họ hay không?

Nếu bạn quá nhạy cảm với môi trường, khi nó trở nên thù địch, bạn có thể sẽ cố gắng để “hòa thuận” với người khác để tránh bị nhắm vào. Nhưng nếu đúng như vậy, bạn sẽ luôn luôn phải lấy lòng người khác.

Bạn phải lựa chọn. Bạn phải quyết định những lựa chọn trong cuộc sống của mình căn cứ vào giá trị của chính bản thân bạn chứ không phải là căn cứ bằng sự sợ hãi hay nhún nhường lấy lòng. Nhún nhường không phải là xấu vì đôi khi nhún nhường chính là cách để bạn khai thác mặt tốt của sự khước từ. Nhưng khi nào thì cần nhún nhường và nhún nhường ai thì bạn cần phải cân nhắc, bởi hành động này có thể hạ thấp giá trị của bản thân bạn.

Thay đổi những niềm tin tiêu cực

Cốt lõi của suy nghĩ thấp kém bắt nguồn từ những niềm tin tiêu cực. Nó làm tổn thương lòng tự trọng của một người, từ đó làm giảm giá trị của họ. Khi bạn vứt bỏ niềm tin khiến bạn mắc kẹt, nó nhường lại không gian cho những niềm tin lành mạnh hơn. Chừng nào niềm tin khiến bạn bị hạn chế còn thuyết phục bạn rằng có điều gì đó sai trái với bản thân thì chu kỳ tiêu cực vẫn sẽ còn tiếp tục lặp lại. Chính chu kỳ này đã tạo ra cảm xúc tiêu cực cho bạn. Nó lặp đi lặp lại những hành vi giống nhau và tập trung vào những suy nghĩ tổn hại ngày này qua ngày khác. Vì thế, khi bạn tập trung vào việc thay thế niềm tin sai lầm của mình, bạn có thể bắt đầu tránh xa khỏi tính cách tự ti và di chuyển hướng tới xây dựng một cái nhìn tích cực hơn.

Thông qua Thiết lập lại sự khước từ, Scott Allan chỉ cho chúng ta “Quy trình sáu bước để thay đổi niềm tin”.

Đầu tiên, bạn cần xác định niềm tin mà bạn muốn thay đổi. Bạn chỉ có thể thay đổi điều gì đó nếu bạn biết những gì bạn cần thay đổi và tại sao bạn lại muốn thay đổi nó.

Tiếp theo, hãy tước bỏ sức mạnh của niềm tin cũ bằng cách thêm vào nó những sự nghi ngờ và không chắc chắn. Bạn sẽ đặt câu hỏi về niềm tin của bạn, tấn công tính dễ tổn thương của chúng, xé bức tường ngụy trang xuống và làm suy yếu kết cấu của chúng. Nếu niềm tin được xây dựng dựa trên sự dối trá và sai lầm, nó sẽ không thể chống chọi lại cuộc tấn công tỉ mỉ của bạn.

Bước tiếp theo chính là “Tái cấu trúc niềm tin mới khi vứt bỏ niềm tin cũ”. Bí quyết chính là hãy thuyết phục bản thân nó là thật. Bạn phải tin vào nó. Khi bạn quyết định thay thế những niềm tin cũ, bạn đang thực hiện một cam kết vững chắc: “Từ bây giờ tôi sẽ tin điều này về bản thân mình và từ chối tất cả những suy nghĩ tiêu cực đang cố gắng tiến vào tâm trí mình”. Nếu bạn làm điều này tốt, chắc chắn bạn sẽ suy nghĩ và cư xử khác biệt so với trước.

Sau khi tái cấu trúc niềm tin, bạn cần hình dung con người mà bạn sẽ trở thành sau khi đã tạo ra niềm tin mới. Hãy hình dung bản thân bạn cư xử khác biệt hơn và tích cực hơn so với trước.

Trong bước thứ năm, bạn cần củng cố niềm tin mới và thực hiện nhiều hành động lặp lại hơn để biến nó thành sự thật. Bạn đã biết rõ những thay đổi mình muốn, bây giờ hãy bắt đầu bằng cách hỗ trợ niềm tin mới của bạn. Hãy tái cấu trúc lại niềm tin cũ bằng niềm tin mới ngay lập tức.

Cuối cùng, hãy sẵn sàng cho hành động tiếp theo. Trong giai đoạn cuối cùng này, bạn sẽ tiếp tục củng cố niềm tin của mình thông qua các bằng chứng thuyết phục. Bạn cũng sẽ thay đổi hành động và hành vi của mình để phù hợp với niềm tin mới khi nó bắt đầu bén rễ sâu vào trong tiềm thức của bạn.

Phản ứng kích hoạt

Phản ứng kích hoạt xảy ra khi một tình huống xã hội kích hoạt lại cảm giác hổ thẹn khi ai đó chỉ ra một trong những sai sót của bạn. Đó là khi áp lực trong một môi trường xã hội có thể kích hoạt nỗi sợ hãi bị khước từ của bạn và khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc đột nhiên mất tất cả sự tự tin.

Các cơ chế kích hoạt cảm xúc là những điểm nguy hiểm vì chúng cướp đi tất cả công sức vất vả của bạn. Bởi vậy, bạn không nên để chúng chi phối cảm xúc của mình. Một người nào đó có thể kích hoạt điểm gây tổn thương về sự thấp kém và sự dễ tổn thương của bạn, nhưng bạn có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình tại bất cứ thời điểm nào. Bạn là người quyết định cách mình sẽ trả lời, phản ứng và những hành động bạn sẽ thực hiện. Khi bạn nhận trách nhiệm về những phản ứng của bản thân, bạn có thể lật ngược tình thế bằng cách chọn phản ứng một cách thích hợp.

Hãy nhớ điều này: Vấn đề không phải là những gì người khác làm hoặc nói mà là cách chúng ta phản ứng với tình hình.

Thông qua Thiết lập lại sự khước từ, Scott Allan sẽ chỉ cho chúng ta cách quản lý những phản ứng kích hoạt nhằm tránh những tác động tiêu cực mà chúng có thể gây ra với thành công của bạn. Quy trình này chỉ gồm hai bước nhưng nó đòi hỏi bạn phải rèn luyện thường xuyên để có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Đầu tiên, bạn cần kiểm soát phản ứng kích hoạt của bạn. Bạn cần nắm bắt cơ cấu kích hoạt của bạn trước khi chúng diễn ra. Một khi đã xác định được những cơ cấu kích hoạt của mình, bạn sẽ biết cách kiểm soát sơ bộ chúng.

Bước tiếp theo và cũng là bước cuối cùng, bạn cần làm một điều gì đó thật tuyệt vời cho bản thân mình. Ví dụ, hãy đến phòng gym và có một buổi tập thật tuyệt vời hay mua bộ quần áo mà bạn vẫn thích lâu nay. Bản chất của bước này chính là kỹ thuật thay thế, và kỹ thuật này tốt hơn nhiều so với các chiến thuật mặc định thông thường như chỉ trích và trả đũa.

Sự tổn thương cảm xúc và năm lĩnh vực cốt lõi cho sự trốn thoát cảm xúc

Tất cả chúng ta đều có ít nhất một điểm gây tổn thương chính mà ta phải đối phó suốt cuộc đời mình. Điểm gây tổn thương của bạn là một trạng thái cảm xúc bị kích hoạt bởi một sự kiện hoặc tập hợp các hoàn cảnh. Phụ thuộc vào bản chất của trải nghiệm hoặc điều kiện của nó, điểm gây tổn thương sẽ kết nối đến một chiến lược trốn thoát được ưu tiên để làm tê liệt hoặc đối phó với cảm xúc mà bạn muốn chôn giấu. Đối phó với những cảm xúc khó khăn này sẽ tước đi sức mạnh của chúng ta nếu những kỹ năng để đối phó với chúng của ta còn hạn chế.

Cảm xúc con người thường bị tổn thương dễ dàng bởi những điểm gây tổn thương sau: Sự ghen tị; Sự khiếm khuyết; Sự thấp kém; Sự cô lập; Tội lỗi; Sự dễ tổn thương; Sự xấu hổ; Sự loại trừ; Sự bỏ rơi; Sự lo lắng triền miên; Sự hổ thẹn; Sự bất lực. Việc gắn liền bản thân với điểm gây tổn thương mạnh nhất là điều tự nhiên, và khi chúng ta gắn liền bản thân với nó về mặt cảm xúc, ta hình thành những chiến thuật phòng thủ để đối phó với nó. Tất cả chúng ta đều có một chiến thuật mà ta thực hiện một cách vô thức. Nó cho chúng ta cảm giác như đó là một phần của ta, vì vậy bản thân ta có thể viện cớ bằng cách nói rằng: “Đó là bản chất của tôi”. Nhưng đó không phải là bản chất của chúng ta. Đó là việc ta làm khi phòng thủ để bảo vệ cái tôi đầy sợ hãi của mình. Đây là một hành vi học được, và chúng có thể được thay đổi nếu ta đưa bản thân vào khuôn phép để nhận diện những khuôn mẫu thất bại khi chúng xảy ra.

Theo thời gian, bạn có thể chữa lành vết thương cảm xúc và học cách lại trở nên trọn vẹn. Bạn chỉ cần một số nỗ lực sâu sắc để tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Vẫn còn xa mới đạt đến sự hoàn hảo mà chúng ta phấn đấu đạt được, tuy nhiên chúng ta có thể giành những chiến thắng nhỏ bằng cách vượt qua những trở ngại cá nhân đang kìm giữ chúng ta. Đừng kỳ vọng kết quả sẽ đến ngay lập tức, thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng nhận thức của bạn mỗi ngày. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng cảm giác thiếu sót và thấp kém của mình sẽ giảm đi đáng kể.

Bằng cách tránh bị khước từ, chúng ta lại tiếp tục lo sợ mình sẽ bị khước từ nhiều hơn trong tương lai. Bằng cách trốn thoát khỏi một tình huống xã hội vì ta cảm thấy thấp kém, chúng ta chỉ tiếp tục thấp kém. Không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn học cách để thiết lập lại những thói quen và cơ chế đối phó của bạn, bạn sẽ học được cách phản ứng và hành động một cách lành mạnh. Có năm lĩnh vực cốt lõi mà bạn có thể sử dụng việc trốn thoát như một phương tiện để đối phó:

  • Nghiện ngập
  • Gây ấn tượng với mọi người và thể hiện (bác bỏ sự vô giá trị của bạn)
  • Vào thế phòng thủ (phản công)
  • Trốn thoát trách nhiệm
  • Tự phá hủy bản thân

Bạn nên làm gì để có được một cuộc sống không có sự khước từ?

Đã đến lúc bạn cần tập trung loại bỏ tâm lý “nạn nhân bị khước từ” và xây dựng một cái tôi mới, một “bạn” tự do, tự tin và tràn đầy năng lượng. Đã đến lúc thiết lập lại cách bạn đã suy nghĩ và cảm nhận. Cách để đạt được điều này là thông qua các hành động cụ thể và có chủ ý.

Scott Allan xây dựng nên 8 bài tập, tương ứng là 8 chiến lược giải thoát, thông qua Thiết lập lại sự khước từ nhằm giúp độc giả tìm được cho mình cách tổ chức lại cuộc sống sao cho hiệu quả nhất khi vấp phải sự khước từ. Mỗi bài tập mà Allan gửi gắm đủ đơn giản để độc giả có thể áp dụng vào sinh hoạt hàng ngày của họ.

Chiến lược đầu tiên là “Áp dụng kỹ thuật thay thế để tạo ra sự thay đổi lâu dài”. Ý tưởng của chiến lược này là củng cố suy nghĩ của bạn bằng những điều tích cực. Trong trường hợp cảm thấy bị khước từ, đối mặt với một tình huống khi ai đó nói “Không”, thay vì tự nói với mình rằng “Tôi lại bị từ chối nữa sao?”, hãy lật ngược tình thế.

Chiến lược thứ hai là “Xác định những đặc điểm tích cực của bạn”. Bạn càng khám phá ra nhiều điều tốt về bản thân mình thì bạn sẽ càng khó tìm được bất kỳ lý do nào để cảm thấy thiếu sót hoặc bị khước từ.

Bạn có thể áp dụng bài tập thứ ba bằng cách trao đi nhiều tình yêu thương nhất có thể, và hãy bắt đầu làm như vậy ngay bây giờ. Hãy dần dần thả lỏng bản thân bằng cách cho đi và khám phá từng phần nhỏ của bản thân từng chút một. Cái tôi khước từ xã hội của bạn sẽ không có cơ hội chống lại điều này. Bằng cách tiếp cận người khác, bạn sẽ thu hút được nhiều mối quan hệ xã hội hơn nữa.

Hãy biết cách chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi. Khi chúng ta có thể vượt qua nó, với lòng can đảm để chấp nhận những điều mà chúng ta không thể thay đổi, chúng ta đang trao cho mình sức mạnh để tiến lên phía trước. Sự khôn ngoan là ở chỗ biết và nhận ra điều gì có thể thay đổi và điều gì là không thể.

Bạn có thể cân nhắc áp dụng chiến lược thứ năm: “Thử thách bảy ngày chống lại sự chỉ trích”. Hãy tự thách thức chính mình rằng bạn sẽ không chỉ trích hay nói bất cứ điều gì tiêu cực về bất cứ ai cho dù họ có làm gì. Điều này không có nghĩa là bạn phải thụ động chấp nhận mọi điều họ làm. Thay vào đó, hãy tìm cách khác để thể hiện cảm xúc của bạn mà không phải là sử dụng những cách tương tự như những lời đáp trả gay gắt hoặc than phiền, chỉ trích.

Chiến lược thứ sáu có tên là “Kỹ thuật tấm gương hai chiều”. Theo Scott Allan, đây là một kỹ thuật tuyệt vời để làm dịu sự lo lắng và giảm căng thẳng, để bạn có thể hoạt động và là chính mình trước những người khác. Nói chuyện một cách tích cực với chính mình và đừng lên án bất cứ điều gì về bản thân bạn. Nói chuyện với chính mình như thể bạn đang nói chuyện với người bạn thân nhất. Hãy là người bạn tốt nhất mà bạn từng có. Hãy cho mình những lời khuyên tích cực.

Hãy dành một vài phút với chính mình trước gương. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái lúc đầu, nhưng sau một vài lần, nó sẽ trở thành một thói quen. Hãy làm điều này trong vài phút ngay sau khi thức dậy. Để tiết kiệm thời gian, hãy làm trong khi tạo kiểu tóc, cạo râu, trang điểm, hoặc đánh răng.

Một chiến thuật hữu ích không kém chính là việc bạn tiến hành liệt kê những bằng chứng hỗ trợ việc khiếm khuyết của bạn. Bạn phải gạt những cảm giác nghi ngờ sang một bên và tin vào chính mình để nổi dậy và thoát khỏi “vũng bùn tinh thần” luôn kéo bạn xuống. Mục tiêu của bạn là bác bỏ những điều dối trá đang khiến bạn bị mắc kẹt. Hãy cho bản thân thấy rằng bạn không có tội khi bạn mang khiếm khuyết đó.

Chiến thuật cuối cùng chính là “Thực hành sử dụng những ngôn từ mang sức mạnh”. Sử dụng những ngôn từ tiếp thêm sức mạnh không chỉ cho bạn mà còn cho những người xung quanh là một trong những cách tốt nhất để đạt được sự tự tin.

Kết

Sự khước từ đúng là rất khó chịu đối với cảm xúc của bạn, tuy nhiên đó không phải là lý do để bạn cho phép bản thân dày vò cảm xúc của mình. Hãy dè chừng các hành vi củng cố có điều kiện đánh vào các hành động tích cực của bạn. Đừng để thua lối suy nghĩ rằng bạn vô giá trị vì bạn sợ hãi. Mọi người đều sợ hãi, nhưng quan trọng là cách mỗi người đối phó với nỗi sợ của chính mình. Hãy dừng các hành vi tự làm tổn hại bản thân. Đừng để nỗi sợ hãi làm bạn thất bại. Hãy nhớ rằng, mục đích của chúng ta không phải là trở nên hoàn hảo mà là để cải thiện cách sống của mình và sống không trốn tránh. Bạn cần phải tập trung vào các lĩnh vực cần được điều chỉnh trong cuộc sống của mình và nỗ lực thay thế những gì cần thiết. Hãy cho mọi người thấy rằng giấc mơ của chúng ta rất quan trọng. Hãy tiếp tục tiến lên phía trước.

Thiết lập lại sự khước từ của Scott Allan đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm mà mọi người vẫn phải đương đầu hàng ngày. Chỉ với 300 trang giấy, không thể coi cuốn sách này là một cuốn Bách khoa toàn thư trong việc trị liệu các vết thương cảm xúc bị gây ra bởi sự khước từ và cự tuyệt. Tuy nhiên, với những ai trong chúng ta, những người đang hàng ngày dũng cảm đấu tranh đứng lên chống lại những tổn thương tâm lý ấy, thì Thiết lập lại sự khước từ sẽ là một “người bạn đồng hành” trung thành và thiết thực, và quan trọng nhất, cuốn sách này sẽ không bao giờ khước từ hay cự tuyệt bạn dù cho viễn cảnh quá khứ, hiện tại hay tương lai của bạn có như thế nào đi chăng nữa.

Mua sách Thiết Lập Lại Sự Khước Từ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thiết Lập Lại Sự Khước Từ” khoảng 60.000đ đến 62.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thiết Lập Lại Sự Khước Từ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thiết Lập Lại Sự Khước Từ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thiết Lập Lại Sự Khước Từ Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời