Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Review sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Giới thiệu sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt – Tác giả Jonathan David Lewis

Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Giới thiệu 1:

Những gã khổng lồ trong kinh doanh và ngành công nghiệp tưởng như chẳng bao giờ có thể lay chuyển, thì giờ đây trong môi trường khắc nghiệt này vẫn sụp đổ như thường. Dù cho hôm nay bạn cảm thấy an toàn, thì ngày mai thương hiệu của bạn vẫn có thể là nạn nhân tiếp theo.

Có lẽ bạn đang cảm thấy chẳng nên so sánh giữa sự sống còn trong thiên nhiên hoang dã với kinh doanh hiện đại, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi đọc đến trang sách cuối cùng, và nhận ra rằng kinh doanh cũng đầy rẫy hiểm nguy và chết chóc y như thiên nhiên hoang dã vậy.

Cuốn sách Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt đi sâu khám phá những câu chuyện đời thực về sự sống còn, cái chết, và chiến thắng trong thế giới rối ren, cũng như dẫn chứng tại sao một số cá nhân hay tập thể có thể sống sót thoát ra khỏi vùng nguy hiểm nhất trên trái đất, trong khi số khác lại không. Bằng cách kết hợp nghiên cứu độc quyền trong hơn một thập kỷ với những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực tâm lý sinh tồn, tác giả Jonathan David Lewis đã có thể xác định và làm rõ những phẩm chất cần thiết mà mỗi người sống sót và marketer hiện đại cần có để điều hướng sự gián đoạn của thương hiệu trong thế giới kinh doanh rối ren ngày nay!

Giới thiệu 2:

Các thương hiệu ngày nay đang phải đối mặt với một môi trường ngày càng khắc nghiệt, với những thách thức tác động từ cả bên ngoài lẫn bên trong công ty: Nền kinh tế bất ổn gây nên nỗi sợ đến tê liệt; Mục tiêu hàng quý thúc đẩy quyết định ngắn hạn và thiển cận; Tính di động của lực lượng lao động giết chết lòng trung thành; Sự suy giảm nhanh của các sản phẩm mang tính biểu tượng giống như những startup tạo ra các danh mục mới và Áp lực phải làm “được” nhiều hơn với “nguồn lực” ít hơn, kết hợp với sự đa dạng của các công cụ và công nghệ tiếp thị có sẵn, có thể là nỗi đe dọa lớn đến sự sống còn của họ.

Bây giờ hơn bao giờ hết, các thương hiệu và những nhà lãnh đạo cần hiểu và có sự hướng dẫn một cách rõ ràng. Và thật tốt khi chúng ta đã tìm ra cách để giúp thương hiệu phát triển mạnh ở môi trường khắc nghiệt cho những thiên niên kỷ sắp tới. Bằng cách kết hợp nghiên cứu độc quyền trong hơn một thập kỷ với những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực tâm lý sinh tồn, tác giả Jonathan David Lewis chỉ ra cho các nhà lãnh đạo cách thức phát triển thương hiệu trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt bằng cách:

  • Tập trung vào việc điều hướng rủi ro thay vì cố gắng đong đếm hay giảm thiểu nó.
  • Phán đoán phản ứng có thể dự tính của một đội ngũ trước sự gián đoạn.
  • Xây dựng khả năng phục hồi cho các hoạt động marketing.
  • Trau dồi khả năng thích ứng.
  • Sử dụng các quy tắc mới của kinh doanh thành công để điều hướng tính bất ổn.
  • Đừng đợi đến hoàn cảnh thích hợp. Hãy hành động ngay từ bây giờ.

Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt giúp người đọc hiểu được vùng hoang dã – ở đó họ tìm thấy công ty của mình và xác định các bước cụ thể mà họ phải thực hiện để phát triển mạnh thương hiệu trong môi trường này. Vẫn còn hy vọng trong một thế giới kinh doanh khắc nghiệt. Và Brand vs Wild chính là niềm hy vọng ấy!

Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt
Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt
  • Tác giả: Jonathan David Lewis.
  • Dịch giả: Quách Cẩm Phương
  • Thể loại: PR – Marketing – Sales – Brand
  • ISBN: 9786047778331
  • Trọng lượng: 370 gr
  • NXB: Thế giới
  • Số trang: 293 trang
  • khổ: 20.5 x 15 cm

2. Đánh giá Sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Đánh giá Sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt
Đánh giá Sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

1 Nội dung sách hấp dẫn, nó khiến người ta phải mất một hồi lâu để suy nghĩ về những thông tin vừa đọc và tiếp thu được. Nội dung liên tưởng những thảm họa có thực trong tự nhiên với những thảm họa mà các doanh nghiệp, thương hiệu có khả năng phải đương đầu. Tác giả đã khiến cho những tình huống ấy thật mới mẻ và dễ đi vào lòng người. Cuốn sách cung cấp những bài học vô cùng sâu sắc, thú vị và thấm thía.

2 Mối liên kết giữa sự sinh tồn giữa thế giới hoang dã với sự tồn tại của thương hiệu trong môi trường kinh doanh được tái hiện khá sinh động. Biến động của môi trường kinh doanh hiện tại trong mùa covid cũng khắc nghiệt không kém thiên nhiên hoang dã, khó khăn mang tính khách quan và cả những khó khăn nội tại chồng chất lên nhau khiến doanh nghiệp ngày càng hỗn loạn hơn. Làm thế nào để tồn tại – một câu hỏi khó không có lời kết nhưng minh chứng tồn tại của Burger King, IBM, Apple hay thậm chí là Lego đáng để cuốn sách này đưa vào top sách nên đọc.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

5 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

Review sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Review sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt
Review sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

”Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt” – Tư duy sinh tồn trong kinh doanh

Mọi chiến lược hay bí kíp quản trị đều tốt và có vẻ hay trong giai đoạn ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, bài kiểm tra thực sự luôn nằm ở những giai đoạn đầy thử thách, ở những cuộc khủng hoảng hay có sự biến đổi lớn về xã hội – mà đợt dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình.

Khi đó, chỉ những nguyên tắc quản trị sống còn mới đủ sức giúp doanh nghiệp vượt hiểm nguy. Rất ít quyển sách nói về điều đó, và trong số rất ít đó, quyển sách Brand vs. Wild – Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt là một điểm sáng.

Năm 1993, IBM gần như tiêu tùng. Họ vẫn đang cố gắng bám víu vào các loại máy tính lớn, trong khi dòng máy tính cá nhân đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Theo báo cáo của Wharton, giới kinh doanh đều cho rằng IBM sắp xong đời. Larry Ellison, CEO của Oracle nói về IBM như sau: “Họ chưa chết, nhưng mà cũng chẳng ảnh hưởng gì được ai.”

Thế rồi CEO huyền thoại Lou Gerstner đảm nhiệm vị trí lãnh đạo IBM. Khi vừa bước chân về công ty mới, Gerstner chợt nhận ra vấn đề: Trong khi tình hình công ty đang ngày càng đi xuống, các bộ phận trong IBM lại được tổ chức độc lập, tách rời, hầu như không có can hệ gì đến nhau.

Thậm chí còn tồn tại tư tưởng đối lập giữa các bộ phận nội bộ. Họ giấu diếm thông tin lẫn nhau để cạnh tranh. IBM không phải là một tổ chức, mà là một sàn đấu, nơi các bộ phận cố gắng đạp vào nhau để ngoi lên.

Với tình trạng tách biệt và thù địch, ban lãnh đạo IBM lên kế hoạch phân rã công ty ra thành các công ty độc lập tách rời (thông qua hoạt động spin-out). Nếu đã không thể phối hợp, chi bằng mạnh ai nấy đi. Tuy nhiên, Gerstner lại có một tầm nhìn khác.

Khi đang đối mặt với khó khăn, tách rời quả là có giúp giảm bớt sự thù địch, tuy nhiên, điều đó chẳng khác nào dấu chấm hết cho triều đại IBM.

Trong khi cả thị trường đang phát triển theo hướng tích hợp các dịch vụ thành một khối thống nhất, thì phân rã công ty rõ ràng sẽ làm sức cạnh tranh của từng bộ phận đã yếu nay lại càng yếu. Gerstner nghĩ, thay vì phân rã, tại sao không tư duy ngược lại thử xem sao?

Nói là làm, tận dụng ưu thế “người ngoài mới gia nhập công ty,” Gerstner sáp nhập các bộ phận lại, hoặc đặt các dự án chung để họ cùng thực hiện. Những người tỏ ý chống đối hoặc thù địch sẽ bị điều chuyển hoặc sa thải.

Các dự án và sản phẩm không hiệu quả cũng ngay lập tức bị cắt bỏ, bất kể đó là dự án của ai. Nhân viên bắt đầu phàn nàn, nhưng hiệu quả gia tăng do lãng phí bị triệt tiêu.

Tương tự như cách hành xử nếu một nhóm người bị lạc giữa rừng, Lou Gerstner không chấp nhận chia nhỏ để từng nhóm nhỏ đi theo con đường riêng và khó chống lại các rủi ro—ông tập trung tất cả mọi người thành một khối, áp dụng kỉ luật sắt, và xử phạt những kẻ phàn nàn.

Từ 1993 đến 2002, Gerstner đưa vốn hóa IBM từ 29 tỉ đô lên 168 tỉ đô, củng cố vị trí của công ty này, giúp họ có thể tồn tại cho đến tận ngày nay.

Câu chuyện của IBM là một trong những câu chuyện nổi bật, minh họa cách các thương hiệu có thể tồn tại bằng việc áp dụng phương pháp tư duy sinh tồn, được trình bày trong quyển sách Brand vs. Wild.

Với các ví dụ bắt nguồn từ các nguyên tắc sinh tồn trong hoang dã, tác giả Jonathan David Lewis dẫn dắt độc giả đến các nguyên tắc sinh tồn trong thương trường.

Sự tương đồng kì lạ giữa môi trường hoang dã và môi trường kinh doanh đã giúp các nguyên tắc phát huy tác dụng những thời điểm tưởng chừng như vô vọng. Không chỉ IBM, mà Apple, Wal-mart, hay Circuit City cũng là những ví dụ minh họa cực đắt cho sức mạnh của những nguyên lí sinh tồn.

Thương trường ngày nay không còn là một nơi dễ sống. Sự thay đổi căn cơ về mặt xã hội đã biến thị trường quen thuộc ngày nào trở thành một khu rừng hoang dã xa lạ, đáng sợ, và vô cùng nguy hiểm.

Để tồn tại được trong hoang dã, doanh nghiệp buộc phải nắm được các nguyên tắc sinh tồn, và Brand vs. Wild là một khởi đầu không thể phù hợp hơn cho những doanh nhân đang đảm nhận trách nhiệm lèo lái con tàu.

Mua sách Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt” khoảng 119.000đ đến 134.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thương Hiệu Kiên Cường Trong Môi Trường Khắc Nghiệt Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời