Tiền Chùa
Giới thiệu sách Tiền Chùa – Tác giả Louis Brandeis
Tiền Chùa
Quyển sách Tiền chùa được dịch từ tác phẩm kinh điển Other People’s Money And How the Bankers Use It của Louis Brandeis. Tác phẩm đã lật mặt nạ của Morgan cùng đồng bọn—những tài phiệt ngân hàng thao túng toàn bộ nền kinh tế Mỹ những năm đầu Thế kỉ XX. Thực trạng quản lý kinh tế tại Việt Nam hiện nay có thể rút ra được từ tác phẩm này rất nhiều bài học. Quyển sách sẽ giúp bạn đọc có được hiểu biết sâu rộng về các chiêu trò của tài phiệt tài chính Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó có những quyết định hợp lí hơn trong cuộc sống của chính mình.
Do quyển sách được viết vào những năm đầu Thế kỉ XX, nên giá trị những khoản tiền được tác giả trích dẫn đã tăng một cách kinh khủng trong thời đại hiện nay. Đơn cử khoản tiền 22 tỉ USD mà Liên minh Morgan nắm trong tay, vào thời đại hiện nay có giá trị lớn hơn rất nhiều. Tính theo lạm phát, con số này tăng gấp khoảng 23 lần (tức là khoảng hơn 500 tỉ USD). Tuy nhiên, để có thể thấy được rõ sức mạnh của khoản tiền này, ta cần một phương pháp so sánh khác: so sánh với GDP danh nghĩa ở cùng thời điểm. Vào năm 1913, GDP danh nghĩa của Mỹ đạt 39,1 tỉ USD; vào năm 2016 con số này là 18.624 tỉ USD. Như vậy tổng GDP đã tăng gấp 476 lần. Khoản tài sản 22 tỉ USD của Liên minh Morgan tương đương 57% GDP nước Mỹ thời đó. Vào năm 2016, 57% GDP tương đương 10,6 nghìn tỉ USD. Như vậy, với những con số cho thấy độ lớn tài sản, độc giả nên nhân lên khoảng 476 lần để hiểu được quy mô và sức ảnh hưởng thực tế của những con số này.
Tiền chùa là một quyển sách mà người làm kinh tế buộc phải đọc để hiểu cuộc sống và công việc của mình đang nằm trong tay những ai. Hi vọng tình trạng mất tự do kinh tế như nước Mỹ những năm đầu Thế kỉ XX không còn lặp lại ở bất kì đâu trên thế giới.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tiền Chùa
- Mã hàng 9786049228827
- Tên Nhà Cung Cấp Công ty TNHH Ecoblader
- Tác giả Louis Brandeis
- Người Dịch Nguyễn Hạo Nhiên
- NXB NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 300
- Kích Thước Bao Bì 20 x 14 cm
- Số trang 164
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tiền Chùa
1 Sách hay lắm, hơi khó đọc một chút nhưng đọc được thể loại này sẽ khá cuốn. Tiki giao hàng cẩn thận.
2 Sách OK dành cho ai có máu liều thích ăn nhậu, hưởng thụ của cải trên đầu cha người khác, nhưng giao hàng gì mà sớm quá, lại ko gọi điện làm quýnh quáng nhận hàng giữa ngày mưa gió. Cầm cuốn sách mà lệ tuôn rơi
3 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè. Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.
4 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.
5 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.
Review sách Tiền Chùa
Tiền Chùa và cuộc chiến chống tài phiệt ngân hàng của nhân dân Mỹ
Tiền chùa (Other People’s Money) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất, giúp nước Mỹ vạch rõ sức mạnh khủng khiếp của tập đoàn tài phiệt ngân hàng Morgan (cùng nhiều tập đoàn tài phiệt khác). Louis Brandeis đã chỉ rõ ra cách mà Liên minh Morgan thao túng toàn bộ nước Mỹ như thế nào. Do đây là tác phẩm dùng để chiến đấu thật sự với những kẻ thù hùng mạnh về kinh tế và nguy hiểm về chính trị, nên tác giả không thể võ đoán hay dùng thuyết âm mưu để viết. Từng câu từng chữ nhất quyết phải có đầy đủ luận cứ, nếu không, ông sẽ khó tồn tại trên chính trường nói riêng và trong thế giới tư bản nói chung.
Phương thức dùng tiền của người dân để thao túng người dân (nên mới gọi là tiền chùa – OPM – other people’s money) của Liên minh Morgan vô cùng phức tạp. Ở đây, Ecoblader sẽ diễn tả một cách đơn giản nguyên tắc hoạt động của Morgan.
Ở Mỹ, họ tách bạch hai chức năng ngân hàng đầu tư (investment banking) chuyên làm nhiệm vụ gọi vốn, bảo lãnh phát hành vốn cho các công ty; và ngân hàng thương mại (commercial bank) chuyên nhận tiền gửi. Tuy nhiên, Morgan và đồng bọn đã liên minh lại, bằng cách quản lý chéo: thành viên ngân hàng đầu tư Morgan làm thành viên của các ngân hàng thương mại, và ngược lại, các ngân hàng thương mại trong đường dây cũng có mặt trong bộ máy của ngân hàng đầu tư Morgan. Do đó, họ có thể thực hiện “tuyệt chiêu” sau:
Giả sử ông A là chủ doanh nghiệp XYZ. Doanh nghiệp XYZ đang được định giá 100 triệu USD. Ông A làm ăn được, có dư 200 triệu USD và gửi vào ngân hàng thương mại thuộc Liên minh Morgan. Sau đó, do nhu cầu mở rộng công ty, XYZ gọi vốn 200 triệu USD. Liên minh Morgan bảo lãnh phi vụ phát hành cổ phần này, và góp 200 triệu USD vào công ty XYZ. Kết quả của phi vụ này như sau: Công ty XYZ giờ 67% thuộc sở hữu của Liên minh Morgan bằng tiền gửi huy động từ công dân A. Vậy Morgan đã thâu tóm công ty XYZ của A bằng tiền chùa từ chính ông A!
Ví dụ trên có vẻ quá phi lý, khi mà ông A làm ăn ngon lành lại đi gọi vốn từ bên ngoài mà không tự lấy tiền của mình bỏ vào công ty XYZ. Tuy nhiên, vấn đề sẽ bắt đầu thực tế hơn nếu ta thêm vào một số công dân và công ty khác vào mô hình. Ví dụ, có ông B và công ty TUV với giá trị vốn 100 triệu USD. Thay vì giả thiết là XYZ muốn gọi vốn như ban đầu, ta giả sử TUV đang cần gọi vốn 200 triệu nữa. Lúc này, Morgan sẽ dùng 200 triệu (tiền gửi từ A) để mua lại công ty TUV. Như vậy, tiền của A được dùng để thâu tóm công ty của ông B. Nếu thêm vào ông C, ông D, ông E… thì chuyện các công dân gửi tiền vào Liên minh Morgan để Morgan thâu tóm chính công ty của họ là điều dễ hiểu: Họ không thể biết tiền của mình được dùng để thâu tóm công ty nào!
Vấn đề sẽ không ngừng lại ở đó. Sau khi dùng 200 triệu thâu tóm công ty XYZ theo giả thiết ban đầu, Liên minh Morgan sẽ kí quyết định… gửi lượng tiền mặt của công ty XYZ (200 triệu hiện tại) vào… ngân hàng thương mại thuộc nhóm Morgan. Như vậy, tiền thầy quay lại túi thầy, và Liên minh lại cầm lại số tiền đã chi ra để đi thâu tóm công ty khác.
Dĩ nhiên, chuyện cầm 100% lượng tiền gửi đi đầu tư không xảy ra, do một số quy định của ngân hàng (dự trữ bắt buộc…), tuy nhiên, chuyện sử dụng tiền gửi của công dân để đi thâu tóm chính các công ty của người dân là chuyện vẫn luôn xảy ra dưới bàn tay Liên minh Morgan. Đó là lí do với một lượng vốn ít ỏi ban đầu, Liên minh Morgan đã nắm quyền kiểm soát vô số công ty với tổng vốn hóa ít nhất bằng 57% GDP nước Mỹ (tức là nếu so với nước Mỹ hiện tại, Morgan lúc đó kiểm soát… 92 công ty Apple).
Tất cả sức mạnh khủng khiếp ấy được xây dựng bằng tiền chùa – tiền của nhân dân.
PS: Đó là lí do vì sao các quốc gia trên thế giới đều tách biệt hai chức năng ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ra làm hai (để không xảy ra hiện tượng tiền nhân dân dùng để khống chế nhân dân). Tuy nhiên, Liên minh Morgan đã vượt khỏi rào chắn này bằng quản lý chéo như đã nói ở trên. Hậu quả để lại cho nước Mỹ thời kì ấy thật vô cùng khủng khiếp. Thực sự sự kiểm soát của Liên minh Morgan sẽ còn kéo dài nếu Louis Brandeis cùng quốc hội Mỹ không quyết chiến với Liên minh Morgan, và nếu như Morgan – kẻ đầu sỏ – không bệnh và mất vào đúng năm 1913 khi quá trình điều tra vẫn còn đang căng thẳng.
Vì sự dũng cảm đứng lên của mình, người đời gọi Louis Brandeis là Robin Hood của ngành luật. Một số người gọi ông là Luật sư của nhân dân.
Mua sách Tiền Chùa ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tiền Chùa” khoảng 72.000đ đến 90.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tiền Chùa Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tiền Chùa Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tiền Chùa Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Những Bí Quyết Làm Giàu Nổi Tiếng
- Tiền Lương Chưa Bao Giờ Là Tất Cả
- Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng
- Quá Lớn Để Gọi Là Nhỏ – Bỏ 1 Đô Kiếm Tiền Triệu Đô
- Tiền Đẻ Ra Tiền – Đầu Tư Tài Chính Thông Minh
- Kỹ Thuật Giao Dịch Để Kiếm Tiền Hàng Ngày
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free