Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
Giới thiệu sách Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
Phân phối tài sản là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi và được thảo luận rộng rãi nhất thời nay. Nhưng thật ra, ta biết gì về quá trình tiến hóa của phân phối tài sản trong dài hạn? Liệu sự tích lũy tư bản tư nhân có nhất thiết dẫn đến sự tập trung tài sản vào tay một nhóm ngày càng nhỏ, như niềm tin của Karl Marx hồi thế kỷ 19?
Hay là các áp lực cân bằng giữa tăng trưởng, cạnh tranh và tiến bộ công nghệ sẽ dẫn đến giảm bất bình đẳng và tăng tính đại đồng giữa các tầng lớp xã hội, như tư tưởng của Simon Kuznets thế kỷ 20?
Thật ra, ta biết gì về quá trình tiến hóa của tài sản và thu nhập từ thế kỷ 18, và ta rút ra những bài học gì từ những hiểu biết đó cho thời đại ngày nay? Đây là những câu hỏi mà tác giả cố gắng trả lời trong quyển sách này.
Những câu trả lời ở đây không hoàn hảo và chưa hoàn chỉnh, nhưng chúng dựa trên những dữ liệu lịch sử và so sánh rộng lớn hơn nhiều so với những dữ liệu của các nhà nghiên cứu trước đây. Dữ liệu trong nghiên cứu này bao trùm ba thế kỷ và hơn 20 quốc gia, cũng như dựa trên một khung lý thuyết mới, qua đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về những cơ chế vận động căn bản của tài sản và thu nhập.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
- Mã hàng 8934974172581
- Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
- Tác giả Thomas Piketty
- Người Dịch Trần Thị Kim Chi, Hoàng Thạch Quân
- NXB NXB Trẻ
- Trọng lượng (gr) 1005
- Kích Thước Bao Bì 23 x 15.5 x 3.4 cm
- Số trang 806
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
1 Sách to, dày, khối lượng thông tin tư liệu nghiên cứu cực kỳ lớn nhưng độ nặng, trọng lượng sách vừa phải do chất giấy nhẹ xốp, có thể nói là vừa tay có cả người cao tuổi, trung tuổi, nhỏ tuổi khi cầm đọc mà không thấy nặng và mỏi tay trong thời gian dài. Nhóm dịch giả của Đại học Fulbright, ban biên tập và nhà xuất bản uy tín trong việc cẩn trọng trong quá trình làm sách. Sách có vài lỗi nhỏ nhưng không ảnh hưởng lớn tới tác phẩm dịch. Quyển sách mơ ước cho những ai nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi thêm về kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử của hệ thống con người – TƯ BẢN thế kỷ 21. – Giấy xốp nhẹ không phù hợp với thời tiết nồm ẩm, mưa ẩm và nóng ẩm ở một số vùng Việt Nam, sách sẽ nhanh bị ố mốc, dễ hút ẩm theo thời gian. Đặc biệt là thời tiết nồm ẩm và mưa ẩm, với độ ẩm cao của vùng đất đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội thì sách này rất khó để bảo quản và giữ gìn trong điều kiện tốt nhất. * Khi có 1 chút bất cập về đơn hàng này thì Tổng đài TIKI và đặc biệt là bạn nhân viên vận chuyển xử lý, giải quyết đơn hàng này cực kỳ tốt, chuyên nghiệp và làm mình vô cùng hài lòng. Cảm ơn TIKI TEAM và bạn nhân viên vận chuyển rất nhiều!
2 Cuốn sách hoàn hảo Mình cày cuốn sách trong gần một tháng và gần như xao nhãng việc đọc những cuốn sách khác hay dùng mạng xã hội. Tư bản thế kỷ XXI là một cuốn sách rất nặng về nội dung (và cả hình thức) nhưng rất đáng đọc
3 Tôi hài lòng về thời gian giao sách rất nhanh. Sau một thời gian dài tiki thu cước khá cao (kể cả khi tôi đã cố gắng gộp đơn và tăng mua) làm giảm nhu cầu mua của tôi rất rất nhiều (đang được khuyên dùng ứng dụng khác) thì lần này tôi thấy cước chỉ có 2 ngàn đồng khiến tôi vui hơn.Chất lượng giấy in, kỹ thuật in rất tốt, có những biểu đồ chữ khá nhỏ nhưng vẫn rất rõ nét, đọc không bị lóa. Một ngược điểm nhỏ là mục lục của cuốn sách design chưa tốt nhưng không ảnh hưởng đến việc đọc cuốn sách
4 Quyển sách quá tuyệt. Nếu các bạn quan tâm về bất bình đẳng, quyển sách này dành trọn cho bạn, một cú đấm cảnh tỉnh cho sự nhận thức và vào các kế hoạch mới
5 Giao hàng nhanh luôn là điểm cộng số một của mình dành cho sản phẩm của Tiki Trading. Sách hay, nhưng cần nhiều thời gian để hiểu.
Review sách Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty
Một công trình nghiên cứu dày 700 trang về kinh tế học được dịch từ tiếng Pháp thì quả không phải là một cuốn sách dễ đọc, cho dù đối với một người chăm đọc sách như tôi. Nhưng tháng 7 vừa qua, tôi thực sự thấy bị cuốn hút bởi cuốn sách Tư bản trong thế kỷ 21 của Piketty sau khi đọc một số tóm tắt và nhận xét cũng như chia sẻ từ bạn bè.
Tôi mừng là tôi đã làm điều đó. Tôi cũng xin khuyên bạn nên đọc nó, hoặc ít nhất là nên đọc một bản tóm tắt tốt như bản tóm tắt của The Economist ở đây. Piketty đã rất thoải mái khi đồng ý nói chuyện với tôi về cuốn sách của anh qua Skype tháng trước. Tôi đã nói với anh ấy rằng tôi đồng ý với những luận điểm quan trọng nhất của anh ấy và tôi hi vọng cuốn sách này sẽ lôi kéo nhiều bộ óc thông minh vào nghiên cứu của cải cũng như bất công thu nhập bởi vì nếu chúng ta hiểu càng nhiều về nguyên nhân và cách giải quyết chúng thì càng tốt. Tôi cũng rằng tôi nghi ngại một số điểm trong phân tích của anh ấy mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay sau đây.
Tôi đồng ý rằng:
Bất công ở mức cao là một vấn đề – nó sẽ làm ảnh hưởng tới động lực kinh tế, làm lung chuyển sự dân chủ vào tay những kẻ mạnh, và làm lui bại lý tưởng rằng mọi người được sinh ră đều bình đẳng.
Chủ nghĩa tư bản không tự chữa trị để tiến tới một sự công bằng hơn, tức là việc tập trung của cải có thể có hiệu ứng snowball (cục tuyết lăn càng ngày càng lớn dần) nếu để nó tự tung tự tác.
Chính phủ có thể đóng vai trò xây dựng trong việc ngăn cản thiên hướng hiệu ứng cục tuyết lăn nếu và khi họ muốn làm như vậy.
Để làm cho rõ, khi tôi nói bất công ở mức cao là một vấn đề, tôi không muốn ám chỉ rằng thế giới đang trở nên tội tệ hơn. Thực ra, nhờ sự vươn lên của giai cấp trung lưu ở Trung Quốc, Mexico, Columbia, Brazil và Thái Lan, toàn thế giới đang ngày càng trở nên quân bình, và xu hướng toàn toàn cầu tích cực này có vẻ sẽ còn tiếp diễn.
Nhưng sự bất công cực đoan thì không nên bỏ qua hay tệ hơn, được tung hô như là dấu hiệu cho một nên kinh tế hoạt động tốt và một xã hội khỏe mạnh. Một vài mức độ bất công được đưa vào tư bản. Như Piketty đã lập luận, đó là căn bệnh vốn có của hệ thống. Câu hỏi đó là, mức độ bất công như thế nào thì có thể chấp nhận được? Và khi nào bất công bắt đầu gây hại nhiều hơn có lợi? Đó là những câu hỏi mà chúng ta nên thảo luận một cách rộng rãi, và Piketty đã làm một điều tuyệt vời khi đi tiên phong thảo luận các vấn đề này một cách nghiêm túc.
Bất công cực đoan là một phần của chế độ tư bản
Tuy nhiên, cuốn sách của Piketty có một số lỗi nghiêm trọng mà tôi mong anh ấy cũng như những nhà kinh tế học khác sẽ giải quyết chúng trong những năm tới đây.
Từ tất cả những dữ liệu và chiều hướng thay đổi lịch sử, Piketty đã không đưa ra được bức tranh toàn cảnh về việc của cải được tạo ra như thế nào và nó suy đồi như thế nào. Cuốn sách chỉ đơn thuần xoay quanh bất đẳng thức: r>g, trong đó r là tốc độ lãi nhuận trung bình và g là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Giải thích một cách đơn giản thì bất đẳng thức trên có nghĩa là khi tỉ lệ lãi nhuận sinh ra từ tư bản lớn hơn tỉ lệ lao động mang lại thì càng ngày khoảng cách giàu nghèo sẽ càng ngày càng lớn, những người có nhiều tư bản sẽ càng giàu hơn những người chỉ dựa vào lao động. Bất đẳng thức trên theo Piketty tự nói đóng một vai trò cốt lõi trong các lập luận của anh vì nó biểu hiện, Piketty viết, “động lực cơ bản cho sự đa dạng” và “tóm lược trọn bộ logic của các kết luận của tôi.”
Các nhà kinh tế học khác đã tập hợp một lượng lớn dữ liệu lịch sử và đặt ra câu hỏi về giá trị của bất đẳng thức r>g nhằm tìm hiểu xem liệu rằng khi có r>g thì bất công sẽ tăng lên hay giảm đi. Tôi không phải là chuyên gia trong câu hỏi này. Nhưng điều tôi biết đó là bất đẳng thức của Piketty, r>g, không phân biệt được một cách đầy đủ những điểm khác biệt giữa các loại tư bản khác nhau với tác dụng xã hội khác nhau.
Hãy thử tượng tượng có ba loại người giàu. Một người chỉ đầu tư tiền của ông ta vào phát triển việc kinh doanh của ông ta. Và ta có một bà luôn dùng phần lớn tiền của mình cho việc từ thiện. Một người thứ ba thì chỉ có tiêu tiền thôi, phần lớn tiền của ông ta được tiêu dùng vào mua du thuyền hoặc máy bay. Khi mà chúng ta dễ thấy một điều đó là cả ba người này đều đóng góp vào bất công, tôi dám tranh luận rằng hai người đầu mang lại nhiều giá trị cho xã hội hơn là người thứ ba. Tôi đã kỳ vọng rằng Piketty đã làm rõ sự phân biệt này bởi vì nó sẽ mang tới những ứng dụng chính sách quan trọng mà tôi sẽ trình bày dưới đây.
Nhóm người nào sẽ mang lại giá trị xã hội cao hơn?
Quan trọng hơn, tôi tin rằng phân tích của Piketty về bất đẳng thức r>g không giải thích được những lực lượng mãnh mẽ đối trọng với sự tập trung của cải từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng chúng ta không muốn sống trong một xã hội quý tộc, một xã hội nơi những gia đình giàu có sẽ càng giàu có thêm chỉ bằng việc ăn chơi hưởng lạc nhưng vẫn có, theo Piketty đặt tên, “thu nhập lợi tức”- tức là những đồng tiền sinh ra bằng việc cho người khác sử dụng tiền, đất hay bất cứ của cải nào khác đó. Nhưng tôi không nghĩ Hoa Kỳ có tí tẹo nào giống với xã hội quý tộc này.
Hãy nhìn vào danh dách của Forbe về 400 người giàu nhất Hoa Kỳ. Một nửa số họ là những doanh nhân tiên phong bằng lao động vất vả và may mắn. Đối lập lại với giả thuyết lợi tức của Piketty, tôi không hề thấy bất cứ một ai trong danh sách đó có tổ tiên mua đất vào những năm 1780 và chỉ việc kiếm tiền nhờ cho thuê cả. Ở Hoa Kỳ, kiếm tiền kiểu đó biến mất lâu rồi – vì tính bất ổn, lạm phát, thuế, làm từ thiện và chi tiêu.
Bạn có thể thấy một cơ chế của cải biến chất trong lịch sử của các ngành công nghiệp thành công. Trong khoảng đầu của thế kỷ 20, Henry Ford và một số nhỏ các nhà doanh nghiệp khác đã rất thành công trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô. Họ sở hữu một lượng lớn các công ty sản xuất ô tô với lợi thế khổng lồ và lợi nhuận khủng khiếp. Những doanh nhân thành công này là những dị nhân. Rất nhiều người khác, những người giàu có sống bằng lợi tức đã đầu tư tiền bạc của gia đình vào ngành công nghiệp ô tô nhưng đã thất bại, đầu tư của họ bốc hơi vào khoảng 1910 tới 1940 khi ngành công nghiệp ô tô tụt dốc từ 224 nhà máy xuống còn 21. Rõ ràng của cải đã không chuyển về hướng những người chỉ sống bằng lợi tức mà thường thì ngược lại, nó chuyển vào những người lao động thực sự. Tôi đã thấy một dấu hiệu tương tự trong công nghệ và những lĩnh vực khác.
Ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ đã tụt dốc khi lợi tức chuyển về tay người lao động
Piketty đúng khi nó rằng có những nhân tố có thể dẫn đến hiệu ứng cục tuyết lăn (ví dụ con cái của gia đình giàu có thường có cơ hội tiếp cận vào mạng lưới cho phép họ có được những cơ hội thực tập, công việc tốt v.v…). Tuy nhiên, có những nhân tố khác đóng góp vào sự biến chất của của cải, và Tư bản không phải là nguyên nhân duy nhất.
Tôi cũng thất vọng khi Piketty tập trung mạnh mẽ vào dữ liệu về của cải và thu nhập khi hoàn toàn bỏ qua chi tiêu. Dữ liệu về chi tiêu thể hiện sản phẩm và dịch vụ mà con người mua – bao gồm lương thực, quần áo, nhà ở, học hành và sức khỏe – và có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn cách sống của con người. Đặc biệt trong xã hội giàu có, ống kính nhìn qua thu nhập không hề cho bạn cảm nhận cần phải giải quyết cái gì.
Rất nhiều lý do tại sao dữ liệu thu nhập có thể dẫn tới hiểu nhầm theo nhiều cách. Ví dụ, một sinh viên y học không hề có thu nhập và rất nhiều sinh viên vay tiền đi học có thể nhìn vào bảng thống kê chính thức theo cách họ đang ở trong tình trạng nguy cấp nhưng họ hoàn toàn vẫn có thể có thu nhập rất cao trong tương lai. Một ví dụ cực đoan khác: một vài người giàu có không làm việc rõ ràng sẽ bị xếp vào gia đình nghèo đói khó khăn khi họ không bán, trữ hay nhận bất kỳ dạng thu nhập nào.
Tôi nói điều này lên không phải muốn chúng ta bỏ qua dữ liệu thu nhập và của cải. Tôi muốn nói rằng dữ liệu chi tiêu cũng quan trọng không kém nhằm hiểu được phúc lợi con người. Chí ít khi có mặt nó, nó có thể mang tới một bức tranh khác, sáng sủa hơn bức tranh Piketty vẽ ra. Tựu trung, tôi muốn nhìn thấy những nghiên cứu được rút ra từ dữ liệu về của cải, thu nhập và cả chi tiêu nữa.
Cho dù chúng ta chưa có được bức tranh toàn cảnh hôm nay, chúng ta chắc chắn biết đầy đủ về những thử thách mà chúng ta có thể hành động.
Giải pháp ưu thích của Piketty đó là sử dụng thuế lũy tiến hàng năm, thay vì thuế thu nhập. Anh ấy lập luận rằng loại thuế này sẽ “cho phép ngăn chặn vòng xoáy bất quân bình vô tận và đồng thời duy trì cạnh tranh cũng như động lực cho tích lũy nguyên thủy.”
Tôi đồng ý rằng thuế không nên thu bằng việc đánh vào lao động. Rõ ràng nó rất vô lý khi thuế ở Hoa Kỳ bị đánh rất mạnh vào lao động, mạnh hơn hẳn so với đánh vào tư bản. Nó còn vô lý hơn nữa trong các năm tới đây, khi người máy và các loại tự động hóa sẽ thay thế con người ở nhiều kỹ năng.
Nhưng thay vì đánh thuế lũy tiến vào tư bản, như Piketty mong muốn, tôi nghĩa rằng chúng ta nên đánh thuế lũy tiến vào chi tiêu. Hãy nghĩ về ba loại người mà tôi đã miêu tả ở trên: một người đầu tư vào kinh doanh, một người là nhà từ thiện, và một người sống sang chảnh. Tất nhiên sang chảnh cũng không có vấn đề gì nhưng tôi nghĩ anh ta nên trả thuế nhiều hơn người khác. Như Piketty đã chỉ ra khi chúng tôi trò chuyện với nhau, rất khó đo đạc chi tiêu (ví dụ liệu có nên tính toán khoản ủng hộ mang tính chính trị?). Nhưng mà thế thì gần như tất cả mọi loại hệ thống thuế, thậm chí cả thuế vào của cải, cũng đều có những thách thức tương tự.
Hệ thống thuế sẽ gặp nhiều thách thức
Như Piketty, tôi rất ủng hộ thuế bất động sản. Để những đứa trẻ thừa kế được chi tiêu tiền bạc không hợp lý dựa vào may mắn sinh đẻ thì rõ ràng không phải là một cách thông minh hay công bằng trong việc phân phối nguồn lực. Như Warren Buffett hay ví dụ, điều này giống như “chọn ra các đội trong Olympic 2020 bằng việc lấy các đứa con đầu của các vận động viên dành huy chương vàng trong Olympic 2000.” Tôi tin rằng chúng ta nên duy trì thuế bất động sản và đầu tư vào việc thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu – cách tốt nhất để củng cố sức mạnh đất nước ta trong tương lai.
Từ thiện cũng là một phần quan trọng trong các phương án. Thật đáng tiếc khi Piketty đã không dành đủ thời gian cho nó. Hơn một thế kỷ trước đây, Andrew Carnegie đã đơn thương độc mã kêu gọi những người giàu có trong hàng ngũ của ông ấy làm từ thiện. Hôm nay, rất rất nhiều người giàu có đang làm điều đó. Làm từ thiện tốt không chỉ đơn thuần giúp ích cho xã hội, nó còn làm giảm của cải nguồn gốc quý tộc. Melinda và tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng của cải nguồn gốc quý tộc là rất xấu cho cả xã hội và con cái chúng ta. Chúng ta muốn con cái chúng ta được tự khẳng định mình trên thế giới. Chúng có những lợi thế nhưng chính chúng, chứ không phải cha mẹ chúng, sẽ phải tự tạo ra cuộc sống cũng như sự nghiệp của chúng.
Cuộc tranh cãi về của cãi và bất công đã sinh ra nhiều tranh luận nảy lửa bất phân thắng bại giữa nhiều bên. Tôi không có một phương án diệu kỳ cho nó. Nhưng tôi biết chắc rằng, dù có nhiều lỗi, công trình của Piketty sẽ đóng góp không ít ánh sáng về đề tài của cải và bất công. Và tôi mong sẽ có những nghiên cứu mang tới nhiều ánh sáng hơn nữa lên chủ đề quan trọng này.
Mua sách Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty” khoảng 239.000đ đến 240.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tư Bản Thế Kỷ 21 – Tác giả: Thomas Piketty Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Giữ Thế Thượng Phong Trên Bàn Đàm Phán
- The Four – Tứ Đại Quyền Lực
- Buổi Sáng Diệu Kỳ Dành Cho Nhà Tiếp Thị Mạng Lưới
- Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota
- Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota
- Khóa học phân tích kỹ thuật thị trường tài chính chứng khoán chuyên sâu
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free