Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
Giới thiệu sách Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
– Tác giả Richard S. Tedlow
Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
Đây là cuốn sách viết về những người Mỹ làm tốt nhất việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp mới. Nó nói về những con người đã phá vỡ những nguyên tắc cũ và tạo ra những nguyên tắc mới, xây dựng nên những thế giới mới, quyết tâm lãnh đạo chứ không chịu bị lãnh đạo, khám phá những công cụ và công nghệ mới khi thời đại của họ mới chỉ mơ hồ ý thức được về chúng để phục vụ cho những thị trường, mà ở chừng mực nào đó, đã được chính họ tạo ra.
Bảy con người được khắc họa chân dung trong cuốn sách này là các cá nhân có động lực và sức cạnh tranh vô cùng lớn lao, họ đã sống trong một đất nước và nền văn hóa khuyến khích những đặc tính này và định hướng họ vào con đường kinh doanh. Mỗi người trong số họ theo cách riêng của mình, là một cá nhân xuất chúng, sống trong một quốc gia cho phép họ bộc lộ đầy đủ tài năng. Những con người ấy ở đất nước này đã được hưởng sự tự do như bất kì ai khác trên thế giới.
Tại sao lại là bảy người này? Lý do quan trọng nhất chính là cuộc đời và sự nghiệp của họ diễn ra trong một thời kì lâu dài. Andrew Carnegie sinh năm 1835. Ông trở thành một thế lực trong thế giới kinh doanh vào thập niên 1860. Tiểu sử của hai người cuối là Sam Walton và Robert Noyce, họ đều qua đời vào thập niên 1990. Vì vậy, sự nghiệp của họ đem lại cơ hội xem xét việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đã thay đổi theo thời gian như thế nào
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
- Mã hàng 8936037796956
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả Richard S. Tedlow
- Người Dịch Vũ Trọng Đại
- NXB NXB Lao Động
- Trọng lượng (gr) 530
- Kích Thước Bao Bì 15.5 x 24
- Số trang 515
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
1 Một quyển sách rất tuyệt vời. Sách đẹp lắm luôn á, nhìn bìa là muốn đọc ngay luôn. Nội dung khỏi bàn rồi, toàn người "khổng lồ" của nhân loại không thôi. Đây là cuốn sách viết về những người Mỹ làm tốt nhất việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp mới. Nó nói về những con người đã phá vỡ những nguyên tắc cũ và tạo ra những nguyên tắc mới, xây dựng nên những thế giới mới, quyết tâm lãnh đạo chứ không chịu bị lãnh đạo, khám phá những công cụ và công nghệ mới khi thời đại của họ mới chỉ mơ hồ ý thức được về chúng để phục vụ cho những thị trường, mà ở chừng mực nào đó, đã được chính họ tạo ra. Cho 5 sao vì fahasa bọc quá đẹp, giao hàng nhanh, giá rẻ hơn so với thị trường.
2 Một quyển sách ý nghĩa và rất bổ ích cho những ai trên con đường lập nghiệp. Lối viết thu hút người đọc. Ban đầu có hơi khó hiểu về lối viết của tác giả. Nhưng sau khi đọc tiếp thì rất thú vị. Rút ra nhiều ý nghĩa cho bạn thân. Cùng với quốc gia khởi nghiệp, nghĩ giàu và làm giàu thì theo mình đây là cuốn sách đáng để đầu giường cho các bạn. Đọc chương 2 sẽ rút ra nhiều bài học về kinh doanh mà theo mình rất có ý nghĩa với nền kinh tế việt nam.
3 Kinh doanh làm giàu là ước mơ của bao người, nhưng không phải ai cũng thành công. Tôi cũng không ngoại lệ, để bước vào đời tôi cần chuẩn bị một lượng lớn kiến thứ. Những người khổng lồ trong giới kinh doanh mang đến cho tôi rất nhiều bài học bổ ích, nó cho tôi biết rất nhiều thứ trong vấn đề về kinh doanh. Những bài học đầy uyên thâm, lối viết khó hiểu nhưng mộc mạc. Tôi học được rất nhiều thứ từ khi đọc xong quyển sách này. Nó vô cùng bổ ích cho những ai muốn biết cũng như tìm hiểu về kinh doanh.
Review sách Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
LỜI GIỚI THIỆU: BỨC TRANH TOÀN CẢNH
PHẦN MỘT: SỰ TRỖI DẬY CỦA CƯỜNG QUỐC KINH TẾ TOÀN CẦU
- MỞ ĐẦU
- 1 ANDREW CARNEGIE: Từ nghèo rớt đến giàu tột bậc
- 2 GEORGE EASTMAN và sự sáng tạo thị trường đại chúng
- 3 HENRY FORD: Lợi nhuận và cái giá của chủ nghĩa sơ khai
PHẦN HAI: TRUNG TÂM CỦA KỈ NGUYÊN MỸ
- MỞ ĐẦU
- 4 THOMAS J. WATSON SR. và nghệ thuật bán hàng kiểu Mỹ
- 5 CHARLES REVSON VÀ REVLON: Hàng tiêu dùng đóng gói và cuộc cách mạng truyền hình
PHẦN BA: THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA
- MỞ ĐẦU
- 6 SAM WALTON: Đặc Mỹ
- 7 ROBERT NOYCE và Thung lũng Silicon Tiếp cận thế giới kinh doanh mới
PHẦN KẾT: THÀNH QUẢ VÀ LỢI NHUẬN
Đây là cuốn sách viết về những người Mỹ làm tốt nhất việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp mới. Nó nói về những con người đã phá vỡ những nguyên tắc cũ và tạo ra những nguyên tắc mới, xây dựng nên những thế giới mới, quyết tâm lãnh đạo chứ không chịu bị lãnh đạo, khám phá những công cụ và công nghệ mới khi thời đại của họ mới chỉ mơ hồ ý thức được về chúng để phục vụ cho những thị trường, mà ở chừng mực nào đó, đã được chính họ tạo ra. Bảy con người được khắc họa chân dung trong cuốn sách này là các cá nhân có động lực và sức cạnh tranh vô cùng lớn lao, họ đã sống trong một đất nước và nền văn hóa khuyến khích những đặc tính này và định hướng họ vào con đường kinh doanh. Mỗi người trong số họ, theo cách riêng của mình, là một cá nhân xuất chúng, sống trong một quốc gia cho phép họ bộc lộ đầy đủ tài năng. Những con người ấy ở đất nước này đã được hưởng sự tự do như bất kì ai khác trên thế giới.
Nếu bảy người này là người Ý, có lẽ họ đã trở thành những nhà soạn nhạc; và thế giới đã có thêm một Verdi(1) thứ hai thay vì nghệ thuật nhiếp ảnh dành cho thị trường đại chúng. “Vì chúng ta, ông đã khóc; vì chúng ta, ông đã yêu”, D’Annunzio đã nói như vậy trong bài tiễn biệt tại buổi tưởng niệm Verdi. Nếu là người Nga, có lẽ họ đã trở thành những tiểu thuyết gia. Ngày 27 tháng 9 năm 1867, trong quá trình viết tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Tolstoy viết thư cho vợ: “Chúa Trời đã ban cho anh sức khỏe, sự bình an và tĩnh lặng và anh sẽ mô tả trận Borodino như thể nó chưa bao giờ được mô tả”. Nếu là người Bồ Đào Nha, có lẽ họ đã trở thành những nhà hàng hải; nếu là người Đức, họ là chiến binh; nếu là người Nhật, họ là nô bộc của nhà nước; nếu là người Rumani, họ là những vận động viên thể dục dụng cụ, v.v…
Nước Mỹ đã sản sinh ra những người có thể làm mọi điều trên (nên những quốc gia trên đều đã sản sinh ra những doanh nhân); nhưng, nói chung, nước Mỹ là một quốc gia và một nền văn hóa không phân biệt bản thân nó như một quốc gia/một nền văn hóa ưu việt nhất trong số các quốc gia trên thế giới. Những ví dụ ưu tú cá biệt xuất hiện dưới những hình thức nỗ lực khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, đôi khi ở những nơi ít ai nghĩ tới. Tuy nhiên, khi quan sát một quãng thời gian dài, người ta có thể nói rằng 250 năm là khoảng thời gian đủ lâu để khẳng định nước Mỹ là nơi tốt nhất để khởi dựng và phát triển doanh nghiệp. Do đó, đây là cuốn sách nói về điều tốt nhất trong những điều tốt nhất.
Tại sao lại là bảy người này? Lí do quan trọng nhất chính là cuộc đời và sự nghiệp của họ diễn ra trong một thời kì lâu dài. Andrew Carnegie sinh năm 1835. Ông trở thành một thế lực trong thế giới kinh doanh vào thập niên 1860. Tiểu sử của hai người cuối là Sam Walton và Robert Noyce, họ đều qua đời vào thập niên 1990. Vì vậy, sự nghiệp của họ đem lại cơ hội xem xét việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo thời gian như thế nào.
Bảy tiểu sử nhân vật trong cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần thứ nhất – Carnegie, Eastman và Ford – minh họa cho quá trình chuyển biến của Hoa Kì từ một nước đang phát triển trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới. Phần thứ hai – Watson và Revson – minh họa cho phong cách lãnh đạo của nhà buôn công nghiệp (IBM) và nhà buôn hàng tiêu dùng (Revlon) vào những thập niên giữa thế kỉ XX. Phần thứ ba – Walton và Noyce – mang lại hình ảnh tương phản tương tự giữa doanh nghiệp hàng tiêu dùng (Wal-Mart) và doanh nghiệp công nghiệp (Intel) vào cuối thế kỉ XX. Các tiểu luận này cũng cho thấy những phong cách lãnh đạo khác nhau ở nhân vật đầu tiên (bán lẻ) và nhân vật sau cùng (điện tử bán dẫn). Bảy bức chân dung trên sẽ giúp chúng ta khám phá ra những thay đổi cơ bản về nhu cầu lãnh đạo doanh nghiệp kể từ thời kì Nội chiến Mỹ(2) cho tới năm 1990.
Một tiêu chí lựa chọn khác nữa là tính vùng miền. Những nhà lãnh đạo kinh doanh đóng vai trò khác nhau ở những vùng khác nhau của Mỹ. Andrew Carnegie chào đời gần Edinburgh, Scotland và phát đạt ở Pittsburgh. George Eastman sinh ra ở vùng thượng của bang New York và thành lập các trụ sở của hãng Kodak ở Rochester. Ford sinh ra và dành cả đời mình để làm việc ở Dearborn – vùng ngoại ô của Detroit. Watson, giống như Eastman, sinh ra ở vùng thượng của bang New York và dành cả đời mình làm việc ở thành phố New York. Revson chào đời ở Boston và giống như Watson, thành lập các trụ sở công ty của mình ở thành phố New York. Walton sinh ra ở Kingfisher, Oklahoma. Các trụ sở của Wal-Mart tại Bentonville, bang Arkansas, giúp chúng ta có thể nhìn lướt qua hoạt động kinh doanh ở miền Nam của nhánh Mason-Dixon. Noyce sinh ra ở Denmark, bang Iowa và thành lập Intel ở Santa Clara, bang California, ngay tại trung tâm của Thung lũng Silicon.
Chưa hết, vài người trong số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quan niệm của họ về nơi chốn. Thật khó để hình dung ra Bob Noyce ở Bentonville, giống như không thể tưởng tượng được Sam Walton lại ở Thung lũng Silicon vậy. Người ta cũng có thể nói điều tương tự về việc đặt Charles Revson ở Dearborn và Ford ở New York. Mặc dù đi nhiều nơi ngay từ khi còn trẻ, Eastman vẫn là đứa con của vùng Rochester và ông đã dành tâm sức của mình để cống hiến cho nơi này. Cho tới nay, hãng Kodak vẫn đặt trụ sở chính tại Rochester; và những người chỉ trích công ty này hiện vẫn đang tự hỏi rằng liệu có phải ở Kodak có quá nhiều thứ thuộc về Rochester và công ty này nên chăng là loại bỏ chúng để tự cứu lấy chính mình.
Chẳng có gì là chắc chắn về sự nghiệp của bất kì ai trong số bảy người được đề cập đến trong cuốn sách này. Nếu Andrew Carnegie không bao giờ rời bỏ nhà máy dệt tại Pittsburg – nơi đầu tiên ông làm việc, thì liệu có ai hỏi rằng: Tại sao không có Carnegie trong lịch sử nước Mỹ? Quả thực, Carnegie nằm trong số những nhân vật ít có khả năng thành công nhất trong quá khứ của Hoa Kì. Suốt tám thập kỉ qua, các sử gia luôn lúng túng về trường hợp của ông. Trong các thập kỉ 1940 và 1950, một cuốn giáo trình lịch sử Hoa Kì được sử dụng rộng rãi đã mô tả ông là “nhân vật điển hình nhất của kỉ nguyên công nghiệp”. Ba thập kỉ sau đó, các chuyên gia lịch sử đưa ra nhận xét rằng Carnegie là “trường hợp biệt lệ”. Carnegie mất năm 1919, vì vậy sự thay đổi về dư luận nêu trên không thể là kết quả từ bất kì điều gì ông đã làm.
Chẳng có gì chắc chắn về Công ty Thép Carnegie, về máy ảnh, về thuốc sơn móng tay hoặc về mạch tích hợp. Chẳng có lí thuyết nào về việc thành lập tổ chức – vốn không thể tính hết được những yếu tố tài năng, năng khiếu, khí chất và đôi khi cả sự ngu ngốc của mỗi cá nhân nhà lãnh đạo kể trên – có thể giải thích được về việc làm thế nào mà nước Mỹ lại làm được tốt nhất điều nó đã làm. Tương tự, không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp của các cá nhân được mô tả và phân tích trong cuốn sách này lại thịnh vượng ở Hoa Kì. Đó là vì xã hội này vừa mang lại cho họ sự khích lệ, vừa từ chối việc dựng lên những rào cản có thể ngăn trở họ hoàn thành trọn vẹn vận mệnh của mình. Do vậy, cuốn sách này là câu chuyện kể về các cá nhân và tổ chức. Nhưng các cá nhân giữ vị trí trung tâm, còn các tổ chức, cả công lẫn tư, đóng vai trò là phông nền sân khấu.
Những tổ chức của Hoa Kì kể từ thời kì Nội chiến cho tới nay đã cung cấp một loạt quyền hạn cho doanh nghiệp mới. Kết quả là [tạo ra] một xã hội trong đó mục tiêu dường như là mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người để trở nên bất bình đẳng.
Sự tự do tham gia vào hoạt động kinh doanh là rộng mở [cho mọi người], nhưng không phải là vô hạn. Việc chống độc quyền là một ví dụ. Đạo luật Sherman, coi một tội phạm liên bang là kẻ “âm mưu hạn chế mậu dịch”, được xác lập thành luật vào năm 1890. Andrew Carnegie đã phớt lờ luật này trong suốt thập niên 1890. Khi bị Ủy ban Quốc hội triệu tập để chất vấn về hành động này, ông nói: “Các ngài có thực sự mong đợi những người đang chủ động đấu tranh để tạo ra sinh kế trong ngành sản xuất đưa ra ý kiến về những luật lệ và quyết định của họ, và về những thứ đang được áp dụng ở đây, ở kia và ở mọi nơi hay không?… Chưa từng có ai đề cập với tôi về Đạo luật Sherman, tôi nhớ là như vậy.” Carnegie không hề phải trả giá cho sự vô tâm này. Ông còn khoe khoang về điều đó. Một thế kỉ sau, Bill Gates thể hiện chính xác một thái độ tương tự và thái độ đó khiến các cổ đông của công ty ông ta mất hơn 225 tỷ đôla. Thời thế thay đổi. Luật lệ cũng thay đổi theo.
Không có ai trong số bảy nhân vật chính trong cuốn sách này có thể gọi là “điển hình”. Không có nhà quản trị kinh doanh điển hình; và nếu như ai đó trong số họ được nhìn nhận như vậy, thì mỗi đặc tính của ông ta sẽ khiến ông ta thậm chí còn không điển hình hơn. Khi người ta nghiên cứu trên diện rộng các CEO của giới doanh nghiệp Mỹ, điều ấn tượng nhất là sự đa dạng của họ với những giới hạn cụ thể mà tôi có thể mô tả ngay lập tức. Họ sinh trưởng ở khắp nơi trong một quốc gia có kích cỡ của một lục địa. Một vài người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Họ gắn kết với những tôn giáo và giáo phái khác nhau. Những dấu mốc trên con đường sự nghiệp của họ cũng khác nhau và nền tảng giáo dục của họ cũng vậy.
Các quan sát trên đúng với những nhà quản trị trong suốt một thế kỉ rưỡi qua, với một vài dấu hiệu báo trước có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là vấn đề sắc tộc. Lịch sử của giới kinh doanh người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kì là một chủ đề hấp dẫn. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp ngoại lệ gần đây, người da đen cả nam và nữ đều không có cơ hội để lãnh đạo một công ty lớn của Mỹ. Điều tương tự cũng đúng với phụ nữ. Một công trình nghiên cứu về những CEO của 200 công ty quan trọng nhất trong nền công nghiệp Hoa Kì vào năm 1917 cho biết không có ai trong số này là người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ. Thậm chí ngày nay rất hiếm thấy thành viên của hai nhóm này (hiển nhiên, sự trùng lấp ở đây là phụ nữ da đen) lãnh đạo một công ty lớn của Mỹ. Vào năm 2000, chỉ có ba CEO là phụ nữ trong danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kì của tạp chí Fortune.
Năm 1932, Frank W. Taussig, nhà kinh tế học cao cấp tại Harvard cùng đồng nghiệp là Carl S. Joslyn đã công bố những kết quả của cuộc điều tra trên diện rộng về nguồn gốc xã hội của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kì. Để kết luận, nghiên cứu này tuyên bố rằng “tất cả những người đàn ông có năng lượng, hoài bão và trí thông minh, hành trang học vấn dẫu chỉ là tay trắng, đều có thể giành được chỗ đứng trong thế giới kinh doanh và làm việc để thăng tiến tới địa vị cao hơn”. Điều đáng chú ý là, hai học giả trên, sau khi tiến hành một công trình nghiên cứu tỉ mỉ và đắt đỏ đến vậy, lại rút ra kết luận này bởi vì nó thiếu chính xác về mặt thời điểm và không bao giờ đúng trong hiện tại.
Quả thực, kết luận của Taussig và Joslyn tự mâu thuẫn với chính nó. Cụm từ “tất cả những người đàn ông” loại bỏ một nửa dân số là nữ của Mỹ. Trong cuốn sách của họ không đề cập tới những người Mỹ gốc Phi, nhưng cũng không đặt câu hỏi về việc kể từ khi chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ vào năm 1865 cho tới nay, người da đen đã không được miêu tả một cách đúng mức trong giới tinh hoa kinh doanh của Hoa Kì. Thực tế là Taussig và Joslyn có thể đã sử dụng cụm từ khẳng định “tất cả những người đàn ông” để minh họa cho việc phụ nữ và người da đen, tức là hơn một nửa dân số Mỹ, đã không được tính đến. Cả hai nhóm người này đều liên quan tới kinh doanh với vai trò vừa là người làm thuê vừa là người làm chủ. Nhưng với tư cách là những nhà quản trị của các doanh nghiệp hàng đầu, trong quá trình lịch sử, họ chỉ cấu thành một tỉ lệ rất nhỏ.
Taussig, Joslyn và nhiều người khác không phải là thiếu hiểu biết khi tự hỏi về tính mở và sự linh hoạt của nền kinh tế Mỹ. Họ, giống như mọi người khác, chỉ là sản phẩm của thời đại mình. Họ đã không thấy sự loại trừ hơn nửa dân số Hoa Kì ra khỏi giới tinh hoa kinh doanh của Mỹ là bằng chứng cho thấy một điều: tính độc quyền. Họ thừa nhận rằng có vài nhóm đơn giản là “nằm ngoài nồi hầm nhừ”. Trước đây điều này là hiển nhiên.
Điều gây ấn tượng với họ cũng như với nhiều nhà quan sát khác là về những người ở “bên ngoài” chứ không phải là những người ở “bên trong”. Ví dụ, bạn có thể điều hành một trong những doanh nghiệp lớn của Mỹ nếu bạn là một người Do Thái gốc Nga. Trước đây điều này có thật ở một đất nước có tín đồ Cơ đốc giáo chiếm ưu thế, ngôn ngữ quốc gia là tiếng Anh và những truyền thống luật pháp cai quản giới kinh doanh được dựa chủ yếu trên những nền tảng của Anh. Người Do Thái gốc Nga trong trường hợp này là David Sarnoff, nhà sáng lập và trong nhiều năm là nhà độc tài đúng nghĩa của RCA – Công ty Phát thanh Hoa Kì.
Giờ đây, không có ý nghĩa quan trọng ghê gớm gì hơn ngoài một nhãn hiệu, RCA nằm trong số những công ty chủ chốt của Hoa Kì từng tồn tại trong giai đoạn từ những năm 1920 đến những năm 1980. Nó chi phối ngành viễn thông, điều này rất dễ nhận ra nhờ những hoạt động giải trí mà nó cung cấp (RCA có thời gian sở hữu NBC, tức là hai trong số ba hệ thống phát thanh truyền hình của Mỹ lúc bấy giờ) và điều này cũng có ý nghĩa sống còn đối với nền quốc phòng. Công nghệ viễn thông có thể khiến những con tàu ngoài khơi giữ liên lạc và tạo ra một đạo quân bằng cách biến một đám đông dân chúng thành một đơn vị chiến đấu có tổ chức. Điều kì lạ ở chỗ Sarnoff có lẽ đã khó có thể leo tới địa vị có vai trò chủ chốt đến thế nếu như ông ta vẫn còn ở Nga hoặc giả sử đã di cư sang Nhật.
Do vậy, khi nói về việc tự do tiếp cận tới [địa vị] quyền lực của các doanh nghiệp Hoa Kì, chúng ta chắc chắn hiểu rõ rằng việc tiếp cận này cực kì tự do đối với những ai nằm trong các ranh giới “có thể chấp nhận được” và hết sức ngặt nghèo đối với những ai nằm ngoài các ranh giới này. Người Caucasia nằm trong các ranh giới cho phép – thậm chí nếu họ là người Do Thái như Charles Revson, thậm chí nếu họ là dân di cư bần cùng, học vấn chẳng bao nhiêu như Andrew Carnegie, thậm chí nếu họ sinh trưởng cách xa những trung tâm quyền lực kinh doanh quốc gia và thủ đô như Sam Walton. Người da đen và phụ nữ nằm ngoài các ranh giới cho phép.
Việc lựa chọn bảy người được đề cập đến trong cuốn sách này đã được hướng dẫn từ chính thực tế khắc nghiệt, không khoan nhượng này. Những người da trắng được khắc họa chân dung trong sách là những người hoàn toàn khác nhau. Nhưng họ có điểm chung là giới tính và màu da. Còn nhiều khoảng trống cho cuốn sách này về lịch sử của những nhân vật hàng đầu trong số phụ nữ và người da đen của giới kinh doanh ở Mỹ. Còn vô số những câu chuyện chưa được kể đáng được lắng nghe. Tuy nhiên, những người muốn biết các câu chuyện đó sẽ phải đọc một cuốn sách khác chứ không phải cuốn sách này.
Một yếu tố khác chi phối việc lựa chọn nhân vật để khắc họa chân dung đó là họ không còn sống nữa. Quyết định này khá quan trọng và đáng để đưa ra sự giải thích nào đó. Lịch sử là môn khoa học dân chủ. Bạn không cần những kí hiệu toán học. Tất cả những gì bạn cần là đánh giá, sẵn sàng làm việc và nhận sự trợ giúp nào đó từ bạn bè.
Chẳng thể băn khoăn việc các sử gia tỏ ra vô cùng kém cỏi trong việc tiên đoán về tương lai. Không hề có mô hình toán học nào sẽ xuất hiện trong những trang kế tiếp để giúp bạn chỉ ra ai sẽ là những người khổng lồ trong giới kinh doanh vào năm 2010(3). Bạn sẽ không tìm thấy bất kì công thức kì diệu nào để giải mã các thị trường sẽ đi về đâu.
Một vài doanh nhân có thể thấy hơi bực mình về điều này. Người ta vẫn nói các nhà tư bản “là những người đặt cược vào tương lai. Điều cốt lõi của chủ nghĩa tư bản là một định hướng tâm lí hướng tới việc mưu cầu sự giàu có và thịnh vượng trong tương lai.” Và bởi vậy, đây là lịch sử của những người, như Robert Noyce, đã nỗ lực để không phải chịu gánh nặng của lịch sử, nhờ vậy họ có thể thoát ra và làm được những điều kì diệu.
Tuy nhiên, lịch sử đã có một đóng góp khá giá trị cho nỗ lực học hỏi về kinh doanh. Các sử gia có lợi thế về quan niệm và bối cảnh. Chúng tôi biết về những điều đã xảy ra. Chúng tôi biết câu trả lời rốt cuộc là gì.
Mua sách Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
” khoảng 87.000đ đến 115.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh
Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Xây dựng và áp dụng hiệu quả các chiến lược kinh doanh cho phòng tập thể thao
- Kinh Doanh Bằng Trực Giác
- Bí kíp kinh doanh
- Luật Bố già Bài học kinh doanh từ những ông trùm Mafia
- Kinh Doanh Trong Một Thế Giới Luôn Thay Đổi
- 16 Chiến Lược Kinh Doanh Thay Đổi Cuộc Đời
- Khóa học xây dựng mô hình kinh doanh online
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free