Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Review sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Giới thiệu sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường – Tác giả John J Murphy

Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Khi một Ngân hàng Trung ương lớn nâng/hạ lãi suất cơ bản hoặc khi có một rủi ro lớn nào đó đe dọa toàn cầu như đại dịch, chiến tranh, căng thẳng giữa các quốc gia … thì thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường cổ phiếu bị tác động ra sao, từ đó kéo theo thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, giá dầu, giá vàng thay đổi thế nào, và quan trọng nhất là cơ hội nào cho nhà đầu tư/nhà giao dịch. Câu trả lời nằm ở Phân tích Liên thị trường.

Nếu không biết tới hoặc chưa hiểu, chưa sử dụng được Phân tích Liên thị trường một cách thuần thục, bạn đã bỏ lỡ một công cụ mà hầu như tất cả các nhà đầu tư/nhà giao dịch chuyên nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn, đều sử dụng hàng ngày để đánh bại thị trường, đạt hiệu suất lợi nhuận cao và ổn định.

Sách bám sát vào việc cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về cách thức thị trường tài chính vận hành dưới góc nhìn liên thị trường. Sử dụng những kiến thức đưa ra như một công cụ để hướng dẫn người đọc thấu hiểu về sự tương quan của các thị trường chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu và hàng hóa (vàng, bạc, dầu) từ đó ứng dụng lên biểu đồ nhằm phân tích ra sự hiện diện của đỉnh / đáy thị trường.

Kết hợp và nâng cấp, tăng mức độ hiệu quả của các phương pháp giao dịch khác như giao dịch theo xu hướng, mô hình biểu đồ, đường trung bình.

Phân tích Liên thị trường (Intermarket Analysis) chính là một sợi dây kết nối, là một bức tranh toàn cảnh về thị trường tài chính, về dòng tiền đang chảy trong nó, về hành động của các tổ chức lớn trong các bối cảnh cụ thể nhằm phòng tránh rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả. Đây cũng là công cụ để nắm bắt và đánh bại thị trường như một nhà đầu tư/ nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Tác giả John Murphy của sách Giao dịch với Phân tích Liên thị trường là ai?

Tác giả John Murphy – cây đại thụ trong giới tài chính nói chung và phân tích kỹ thuật nói riêng đã đạt rất nhiều thành tựu trong sự nghiệp của mình. Ông là một học giả cực kỳ uyên bác với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Phố Wall cho Merrill Lynch, một tổ chức tài chính quốc tế, ở cương vị Giám đốc Phân tích Kỹ thuật.

Ngoài ra, ông còn là cựu chuyên gia Phân tích Kỹ thuật của kênh truyền hình tài chính hàng đầu thế giới CNBC, là khách mời thường xuyên trong các chương trình của Bloomberg, CNN, FOX, S

Thành tựu của ông John Murphy cũng được các tổ chức uy tín công nhận, tiêu biểu là Giải thưởng thành tựu trọn đời của Liên đoàn Chuyên gia Phân tích Kỹ thuật IFTA năm 1992; giải thưởng thường niên của MTA năm 2002.

Ông viết sách từ rất sớm và là tác giả viết sách bán chạy hàng đầu về lĩnh vực phân tích kỹ thuật. Cuốn “Phân tích Liên thị trường” là một trong những cuốn sách rất hay của ông.

Những nhận xét của đồng nghiệp về sách Phân tích Liên thị trường của John Murphy

“John Murphy đã chỉ rõ rằng tất cả các thị trường đều có liên quan đến nhau. Thật là ngớ ngẩn khi giao dịch cổ phiếu mà không để mắt đến lãi suất, tiền tệ và vàng. Trong cuốn sách mới đầy giá trị này, bậc thầy về phân tích kỹ thuật dạy cho tất cả chúng ta cách theo sát và có được lợi nhuận từ các mối quan hệ liên thị trường.”

― Tiến sĩ. ALEXANDER ELDER, tác giả sách Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống.

“Tiền đề cơ bản của Murphy là những phân tích của một nhà giao dịch cần phải vượt ra ngoài thị trường mà họ đang giao dịch, để xem xét cả mối quan hệ với các thị trường khác. Một viễn cảnh rộng lớn không chỉ cần thiết trong việc hiểu bức tranh toàn cảnh mà còn cung cấp các dấu hiệu cảnh báo sớm, có giá trị thông qua các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Điểm nổi bật nhất của cuốn sách Giao dịch với Phân tích liên thị trường này là các tương tác liên thị trường quan trọng trong sách được minh họa sống động với hơn 150 biểu đồ màu, cung cấp những ý tưởng có giá trị không chỉ cho các nhà phân tích biểu đồ mà cho cả những nhà phân tích cơ bản, bởi lẽ sự hiểu biết về kết nối liên thị trường là điều cần thiết cho tất cả các nhà giao dịch. Một bài học tôi đã học được từ việc phỏng vấn các phù thủy thị trường tài chính đó là các hành động giá liên thị trường cung cấp những manh mối thiết yếu cho việc giao dịch. Trong bối cảnh này, cuốn sách của Murphy mang đến cho các nhà giao dịch một kho tài nguyên và ý tưởng có giá trị.”

― JACK SCHWAGER, tác giả bộ sách Phù thủy thị trường chứng khoán

Mục lục sách Phân tích Liên thị trường

Phần 1 Trạng thái bình thường cũ

  • Chương 1 Phân tích liên thị trường: Nghiên cứu về những mối quan hệ
  • Chương 2 Nhìn lại trạng thái bình thường cũ
  • Chương 3 Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997-1998

Phần 2 Đỉnh thị trường năm 2000 và năm 2007

  • Chương 4 Các sự kiện liên thị trường xung quanh vùng đỉnh năm 2000
  • Chương 5 Sự sụt giảm của đồng đô la năm 2002 nâng đỡ thị trường hàng hóa
  • Chương 6 Luân chuyển các loại tài sản dẫn đến đỉnh thị trường năm 2007
  • Chương 7 Phân tích trực quan đỉnh thị trường năm 2007

Phần 3 Chu kỳ kinh doanh và ETFs

  • Chương 8 Phân tích liên thị trường và chu kỳ kinh doanh
  • Chương 9 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh lên các nhóm ngành
  • Chương 10 Quỹ hoán đổi danh mục (ETFs)

Phần 4 Trạng thái bình thường mới

  • Chương 11 Xu hướng đồng đô la và hàng hóa trong chiều hướng đối lập
  • Chương 12 Cổ phiếu và hàng hóa trở nên tương quan cao
  • Chương 13 Cổ phiếu và đồng đô la
  • Chương 14 Mối quan hệ giữa trái phiếu và cổ phiếu
  • Chương 15 Mối quan hệ giữa trái phiếu và hàng hóa

Kết luận: Tất cả là về những mối quan hệ

Giới thiệu về tác giả

Giới thiệu Dịch Giả

Giao dịch với Phân tích Liên thị trường được biên dịch và hiệu đính bởi đội ngũ rất uy tín gồm:

  • Anh Bùi Văn Huy – Giám đốc chiến lược thị trường của một công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, anh Huy đã được cấp chứng nhận CMT Charterholder của Hiệp hội CMT quốc tế chuyên về sau khi hoàn tất 03 cấp độ CMT. Số cá nhân có chứng nhận CMT Charterholder là cực kỳ ít tại Việt Nam.
  • Tiến sĩ Lê Đạt Chí – hiện là Phó trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TpHCM (UEH). Tiến sĩ Lê Đạt Chí đã tham gia biên dịch, hiệu đính nhiều sách và tài liệu có chất lượng trong lĩnh vực tài chính.
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường
  • Mã hàng 9786049228919
  • Nhà Cung Cấp Công ty Cổ Phần Sách Điện Tử Lộc
  • Tác giả John J Murphy
  • NXB NXB Kinh Tế TPHCM
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 556
  • Kích Thước Bao Bì 24 x 16 x 1.6 cm
  • Số trang 318
  • Hình thức Bìa Cứng

2. Đánh giá Sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Đánh giá Sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường
Đánh giá Sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

1 Hơi ngạc nhiên vì giấy bóng Nội dung: tùy theo cảm nhận của mỗi người Gọn gàng, sạch, đẹp

2 Sách chất lượng về nội dung lẫn hình thức.

3 Sách rất chất lượng.

4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

5 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

Review sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Review sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường
Review sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

John J Murphy vốn nổi tiếng với cuốn sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính mà tôi đã đọc trước đây và đã có review về cuốn sách đó của Ông, nó rất cơ bản nhưng đầy đủ cho ta cái nhìn về phân tích kỹ thuật.
Trong cuốn sách này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận trực quan để đánh bại thị trường tài chính bằng cách sử dụng Quỹ hoán đổi danh mục (ETF).

I. Trạng thái bình thường cũ

1. Phân tích liên thị trường nghiên cứu về những mối quan hệ

Phân tích liên thị trường là nghiên cứu về cách các thị trường tài chính khác nhau có mối liên hệ với nhau. Đây là sự chuyển hướng từ cách nhìn 1 thị trường đơn lẻ sang nhiều nhiều thị trường khác nhau. Có 4 loại tài sản quan trọng trong phân tích liên thị trường bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ.
Ngày nay, các chiến lược phân bổ tài sản đã được mở rộng ra thay vì cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt nhờ có cuộc cách mạng của quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Các chỉ số hàng hóa và tiền tệ trước đây chưa thật sự phát triển để dễ dàng đầu tư dù ta biết hàng hóa và ngoại tệ là cùng chiều với nhau và trong sự dịch chuyển đối lập với đồng USD. Nhưng từ khi các quỹ ETF ra đời đã giúp ta có thể dễ dàng giao dịch hàng hóa, và tiền tệ hơn bao giờ hết. Nó có thể thực hiện giao dịch như 1 cổ phiếu thông thường với hầu hết các loại tài sản khác nhau và ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Luân chuyển nhóm ngành và chu kỳ kinh doanh: Phân tích liên thị trường đóng vai trò quan trọng trong chiến lược luân chuyển nhóm ngành. Các quỹ hoán đổi danh mục hiện phủ khắp các nhóm ngành trên thị trường và tạo điều kiện dễ dàng cho việc di chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành khi đầu tư. Thời điểm thị trường bắt đầu của chu kỳ giá lên với cổ phiếu, các nhóm ngnàh nhạy cảm với kinh tế như nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu (gồm cả bán lẻ) thường diễn biến tốt hơn hầu hết các cổ phiếu khác. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng thường dẫn dắt ở đáy thị trường. Khi thị trường gần vùng đỉnh, nhiều nhóm cổ phiếu tương tự nhau thường đảo chiều giảm đầu tiên. Các cổ phiếu năng lượng (thường liên quan với giá dầu) có xu hướng trở thành nhóm dẫn dắt khi thị trường bước vào cuối chu kỳ giá lên. Khi tiền bắt đầu chảy ra khỏi đây là lúc thị trường bắt đầu suy thoái, nó có thể đến các ngnahf phòng thủ như tiêu dùng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe, tiện ích.

Cổ phiếu đạt đỉnh và đáy trước nền kinh tế: Các đỉnh quan trọng trong thị trường cổ phiếu thường dẫn đến thời kỳ kinh tế suy yếu (hoặc suy thoái, khủng hoảng). Khi thị trường cổ phiếu suy yếu, tiền có xu hướng chẩy vào thị trường trái phiếu, và tại đáy thị trường thì điều ngược lại lại xảy ra. Trái phiếu luôn đảo chiều đầu tiên, tiếp theo là cổ phiếu và cuối cùng là hàng hóa. Từ đó giúp ta xác định các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Nó cũng sẽ giúp ta xác định xem liệu chu kỳ kinh doanh đang trong trạng thái đi lên hay đi xuống.
Vai trò của dầu: Giá dầu tăng mạnh thường là dấu hiệu xấu cho thi trường cổ phiếu và có thể làm thị trường suy yếu mạnh sau đó. Nhiều lần đã xảy ra khi giá dầu tăng mạnh sẽ làm cho FED lo ngại tăng lãi suất nhằm kìm chế đà tăng hàng hóa và làm thi trường cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề theo.

Trong khi các nhà phân tích vĩ mô xem xét dữ liệu quá khứ, nhà phân tích cơ bản từ rất nhiều dữ liệu để có cái nhìn tổng quan về thị trường, ngành nghề và mất rất nhiều thời gian công sức nên thường phải chuyên môn hóa, thì người xem biểu đồ sẽ dễ dàng theo dõi sự dịch chuyển của dòng tiền giữa các loại tài sản, ngành nghề khác nhau để xác định thị trường hiện tại và xu hướng sắp tới.

Nghiên cứu liên thị trường liên quan đến việc xem xét rất nhiều thị trường, nó được thực hiện bởi các biểu đồ giá, so sánh chúng với nhau, tìm ra mối liên quan giữa chúng. Phân tích liên thị trường đã mở rộng đáng kể phân tích kỹ thuật ra và được sử dụng rộng rãi ngày nay khi tạo ra các biểu đồ so sánh các thị trường, nhóm ngành khác nhau 1 cách trực quan sinh động. Nó cũng giúp ta có cái nhìn rộng hơn ra ngoài thay vì nhìn vào trong như trước đây khi ta giao dịch trên 1 thị trường. Các mối quan hệ này thường không thay đổi, nhưng có đôi khi chúng có thay đổi trong 1 khoảng thời gian ngắn hoặc bị thay đổi khác đi.

Các nguyên tắc liên thị trường cơ bản:

  • Tất cả các thị trường toàn cầu được liên kết với nhau
  • Phân tích bất kỳ 1 thị trường nào cũng nên bao gồm phân tích các thị trường khác

4 loại tài sản bao gồm:

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Hàng hóa
  • Tiền tệ

Những mối quan hệ liên thị trường:

  • Xu hướng đồng USD và hàng hóa theo chiều hướng đối lập
  • Giá trái phiếu và xu hướng hàng hóa theo chiều hướng đối lập
  • Từ năm 1998, giá trái phiếu và cổ phiếu có xu hướng ngược chiều nhau
  • Từ năm 2008, cổ phiếu và hàng hóa có mối tương quan chặt chẽ với nhau

Chúng tương tác với nhau như thế nào:

  • Trái phiếu thường thay đổi xu hướng trước cổ phiếu
  • Cổ phiếu thường thay đổi xu hướng trước hàng hóa
  • Lợi suất trái phiếu tạo đỉnh đầu tiên, cổ phiếu thứ 2 và cuối cùng là hàng hóa
  • Những sự luân chuyển đó kém tin cậy hơn khi ở đáy so với ở đỉnh

Ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài:

  • Tất cả các cổ phiếu toàn cầu có mối tương quan chặt chẽ
  • 1 đồng USD tăng có lợi cho cổ phiếu Mỹ
  • 1 đồng USD yếu hơn ủng hộ cổ phiếu nước ngoài
  • Thị trường mới nổi gắt chặt với xu hướng hàng hóa

Các nguyên tắc liên thị trường trên đã tồn tại từ lâu (trạng thái bình thường cũ) và không thay đổi nhiều, nhưng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay thì đã có 1 số thay đổi đáng kể liên quan tới trạng thái bình thường mới.

2. Nhìn lại trạng thái bình thường cũ

Trước đây sự chi phối của hàng hóa rất mạnh trong nền kinh tế từ những năm 1930-1980, với sự suy yếu của đồng đôla Mỹ diễn ra liên tục. Nhưng từ sau sự sụp đổ của giá hàng hóa những năm 70s, nguy cơ giảm phát bắt đầu đe dọa nền kinh tế, hàng hóa mát dần ưu thế, đồng đôla mạnh lên và thị trường cổ phiếu, tría phiếu dần chiếm ưu thế hơn. Năm 1980 là điều khởi đầu của trạng thái mới và trước đó là trạng thái cũ. Các mối quan hệ liên thị trường bắt đầu thay đổi căn bản từ năm này trở đi.

Đầu tiên là đồng đôla chạm đáy và giá hàng hóa tạo đỉnh, sau đó khi đồng đôla bắt đầu đảo chiều đi lên thì giá hàng hóa cũng tạo đỉnh bắt đầu đi xuống dài hạn.

Hàng hóa và trái phiếu có xu hướng trái ngược nhau. Khi hàng hóa đạt đỉnh thì trái phiếu bắt đầu tạo đáy và đảo chiều đi lên khi hàng hóa bắt đầu xu hướng giảm. Giá trái phiếu thường đảo chiều trước giá cổ phiếu.
Năm 1987, sau hơn 4 năm tăng trưởng liên tục nhờ hàng hóa đi xuống do đồng đôla yếu và lãi suất sụt giảm liên tục. Từ khoảng tháng 4/1987, giá hàng hóa bắt đầu tăng vọt trong khi giá trái phiếu suy giảm đã phát đi tín hiệu cảnh bảo mạnh mẽ. Giá cổ phiếu tiếp tục tăng tới tháng 10 thì sụp đổ. Sự sụp đổ mạnh của cổ phiếu là điều bất ngờ, nhưng sự giảm của nó là có thể báo trước. Sự kiện từ 1987 trở đi đã có phản ứng dây truyền lên nhiều thị trường khác trên thế giới và mối quan hệ giữa các thị trường ngày càng cao hơn.

Trong cuộc chiến tranh Iraq lần 1, giá dầu đột ngột tăng mạnh và thị trường cổ phiếu trái phiếu đột ngột sụt giảm mạnh mẽ. Sau khi chiến dịch bão táp xa mạc diễn ra thì giá hàng hóa nhanh chóng sụt giảm mạnh và giá trái phiếu, cổ phiếu tăng trở lại nhanh chóng.

Thị trường giá xuống ngầm 1994 theo sau những kịch bản liên thị trường: Năm 1993, giá hàng hóa bắt đầu đảo chiều giảm mạnh kéo theo sự lên giá của giá trái phiếu trước, rồi sau đó tới cổ phiếu theo sau. Tuy nhiên, nhiều nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi xu hướng này đặc biệt nhóm tiện tích, cổ phiếu vốn hóa nhỏ, vận tải do tình trạng giá xuống ngầm trên thị trường. Từ những năm 1998, giam phát bắt đầu được nhắc lại kể từ lần gần nhất có giảm phát là cuộc đại khủng hoảng những năm 30s. Nó xuất phát từ châu Á và lây nhiễm ra toàn cầu trong đó có Mỹ cũng phải gánh chịu 1 phần. Hàng hóa cũng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với thị trường cổ phiếu trong giai đoạn này trở đi. Việc này chủ yếu do đồ đôla bị FED làm cho giảm giá mạnh để chống lại nguy cơ giảm phát đã kích thích giá cả hàng hóa lên cao. Và giai đoạn này cũng chứng kiến sự thay đổi của mối quan hệ liên thị trường giữa trái phiếu và cổ phiếu, khi giảm phát xảy ra giá trái phiếu tăng vọt trong khi cổ phiếu giảm mạnh, khi nhà đầu tư rút tiền khỏi các tài sản rủi ro cao để quay ra các tài sản an toàn để bảo vệ chống lại giảm phát. Mặc dù lãi suất giảm trong giai đoạn này nhưng nó lại không tốt cho cổ phiếu khi thị trường rơi vào giảm phát.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản nổ tung bong bóng vào năm 90 đã cho thế giới chứng kiến mô hình giảm phát ở Nhật Bản khốc liệt và người ta nghiên cứu nó nhiều năm, việc giảm phát này đã kéo dài mấy chục năm tới hiện tại và vẫn chưa thể thoát khỏi việc này của Nhật Bản.

3. Khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 – 1998

Cuộc khủng hoảng châu Á đã làm sự phân tách của trái phiếu và cổ phiếu diễn ra mạnh mẽ. Mà sau đó là các cuộc khủng hoảng tiếp theo càng củng cố sự phân tách này. Chỉ số CRB Index gồm 19 loại hàng hóa khác nhau có sự sụt giảm mạnh trong năm 1998 xuống mức đáy. Các ngân hàng trung ương châu Á tăng mạnh lãi suất đã làm thị trường cổ phiếu gặp thảm họa và kéo theo các thị trường khác trên thế giới.

Kết quả cuộc khủng hoảng này là sự phân rã mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu và trái phiếu khi chúng không còn đi cùng chiều với nhau nữa như trước đây. Trong nửa cuối 1997, cổ phiếu Mỹ giảm trong khi trái phiếu bắt đầu tăng mạnh, và khi trái phiếu chính phủ tăng vọt cổ phiếu càng giảm mạnh hơn. Tới cuối năm 1998, khi nhận thức rằng cuộc khủng hoảng đã qua và không còn ảnh hưởng tới nước Mỹ, giá trái phiếu bắt đầu sụt giảm mạnh và cổ phiếu bắt đầu tăng vọt trở lại. Sự thay đổi này do giảm phát gây ra, nỗi lo sợ giảm phát đã thúc đẩy nhà đầu tư hành động như vậy thay vì nỗi lo sợ lạm phát như trước kia. Nhưng đợt sụt giảm này chỉ là đợt tổng duyệt cho cuộc suy thoái từ 2000 – 2002 khi giá trái phiếu lại tăng vọt trong khi giá cổ phiếu giảm mạnh mẽ đặc biệt nhóm cổ phiếu internet, công nghệ. Việc lợi tức trái phiếu giảm đã không còn đóng vai trò tích cực cho cổ phiếu như trước đây nữa sẽ sự thay đổi đáng kể trong thời kỳ này.

II. Đỉnh thị trường năm 2000 và năm 2007

4. Các sự kiện liên thị trường xung quanh vùng đỉnh năm 2000

Sau khi dòng tiền quay trở lại với cổ phiếu đã làm thị trường cổ phiếu tăng vọt chóng mặt lên mức cao kỷ lục, trong khi trái phiếu chịu đựng năm giảm kỷ lục tồi tệ do dòng tiền rút khỏi đổ sang cổ phiếu. 1 phần do giá dầu tăng rất mạnh trong năm này làm đồng usd suy yếu và lãi suất tăng. Sự sụp đổ của châu Á năm 97-98 làm hàng hóa suy giảm mạnh, nhưng khi châu Á phục hồi đã thúc đẩy giá hàng hóa tăng mạnh trở lại. Cổ phiếu năng lượng cũng trở thành cổ phiếu mạnh nhất thị trường khi giá dầu tăng gấp 3 lần. Fed đã tăng mạnh lãi suất để ngăn chặn đà tăng dầu mỏ và hàng hóa và làm đường cong lãi suất bị đảo ngược khi lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Trước đó đã có 1 số giai đoạn xảy ra tương tự như năm 1970, 1974, 1980, 1982 và 1990 và đều làm cho thị trường cổ phiếu suy yếu mạnh. Các cổ phiếu dẫn dắt thị trường (thường là các cổ phiếu quá đắt đỏ) sẽ bị tổn thương mạnh nhất và đầu tiên.

Khi Nasdaq suy giảm nhanh chóng, các quỹ REIT trở nên hấp dẫn hơn hẳn do nó đi ngược chiều nhờ có lãi suất tốt hơn và sự ổn định của nó và hiệu suất các quỹ này bắt đầu tăng mạnh khi dòng tiền đổ vào. Trong giai đoạn đầu của quá trình suy thoái, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tỏ ra có hiệu suất tốt hơn so với các ngành khác. Tiếp theo là các cổ phiếu phòng thủ khác như nhóm tiện ích, chăm sóc sức khỏe. Năm nay chứng kiến các mối quan hệ liên thị trường trùng khớp với những nhận định trước đây và rất tiêu biểu. Thị trường cổ phiếu phát đi tín hiệu tảo đỉnh vào giảm trước thị trường hàng hóa 5 tháng. Khi thị trường hàng hóa giảm bắt đầu báo hiệu 1 sự suy yếu của nền kinh tế nói chung và kéo dài tới 2002 gây ra lo ngại về giảm phát bùng phát. Việc kéo giảm lãi suất dài hạn và hạ lãi suất đã giúp kích thích thị trường và sự hồi sinh của thị trường cổ phiếu trước 3 tháng, sau đó là sự phục hồi của thị trường trái phiếu và hàng hóa.

5. Sự sụt giá đồng đôla năm 2002 nâng đỡ thị trường hàng hóa

Do lo ngại về giảm phát, Mỹ đã từ bỏ chính sách đồ đôla mạnh để chuyển sang phá giá đồng đôla nhằm kích thích nền kinh tế và tránh suy thoái, giảm phát trên thị trường. Thị trường hàng hóa đã tăng trong hơn 1 năm sau đó. Đồng đôla Mỹ đạt đỉnh vào quý đầu tiên của năm 2002 và liên tục suy giảm sau đó. Chỉ số hàng hóa CRB Index đã tạo đáy và liên tục đi lên trong khi đồng đôla tạo đỉnh đi xuống. Đồng USD giảm giá cũng kéo theo 1 thị trường giá lên mạnh mẽ của vàng. Vàng đã hoạt động tốt cả trong giai đoạn lạm phát và giải pháp khi được coi là tài sản trú ẩn cho nhà đầu tư. Mặc dù đại đá số thời gian vàng kém hiệu quả, nhưng nó lại là tài sản thay thế tốt được ưa chuộng khi lo sợ về lạm phát hay giảm phát bùng nổ. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thay đổi xu hướng dài hạn giữa vàng và đồng đôla Mỹ. Giá hàng hóa và giá cổ phiếu cũng có sự ngược chiều nhau rõ ràng khi đỉnh thị trường cổ phiếu là đáy của thị trường hàng hóa. Trong khi giá dầu thô có xu hướng đối lập với thị trường cổ phiếu và nó lập đỉnh khi thị trường cổ phiếu tạo đáy và ngược lại.

6. Luân chuyển các loại tài sản dẫn đến đỉnh thị trường năm 2007

Ta sử dụng đồ thị theo dõi sức mạnh tương đối các lớp tài sản để đánh giá sự dịch chuyển dòng tiền, các tỉ số trái phiếu/cổ phiếu và các giai đoạn lập đỉnh – đáy của các đồ thị so sánh với các thị trường khác nhau. Việc phân tích liên thị trường này sẽ giúp việc phân bổ tài sản, dịch chuyển tài sản tỏ ra hiệu quả hơn. Theo dõi từng nhóm ngành khác nhau cũng giúp việc luân chuyển khoản đầu tư giữa các nhóm ngành theo chu kỳ kinh doanh.

Trong suốt 20 năm từ 1980-2000, thị trường hàng hóa rơi vào tình trạng suy thoái dài hạn trong khi thị trường cổ phiếu liên tục tăng. Từ 2000 – 2002, thị trường hàng hóa bắt đầu tăng mạnh trong khi thị trường cổ phiếu suy thoái. Thị trường hàng hóa kéo dài đà tăng tới tận năm 2008 mới bắt đầu sụp giảm mạnh và tạo đỉnh sau khi thị trường cổ phiếu đã tạo đỉnh từ năm 2007. Việc hình thành các quỹ ETF đã giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thị trường khác nhau, sự dịch chuyển đầu tư dễ dàng từ cổ phiếu sang trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ rất đơn giản nhờ các quỹ ETF này.

Năm 2007, trái phiếu bắt đầu tăng vọt thể hiện sự thay đổi rõ ràng trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh sau khi trái phiếu tăng giá mạnh. Đồng đôla suy giảm giá trị mạnh do lãi suất hạ nhanh và mạnh để cứu vãn nền kinh tế và thị trường cổ phiếu, nó kó giá vàng tăng vọt theo, giá hàng hóa tăng vọt tiếp tục đẩy mạnh kéo dài tới 2008. Khủng hoảng tại Mỹ đã xuất khẩu ra toàn cầu tới mọi nước và đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự dịch chuyển tài sản và khủng hoảng tài chính.

7. Phân tích trực quan đỉnh thị trường năm 2007

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo thị trường đã đạt đỉnh vào năm 2007. NHư S&P500 kiểm định lại ngưỡng kháng cự quan trọng quanh mức đỉnh năm 2000. Các chỉ báo ngnàh nghề cũng bắt đầu thay đổi khi chỉ báo đo lường độ rộng thị trường đi xuống, cổ phiếu bất động sản, xây dựng giảm từ 2006, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, cổ phiếu ngành tài chính, bán lẻ, vận tải đảo chiều giảm đầu tiên, và giá dầu liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này.

Năm 2007 chứng kiến sự phân kỳ mạnh trên S&P500 khi đường AD liên tục suy giảm kể từ tháng 7/2007 và dù tháng 10 thị trường quay lại vượt đỉnh tháng 7 nhưng đường AD lại phân kỳ đỉnh thấp hơn đỉnh vào tháng 7/2007. Đây là dấu hiệu mạnh mẽ cho việc thị trường đã tạo đỉnh và sắp đi xuống. Các nhóm ngành tạo đỉnh sớm trước khi thị trường tạo đỉnh cũng thường là các nhóm ngành tạo đáy đi lên đầu tiên khi thị trường đã tạo đáy xong. Đó thường là 4 nhóm ngành: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ, tài chính, bán lẻ, vận tải, và xây dựng nhà ở. Trong đó nhóm tài chính là tiêu biểu vì lớn nhất trong nhóm này và tạo đỉnh rõ ràng do ảnh hưởng xấu bởi sự đảo chiều đi xuống và thị trường bất động sản. Các cổ phiếu vận tải thì bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu thô cao, năm 2007-2008, giá dầu thô leo thang chóng mặt đã ảnh hưởng nặng nề đến nhóm này, và sau đó tới các nhóm tiêu dùng bán lẻ, và xây dựng nhà ở. Trong khi đó, ngành bất động sản đã bắt đầu suy yếu từ cuối năm 2005 và cổ phiếu ngành này bắt đầu sụt giảm mạnh từ giưuã 2006, tiếp theo kéo theo ngành bán lẻ suy giảm, giá dầu cao cũng ảnh hưởng tới chi tiêu của người tiêu dùng khi chi phí thường xuyên là nhà đất và nhiêu liệu tăng cao. Nhiều nhóm ngành cũng bị đảo chiều trước và sau đó phân kỳ âm khi thị trường tiếp tục đi lên phát ra các tín hiệu. Các sự phân kỳ không đồng bộ giữa các chỉ số chính trên thị trường cũng phát tín hiệu có sự bất thường trên thị trường.

Năm 2007, rất nhiều cổ phiếu đã giao dịch ở dưới đường ma200 và đã là tín hiệu độ rộng thị trường cực xấu phát đi cho nhà đầu tư rằng thị trường đang rất khó khăn. Giai đoạn này có tới 40% cổ phiếu giao dịch ở dưới ma200. Thước đô độ rộng thị trường là sự hiệu quả rất mạnh trong việc theo dõi thị trường tiếp tục theo xu hướng hay đã có sự phân kỳ và đảo chiều.

III. Chu kỳ kinh doanh và ETFs

8. Phân tích liên thị trường và chu kỳ kinh doanh

Thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi nhiều chu kỳ khác nhau và có sự đan xen lẫn nhau nhiều loại chu kỳ vận động. Nó có thể là sóng Kondratieff, chu kỳ bất động sản 18 năm, chu kỳ tổng thống 4 năm….
Chu kỳ tổng thống: đây là chu kỳ 4 năm các đời tổng thống ở Mỹ. Thị trường thường tạo đáy ở gia đoạn bầu cử, lợi nhuận tăng mạnh nhất ở năm thứ 3, và mạnh thứ 2 ở năm thứ 4 của chu kỳ. Thị trường thường tăng mạnh ở nửa đầu chu kỳ tổng thống và suy yếu ở nửa cuối chu kỳ. Các chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng mạnh lên chu kỳ thị trường khi thị trường thường biến động trước chu kỳ kinh doanh từ 3-6 tháng. Khi nền kinh tế thịnh vượng đi lên, cổ phiếu sẽ được ưa chuộng, và khi đi xuống thì trái phiếu. Giai đoạn đầu thị trường đi lên cổ phiếu sẽ được ủng hộ trong khi giai đoạn sau là hàng hóa. Giai đoạn sau của quá trình mở rộng dưới áp lực lạm phát giá tăng sẽ ủng hộ các nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lạm phát như vật liệu cơ bản, vàng và dầu. Và khi nó đủ cao, buộc phải tăng lãi suất và làm tổn thương tới thị trường cổ phiếu.

Sóng Kondratieff là sóng hàng hóa cơ bản kéo dài 55-60 năm là chu kỳ dài mà nhiều người nghiên cứu tìm hiểu. Trong đó chỉ ra chu kỳ hàng hóa là chủ yếu trong sóng này. Trong khi đó chu kỳ bất động sản lại cực kỳ nhạy cảm với lãi suất. Nhà đất là nhóm đi nghịch chu kỳ, nó di chuyển ngược lại với chu kỳ kinh doanh thông thường. Nhưng cũng có 1 số giai đoạn nó đi khác so với diễn biến nghịch đảo của lãi suất trên. Thị trường bất động sản cũng không còn là công cụ né tránh lạm phát khi giá cũng giảm mạnh mẽ trong các cuộc khủng hoảng tài chính, bất động sản như khủng hoảng năm 2007-2009. Các chu kỳ kinh tế đặt bộ khung cho nghiên cứu liên thị trường.

9. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh lên các nhóm ngành

Sau khi hiểu về sự luận chuyển giữa cổ phiếu, trái phiếu, và hàng hóa khi chu kỳ kinh doanh vận đồng. Ta tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm ngành trong thị trường cổ phiếu. Ta sẽ tìm hiểu các nhóm ngành nào được nâng bậc và hạ bậc trong chu kỳ, và sự luân chuyển của dòng tiền trên thị trường cổ phiếu.

Vào năm 2000, thị trường phát ra nhiều tín hiệu cảnh báo nóng về việc thị trường có thể đảo chiều sau quá trình mở rộng kinh tế kéo dài suốt từ những năm 1990. Đó là sự tăng vọt của giá dầu, Fed tăng lãi suất, nhóm cổ phiếu năng lượng (chủ yếu là dầu khí) trở thành nhóm dẫn dắt vào cuối năm 1999, sau đó là dòng tiền đổ dồn sang nhóm tiêu dùng thiết yếu và 2 nhóm dầu khí, tiêu dùng thiết yếu trở thành nhóm dẫn dắt vào đầu năm 2000. Việc dịch chuyển dòng tiền sang nhó ngành phòng thủ thể hiện sự thận trọng của thị trường và dấu hiệu cho thấy thị trường sắp có sự thay đổi mạnh.

Trong năm 2003, sự luân chuẩn các nhóm ngnàh ủng hộ cho việc mở rộng khi nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, nhóm cổ phiếu công nghệ, nhóm cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu trở lên mạnh hơn hẳn so với thị trường chung. Các nhóm này thường là nhóm dẫn dắt thị trường ở vùng đáy thị trường và nó đã thực sự là các nhóm dẫn dắt vào năm 2003 sau gần 3 năm thị trường suy giảm.

Nhóm cổ phiếu vận tải cũng đóng vai trò quan trọng ở đỉnh và đáy thị trường. Nhóm này thường suy yếu ở gần đỉnh do bị ảnh hưởng nặng bởi giá dầu tăng dẫn tới chi phí tăng vọt, và thường là nhóm dẫn dắt đi lên ở đáy khi mà giá dầu tại đây ở mức thấp và triển vọng mở rộng nền kinh tế dẫn tới nhu cầu vận chuyển tăng cao sau khủng hoảng, suy thoái.

Thị trường năm 2007, thể hiện sự suy yếu điển hình khi chỉ báo độ rộng thị trường suy giảm mạnh khi các nhóm cổ phiếu nhậy cảm với nền kinh tế như cổ phiếu vốn hóa nhỏ, cổ phiếu bán lẻ (tiêu dùng không thiết yếu, vận tải), tài chính, xây dựng nhà ở giảm mạnh. Sau đó cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bùng nổ đã đánh gục hoàn toàn nền kinh tế và thị trường tài chính. Trong khi đó, các cổ phiếu phòng thủ, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu có sự dịch chuyển đáng kể về dòng tiền đổ vào đây và mạnh hơn so với thị trường. Ta cần theo dõi nhóm ngành nào đang mạnh nhất để cách tốt để xác định xem thị trường đang vận động như thế nào. Ta cần biết rõ cổ phiếu ở nhóm nào, đo lường hiệu suất của từng nhóm, có những nhóm chậm hơn khi thị trường tăng và tốt hơn khi thị trường giảm và ngược lại.

Các quỹ chỉ số cũng có sự khác nhau với các ngành. Thường các quỹ chỉ số ngành sẽ chia làm 9 quỹ ngành lớn, trong đó bao gồm khoảng 90 phân ngành nhỏ hơn. Trong giai đoạn đầu quá trình mở rộng, các nhóm ngành công nghệ, vận tải, tiêu dùng không thiết yếu sẽ dẫn dắt thị trường, trong khi ở pha trễ là các nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu, y tế, và các cổ phiếu phòng thủ khác.

Năm 2007, 2 nhóm ngành diễn biến tốt nhất là năng lượng và hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều đó xảy ra khi sự tăng trưởng của thị trường sau 5 năm liên tục bắt đầu suy yếu. 2 nhóm ngành tốt tiếp theo là vật liệu và tiện ích. Trong nửa cuối năm 2007, thứ tự các nhóm ngành dẵn dắt từ mạnh tới yếu là: vàng và dịch vụ dầu khí. Tiếp đến là vật liệu cơ bản, năng lượng. Các ngành yếu nhất là: xây dựng nhà ở, ngân hàng, bán lẻ, chất bán dẫn, môi giới chứng khoán, REIT.

Luân chuyển nhóm ngành chuyển biến tích cực trong năm 2009: Khi mùa xuân 2009 tới, các nhóm ngành đã có sự vận động đảo ngược mạnh mẽ khi các cổ phiếu công nghệ quay trở lại mạnh mẽ vượt trội so với thị trường chung. Tiếp theo là nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu, đây là điều bình thường xảy ra ở đáy thị trường. Trong khi nhà đầu tư sẽ thường bán ra các cổ phiếu phòng thủ trong giai đoạn này và hiệu suất đi xuống của nhóm này. Các nhóm ngành thường hoạt động tốt nhất trong khoảng từ 3-6 tháng sau đó thường có sự luân chuyển giữa chúng.

Năm 2011 cũng có sự luân chuyển nhóm ngành mạnh mẽ. khi nhóm ngành năng lượng (chủ yếu dầu khí) tỏ ra vượt trọi thị trường trong khi các nhóm ngnàh phòng thủ tỏ ra yếu kém suy giảm thua lỗ. Tới giữa 2011, các nhóm ngành phòng thủ đã bắt đầu tăng trong khi nhóm năng lượng bắt đầu suy giảm nhanh chóng. Ta có thể theo dõi ở bản đồ nhiệt theo nhóm ngành để xem xét sự biến động về hiệu suất của từng nhóm ngành trên thị trường. Ta cần theo dõi hiệu suât tuyệt đối của nhóm ngành và hiệu suất tương đối để đo lường độ mạnh yếu của từng nhóm ngành.

Ngày nay, các quỹ ETF theo ngành đã ra đời giúp cho ta đo lường hiệu suất của từng ngành khác nhau làm cơ sở cho việc luân chuyển vốn giữa các ngành, và rộng hơn là luân chuyển giữa các lớp tài sản khác nhau khi có đủ các loại quỹ đo lường các loại tài sản khác nhau để ta lựa chọn dịch chuyển cơ cấu đầu tư.

10. Quỹ hoán đổi danh mục (ETFs)

Quỹ ETF bắt đầu ra đời từ năm 1993 nhưng chưa thực sự thu hút được nhà đầu tư cho tới sau năm 2000. Kể từ những năm 2000 trở đi dòng tiền đổ vào các quỹ ETF ngày 1 nhiều hơn và dần lấn lướt các quỹ mở chủ động đã tồn tại lâu trên thị trường.

ETF là quỹ hoán đổi danh mục với sự kết hợp đầu tư của quỹ tương hỗ và cổ phiếu cụ thể. Nó vừa có sự đa dạng lại niêm yết trên thị trường nên nhà đầu tư rất dễ tiếp cận, nhất là các nhà đầu tư năng động chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và luân chuyển đầu tư, phân bổ lại tài sản định kỳ. Tại Mỹ có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ ETF nhưng 3 đơn vị chính là iShare, State Street và Vanguard. Ngoài ra còn nhiều đơn vị nhỏ hơn như PowerShares, Van Eck, ProSharé, WisdomTree, Rydex, iPath, Direxion Fund, Guggenheim Investments. Các quỹ ETF hiện nay đã bao phủ hầu hết mọi ngành nghề, thị trường, nhu cầu của khách hàng, nó cho phép long/short như cổ phiếu thông thường, future, leverage etf, invert etf,… đầy đủ công cụ cho từ nhà đầu tư bảo thủ tới các nhà đầu tư chủ động năng động cao đều tham gia được.

Sau khi quỹ ETF cổ phiếu bùng nổ, các quỹ ETF trái phiếu, ETF hàng hóa , ETF tiền tệ, ETF thị trường nước ngoài, ETF nghịch đảo, ETF đòn bẩy cũng lần lượt ra đời và đáp ứng hầu như đầy đủ nhu cầu của mọi nhà đầu tư tham gia thị trường.

IV. Trạng thái bình thường mới

11. Xu hướng đồng đôla và hàng hóa trong chiều hướng đối lập

Đồng USD và hàng hóa đã có mối tương quan nghịch đảo trong nhiều năm qua và mối quan hệ này ngày càng chắc chắn hơn và đáng tin cậy hơn. Năm 1997-1998, đồng đôla bắt đầu tăng mạnh từ năm 1995 kéo theo sự sụt giảm giá hàng hóa liên tục từ năm 1996. Tiếp teo khu khủng hoảng châu Á nổ ra hàng hóa càng giảm mạnh hơn do sự sụt giảm mạnh của nhu cầu hàng hóa, dòng tiền đổ dồn về Mỹ né tránh rủi ro ở khu vực châu Á càng làm đồng usd lên giá hơn.

Trong gia đoạn 2002-2008, đồng đôla liên tục giảm giá mạnh và giá hàng hóa liên tục tăng giá mạnh trogn giai đoạn này và kéo dài tới tận khu khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ. Tới năm 2008, đồn đôla bắt đầu tạo đáy đi lên thì giá hàng hóa bắt đầu sụt giảm mạnh mẽ.

Năm 2011, sau 2 năm đồng đôla giảm giá, giá bắt đầu tăng trở lại và hàng hóa cũng bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Qua nhiều năm, hệ số tương quan giữa đồng USD-Hàng hóa là -0,75. Riêng vàng có mối quan hệ khác so với các loại hàng hóa khác, vì vàng còn được coi là 1 loại tiền tệ chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa. Nên vàng thường có độ trễ lớn hơn, và vàng thường hoạt động tốt khi thị trường cổ phiếu suy yếu và hoạt động kém khi thị trường cổ phiếu tốt lên. Như giai đoạn 2008-2011, vàng tỏ ra vượt trội vì là tài sản được coi là an toàn để né tránh rủi ro, khủng hoảng. Trong khi giai đoạn trước đó vàng hoạt động rất yếu kém khi thị trường cổ phiếu thịnh vượng.

12. Cổ phiếu và hàng hóa trở nên tương quan cao

Sau khủng hoảng tài chính 2008, mối quan hệ giữa cổ phiếu và hàng hóa đã ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn và quan hệ chặt chẽ hơn với nhau. Hàng hóa có cú sụt giảm 30% trong giai đoạn khủng hoảng châu á 1997-1998, sau đó nó chỉ mất 6 tháng để giảm 57% vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính nổ ra nhấn chìm thị trường chứng khoán. Cổ phiếu năng lượng có mối tương quan cực kỳ chặt chẽ với giá dầu thô và chúng đi gần như tương tự nhau. Mối quan hệ giữa cổ phiếu vàng và giá vàng đã trở nên yếu hơn kể từ năm 2008 khi giá vàng thỏi tăng nhanh hơn giá cổ phiếu công ty khai thác vàng, dù các công ty này được hưởng lợi từ giá vàng tăng. Nguyên nhân do chúng là cổ phiếu nên bị ảnh hưởng bởi thị trường chung và đem lại hiệu suất kém hơn trong 1 môi trường cổ phiếu suy yếu so với giá vàng. Và khi đồng đôla lên giá, cổ phiếu nước ngoài thường có diễn biến tồi tệ hơn cổ phiếu tại nội địa Mỹ và các quỹ ETF nước ngoài cũng trở nên kém hấp dẫn hơn hẳn trong môi trường đồng đôla tăng giá.

13. Cổ phiếu và đồng đôla

Mối liên kết giữa đồng đôla và thị trường cổ phiếu là 1 mối liên kết yếu trong quá khứ và nó không nhất quán với nhau trong các giai đoạn khác nhau. Có khi nó là cùng chiều, có khi lại là ngược chiều. kể từ năm 2002, đồng đôla và thị trường cổ phiếu có xu hướng ngược chiều nhau cho tới ngày này. Sự diễn biến này được thực hiện trung gian qua mối quan hệ ngược chiều giữa đồng đôla và hàng hóa, và hàng hóa lại có diễn biến cùng chiều với cổ phiếu. Các thị trường mới nổi là nơi tiêu thụ hàng hóa chính và thị trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi giá hàng hóa suy thoái do đồng đôla tăng giá.

14. Mối quan hệ giữa trái phiếu và cổ phiếu

Mối quan hệ giữa lợi suất trái phiếu và cổ phiếu đã tồn tại qua nhiều thập kỷ qua và lợi suất trái phiếu giảm thường dẫn đến giá trị cổ phiếu đi xuống theo. Khi điều này xảy ra, nhiều cổ phiếu có mức cổ tức cao sẽ được nhà đầu tư ưa chuộng hơn như nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và tiện ích, và đó là dấu hiệu thị trường đã tạo đỉnh đi xuống.

2 thị trường này là cạnh tranh trực tiếp với nhau về lợi suất để thu hút dòng vốn của nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Khi nhà đầu tư lạc quan về nền kinh tế họ sẽ ưa thích cổ phiếu hơn, và khi bi quan họ sẽ ưa thích trái phiếu hơn. Năm 2010-2011 lợi suất trái phiếu giảm mạnh nâng đỡ cổ phiếu trả cổ tức cao là các nhóm ngành ít nhậy cảm với nền kinh tế và dòng tiền ra khỏi các ngành nhậy cảm cao như năng lượng và vật liệu cơ bản.

Đường cong lợi suất là chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và kỳ hạn 2 năm. Đường con là bình thường khi lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Khi lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn báo hiệu 1 sự bất thường, sự đảo ngược này thường là 1 tín hiệu ngây ra sự lo ngại cho thị trường cổ phiếu và nền kinh tế. Đường con lợi suất thường dốc trong thời kỳ suy thoái do Fed hạ lãi suất ngắn hạn trong nỗ lực kích thích nền kinh tế.

15. Mối quan hệ giữa trái phiếu và hàng hóa

Trái phiếu và hàng hóa có mối liên hệ liên thị trường rất truyền thống từ lâu. Nhưng gần đây do lo ngại giảm phát nên mối liên hệ này đã dần trở nên lỏng lẻo hơn so với trước đây. Nhưng về cơ bản chúng có chiều hướng đối lập với nhau trong các giai đoạn thị trường. Khi hàng hóa tạo đỉnh năm 1980 đi xuống liền trong 20 năm thì trái phiếu chính phủ liên tục tăng theo hướng đối lập với xu hướng hàng hóa. Sau đó chúng tiếp tục duy trì mối quan hệ nghịch đảo từ 2001-2006 với nhau.

Mua sách Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường” khoảng 330.000đ đến 348.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời