Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

Review sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

Giới thiệu sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí – Tác giả Dan Ariely

Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

Lẽ phải của phi lý trí là cuốn sách tư duy được xây dựng và phát triển trên cuốn sách nền tảng Phi lý trí của nhà khoa học xã hội Dan Ariely. Nếu như trong Phi lý trí, Dan Ariely đã đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan thì giờ đây trong cuốn Lẽ phải của phi lý trí ông hé lộ những ảnh hưởng đầy bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà ‘phi lý trí’ có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tập trung vào nghiên cứu những hành vi của chúng ta tại nơi làm việc và các mối quan hệ của chúng ta, ông đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về những điều đang thôi thúc chúng ta làm việc, cách thức mà một hành động thiếu khôn ngoan có thể trở thành một thói quen, cách mà chúng ta học để yêu thương những người mà chúng ta sống cùng, và còn nhiều hơn thế nữa.

Lẽ phải của phi lý trí không phải là một cuốn sách hàn lâm khô khan chỉ toàn lý thuyết, mà nó được sử dụng dữ liệu từ những thí nghiệm thú vị và độc đáo dẫn đến những kết luận hấp dẫn về cách thức – và nguyên nhân tại sao chúng ta hành động như vậy. Từ những thái độ tại nơi làm việc của chúng ta, cho tới những mối quan hệ lãng mạn, tới việc chúng ta luôn tìm kiếm mục đích cuộc đời mình, Ariely lý giải cách thức phá vỡ những khuôn mẫu bi quan trong suy nghĩ và hành vi của chúng ta để đưa ra những quyết định tốt hơn. Cuốn sách kỹ năng này sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Đọc Lẽ phải của phi lý trí – một cuốn sách lãnh đạo và quản lý hữu ích, bạn sẽ biết nhiều điều như:

  • Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn?
  • Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta?
  • Tại sao việc trả thù lại quan trọng?
  • Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc?
  • Và rất nhiều phát hiện thú vị khác.
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
  • Mã hàng 8935251409666
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Dan Ariely
  • Người Dịch Trần Quang Hồng, Đào Thị Hương Lan
  • NXB NXB Lao Động Xã Hội
  • Trọng lượng (gr) 420
  • Kích Thước Bao Bì 13 x 20.5
  • Số trang 412
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

Đánh giá Sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Đánh giá Sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

1 Đây là một trong những quyển mình rất yêu thích cùng với sức mạnh của thói quen mà mình đã review trước đó. Quyển sách nói về tâm trí của chúng ta, chúng ta luôn hành động một cách phi lý trí mà cứ ngỡ là mình lý trí lắm. Vậy nếu như con người đã thường xuyên phi lý trí đến vậy thì làm sao để có thể nhận biết và tận dụng điều này để ra những quyết định tốt hơn? Cuốn sách chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong cách tư duy và hành vi của con người trong các mặt của đời sống để chúng ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Mình hoàn toàn khuyến khích mọi người đọc quyển này vì nó tác động đến cách chúng ta tư duy rất nhiều. Đọc để hiểu biết thêm là điều hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là đối với quyển sách hay như thế này.

2 Cuốn sách “Lẽ phải của phi lý trí” giống như phần hai sau cuốn “Phi lý trí” của tác giả Dan Ariely vậy. Cuốn sách thuộc thể loại kinh tế tâm lý nên phần nào phù hợp nhất đối với những bạn thuộc ngành kinh tế học nhưng điều đó không ngăn cản những người muốn học nhiều điều và hiểu nhiều thứ. Nếu trong cuốn sách “Phi lý trí” của mình Dan Ariely đưa ra những ảnh hưởng đa chiều dẫn tới việc con người vẫn hay đưa ra nhiều quyết định thiếu khôn ngoan, thì trong cuốn sách thứ hai này ông khai thác nhiều điều bất ngờ mới đến với độc giả, những ảnh hưởng mà phi lý trí có thể tác động đến chúng ta. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những hành vi của con người trong cuộc sống, công việc và trong các mối quan hệ. Đây đều là 2 môi trường mà con người dành phần lớn thời gian cuộc đời mình. Dan Ariely vẫn sử dụng các kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cùng với các sinh viên của mình để trải nghiệm và rút ra nhiều điều. Nhiều chi tiết thú vị xuất hiện trong cuốn sách là những điều mà chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống. Với cách sử dụng lời văn ngắn gọn và sâu sắc, từ ngữ đã có phần đơn giản, cách giải thích lại dễ hiểu, cuốn sách đã giúp người đọc không bị ngột trong mớ kiến thức khoa học khô khan. Phi lý trí sẽ thay đổi cách chúng ta nhận thức bản thân mình trong công việc và giữa các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Cuốn sách vừa bổ sung kiến thức vừa giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi mà ngay bản thân mình nhiều khi không hề nghĩ tới. Ngay trong cuộc sống công việc liệu bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những khoản tiền thưởng lớn thường làm những người nắm quyền và tài như những CEO bị mất hiệu quả làm việc? Hay vì lý do gì mà chúng ta vẫn cứ quanh quẩn kiếm cách hay làm chật chội không gian trong mình với cái suy nghĩ trả thù, lý do gì mà chúng ta quan trọng hóa nó? Và bởi đâu mà có sự khác nhau vô cùng lớn giữa những điều chúng ta coi là sẽ làm chúng ta hạnh phúc với những điều thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Cùng vô vàn những phát hiện thú vị khác nữa. Như tôi đã nói ở đầu bài viết, cuốn sách này không dành riêng cho bất cứ ai. Dù bạn có là một học sinh hay sinh viên thuộc ngành nghệ thuật thì cách chúng ta tiếp nhận một cuốn sách với mục đích gì mới là lý do khiến chúng ta yêu chúng hay không. Hãy thử mở rộng thêm nhiều không gian mới trong khoảng trời của mình nhé

Đây là một cuốn sách hay.Nội dung xoay quanh những thực nghiệm của tác giả Dan Ariely nhằm giải thích một vài hành vi của con người chúng ta. Những thực của ông đơn giản cùng với những kết luận thực tế khiến cuốn sách rất dễ tiếp thu chứ không hề phức tạp. Lời văn gọn gàng,từ ngữ cũng đơn giản,dễ hiểu, cách diễn giải của tác giả cũng ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa làm cho người đọc không bị nhàm chán và ngộp bởi kiến thức khoa học. Đây là một cuốn sách hay,đáng đọc dành cho tất cả mọi người,không chỉ dành riêng cho những ai làm việc trong lĩnh vực kinh tế,nếu muốn khám phá ra cách thức vận hành của não bộ sau những hành vi đời thường.

4 1 quyển sách hay , đáng để đọc giả bỏ tiền ra mua. Đối với các bạn yêu thích tâm lý học và yêu thích việc áp dụng tâm lý học vào cuộc sống của chính mình. Quyển sách này sẻ gíup chúng ta khám phá ra các điểm mù trong tâm lý học của chính mình.

5 Nội dung bộ sách này thì khỏi phải bàn rồi. Rất hay và thú vị. Còn Tiki thì giao nhanh, sách hình thức mới đẹp. Nói chung là rất ưng!

Review sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

Review sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Review sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí

MỘT: Đọc sách này có lợi gì? Phát hiện ra sự thật về những hành vi kì lạ của chúng ta.

Chúng ta luôn muốn rằng mình cư xử lý trí nhất có thể. Chẳng phải là rất tuyệt khi chúng ta luôn đưa ra những quyết định hay sao? Thế giới này sẽ tuyệt đến thế nào nếu chúng ta luôn có những thỏa thuận có lợi, trong cửa hàng, nơi làm việc và cả trong chuyện tình cảm nữa?

Nhưng rất tiếc là chúng ta không thể. Phần lớn thời gian chúng ta là những kẻ phi lý trí, nhưng điều đó chưa chắc đã là tệ hại. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những hành vi phi lý trí thường gặp nhất và cách để bạn có thể tận dụng chúng. Nếu bạn muốn muốn tìm tới tận cùng của sự phi lý trí, cuốn sách này dành cho bạn.

Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ học được:

  • Tại sao những trang hẹn hò trực tuyến hầu như không bao giờ đem lại hạnh phúc
  • Tại sao nếu bạn đánh giá mình được 7 điểm, bạn sẽ không bao giờ bắt cặp với ai được điểm 10
  • Tại sao chúng ta lại làm việc cực nhọc vì những đồng tiền.

HAI: Thù lao hậu hĩnh không phải lúc nào cũng là động lực tuyệt vời nhất

Chúng ta thường cho rằng càng có nhiều phần thưởng, chúng ta càng bỏ nhiều thời gian và công sức vào công việc, từ đó đem lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Dựa trên logic này, các CEO và những người môi giới chứng khoán luôn nhận được những khoản thù lao khổng lồ mỗi năm. Tuy nhiên, liệu cách suy nghĩ này có thực sự hợp lý hay không?

Trong một nghiên cứu, các chú chuột thí nghiệm được cho vào một mê cung và bị giật điện. Càng bị giật điện nhiều, chúng càng khó khăn trong việc thoát khỏi mê cung. Thay vì thúc đẩy chúng tìm ra lối thoát, những chú chuột này cứng ngắc lại và bỏ cuộc.

Nếu như dòng điện là nguồn tiền thưởng còn những chú chuột là loài người, bạn có thể thấy việc tập trung sẽ khó ra sao nếu bạn luôn phải chịu áp lực từ những khoản tiền kếch sù. Giống như loài chuột, loài người cũng không thể thực hiện công việc trong trạng thái tốt nhất dưới sức ép lớn.

Trên thực tế phần thưởng có tác dụng cải thiện, tuy nhiên chỉ với những hoạt động thể chất. Khi con người phải làm những công việc cần trí tưởng tượng, sáng tạo thì kết quả lại hoàn toàn trái ngược.

CEO không được trả lương để làm những công việc chân tay, và những phần thưởng lớn rất có thể cản trở những hoạt động giải quyết vấn đề, đổi mới vv… Phần thưởng càng lớn, họ càng thể hiện tệ hơn.

Chúng ta có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của stress với việc nói trước đám đông: Việc luyện tập ở nhà luôn trôi chảy nhưng cứ ra trước đám đông thì mọi thứ đều trở nên chắp vá và lủng củng. Khi đó, những trào pháo tay tưởng thưởng chúng ta mong muốn lại chính là thủ phạm khiến ta lúng túng.

Vậy thì, chúng ta có thể làm gì để cải thiện điều đó?

Một trong những giải pháp là: Chia khoản phần thưởng đó ra trong một thời gian dài (5 năm chẳng hạn) thay vì thưởng nóng. Họ vẫn được tưởng thưởng, nhưng áp lực sẽ giảm xuống từ đó đem lại kết quả tốt hơn.

BA: Động lực làm việc của chúng ta là một hiện tượng phức tạp không thể gói gọn chỉ trong tiền lương

Các sinh vật sống luôn hướng tới việc nhận được nhiều nhất có thể với nỗ lực tối thiểu. Dù cho điều này hết sức hiển nhiên, chúng vẫn bị phản bác bởi lý thuyết “Bữa trưa miễn phí” (Contrafreeloading). Thuật ngữ này được nhà tâm lý học động vật Glen Jensen đưa ra sau khi thấy rằng các loài động vật (như chim, cá và khỉ) thích nhận được bữa ăn sau khi hoàn thành một hoạt động hơn là ăn mà không cần làm gì cả.

Quan sát này cũng gợi ý cho chúng ta rằng loài người không chỉ làm việc vì tiền. Trong một nghiên cứu khác, hai nhóm tình nguyện viên được trả tiền để ngồi chơi Lego và họ có thể ra về bất cứ lúc nào họ muốn. Với nhóm thứ nhất, sau khi mỗi người hoàn thành, sản phẩm của họ được giữ lại và xem xét. Ngược lại, cứ mỗi người bên nhóm hai đứng dậy, các nhà nghiên cứu lại phá hủy sản phẩm của người đó. Những người trong nhóm thứ hai nhìn thấy sự hủy hoại đó và có xu hướng rời khỏi cuộc thí nghiệm sớm hơn so với những người nhóm thứ nhất.

Thông qua nghiên cứu trên, ta thấy được rằng chúng ta sẽ mất động lực làm việc nếu như sản phẩm của chúng ta bị đánh giá thấp. Chúng ta không bao giờ cảm thấy thoải mái với việc công sức mình bỏ ra không hề được coi trọng.

Chúng ta luôn cố gắng để tìm kiếm giá trị ẩn sâu trong công việc của mình, cùng với đó là luôn thất vọng nếu bị bắt phải làm những công việc đơn giản.

Adam Smith là người đầu tiên đặt nền móng cho những dây chuyền lao động, với từng người làm từng phần nhỏ và đơn giản của những sản phẩm lớn hơn, nhưng ông nhận sự chỉ trích từ Karl Marx rằng điều đó khiến người lao động trở nên lạc lõng với công việc của mình. Marx cho rằng việc phân chia công việc sẽ ngăn cản người lao động tìm thấy mục đích và danh tính của mình thông qua lao động, như những người công nhân trống rỗng quanh năm suốt tháng chỉ làm ra 1 bộ phận duy nhất của ô tô.

BỐN: Chúng ta thường đánh giá thành quả của chúng ta cao hơn những người khác

Bạn hẳn là rất tự hào nếu mình lắp ghép được một cái kệ IKEA phải không? Vì bạn đã bỏ công sức vào đó bạn sẽ tự thưởng cho mình những suy nghĩ tích cực?

Vào những năm 1940, những gói bột chế biến sẵn chưa bao giờ đắt hàng và là chủ đề bàn tán của các bà nội trợ. Tuy nhiên, mọi chuyện quay ngoắt 180 độ khi hãng Pullsbury quyết định bỏ trứng ra khỏi sản phẩm bột và hướng dẫn các bà nội trợ tự thêm trứng tươi vào. Kết quả là doanh số bán ra tăng vọt: Việc đập một quả trứng vào bột khiến cho món bánh ngọt trở thành một món ăn công phu hơn nhiều lần.

Với ví dụ trên, ta thấy được sức mạnh của sự thiên lệch đến từ người lao động đối với sản phẩm của mình.

Chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao sản phẩm của mình. Nếu bạn có con, bạn sẽ nghĩ rằng chúng là những đứa trẻ tuyệt vời nhất quả đất, như tất cả các ông bố bà mẹ khác nghĩ về con của mình. Xu hướng phi lý trí này cũng lặng lẽ len lỏi vào nền kinh tế, khi các công ty cung cấp cho khách hàng của mình khả năng tự tạo ra sản phẩm theo ý họ. Converse.com cho phép người dùng tự thiết kế đôi giày của mình với các loại chất liệu và màu sắc. Họ sự dụng sự thiên lệch để làm khách hàng tin rằng sản phẩm của họ là đặc biệt và độc đáo nhất.

Tuy nhiên không phải lúc nào nỗ lực cũng khiến người ta cảm thấy tuyệt vời với những gì họ làm. Chúng ta cần phải đưa tới sự hoàn thiện để có thể nhìn nhận sản phẩm của mình một cách tích cực, bằng không sự hứng thú lúc đạt được mục tiêu sẽ hoàn toàn biến mất. Hãy nghĩ về tình yêu: Nếu người bạn thích tạo ra nhiều cản trở trên con đường chinh phục người đó, bạn sẽ đánh giá cao người đó hơn. Tuy nhiên, nếu người đó liên tục đẩy bạn đi, không cho bạn đến cuối con đường, bạn sẽ mất dần những suy nghĩ tích cực và hứng thú với người đó.

NĂM: Khả năng thích nghi của chúng ta là nguyên nhân khiến chúng ta trở thành những công dân hạnh phúc, hoặc, là những tín đồ nghiện mua sắm

Có bao giờ bạn nghĩ rằng bạn hoàn toàn bị lệ thuộc vào những thói quen, vào bản chất vốn có của mình? Trên thực tế thì bạn linh hoạt hơn bạn tưởng rất nhiều.

Sự thật là loài người là loài có khả năng thích ứng với rất rất nhiều các hoàn cảnh khác nhau. Mọi cảm xúc chúng ta trải qua hướng ta đến những trải nghiệm khác biệt, nhưng chỉ một thời gian sau, chúng ta sẽ quen với điều đó và mọi chuyện trở nên bình thường.

Một nghiên cứu nổi tiếng chỉ ra rằng, một người trúng số độc đắc sẽ trở lại hạnh phúc ngang bằng lúc họ chưa đổi đời dù niềm vui sướng ban đầu có tuyệt vời đến đâu.

Bản chất của khả năng thích nghi là một bộ lọc giúp chúng ta sàng lọc những thay đổi và nguy cơ trong môi trường của chúng ta. Nếu bạn đang nằm dài cả ngày và ngửi thấy mùi khói, bạn sẽ phải bật dậy xem nó đến từ đâu.

Cùng một nguyên lý tương tự, chúng ta thích nghi với những kỳ vọng, trải nghiệm và cảm xúc mới: Bạn có thể cảm thấy lạ lẫm với cái sàn gỗ ở ngôi nhà bạn mới mua, nhưng chỉ vài tuần sau sự lạ lẫm biến mất hoàn toàn.

Sự thích nghi đó cũng ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của chúng ta, khi chúng ta cảm thấy nhàm chán với những gì chúng ta có. Với những người không nhận ra bản chất của khả năng thích nghi, họ sẽ tiếp tục mua nhiều hơn và chờ đợi những thứ đó sẽ làm họ hạnh phúc hơn.

Chúng ta có thể tự thích nghi với những thứ tốt và cả những thứ tiêu cực. Do đó, để sử dụng khả năng thích nghi một cách tích cực, chúng ta cần để quá trình thích nghi là liên tục với những thứ tiêu cực, đồng thời có những tác động lên những hành vi tích cực.

Những tác động nhỏ có thể khiến chúng ta dừng thích nghi, vì vậy chúng ta không nên để những trải nghiệm tệ hại trở nên ngắt quãng: nếu bạn phải dọn dẹp nhà kho, bạn không nên cứ năm phút lại nghỉ một lần – bạn sẽ khiến công việc đó trở nên khổ sở. Tương tự, nếu bạn đang ở một mối quan hệ tình cảm lâu dài, bạn cần tác động để nó trở nên bớt nhàm chán, làm mới nó và bạn sẽ thấy được những tác dụng bất ngờ.

SÁU: Khả năng thích nghi của chúng ta giúp chúng ta chọn lọc đối tượng hẹn hò

Bạn hẳn đã nghe câu “Nồi nào úp vung nấy”. Nó là một châm ngôn quan trọng khi bạn hẹn hò một ai đó: những người xinh đẹp sẽ hẹn hò với nhau, còn những người không được đẹp mã như tôi sẽ hẹn hò với người có nhan sắc tương tự.

Một ví dụ điển hình là: giả sử bạn tham dự một bữa tiệc, ở đó mỗi người được gắn cho những con số từ 1 đến 10 tương ứng với sự hấp dẫn của mình, nhưng chính người đó lại không biết mình được bao nhiêu điểm, chỉ người khác mới biết được điểm của bạn. Trong thí nghiệm đó bạn được 6 điểm chẳng hạn, và bạn phải tìm cách hẹn hò với người có điểm cao nhất bạn có thể.

Đầu tiên bạn sẽ cố tiếp cận những người được 10 điểm, 9 điểm, 8 điểm nhưng cuối cùng bạn sẽ chỉ tiếp được người được 6 điểm, cùng số điểm với bạn. Trong quá trình đó, bạn đã phải tự thích nghi bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn của mình.

Với những người vốn đã được 10 hay 9 điểm, nếu họ được gán cho điểm 6, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những khiếm khuyết trên ngoại hình của họ, như tai to hoặc răng khểnh chẳng hạn.

Vì vậy, một số người sẽ quan tâm đến vẻ đẹp tâm hồn hơn là hình thể, dù cho những vẻ đẹp này ít khi biểu lộ từ lần gặp đầu tiên. Sự tử tế có thể thế chỗ những tiêu chí cơ thể khác nếu như bạn không thực sự xinh đẹp.

Tác giả chứng minh luận điểm của mình bằng những cuộc hẹn hò siêu tốc. Những người kém về ngoại hình nhưng vui tính nhận được nhiều lời mời từ những người có ngoại hình trung bình, trong khi những người hấp dẫn hơn thì hẹn hò với nhau.

BẢY: Những trang hẹn hò trực tuyến sụp đổ

Bạn không nên tìm kiếm tình yêu đích thực của mình thông qua những trang hẹn hò trực tuyến, đó là lời khuyên của Dan Ariely, tác giả cuốn sách này.

Hãy nhìn vào “thị trường” hẹn hò. Ở trong thị trường này, các trang hẹn hò giúp người ta tìm kiếm đối tượng người ta cần, đổi lại bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Hãy tưởng tượng hẹn hò trực tuyến giống như việc đi siêu thị: ở đó có tất cả những gì bạn cần, hàng thịt, hàng bánh… và ở đó cũng có một kệ hàng tình yêu.

Tuy nhiên, các thị trường có đặc điểm riêng của mình. Ví dụ như những người trẻ tuổi ở công sở và các trường đại học, phổ thông… họ thường xuyên xê dịch về mặt địa lý cũng như địa vị xã hội, họ chưa có một vị thế ổn định để có thể tìm kiếm người bạn đời trăm năm. Vì vậy, một khi họ tốt nghiệp và đi làm, họ có cực kì ít thời giờ để tìm kiếm nửa kia của mình.

Với thực trạng như vậy, hẹn hò trực tuyến đáng lẽ ra sẽ trở thành ngành công nghiệp bội thu. Vậy mà, những trang hẹn hò trực tuyến thường thất bại một cách thảm bại khi đưa khách hàng của mình đến với nhau.

Tác giả phát hiện ra rằng, một người sử dụng các trang hẹn hò trực tuyến trung bình dành 5.2 giờ một tuần để lướt qua các profile, 6.7 giờ để gửi mail tới những người tiềm năng, và chỉ 1.8 giờ một tuần để đi gặp những người đó, mặt đối mặt, những với kết quả nghèo nàn.

Vậy, điều gì đã khiến hẹn hò trực tuyến thất bại? Ngay từ đầu, khi chúng ta được yêu cầu liệt kê những đặc điểm của bạn tình mong muốn, chúng ta đã trở nên phi lý trí. Các trang web cho bạn lựa chọn màu tóc, thu nhập, bộ phim yêu thích vv, tuy nhiên, chúng ta không được lập trình để đánh giá một đối tượng theo cách đó. Những câu trắc nghiệm, các bảng checklist không thể nói lên điều gì về việc chúng ta sẽ cảm thấy thế nào khi ở bên ai đó.

Chúng ta không phải những đặc điểm được chắp vá vào nhau. Chính vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng hơn với việc hẹn hò, dù là trực tuyến hay trực tiếp.

TÁM: Sự đồng cảm của chúng ta đậm màu thiên lệch, tuy nhiên tình cảm đó không hề phi lý trí

Tại sao chúng ta không tốn một giây để cho người chúng ta yêu quí mượn tiền, tuy nhiên lại chần chừ khi khi phải quyên góp cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn…

Hầu hết mọi người đều cảm thấy xúc động khi nghe tin một bé gái rơi từ một chung cư cao tầng, tuy nhiên lại không cảm thấy gì mấy khi nghe về cái chết của 800.000 người Rwandan. Đó cũng là minh chứng cho câu nói nổi tiếng của Stalin: “Một người chết là một thảm họa, còn cả ngàn người chết, ấy là thống kê “.

Nói cách khác, chúng ta cảm thấy thương cảm với những người chúng ta nhìn thấy hình ảnh, biết tên của họ và những thông tin khác, nhưng đồng thời kém cảm thông với những thông tin có quy mô rộng hơn và liên quan đến nhiều hơn một người.

Nhưng, lí do của hiện tượng này chính là sự gần gũi của chúng ta với nạn nhân: đó không phải vấn đề khoảng cách, đây là vấn đề về những đối tượng cùng một nhóm trong xã hội với chúng ta.

Lí do thứ hai là sự sống động. Nếu một ai đó kể rằng cô ta bị gãy chân, bạn sẽ không cảm thông mấy. Tuy nhiên, nếu cô ấy kể lại từng chi tiết về khoảnh khắc cái đau lan truyền ra khắp cơ thể khi xương chân cô gãy vụn, bạn sẽ cảm thông với cô ấy nhiều hơn.

Chắc hẳn bạn đang nghĩ: Tình cảm là chưa đủ, cần phải có lý trí nữa, phải không?

Đáng tiếc là, chúng ta không được tạo hóa ban cho khả năng quan tâm đến những sự kiện khủng khiếp xảy ra ở xa chúng ta, với những người chúng ta không hề quen biết.

Vì vậy, nếu bạn muốn tạo nên những tác động tích cực cho xã hội, bạn cần trở nên phi lý trí để có thể nhìn ra những khó khăn của những người không ở gần kề bạn.

CHÍN: Cơn giận thoáng qua nhưng để lại những cảm xúc tiêu cực về lâu về dài

Bạn có lên giọng lần gần nhất bạn bị người khác chọc tức không? Dù cho cơn giận dữ bùng nổ ra và biến mất rất nhanh, những thói quen xấu trong ta sẽ được khuyến khích mà chúng ta không hề hay biết.

Tưởng tượng bạn bị ai đó tạt đầu trên đường đi làm rồi ngay sau đó bạn xả ra những lời trách móc, thì lần sau khi trường hợp đó lại tái diễn hầu như bạn sẽ phản ứng lại một cách tương tự. Hiện tượng này xảy ra vì chúng ta có xu hướng dò xét lại những gì chúng ta làm trong quá khứ để xử lý tình huống hiện tại. Những hành vi trong quá khứ sẽ được đem ra là tiêu chuẩn cho những gì chúng ta sẽ làm, và bộ não mặc định đó là những gì chúng ta nên làm.

Mọi chuyện đều bắt đầu với trí nhớ cảm xúc tồi tàn của chúng ta. Liệu bạn có thể nhớ được 6 giờ tối ngày hôm qua bạn đang cảm thấy thế nào không? Những ký ức về hành vi luôn lấn át những ký ức về cảm xúc, bởi vì vậy, khi chửi thề với bạn bè hoặc khi chúng ta bất lịch sự với đồng nghiệp, chúng ta nhiều khả năng sẽ lặp lại hành vi đó.

Bộ máy xử lý nhanh, dựa trên cảm xúc (thứ chúng ta không gợi nhớ được) sẽ tạo thành thói quen cho hành vi của chúng ta, đến mức chúng ta không thể giải thích nguồn gốc của những thói quen của mình. Vì vậy, chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để cân nhắc những gì mình sẽ làm.

Nếu lần tới con bạn có làm bạn phát điên, bạn nên cân nhắc giữ bình tĩnh để ngăn ngừa những tổn thương ngắn hạn và lâu dài cho mình và đứa trẻ. La mắng chúng có thể làm chúng khóc và làm bạn cảm thấy buồn rầu, nhưng đồng thời cũng tạo thành thói quen mỗi khi bạn giận dữ.

Trích dẫn sách:

CHI (THƯỞNG) NHIỀU MÀ THU VỀ CHẲNG BAO NHIÊU

Tại sao những khoản thưởng hậu hĩnh không phải lúc nào cũng có tác dụng

Hãy hình dung bạn là một chú chuột béo tốt và nhàn nhã trong phòng thí nghiệm. Một ngày đẹp trời, một bàn tay đeo găng nhẹ nhàng lôi bạn ra khỏi chiếc hộp êm ái mà bạn vẫn coi là nhà và đặt bạn vào một cái hộp khác, chẳng những không êm ái hơn mà lại còn chứa một mê cung rối rắm. Và bởi vì bản chất là hiếu kỳ, bạn đi lang thang trong đó, ria quệt khắp nơi. Bạn nhanh chóng phát hiện ra mê cung có những chỗ thì màu đen, một số chỗ lại màu trắng. Bạn đi theo hướng đánh hơi và vào một khu vực màu trắng. Không có vấn đề gì. Rồi bạn lại rẽ trái vào một khu vực màu đen. Chỉ vừa chui vào đó, một dòng điện bất ngờ giật xuyên qua các móng vuốt của bạn.

Ngày nào cũng vậy, trong suốt một tuần, bạn được đặt vào những mê cung khác nhau. Những vị trí an toàn và nguy hiểm thay đổi hàng ngày, cùng với sự thay đổi màu sắc của các bức tường và cường độ dòng điện. Đôi khi, những khu vực chỉ làm giật nhẹ lại được sơn màu đỏ. Vào lúc khác, những khu vực có cường độ dòng điện lớn lại được sơn chấm tròn. Có lúc, những vùng an toàn lại được phủ bởi các đường kẻ ô đen và trắng. Hàng ngày, nhiệm vụ của bạn là học cách định hướng trong mê cung bằng việc chọn những con đường an toàn nhất và tránh chỗ có điện (không bị giật chính là phần thưởng cho những nỗ lực tìm đường trong mê cung). Bạn có thể làm tốt được việc này không?

Cách đây một thế kỷ, nhà tâm lý học tên là Robert Yerkes và John Dodson đã thực hiện khá nhiều những thí nghiệm căn bản như thế này với mong muốn khám phá hai vấn đề liên quan đến loài chuột: chúng học thích nghi nhanh đến mức nào và quan trọng hơn, cường độ dòng điện gây sốc ở mức nào có thể kích thích chúng học thích nghi nhanh nhất. Chúng tôi không khó khăn gì để nhận ra rằng cường độ dòng điện càng mạnh thì càng kích thích lũ chuột học cách thích nghi. Với những cú sốc điện nhẹ nhàng, những con chuột vẫn từ tốn đi lại, chẳng bị ảnh hưởng gì bởi cú giật mình nhè nhẹ mà thỉnh thoảng chúng gặp phải không gây đau đớn gì lắm. Nhưng với sự gia tăng của cường độ dòng điện và kèm theo đó là mức độ khó chịu, các nhà khoa học nghĩ rằng khi đó, những con chuột sẽ có cảm giác chúng đang ở dưới làn đạn của kẻ thù và phải học cách chạy thoát càng nhanh càng tốt. Đi theo lôgic này, chúng tôi kì vọng là khi những con chuột thực sự thấy cần phải tránh những cú sốc điện mạnh, chúng sẽ học được cách thích nghi một cách nhanh nhất.

Thường, thì rất nhanh chóng, chúng tôi nhận ra mối liên hệ giữa mức độ kích thích và năng lực hành động. Có vẻ hợp lý khi chúng ta càng mong muốn giành được điều gì thì chúng ta càng cố gắng để đạt được mục tiêu đó, và những nỗ lực gia tăng này cuối cùng sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu của mình. Điều này, suy cho cùng, chính là một phần lý do đằng sau việc chúng ta chi cho các nhà môi giới chứng khoán và các CEO những khoản tiền thưởng cao ngất ngưởng: ta hứa trả thưởng cho ai đó, họ sẽ được kích thích để làm việc và sẽ đạt được hiệu suất công việc ở mức cao.

NHƯNG SUY ĐOÁN của chúng tôi về mối liên hệ giữa động cơ và hành động (nếu nói một cách khái quát hơn là ứng xử) có lúc tỏ ra rất chính xác; nhưng có lúc suy đoán và những gì diễn ra trên thực tế lại không hoàn toàn đồng nhất. Trong trường hợp của Jerkes và Dodson, một số thí nghiệm cho ra kết quả giống với những gì mà phần lớn chúng ta chờ đợi, trong khi một số khác lại không. Khi dòng điện yếu, lũ chuột không có động cơ lắm để thích nghi, vì vậy chúng học cách thích nghi một cách rất chậm chạp. Khi cường độ dòng điện tăng lên ở mức trung bình, lũ chuột bị kích thích nhiều hơn đối với việc phải tìm hiểu nhanh quy luật trong cái chuồng của chúng và vì vậy, chúng học cũng nhanh hơn. Tới đây, kết quả thí nghiệm hoàn toàn khớp với suy đoán của chúng tôi về mối quan hệ giữa động cơ và hành động.

Biểu đồ dưới đây cho thấy mối liên hệ khả dĩ giữa động cơ (được trả tiền, bị sốc điện) và hành động. Đường xám nhạt thể hiện mối liên hệ giản đơn, khi mức độ kích thích càng tăng thì hành động càng tốt. Đường xám gạch đứt cho thấy mức độ suy giảm của mối liên hệ giữa động cơ và hành động.

Đường đậm màu phản ánh kết quả thí nghiệm của Jeckes và Dodson. Ở mức độ kích thích thấp, việc thêm vào các kích thích giúp tăng hiệu suất hành động. Nhưng khi việc gia tăng kích thích đã đạt đến điểm căn bản, việc tiếp tục gia tăng kích thích sẽ cho kết quả ngược lại, tạo ra cái mà các nhà tâm lý học gọi là “mối tương quan hình chữ U ngược”.

Nhưng cái chúng tôi nhận được khi tiến hành bước tiếp theo của thí nghiệm thì lại như thế này: với cường độ dòng điện tăng rất cao, phản xạ của lũ chuột lại có vẻ tệ hơn! Cũng phải thừa nhận rằng rất khó để hiểu được những gì đang diễn ra trong bộ óc của con chuột, nhưng có vẻ như là khi mức độ sốc điện ở mức cao nhất, lũ chuột không thể tập trung vào cái gì khác ngoài nỗi sợ hãi bị điện giật. Cứng đờ ra vì sợ, chúng không thể nhớ nổi phần nào trong lồng thì an toàn và phần nào thì không và vì vậy không thể hình dung được môi trường xung quanh nó được sắp xếp như thế nào.

Các thí nghiệm của Yerkes và Dodson làm chúng ta băn khoăn về mối liên hệ thực sự giữa thù lao, động lực và kết quả làm việc trên thị trường lao động. Cuối cùng thì thí nghiệm của họ cũng cho thấy một cách rõ ràng rằng các chính sách khuyến khích là những con dao hai lưỡi. Khi đạt đến một ngưỡng nhất định, nó kích thích chúng ta học tập và làm việc tốt hơn. Nhưng khi vượt qua ngưỡng đó, áp lực từ động lực được tạo ra có thể sẽ cao tới mức mà nó làm cho người ta mất tập trung và xao lãng khỏi công việc của mình: một hệ quả không hề ai mong muốn.

Tất nhiên là cú điện giật không phải là một cơ chế kích thích thông thường trong thế giới thật, nhưng có lẽ mối tương quan như vậy giữa động lực và hành vi cũng sẽ tương tự như đối với các loại động lực khác, cho dù sự đền bù là tránh được những vị trí có thể bị điện giật hay là sự bù đắp về việc sẽ có được một khoản tiền lớn. Chúng ta cùng thử tưởng tượng xem kết quả thí nghiệm của Yerkes và Dodson sẽ thế nào nếu họ dùng tiền thay vì đóng dòng diện (và giả định là bọn chuột rất thích tiền). Với mức thưởng thấp, bọn chuột sẽ chẳng quan tâm lắm và vì vậy không tích cực hành động. Với mức thưởng trung bình, chúng sẽ quan tâm hơn và hành động tích cực hơn. Nhưng, với mức thưởng quá cao, chúng sẽ trở nên “quá mãn”, sẽ thấy rất khó để tập trung và, hệ quả là, kết quả công việc của chúng sẽ tệ hơn khi chúng làm việc vì được hưởng mức tiền thưởng thấp hơn.

Liệu chúng ta có thấy mối tương quan hình chữ U ngược giữa động lực và hành vi nếu chúng ta làm thí nghiệm bằng cách thay chuột bằng người và dùng tiền làm yếu tố khuyến khích? Hay đơn giản là suy nghĩ một cách võ đoán hơn, liệu có hiệu quả về mặt tài chính không nếu ta cho người khác một khoản tiền thưởng rất hậu hĩnh như một cách khiến họ làm việc tốt hơn?

Tiền thưởng cao ngất ngưởng

Choàng tỉnh giấc mộng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và tức giận trước những khoản tiền thưởng đều đặn trả cho những người được xem là phải chịu trách nhiệm với thị trường tài chính, nhiều người băn khoăn về tác động thực sự của những khoản tiền thưởng đối với các CEO và những nhà quản lý khác ở Phố Wall. Hội đồng quản trị các công ty dường như đều cho rằng những khoản tiền thưởng lớn dựa trên kết quả công việc sẽ tạo động lực cho các CEO nỗ lực hơn để có làm việc có hiệu quả, chất lượng cao hơn . Nhưng điều đó có đúng trong trường hợp này không? Để bạn có thể tự trả lời, chúng ta hay cùng xem xét xem các thí nghiệm thực tế.

Để kiểm tra tác dụng của các biện pháp khuyến khích về tài chính với vai trò là công cụ làm gia tăng hiệu quả công việc, Nina Mazar (Giáo sư tại Trường Đại học Toronto), Uri Gneezy (Giáo sư Trường Đại học California tại San Diego), George Loewenstein (Giáo sư Trường Đại học Carnegie Mellon) và tôi tiến hành một thí nghiệm. Chúng tôi đặt ra các mức tiền thưởng khác nhau dành cho những người tham gia thí nghiệm với điều kiện họ phải thực hiện tốt công việc và đo lường tác động đến kết quả công việc mà các mức thưởng khác nhau đưa lại. Đặc biệt, chúng tôi muốn xem liệu việc đưa ra các khoản tiền thưởng cao ngất ngưởng có làm tăng hiệu quả công việc không, hoặc như chúng ta sẽ suy đoán, làm giảm hiệu quả công việc, phỏng theo kết quả thí nghiệm với loài chuột mà Yerkes và Dodson tiến hành.

Đối với một số người tham gia thí nghiệm, chúng tôi quyết định hứa cho họ cơ hội kiếm được một khoản tiền khá nhỏ (tương đương với tiền lương trong một ngày ở mức thông thường). Những người khác có cơ hội để kiếm một khoản tiền thưởng lớn (tương đương với khoản tiền lương trong hai tuần ở mức lương thông thường). Với một số ít những người may mắn hơn, và cũng là nhóm quan trọng nhất nếu căn cứ vào mục đích của thí nghiệm, chúng tôi hứa thưởng cho họ khoản tiền rất lớn, tương đương với khoảng năm tháng lương. Bằng việc so sánh hiệu quả công việc của các nhóm này, chúng tôi hy vọng có được một nhận định rõ ràng hơn về tác động của các khoản tiền thưởng đối với hiệu quả công việc.

Tôi biết thế nào bạn cũng nghĩ là “Làm thế nào đăng ký để tham gia thí nghiệm này?” Nhưng trước khi đưa ra những giả thiết về sự hoang phí tài chính trong thí nghiệm này, cho phép tôi nói rằng chúng tôi cũng làm theo cách mà rất nhiều các công ty hiện nay đang làm – chúng tôi thuê một công ty ở Ấn Độ, nơi mà mức chi tiêu hàng tháng của một người trung bình là 500 ru-pi (khoảng 11 đô-la Mỹ). Nó cho phép chúng tôi đưa ra mức tiền thưởng thực sự có ý nghĩa đối với những người tham gia thí nghiệm mà không làm cho nhân viên phòng kế toán của trường đại học phải nổi giận hay nhướng lông mày lên.

Mua sách Lẽ Phải Của Phi Lý Trí ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lẽ Phải Của Phi Lý Trí” khoảng 95.000đ đến 104.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lẽ Phải Của Phi Lý Trí Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lẽ Phải Của Phi Lý Trí Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lẽ Phải Của Phi Lý Trí Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời