Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Review sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Giới thiệu sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính – Tác giả Janine Robertson, Paul Gordon

Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Spenditude – Làm chủ đồng tiền, tự do tài chính” của tác giả Janine Robertson, Paul Gordon chia sẻ đến độc giả công thức để đạt được sự sung túc, đồng thời hướng dẫn chúng ta cách thiết lập tầm nhìn trong tương lai để luôn cảm thấy tự tin và sống thảnh thơi.

Chính hành vi, chứ không phải thu nhập, mới là yếu tố quyết định tài chính của mỗi người. Sự sung túc không đến từ thu nhập của mỗi cá nhân mà đến từ cách họ nghĩ về tiền. Cụ thể, trong khi khoản tiền kiếm được chỉ ảnh hưởng 7% đến chi tiêu của mỗi người, hành vi và thái độ tiêu dùng lại chiếm đến 61%. Nói cách khác, để thực sự quản lý được chi tiêu, ta cần cân nhắc đầu tư vào yếu tố chiếm 61% kia, chứ không phải làm việc nhiều hơn để kiếm nhiều tiền hơn (yếu tố chỉ chiếm 7%). Chính vì vậy, kiếm tiền không hề khó, khó là ở cách chúng ta giữ tiền. Cố sức kiếm thật nhiều tiền không thay đổi được gì cả, vì kiếm nhiều tiền hơn không có nghĩa là chúng ta có thể giữ được nhiều tiền hơn. Thứ chúng ta cần thay đổi chính là thói quen tiêu dùng của mình

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thái độ tiêu dùng là nhân tố quan trọng góp phần định hình tài chính của một người. Nói cách khác, tài chính của mỗi người vững mạnh hay không không phụ thuộc vào tuổi tác hay số tiền chúng ta kiếm được, mà phụ thuộc vào cách chúng ta nghĩ về đồng tiền. Cụ thể hơn, đó là thái độ của bản thân với số tiền mà mình đang có.

Có đúng là một vài người bẩm sinh đã có năng khiếu quản lý tiền bạc? Hay họ đã tìm được công thức bí mật dẫn đến thành công? Đó là thói quen, sức mạnh ý chí hay lòng tự tôn? Công thức bí mật đó là gì? Về cơ bản, thái độ tiêu dùng không chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, hoàn cảnh sống hay thu nhập của mỗi người. Bí quyết nằm ở chỗ chúng ta phải “đào tạo” bộ não để có cái nhìn đúng đắn về đồng tiền.

SPENDITUDE không thể giúp người đọc giàu lên trong tích tắc, nó chỉ giúp tạo dựng thái độ tiêu dùng phù hợp. Có ba câu hỏi lớn mà cuốn sách này sẽ giúp người đọc giải quyết:

  • Thái độ tiêu dùng là gì?
  • Tôi có thể điều chỉnh nó được không?
  • Có phải đã quá trễ rồi không?

Tại sao có một số người dễ dàng có được tự do tài chính, trong khi một số khác lại luôn phải vật lộn với cuộc sống, liên tục chao đảo giữa hai trạng thái “tôi ổn” và “hình như tôi không ổn lắm.

Chúng ta đang là người hoang phí, người tiết kiệm hay người cẩn trọng với cách dùng đồng tiền. Tiền đóng vai trò thế nào trong các mối quan hệ? Cuốn sách này sẽ hé lộ cho chúng ta từng khía cạnh chân thực nhất về đồng tiền.

Đời quá ngắn, đừng đợi đến khi già mới lên kế hoạch cho tuổi già của mình. Muốn có một tuổi già an nhàn hay vẫn phải chật vật lo nghĩ về tiền từng ngày từ giờ đến cuối đời, hãy thay đổi thái độ ngay hôm nay.

Mahatma Gandhi từng nói: “Một người là sản phẩm từ những suy nghĩ của chính anh ta. Anh ta sẽ trở thành kiểu người mà anh ta nghĩ đến”. Lắng nghe mà xem, trong đầu mỗi chúng ta đều tồn tại những giọng nói. Điều đáng lưu tâm nhất là thời thơ ấu chúng ta đã nhìn tiền với con mắt như thế nào, và đây cũng là điểm khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong cùng một gia đình. Tại sao tiền quan trọng đối với bản thân? Tại sao trong hoàn cảnh đó, chúng ta lại đưa ra quyết định như thế? Trả lời được hai câu hỏi trên, mỗi người có thể đào sâu hơn vào câu chuyện về tiền của chính mình và thay đổi nó. Chúng ta đã hiểu rõ câu chuyện của mình chưa?

“SPENDITUDE – LÀM CHỦ ĐỒNG TIỀN, TỰ DO TÀI CHÍNH” sẽ giúp mỗi người xây dựng lại kịch bản trong tâm trí, để tiền càng đẻ ra tiền, để sống một cuộc đời hạnh phúc, tự do về tài chính.

Xuyên suốt cuốn sách tác giả liên tục đưa ra các ví dụ về hành vi tiêu tiền của ba kiểu người (hoang phí, cẩn trọng, tiết kiệm) để ta có thể điều chỉnh thái độ, xác lập lại kịch bản trong tâm thức, sẵn sàng cho một hành trình mới – hành trình đạt tự do về tài chính. Bao nhiêu tiền mới là đủ, cái đó không quan trọng, quan trọng là ta luôn thấy “vừa khít” và “dư dả” đối với số tiền ta kiếm được.

VỀ TÁC GIẢ JANINE ROBERTSON, PAUL GORDON

Paul Gordon: Từng là một người hoang phí, sau biến cố ly hôn, ông luôn băn khoăn với câu hỏi nan giải tại sao một số người quản lý tiền bạc tốt hơn người khác? Ông là tác giả của cuốn Uncommon Sense from Uncommon Mind (2008), và là đồng tác giả cuốn Spenditude (2020).

Janine Robertson: Janine là người mẹ của ba đứa con, có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu lĩnh vực tài chính và Kinh tế học hành vi. Mong ước lớn nhất của Janine là giúp người khác quản lý tài chính cá nhân. Bà đã cùng Paul Gordon nghiên cứu 15 năm về hành vi tiêu dùng và sau đó ra mắt cuốn sách Spenditude.

Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính
Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính
  • Mã hàng 8935278601173
  • Tên Nhà Cung Cấp Saigon Books
  • Tác giả Janine Robertson, Paul Gordon
  • NXB NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 220
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang 204
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Đánh giá Sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính
Đánh giá Sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

1 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

2 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

3 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

5 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.

Review sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Review sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính
Review sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính

Nếu cuộc đời là một chuyến lữ hành, thì có lẽ những năm tháng đã đi qua sẽ trông như những biển chỉ dẫn chạy dọc trên con đường đó. Bắt gặp một biển báo, bạn sẽ biết rằng lại một cột mốc nữa đi qua. Trưởng thành là một điều tốt đẹp, vì càng trưởng thành, ta càng hiểu hơn về bản thân cũng như về những gì đang diễn ra xung quanh. Nhưng đối với nhiều người, việc lớn lên không khác gì cơn ác mộng. Khi bạn cầm cuốn sách này trên tay, chúng tôi muốn bạn dừng lại và nghỉ chân một chút. Thay vì cắm cúi chạy, hãy nhìn xem bạn đang ở đâu trên hành trình và sau đó từ bước sau trở đi, bạn sẽ trở nên vững vàng hơn.

Hiện tại bạn có đang vướng vào tình cảnh nợ nần? Bạn là một người làm việc chăm chỉ và chi tiêu tiết kiệm nhưng vẫn luôn đau đầu với các hóa đơn, vật lộn với các khoản chi tiêu trong gia đình? Dù bạn là ai và tình trạng tài chính hiện nay của bạn ra sao, mình mong rằng bạn hãy tạm gác những nỗi lo lắng và buồn phiền đó lại để tận hưởng những lời khuyên có trong cuốn sách “Spenditude: Làm chủ đồng tiền tự do tài chính” của đồng tác giả Paul Gordon & Janine Robertson. Đây là một cuốn rất hay, được Tiki xếp hàng thứ 77 trong top 1000 cuốn sách về chủ đề tài chính, tiền tệ bán chạy nhất trong tháng. Khi đọc nó, bạn sẽ gặt hái được vô số những kiến thức hữu ích về quản lý tài chính cá nhân và định hướng rõ ràng con đường mà bạn đang đi. Như Rene Descartes đã từng nói: Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. Hãy cùng mình tìm hiểu những điểm nổi bật và trích dẫn hay có trong cuốn sách này nhé!

1. Tôi có thái độ tiêu dùng như thế nào?

Cụm từ Spenditude: được tạo nên từ spend (tiêu dùng) và attitude (thái độ) để chỉ thái độ tiêu dùng. Chính thái độ tiêu dùng tạo nên điểm khác biệt giữa những người giàu và người nghèo. Có bao giờ bạn tự hỏi chỉ 1% người giàu chiếm 80% tài sản được tạo ra trên thế giới hay chưa? Thái độ tiêu dùng đóng vai trò quyết định đối với tình hình tài chính của mỗi cá nhân. Nó là ranh giới vạch ra sự khác biệt giữa những quyết định chi tiêu sáng suốt và những quyết định chi tiêu sai lầm.

Hàng ngày, chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin về khuyến mãi, tiêu dùng để khuyến khích bạn móc hầu bao của mình ra. Điều này thật không hiếm khi chúng ra đang sống trong xã hội chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi. Thật kỳ lạ là dù trong tay có nhiều thứ hơn tổ tiên mình từng có, con người trong xã hội hiện đại lại luôn cảm thấy thiếu thốn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta đang mắc kẹt, nhưng lại không muốn bước ra khỏi nhịp sống quen thuộc của mình, không muốn từ bỏ thói quen tiêu dùng bấy lâu nay. Vậy theo bạn vấn đề ở đây là gì?

Liệu có phải cứ cố sức kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc hơn chăng? Câu trả lời là không hẳn. Việc cố sức kiếm thật nhiều tiền không thay đổi được gì cả, vì kiếm tiền nhiều hơn không có nghĩa là bạn có thể giữ được nhiều tiền hơn. Thứ bạn cần thay đổi chính là thói quen tiêu dùng của mình. Hiểu được bản thân mình thuộc tuýp người tiêu dùng nào trong ba kiểu người sau: Kiểu người hoang phí(Spender), người tiết kiệm (Slender) hay là kiểu người cẩn trọng (Defender).

Trong phần này, tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt của 3 kiểu người trên đó là: Hành vi tiêu dùng – chính điều này quyết định tài chính của bạn, chứ không phải đến từ thu nhập. Cách bạn nghĩ về tiền chính là điều quyết định sự sung túc của bạn. Năm 2018, một ngân hàng tại Úc đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết luận như sau: Trong khi khoản tiền bạn kiếm được chỉ ảnh hưởng 7% đến chi tiêu của bạn, hành vi và thái độ tiêu dùng lại chiếm đến 61%. Để thực sự quản lý được chi tiêu, bạn cần cân nhắc đầu tư vào yếu tố chiếm 61% kia.

Khi đọc tới phần này, bạn sẽ cơ bản xác định được cá nhân mình thuộc kiểu người tiêu dùng nào? Người hoang phí thường có hành vi tiêu dùng như thế nào? Cách họ sử dụng tiền để chiều theo sở thích cá nhân, liệu họ có cảm thấy cắn rứt về việc đã mua món đồ quá ngân sách cho phép chi tiêu trong cả tháng? Hay việc người tiết kiệm thường chi tiêu cần kiệm, cố gắng chắt chiu bớt xén từng đồng khi đi siêu thị, nhưng rồi họ lại mạnh tay chi ra một số tiền lớn chỉ để mua một chiếc váy, bởi vì trong họ đang mải đấu tranh tư tưởng vì sao họ phải khổ đến vậy và không ngừng dặn lòng “phải yêu thương bản thân nhiều hơn chút”. Cuối cùng họ luôn cảm thấy mệt mỏi, bế tắc trong chuyện tiền bạc … Còn người cẩn trọng, họ thường nghĩ gì về tiền? Liệu họ có sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những thứ vật chất phù phiếm hay không?

2. Lời thì thầm từ tâm trí, phần chìm của tảng băng:

Lắng nghe mà xem, trong đầu mỗi chúng ta đều tồn tại những giọng nói. Chúng liên tục kể cho ta nghe những câu chuyện, viễn cảnh, giả thuyết. Chúng là đạo điễn của những suy nghĩ bên trong và là người chỉ đạo cho hành vi của bạn. Những câu chuyện trong đầu sẽ quyết định bạn làm gì và bạn làm gì sẽ quyết định tương lai của bạn.

Cuộc sống càng tân tiến hiện đại, thì hàng ngày con người sẽ luôn phải đối mặt với những chuyện về tiền văng vẳng trong đầu. Ví dụ như: Đừng có mà mua cái đó, nó đắt lắm; nhưng mà nhìn nó hấp dẫn quá, nó xứng đáng với công sức mình bỏ ra mà. Giọng nói nào thắng thế thì sẽ quyết định hành động tiếp theo của bạn. Điều cần phải làm lúc này thay đổi giọng nói chỉ đạo hành vi chi tiêu của mình nếu bạn muốn đưa ra những quyết định mua hàng chính xác. Thật khó để có thể nói không với những lời mời gọi, những câu slogan cổ động rằng bạn xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp nhất, những câu nói kinh điển kiểu như: Đời người rất ngắn và bạn chỉ được sống có một lần trong đời.

Giữa những tiếng nói hối thúc ồn ào và những quảng cáo phóng đại này, làm cách nào bạn có thể cảm thấy đủ đầy với cuộc sống hiện tại? Chúng không ngừng khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ, tức giận, lo lắng, ghen tức.

Để thoát khỏi ma lực đó, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, hiểu rõ hành vi, thái độ của chính mình, và quan trọng hơn cả là phải thay đổi cách bạn nghĩ vì trong chúng ta luôn tồn tại những quan niệm tiêu tiền mà chúng ta từ lâu đã tin tưởng và đa số chúng ta không muốn thay đổi. Những câu chuyện này giống như đôi giày cũ của bạn, tuy đã mòn nhưng vừa vặn và tiện dụng, khiến cho bạn luôn cảm thấy tiếc khi phải vứt nó.

Trong trang viết về “Khi suy nghĩ trở thành sự thật” bạn sẽ nhận thấy rằng suy nghĩ, cảm xúc của bạn chính là nơi quyết định hành vi của bạn. Giữa tư duy (một thứ trừu tượng) và sự thật (một thứ cụ thể) luôn tồn tại một sợi dây liên kết. Nói cách khác, nếu bạn tin rằng “Mình không bao giờ thành công đâu” thì sự thật sẽ giống hệt như vậy.

Trong đầu bạn luôn tồn tại những cuộc thảo luận sôi nổi về tiền theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Thái độ tiêu dùng của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn để giọng nói nào lấn át. Hãy nhớ lại những tình huống, sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời bạn và cách mà bạn phản ứng với chúng. Từ đó, bạn sẽ biết mình có xu hướng nghe theo tiếng nói nào.

Những mâu thuẫn trong tâm trí: Dù cho bạn là người cẩn trọng, người hoang phí hay người tiết kiệm bạn cũng đều đã từng trải qua những niềm tin và thái độ mâu thuẫn được gọi là bất đồng nhận thức (cognitive dissonance). Khi bạn xem xét mua thứ gì đó, từ những thứ nhỏ như cốc cà phê đến những thứ lớn như nhà hoặc xe, luôn có xung đột xảy ra giữa những lực lượng đối nghịch nhau trong não bạn. Lực lượng thứ nhất phụ trách tìm kiếm hạnh phúc, nó tiết ra hoóc-môn dopamine (hoóc-môn này tạo ra cảm giác thích thú, hung phấn). Một phần khác của não thì cố gắng bảo vệ bạn khỏi những rủi ro.

Khi bạn không vượt qua được cám dỗ và đã quyết định mua món đồ đó, bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm giác từ hối tiếc rồi chuyển sang giai đoạn hợp lý hóa. Điều này, có nghĩa bạn sẽ cố thuyết phục hành vi mua sắm của mình là đúng, những món đồ nhỏ như cốc cà phê thì mọi chuyện sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn. Nhưng với món đồ có giá trị lớn hơn thì việc hợp lý hóa sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong chương này, tác giả chỉ ra bản chất thực sự của truyền thông, họ đã thêu dệt và đánh lừa người tiêu dùng như thế nào. Khi bản thân chúng ta đã nghĩ rằng việc sở hữu những món đồ nào đó sẽ khiến bản thân ta hạnh phúc biết chừng nào. Thành thử ra trong bộ não của bạn đã thêu dệt nên những câu chuyện khiến cho ta cảm thấy phải có được thứ đó thì bản thân ta sẽ trở nên tốt hơn. Mải đắm chìm trong những cảm giác phấn khích đó mà đôi khi chúng ta đã quên đi rằng việc sở hữu một món đồ chỉ đem lại niềm vui tạm thời, niềm vui này sẽ nhanh chóng tan biến theo thời gian. Theo tác giả việc chi tiền cho trải nghiệm ít mang lại cảm giác hối tiếc hơn là chi tiền cho một món đồ. Nguyên nhân là những ký ức hay cảm xúc về một trải nghiệm sẽ ở lại với bạn lâu hơn là kỷ niệm với một món đồ được mua trong cửa hàng. Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là quy luật cao trào – kết thúc (peak-end rule)

Phần chìm của tảng băng:

Những gì mọi người xung quanh thấy chỉ là một phần trong câu chuyện của bạn, và chúng sẽ chỉ chiếm khoảng 10% của toàn bộ tảng băng. Những gì chúng ta không thể nhìn thấy chiếm đên 90% tảng băng. Câu trả lời cho câu hỏi tại sao thường nằm đâu đó trong 90% này. Nó là quá khứ của bạn, là giá trị mà bạn theo đuổi, là những ảnh hưởng sâu sắc điều khiển bạn và nhu cầu của bạn.

Trong phần này, Paul và Janine sẽ giúp người đọc có thể xác định được 90% phần chìm của tảng băng thông qua việc so sánh những động lực tiêu dùng với thời gian và tiền bạc. Dựa theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow ông phân loại con người có 8 tầng nhu cầu cần được thỏa mãn gồm: Nhu cầu thể chất, nhu cầu cảm thấy an toàn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thể hiện bản thân, nhờ mô hình này bạn sẽ biết được rằng khả năng tài chính của bạn đang được an toàn và đảm bảo trong tầng nhu cầu nào. Từ đó tác giả đã đưa ra kết luận rằng:

Nhu cầu của bạn và nhận thức của bạn về những nhu cầu đó chính là một trong những động lực thúc đẩy hành vi chi tiêu. Bạn chi tiền vì bạn phát sinh nhu cầu. Chúng ta đều biết điều vốn dĩ rất hiển nhiên này, nhưng hiếm khi nào để ý đến.

Có 4 nhân tố chính tham gia vào quá trình đưa ra quyết định xem mua hay không mua thứ gì đó: giá trị, chức năng, tâm lý và xã hội. Mỗi cá nhân sẽ có những mức độ ưu tiên khác nhau cho những yếu tố này.

Người hoang phí có xu hướng ưu tiên các nhu cầu sẽ thỏa mãn về mặt tâm lý và xã hội. Trong khi đó người cẩn trọng sẽ ưu tiên chức năng và giá trị của món hàng hơn là tác động của tâm lý và xã hội. Còn lựa chọn của người tiết kiệm chịu ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố trên. Nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó một cách chính xác hơn.

Nhận thức = lựa chọn tốt hơn

Nhận thức= giảm rủi ro

Nhận thức về “con hổ” = cải thiện thái độ tiêu dùng.

Trong phần này sẽ có 5 tips hữu ích giúp bạn nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh như sau:

Lập ra các bước nhỏ trong hành động và thay đổi từ từ: Đặt những mục tiêu cụ thể, thiết thực và thực hiện mục tiêu đó hàng ngày.

Tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được: Nghe chừng có vẻ là điều hiển nhiên, nhưng lại rất khó để có thể thực hiện được. Có một số cách như sau: Bản thân cần theo dõi từng khoản chi tiêu, chỉ trả bằng tiền mặt thay vì chuyển khoản hay sử dụng thẻ tín dụng, trước khi mua một món đồ nào đó hãy nghiêm túc đánh giá lại khoản chi tiêu đó xem đã hợp lý hay chưa.

Lãi kép: Lãi kép phát sinh khi tiền lãi vay được thêm vào tiền vốn trước đó của bạn, thời gian đóng vai trò và tác động lớn trong lãi kép. Do vậy việc bạn càng dành dụm tiền dưỡng già sớm, lãi kép càng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.

Lời khuyên của Warren – nhà đầu tư thành công nhất thời đại của chúng ta. Ông khuyên rằng:

Không nên nhẹ dạ và tin vào những thứ phù phiếm, không đâm đầu vào cờ bạc và cũng không nên đầu tư trong trạng thái dù – có – mất- tiền- cũng- chả – sao. Cuối cùng ông khuyên chúng ta chỉ nên đầu tư vào những thứ mà bản thân thực sự hiểu. Hãy chuyên tâm nghiên cứu bất cứ thứ gì mà bạn định đặt tiền vào đó.

Chánh niệm: Liệu hạnh phúc đến từ thái độ tiêu dùng đúng đắn có khác gì so với hạnh phúc đến từ việc mua được một chiếc túi? Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc thỏa mãn một cơn nghiện và hạnh phúc thực sự. Cơn nghiện là thứ điều khiển thái độ tiêu dùng của bạn. Khi chất dopamine trong não sẽ liên tục tiết ra khi bạn nghĩ về những thứ vui vẻ sắp xảy ra trong tương lai. Vì vậy hãy tỉnh táo trong mọi quyết định chi tiêu, đừng bao giờ mua một món đồ nào đó chỉ vì bạn quá phấn khích.

Có một điểm rất hay trong phần này, tác giả còn mách cho chúng ta những mẹo nhỏ, thiết thực giúp mỗi người từng bước thay đổi cải thiện cách chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn: Thắt chặt chi tiêu bằng việc ngừng đi siêu thị, cửa hàng tạp hóa đến khi sử dụng hết đồ có trong tủ lạnh, thực hành viết nhật ký tài chính hàng ngày, luôn sử dụng tiền mặt thay vì dùng thẻ tín dụng …

3. Chúng ta bị lừa như thế nào

Con người hiếm khi thay đổi thứ gì trừ khi nhận được lợi ích từ việc thay đổi đó. Nói cách khác, thay đổi mà không có lý do hoặc không ý thức sâu sắc về lý do thường không đem lại kết quả.

Trên cuộc hành trình, nơi mà bạn đang cố gắng để cải thiện tình hình tài chính của mình, bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn theo tác giả thì đó là “những kẻ thù đáng gờm”: Những chiến lược marketing hấp dẫn đến dopamine trong não bạn. Hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ để tâm đến việc những gian hàng thiết yếu như sữa, mì tôm, thịt cá thường nằm ở tận cuối của siêu thị, những gói snack, nước ngọt, kẹo cao su hay những thanh sôcôla đầy màu sắc lại hay nằm ở cạnh những quầy thanh toán, một cách đầy mời gọi. Bạn có mảy may thắc mắc, khi bạn đi ăn ở nhà hàng, nhân viên luôn hỏi bạn xem có muốn thêm phần khoai tây chiên, hay up size nước ngọt không? Hay họ sẽ quảng cáo với bạn bằng những cách thức của việc miễn phí như thời gian dùng thử hoàn toàn miễn phí, miễn phí giao hàng cho đơn hàng trên 150 nghìn chẳng hạn, chỉ với 2 đô mỗi ngày vân vân và mây mây.

Chúng ta bị mê hoặc bởi các sản phẩm quảng cáo trên chương trình TV. Tại các cửa hàng, những sản phẩm này thường được sắp xếp khéo léo luôn lọt vào tầm mắt của khách hàng, các chương trình ưu đãi, hay kế hoạch tiếp thị đang ngày càng thành công hơn trong việc điều khiến thái độ tiêu dùng của chúng ta. Những người làm marketing biết về hành vi tiêu dùng của bạn còn rành hơn chính bạn.

Nhưng bạn đừng lo lắng, chỉ cần chúng ta trang bị đầy đủ những kỹ năng, luôn tỉnh táo nhận biết những chiêu trò của “ma thuật tiếp thị” thì chúng ta sẽ ít bị thao túng hơn và sẽ đưa ra được những quyết định khéo léo hơn về chi tiêu.

Mua sách Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính” khoảng 75.000đ đến 81.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Làm Chủ Đồng Tiền, Tự Do Tài Chính Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời