Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Review sách Những Người Khổng Lồ Châu Á - Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Giới thiệu sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon – Tác giả Tom Plate

Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Từ khi thành lập vào năm 1945 đến nay, chỉ có tám người vinh dự được giữ chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Và chỉ có một người duy nhất nói về những chuyện “hậu trường” của Liên Hợp Quốc khi còn đang tại vị.

Người đó chính là Ban Ki Moon, nhà ngoại giao nổi tiếng và là cựu ngoại trưởng Hàn Quốc, hiện đang nắm giữ chức vụ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong nhiệm kì thứ hai của mình. Chính vì ông hiểu được những khó khăn mà Liên Hợp Quốc gặp phải – ông cũng sợ mọi người không hiểu vì thông tin không đầy đủ – nên ông tin đây chính là thời điểm cần thiết để vén màn bí mật về tổ chức toàn cầu này và giải thích mọi chuyện trước khi quá muộn.

Thông qua cuộc nói chuyện “vô tiền khoáng hậu” với nhà báo Hoa Kỳ Tom Plate, cuốn sách là tập hợp những thông tin về các vấn đề và thách thức mà chính sự cương quyết của ông sẽ quyết định vận mệnh thế giới.

Những Người Khổng Lồ Châu Á - Đối Thoại Với Ban Ki-Moon
Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon
  • Mã hàng 8934974124948
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả Tom Plate
  • NXB Trẻ
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 13×20.5
  • Số trang 296
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Đánh giá Sách Những Người Khổng Lồ Châu Á - Đối Thoại Với Ban Ki-Moon
Đánh giá Sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

1 Mình đã nể phục tới người đàn ông mang tên Ban Ki Moon từ lâu vì một lý do – mình thắc mắc tại sao một người Hàn Quốc, một người châu Á lại có thể bước chân vào được một tổ chức lớn mạnh như Liên Hợp Quốc và khi đọc xong quyển sách này mình đã hiểu được điều đó. Ông ấy là một người tài giỏi, luôn tận tụy vì người khác. "Người khác" ở đây mang rất nhiều ý nghĩa: là người dân Hàn Quốc, là trẻ em và phụ nữ trên khắp thế giới, là những người tị nạn,… và cả vợ của ông nữa. Tom Plate, bằng nhiều ngôn phong khác nhau đôi lúc khôi hài, lúc khi nghiêm nghị đã cho mình biết rất nhiều về người đàn ông mà mình nể phục này rất nhiều điều mình chưa được biết. Mình nghĩ là những ai quan tâm đến chính trị quốc tế thì nên đọc quyển sách này. Cảm ơn tác giả và cả Fahasa nhiều.

2 “Đối thoại với Ban Ki-moon ” là cuốn sách thứ tư trong dự án “những người khổng lồ châu Á” của giáo sư -nhà báo Hoa Kỳ-Tom Plate. Và mình cũng mới sở hữu duy nhất em này thôi, ráng dành dụm tiền để mang về các em còn lại vì mình khá quan tâm đến những cuốn sách dạng kiểu này. Cuốn sách là tập hợp những bài phỏng vấn, những cuộc trò chuyện, đối thoại giữa tác giả-Tom Plate và tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon mà thông qua đó giúp người đọc hiểu thêm về chân dung của vị tổng thư ký phi thường này, cũng như cách liên hợp quốc vận hành như thế nào, hay những vấn đề thời sự nóng hổi khác. Có nhiều trích dẫn từ Utopia được đưa vào trong cuốn sách này khiến người đọc phải suy ngẫm. Một cuốn sách tư liệu đáng quý nên có trong kệ sách.

3 Đây là quyển sách thứ 2 mình đọc về Ban Ki-moon, không chỉ đơn thuần ghi những câu hỏi từ tác giả và câu trả lời từ Ban Ki-moon mà qua đó tác giả đưa người đọc vào thế giờ của vị lãnh đạo. Không sa hoa, tráng lệ như ta hay nghĩ

4 Đây là quyển sách thứ ba trong bộ “Những người khổng lồ Châu Á” của nhà báo kỳ cựu Tom Plate mà mình đã đọc. Tom Plate thật sự là một bậc thầy, đặc biệt về các vấn đề Châu Á, ngoại giao, chính trị và phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng. Đọc quyển sách này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động của Liên Hiệp Quốc, cũng như công việc và áp lực nặng nề mà ông Ban Ki-Moon phải trải qua trong cương vị này. Là người đứng đầu một tổ chức được xem là trung gian giữa các quốc gia, ông Ban luôn có mặt ở những điểm nóng nhất, khéo léo và kiên trì trong việc giải quyết xung đột giữa các quốc gia. Một chi tiết khá thú vị đó là dù được coi là một trong những người quyền lực nhất thế giới, nhưng do tính trung lập của Liên Hiệp Quốc nên ông Ban vẫn sử dụng máy bay thương mại để đi công du. Nhìn chung, đây là một quyển sách khá hay và dễ đọc về ngoại giao và quan hệ quốc tế.

5 Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã rất muốn tìm hiểu về chính trị, ngoại giao thế giới. Lúc đó tôi đã thuộc tên các chính khách nổi tiếng trên thế giới. Lúc đó trong ý thức của một đứa trẻ tôi đã nghĩ rằng chỉ có những chính khách phương Tây mới được bổ nhiệm vị trí Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc. Nhưng không, sau Kofi Anna là một nhân vật đến từ một đất nước Châu Á- chính là Hàn Quốc. Thật ngưỡng mộ xen lẫn chút tự hào về dòng máu Châu Á trong người mình. Một chút tò mò về tài năng cũng như tính cách của con người này. Cho đến khi tôi nhìn thấy quyển sách này. Nhất định phải mua, phải đọc. Và đọc xong thì trí tò mò của tôi phần nào được thỏa mãn. Tôi hiểu hơn về một con người- một chính trị gia, một nhà ngoại giao, một con người cần mẫn luôn đấu tranh cho nữ quyền.

Review sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Review sách Những Người Khổng Lồ Châu Á - Đối Thoại Với Ban Ki-Moon
Review sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon

Mình biết đến quyển sách này khoảng 2-3 năm trước, khi mà cô giáo hồi đó còn dạy ở khoa mình review về quyển sách trên Facebook của cô. Cô giới thiệu rằng quyển sách này rất thú vị và thích hợp cho những ai học quan hệ quốc tế. Thế là mình tức tốc đi mua, và tự hỏi rằng sao lại không biết đến nó sớm chứ!

Quyển sách do tác giả Shin Woong Jin viết, dịch giả Diệu Ngọc dịch và phân phối bởi Alphabooks. Văn phong dịch rất tự nhiên và tràn đầy xảm xúc.

Quyển sách kể về cuộc đời của Ban Ki Moon, từ một cậu bé sinh ra ở miền quê hẻo lánh của Hàn Quốc, đến khi trở thành viên chức trong Bộ Ngoại giao và sau cùng giữ vị trí cao nhất của Ban Thư ký Liên Hợp Quốc – được ví là “người thống lĩnh thế giới”. Vì hoàn cảnh gia đình, năm lên 8 Ki Moon theo bố mẹ chuyển đến vùng Chungcheongbuk, và nhập học lớp 1 tại đây. Ban Ki Moon bị các bạn trong lớp trêu chọc và bắt nạt, vì cậu là một đứa trẻ nhà quê mới đến, vì sống mũi cậu có một nốt ruồi to tướng. Với bản tính hiền lành, Ki Moon không làm sao đánh lại những kẻ bắt nạt ấy. Nhưng dần dà, không ai trêu chọc Ki Moon nữa, vì việc học hành của cậu.

Ban Ki Moon là đứa trẻ chăm học, và cậu học với niềm đam mê yêu thích thật sự. Đối với Ki Moon, việc học tập là niềm vui không bao giờ thỏa mãn được, trên lớp cậu đã giỏi giang rồi nhưng về nhà cậu còn chăm chỉ hơn. Ki Moon là người hiền lành và không tham vọng, nhưng trong học tập cậu lại có chí tiến thủ.

Bước vào cấp 2, cậu làm quen với môn tiếng Anh. Phải nói thêm là trước đây Ki Moon chưa hề tiếp xúc với tiếng Anh, những nét chữ đầu tiên của cậu xấu xí và nguệch ngoạc, phát âm cũng chẳng tròn vành rõ chữ, nhưng bằng ý chí kiên cường và sự chăm chỉ tột độ, mỗi ngày Ki Moon viết hơn 20 lần chữ cái. Cậu tự tìm đến những người Mỹ khi đó làm ở nhà máy Hàn Quốc để luyện phát âm.

Vốn là người kiệm lời, nhưng khi đã nói tiếng Anh, Ki Moon luôn nói và phát biểu với sự hăng hái. Niềm say mê với môn tiếng Anh ngày càng lớn dần trong cậu.

Bước vào cấp 3 trường trung học Choongjoo, Ban Ki Moon có cơ hội gặp gỡ thầy Kim Sung Tae – một giáo viên trẻ hiếm có ở vùng nông thôn lúc bấy giờ, thầy giỏi giang, đầy hoài bão, nhiệt huyết và tận tâm với việc dạy học. Nhận thấy cậu học trò Ban Ki Moon có niềm say mê tột cùng với môn tiếng Anh, thầy khích lệ “Ki Moon này, em đã chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai chưa?…thầy cũng muốn nói với em rằng nếu em làm một nhà ngoại giao thì rất tuyệt. Em giỏi tiếng Anh, tính tình lại hòa nhã, không ưa tranh cãi với người khác”.

Ki Moon rất vui vì được thầy khích lệ, nhưng cậu vẫn bối rối vì “ngoại giao” là cái gì đó rất mới lúc bấy giờ. Cả đời chưa bao giờ được lên Seoul, ngoại giao là con đường chưa định hình với cậu. Nhưng trong lòng Ki Moon khấp khởi và loạn nhịp khi nghe đến ba tiếng “nhà ngoại giao”.

Bước ngoặt xảy ra khi vào lớp 12, Ban Ki Moon là 1 trong 4 học sinh Hàn Quốc được chọn tham dự chương trình VISTA – tham quan nước Mỹ và gặp gỡ tổng thống John F. Kennedy.

Từ đây, ước mơ trở thành nhà ngoại giao chính thức thổi bùng trong Ban Ki Moon. Để tham dự chương trình, Ki Moon phải trải qua kỳ thi với các học sinh trên toàn quốc, mà họ thì lại xuất thân từ các trường nổi tiếng của Seoul.

Trường Choongjoo của Ki Moon dù tốt nhưng cũng chỉ là trường làng và chẳng mấy tiếng tăm. Vượt qua kỳ thi với điểm số cao nhất, ấy vậy mà Ki Moon suýt nữa không được đi Mỹ vì “Ban Ki Moon có cái nốt ruồi to lồ lộ trên sống mũi như thế nên không thể đại diện cho nước nhà thầy ạ” – lời nói của người phụ trách chương trình đáp lại thầy hiệu trưởng trường Choongjoo khi thầy lặn lội lên Seoul thắc mắc về kết quả của người học trò xuất sắc.

Thầy kiên quyết đấu tranh cho Ki Moon và mọi nỗ lực cuối cùng cũng được đền đáp. Trở về từ chương trình VISTA, Ban Ki Moon thi vào ngành quan hệ quốc tế Đại học Seoul, rồi sau khi tốt nghiệp thi vào viên chức Bộ Ngoại giao, từng bước một ông thăng tiến bằng đam mê và tài năng xuất chúng.

Thoạt nhìn thì mọi thứ có vẻ dễ dàng với Ban Ki Moon quá, đi đâu cũng có người yêu quý, nâng đỡ. Nhưng không, tất cả kết quả có được là do nỗ lực không ngừng nghỉ, cái tâm trong sáng, sự chăm chỉ vượt bậc và nỗ lực không mệt mỏi để lấp đầy những hạn chế của bản thân Ban Ki Moon.

Phần phụ lục của sách có nói sơ lược về ngành ngoại giao, và rõ ràng đây không phải là bức tranh màu hồng. Nhắc đến nhà ngoại giao, ta liên tưởng đến những viên chức ăn mặc lộng lẫy, xuất hiện trong các bữa tiệc xa hoa, tháp tùng những nhân vật quan trọng. Nhưng đằng sau đó là núi công việc đầy ắp, là khoảng thời gian xa nhà làm việc ở nước ngoài, là áp lực chồng chất, là sức khỏe bị đe dọa. Cái gì cũng có mặt trái của nó, quan trọng bạn phải có đam mê thì mới tiến xa. Ngành ngoại giao đòi hỏi kiến thức sâu rộng và uyên thâm trên tất cả các lĩnh vực. Với những ai ấp ủ ước mơ về ngành ngoại giao, đây chắc chắn là quyển sách không thể bỏ qua. Mình đọc quyển sách này 2 lần rồi mới viết được review.

Càng đọc càng thấy xấu hổ lắm vì bản thân có đầy đủ điều kiện mà sao chẳng chịu học hành, còn Ban Ki Moon thì thiếu thốn vô bờ nhưng ông đã vươn lên với niềm say mê, chăm chỉ tuyệt đỉnh. Phải nói thêm là Ban Ki Moon tuy học hành giỏi giang nhưng ông vô cùng yếu mảng văn-thể-mỹ. Hội họa, âm nhạc, thể thao là những môn ông yếu nhất, là những thứ ông luôn né tránh, người ta gọi ông là “khúc gỗ”.

Thế nhưng, khoảng thời gian Ban Ki Moon làm Đại sứ ở Áo, mà Áo là mảnh đất của nghệ thuật, là quê hương của Mozart, là cái nôi của điệu Waltz. Ở thủ đô Vienna của Áo, những buổi gặp mặt luôn đi kèm với khiêu vũ. Ban Ki Moon quyết tâm học khiêu vũ cùng vợ, vì ông nhận ra rằng một đại sứ Hàn Quốc tại Áo mà vụng về đến mức đáng xấu hổ trong buổi tiệc, né tránh các buổi gặp mặt thì không xứng đáng làm nhà ngoại giao.

Ngoài ra, Ban Ki Moon không hề giỏi tiếng Pháp ngay từ đầu. Quyết tâm học lại tiếng Pháp sau 30 năm bỏ quên, dần dà Ban Ki Moon đã giao tiếp được với các nguyên thủ Pháp về những nội dung nghiệp vụ ngoại giao, và đó cũng là lợi thế khi ông ứng cử vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Nếu bạn không là một nhà ngoại giao, không học quan hệ quốc tế, bạn vẫn nên đọc quyển sách này, để nhận ra: Làm việc nhỏ bằng tình yêu lớn, thành công đang đến gần và chỉ có nỗ lực đam mê mới lấp đầy những hạn chế của bản thân.

Mua sách Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon” khoảng 84.000đ đến 95.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Người Khổng Lồ Châu Á – Đối Thoại Với Ban Ki-Moon Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời