Tiến Bước – Onward
Giới thiệu sách Tiến Bước – Onward – Tác giả Howard Schultz, Joanne Gordon
Tiến Bước – Onward
Howard Schultz – chủ tịch và tổng giám đốc của Starbucks, tác giả của cuốn Dốc Hết Trái Tim – chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm và bài học từ khi ông quay trở lại với vai trò CEO của Starbucks từ năm 2008 để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính, và giúp đưa công ty về các giá trị cốt lõi của mình. Năm 2007 – 2008 là giai đoạn tồi tệ trong lịch sử hình thành và phát triển của Starbucks. Và Tiến Bước chính là câu trả lời cho giai đoạn sau đó, khi công ty hồi phục và phát triển.
Howard cũng có những sợ hãi, nghi ngờ và thất bại như bao nhiêu người khác. Nhưng ông có quyết tâm cao, có tư duy và chiến lược để hiện thực hóa tầm nhìn mà mình đã đề ra ngay từ khi thành lập Starbucks. Đây là điều mà nhiều người làm kinh doanh có thể học hỏi từ ông. Với cách viết cuốn hút, những câu chuyện thú vị và đáng học hỏi, cuốn sách là nguồn tham khảo quý cho những ai muốn giúp công ty vượt qua những lúc khó khăn hay những ai muốn học hỏi về xây dựng công ty.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tiến Bước – Onward
- Mã hàng 8934974132493
- Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
- Tác giả Howard Schultz, Joanne Gordon
- NXB Trẻ
- Trọng lượng (gr) 460
- Kích Thước Bao Bì 13×20.5
- Số trang 581
- Hình thức Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tiến Bước – Onward
1 Tôi thực sự muốn thích cuốn sách này hơn tôi đã làm. Tôi thích cà phê, và tôi thích đọc về cách mọi thứ hoạt động. Nhưng cuốn sách này có một giai điệu rất tự chúc mừng. Ngay cả những phần mà họ thừa nhận có lỗi trong quá khứ có vẻ như “Tôi nghĩ rằng chúng là lỗi, nhưng nhận ra rằng họ chỉ đang học hỏi kinh nghiệm trên con đường tuyệt vời của tôi”. Schultz chắc chắn đã hoàn thành rất nhiều. Ông đã xây dựng một chuỗi rất thành công, trao quyền kiểm soát cho người khác, và sau đó thực hiện các bước lớn để xây dựng lại nó trong một nền kinh tế khó khăn sau khi nó thất bại. Anh ta nhận ra rằng có một yếu tố cộng đồng đối với trải nghiệm cà phê và tin rằng mọi người đang trả tiền nhiều hơn cà phê, và anh ta đã đúng. Và tầm nhìn của anh ấy đã được đền đáp. Nhưng việc đọc rất khó khăn. Đó là biệt ngữ kinh doanh 80%. Và nó cũng được hưởng lợi từ 20-20 trở ngại. Ví dụ, ông mô tả 2 cam kết lớn, có kết quả khác nhau: Sorbetto, thất bại và Via Instant, dường như đã thành công. Những sai lầm khiến Sorbetto thất bại được mô tả là bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta, v.v., khi thực sự có ai đó đã nhầm lẫn tìm ra chi phí và lên kế hoạch cho các tình huống bất ngờ. Có những cuộc thảo luận sôi nổi về việc học hỏi từ những sai lầm và nỗi đau của sự thất vọng. Nhưng khi nói đến Via, tất cả “có những người nói rằng điều đó không thể thực hiện được nhưng tôi bị mắc kẹt trong tầm nhìn”. Tôi chắc chắn đã có những tiếng nói tương tự cho Sorbetto, nhưng chúng không được thảo luận. Họ cũng gọi nhân viên tại Starbucks là “đối tác”, mà rõ ràng họ không phải, ít nhất là không phải theo nghĩa truyền thống của từ này. Ý kiến của họ được đánh giá rõ ràng, và chúng rất quan trọng, và chúng là “tiền tuyến”, nhưng chúng không phải là đối tác … baristas không được hỏi ý kiến về việc sa thải hàng loạt và đóng cửa hàng như người ta sẽ hỏi ý kiến đối tác. Đối với tôi, cụm từ “đối tác” này chỉ nhấn mạnh sự thật rằng họ không phải, và tình cờ gặp phải. Vâng, không thành thật. Nó chỉ là một thứ lặt vặt của công ty. Nhưng mỗi lần tôi đọc nó, tôi cứ nghĩ nó có nghĩa là một loại nhà cung cấp hoặc thứ gì đó, và rồi nhận ra, ồ không, đó là từ mã của họ dành cho nhân viên.
2 Từ khi nào mà cà phê đã trở thành thứ không thể thiếu đối với con người, từ trong nhà, ra đầu hẻm, dạo một vòng công viên, bước vào một thư viện hay đang mệt nhoài ở công ty,… đều có sự xuất hiện đâu đó của một tách cà phê như chứng minh sự thống trị của nó đối với quả đất này. Không phải self-help, không phải sách kinh tế, đây là một cuốn tự truyện dông dài về cuộc đời sống với cà phê của Schultz ngay từ khi Starbucks còn là một cái tên mà thế giới chưa hề biết. Cuốn sách đơn thuần mang đến những cảm xúc chân thực của Schultz trong mỗi bước đi. Những khi trên đỉnh cao, những khi té xuống vực,… đều được mô tả rất tình qua tâm hồn của một nghệ-sỹ-biết-kinh-doanh. Dù có quên được bao nhiêu chi tiết mà ông đã vắt lòng viết ra, thì tình yêu cà phê của ông sẽ là thứ bạn nhớ mãi.
3 Sách khá hay và thú vị, dưới góc nhìn của CEO về việc Starbucks đã vượt qua cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 như thế nào và bứt phá ra sao. Nhiều bài học thực tế về thất bại và thành công, cách quản lị nhân sự, quản trị doanh nghiệp được chia sẻ. Một vài đoạn hơi chưa được cô đọng súc tích nhưng có thể chủ động skip nên mình vẫn đánh giá tốt cuốn sách.
4 Ưng lắm nhé ! Bạn nào đã đọc cuốn dốc hết trái tim rồi thì đây sẽ là phần tiếp theo cuốn đó
5 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.
Review sách Tiến Bước – Onward
Nếu đã từng đọc cuốn Dốc hết trái tim của CEO Starbucks Howard Schultz, bạn chắc chắn không thể quên được câu chuyện sâu sắc về tình yêu thương hiệu, về cách mà vị CEO này kết nối với nhân viên và khách hàng để xây dựng một thương hiệu Starbucks đầy cảm xúc.
Tiếp sau Dốc hết trái tim, Howard đã chắp bút viết nên cuốn Tiến bước (Onward). Ông kể về những khó khăn mà thương hiệu đã trải qua. Đã có những lúc khủng hoảng cùng cực, nhưng Starbucks vẫn tiến về phía trước với sự lãnh đạo cứng cỏi nhưng khéo léo của vị CEO tài ba và đầy tâm huyết này.
Sách Tiến bước – Onward kể lại quãng thời gian khốn khó của Starbucks và cách thương hiệu cà phê này vượt qua khủng hoảng. Đằng sau câu chuyện của hãng, tác giả gửi gắm những bài học về việc xây dựng thương hiệu cùng cách điều hành, lèo lái một doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Chúng ta sẽ học được cách tận dụng và kết nối những nguồn lực, nghệ thuật thu hút người tài và cách dùng trí tuệ cảm xúc để xây dựng niềm tin. Sách Tiến bước cũng có những phút giây nghẹt thở khi thương hiệu đặt trên bàn cân với những quyết định sống còn. Cùng xem lại hành trình băng qua biển dữ của Starbucks bạn nhé.
Đối mặt khủng hoảng 2007 – 2008
Sách Tiến Bước kể lại câu chuyện năm 2007. Năm 2007 đánh dấu những bước chững lại của thương hiệu cà phê Starbucks. Không có tăng trưởng, không có đổi mới. Mọi thứ dậm chân tại chỗ, nếu giữ nguyên tình trạng này, Starbucks sẽ thụt lùi.
Buổi trưa thứ ba, tháng 2 năm 2008, khoảnh khắc lịch sử diễn ra khi tất cả các cửa hàng Starbucks tại Mỹ đóng cửa. 7 100 cửa hàng bị đóng kín, trên cánh cửa đóng im lìm có dán dòng chữ:
“Chúng tôi đang tranh thủ thời gian để hoàn thiện thức uống […].
Món […] hoàn hảo đòi hỏi phải làm đi làm lại cho thuần thục.
Vì vậy chúng tôi đang dốc sức hoàn thiện kỹ thuật pha chế của mình”.
Trong khi đó, trên khắp các thành phố, các nhóm săn tin chĩa máy quay vào những cửa hiệu đóng kín của chúng tôi trong khi phóng viên phỏng vấn khách hàng. “Một Thế giới Không Còn Starbucks?” tờ The Baltimore Sun giật tít. Trên tờ New York City thì là: “Starbucks ngừng kinh doanh – một nỗi đau ‘vĩ đại’ với người dân New York”.
Trước tỉnh cảnh dậm chân tại chỗ của chuỗi cửa hàng Starbucks, Howard đã lùi về sau cánh gà nay lại lên nhậm chức chủ tịch và giám đốc điều hành. Ông đã đưa ra quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Mỹ, mặc cho cổ phiếu của hãng rớt giá thê thảm tại phố Wall. Nhưng Howard chọn thành thật với chính mình, ông lùi một bước để tiến vạn bước.
Starbucks chấp nhận một sự thật rằng cafe của hãng – linh hồn của Starbucks không còn đủ chất lượng nữa.
Bước chuyển mình của Starbucks
Quyết định đó đã đánh dấu sự ra đời của thức uống espresso. Thức uống hoàn hảo được nhân viên Starbuck đổ hết thời gian và công sức nghiên cứu, nâng cao kĩ thuật pha chế chính là espresso.
Quyết định táo bạo của Howard lúc đó đã đưa Starbucks trở lại vị thế vốn có của mình. Quay lại với triết lý tối cao là trân trọng trải nghiệm khách hàng, Howard muốn khách hàng của mình được tận hưởng những ly cà phê tuyệt hảo nhất, trong một không gian thoải mái nhất, nơi được gọi là “chốn thứ ba” đằng sau ngôi nhà quen thuộc và văn phòng chật hẹp.
Trong kinh doanh, có những lúc người lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với những quyết định mạo hiểm mang tính sống còn. Quyết định thay máu doanh nghiệp ấy sẽ vấp phải những sự phản đối của những người đồng cấp và ánh nhìn dò xét từ phía truyền thông. Nhưng vì mục đích chung là sự phát triển của doanh nghiệp, Howard buộc phải làm vậy. Và ông đã làm đúng.
Thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc
“Ngày hôm đó không phải là mọi thứ đều suôn sẻ. Như đã dự đoán từ trước, Starbucks bị thất thu. Khoảng 6 triệu đô. Một đối thủ cạnh tranh cố gắng mua chuộc khách hàng chúng tôi bằng cách khuyến mãi 99 xu cho các thức uống biến tấu từ espresso. Một số nhà phê bình tỏ ra gay gắt, khăng khăng rằng khi chúng tôi thừa nhận mình đang suy yếu, chúng tôi đã mãi mãi làm sứt mẻ thương hiệu Starbucks. Nhưng tôi tự tin rằng chúng tôi đã làm đúng. Làm sao có thể sai được khi chúng ta đầu tư vào yếu tố con người?”
Qua cuốn sách Tiến bước, ta có thể nhận thấy, tôn chỉ của Starbucks, cũng là thứ làm nền văn hóa của thương hiệu mang tính biểu tượng này chính là niềm trân trọng giá trị con người. Nhận thấy những bước lùi của thương hiệu, Howard hiểu rằng mấu chốt vấn đề là nhân viên không được đào tạo và truyền cảm hứng đúng cách.
Dù đưa ra quyết định nào, thay đổi thương hiệu ra sao, Howard vẫn giữ nguyên kim chỉ nam của Starbucks – cũng là nhân tố thành công của thương hiệu này – đó chính là tập trung vào yếu tố con người, đó cũng là nhân tố giúp thương hiệu Starbucks mạnh mẽ tiến bước.
Quyết định quay trở lại của CEO Howard
Sách Tiến bước làm tôi vô cùng ấn tượng với câu nói của Howard khi giải thích lý do ông quay trở lại Starbucks, là ông yêu gia đình mình và công ty, rằng trên đời này không có gì là ông không thể làm cho gia đình và công ty của mình.
Xuyên suốt những thăng trầm của Starbucks, hơn 40 năm gây dựng thương hiệu toàn cầu, Howard luôn khiến người khác phải nể phục vì tình yêu với công việc, niềm đam mê với hạt cà phê và sứ mệnh đưa cà phê thành một nền văn hóa trên toàn thế giới.
Những quyết định của Howard đã phản ánh con người ông, đó là sự tổng hòa của những quyết định táo bạo, sáng suốt cùng với tình yêu và cái tâm với nghề.
Lời kết
Đọc sách về kinh doanh mà gay cấn như truyện phiêu lưu, trinh thám, bạn sẽ phải thốt lên như vậy sau khi đọc xong cuốn Tiến bước của Howard Schultz. Tuy kể lại câu chuyện của một thương hiệu cà phê đứng đầu thế giới nhưng Howard lại chọn cách truyền tài gần gũi, giản dị và không hề sáo rỗng, giáo điều.
Nhưng người đam mê xây dựng thương hiệu, hãy đọc cuốn Tiến bước để được truyền cảm hứng làm những điều bạn chưa từng làm.
Mua sách Tiến Bước – Onward ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tiến Bước – Onward” khoảng 100.000đ đến 101.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tiến Bước – Onward Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tiến Bước – Onward Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tiến Bước – Onward Fahasa” tại đây
Xem thêm
- Hãy Kinh Doanh Như Starbucks
- Dốc Hết Trái Tim – Cách Starbucks Xây Dựng Công Ty Bằng Từng Tách Cà Phê
- Đến Starbucks Mua Cà Phê Cốc Lớn
- Lấy Khách Hàng Làm Trung Tâm
- Đối Phó Với Những Tên Khốn Tài Ba
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free