Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Review sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Giới thiệu sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian – Tác giả Tim Fernholz

Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Rocket Billionares – Những Tỉ Phú Tên Lửa

“Phân tích thông minh về lĩnh vực Không gian Mới” này đi sâu vào sự gia tăng nhanh chóng và sự cạnh tranh gay gắt giữa hai công ty không gian tư nhân SpaceX và Blue Origin.

Đối với những “nam tước” đang cố gắng tạo dựng vận may của họ trên tàu vũ trụ, thì cuộc đua mới để khám phá không gian có thể là một ngõ cụt, một cơ hội sinh lợi — hoặc chìa khóa cho sự sống còn của nhân loại. Cuốn sách này soi tỏ Elon Musk và Jeff Bezos khi họ cố gắng làm nên lịch sử, tái tạo nền kinh tế vũ trụ và khẳng định bản ngã của chính mình. Ngoài hai nhân vật chính trên sân khấu không gian này, Tim Fernholz còn giới thiệu một dàn diễn viên phụ gồm những doanh nhân hấp dẫn không kém, từ ông trùm người Anh không thể trộn lẫn Richard Branson cho đến người có tầm nhìn xa trông rộng về Internet vệ tinh Greg Wyler.

Cuốn sách đầy bao quát và lý thú này của Fernholz là một thước phim đầy đủ ghi lại một ngành công nghiệp đang trong giai đoạn gián đoạn. Trong khi NASA tìm cách duy trì chương trình không gian đầy tham vọng của mình, các công ty hàng không vũ trụ truyền thống như Boeing và Lockheed Martin phải tranh giành để thích ứng với các đối thủ cạnh tranh mới, các nhà vận động hành lang tranh cãi về công quỹ và các nhà lập pháp cố gắng ngăn chặn cuộc đua không gian mới này làm dấy lên xung đột toàn cầu. Đó là một cuộc chạy marathon có tỷ lệ cược cao mà Fernholz đã thuật lại bằng tài năng phân tích bậc thầy cùng kỹ thuật khắc họa chi tiết.
Một ấn phẩm nổi bật trên NPR và PBS’s SciTech Now, cũng như trong Fast Company, Forbes và Wall Street Journal.

Về tác giả:

TIM FERNHOLZ là phóng viên của Quartz, trang tin tức toàn cầu từng đoạt giải thưởng thuộc Công ty Truyền thông Đại Tây Dương. Ông đã đưa tin về SpaceX từ năm 2011, cũng như đưa tin về nền kinh tế toàn cầu nói chung. Anh từng là thành viên của Tổ chức New America ở Washington, D.C., và là người đồng tổ chức Actuality, một podcast về nền kinh tế toàn cầu mới do Quartz và Marketplace đồng sản xuất.

Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian
Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian
  • Mã hàng 8935251416015
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Tim Fernholz
  • Người Dịch Trịnh Huy Ninh
  • NXB NXB Lao Động
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm
  • Số trang 336
  • Hình thức Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Đánh giá Sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian
Đánh giá Sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

1 Rất hay cho ta cái nhìn mới về công nghệ khoa học.

2 Nhận sách mình rất ưng về cách gói hang rất kĩ,giao khá nhanh, trân trọng khách hàng như vậy của tiki.sẽ quay lại ủng hộ tiki.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

4 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

5 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

Review sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Review sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian
Review sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian

Nếu bạn là một fan cuồng không gian hay đơn giản chỉ là muốn tìm hiểu về nó thì “Những tỷ phú tên lửa” chắc chắn là một cuốn sách không thể bỏ qua. Phân tích thông minh về lĩnh vực Không gian mới này đi sâu vào sự gia tăng nhanh chóng và sự cạnh tranh gay gắt giữa hai công ty không gian tư nhân SpaceX và Blue Origin. Đây được xem là một tác phẩm nổi bật trên NPR và PBS’s SciTech Now, cũng như trong Fast Company, Forbes và Wall Street Journal.

Đối với những “nam tước” đang cố gắng tạo dựng vận may của họ trên tàu vũ trụ, thì cuộc đua mới để khám phá không gian có thể là một ngõ cụt, một cơ hội sinh lợi — hoặc chìa khóa cho sự sống còn của nhân loại. Cuốn sách này soi tỏ Elon Musk và Jeff Bezos khi họ cố gắng làm nên lịch sử, tái tạo nền kinh tế vũ trụ và khẳng định bản ngã của chính mình. Ngoài hai nhân vật chính trên sân khấu không gian này, Tim Fernholz còn giới thiệu một dàn diễn viên phụ gồm những doanh nhân hấp dẫn không kém, từ ông trùm người Anh không thể trộn lẫn Richard Branson cho đến người có tầm nhìn xa trông rộng về Internet vệ tinh Greg Wyler.

Bắt đầu từ những khởi đầu sơ khai và khiêm tốn và tiếp tục cho đến thời điểm hiện tại. Trước đây, chương trình không gian hoàn toàn phụ thuộc vào các bang, quốc gia và ngân sách của họ. Ngày nay, sự phát triển của chương trình không gian ngày càng được thúc đẩy bởi các cá nhân giàu có và các công ty tư nhân. Những người tiên phong này đang theo đuổi tầm nhìn táo bạo của họ vươn xa hơn hành tinh Trái đất. Nhiều người trong số họ sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ để chinh phục biên giới cuối cùng này, không gian.

Trong khi NASA tìm cách duy trì chương trình không gian đầy tham vọng của mình, các công ty hàng không vũ trụ truyền thống như Boeing và Lockheed Martin phải tranh giành để thích ứng với các đối thủ cạnh tranh mới, các nhà vận động hành lang tranh cãi về công quỹ và các nhà lập pháp cố gắng ngăn chặn cuộc đua không gian mới này làm dấy lên xung đột toàn cầu. Đó là một cuộc chạy marathon có tỷ lệ cược cao mà Fernholz đã thuật lại bằng tài năng phân tích bậc thầy cùng kỹ thuật khắc họa chi tiết.

Cuốn sách đầy bao quát và lý thú này của Fernholz không chỉ mô tả cuộc chạy đua giữa những cá nhân này và công ty của họ, đó là Elon Musk (SpaceX), Jeff Bezos (Blue Origin) và Richard Branson (Virgin Galactic), mà nó còn là một thước phim đầy đủ ghi lại một ngành công nghiệp đang trong giai đoạn gián đoạn. Đây thực sự là một cuốn sách thú vị nếu bạn là người yêu thích khám phá không gian cũng như theo đuổi những tầm nhìn và mục tiêu táo bạo.

Vũ trụ – nơi tạo ra những đột phá

Cuộc đua chinh phục không gian trong thời Chiến tranh Lạnh từng đẩy hai siêu cường thế giới vào thế cạnh tranh quyết liệt trong việc khám phá thế giới bên ngoài Trái Đất. Trong suốt cuộc cạnh tranh nhằm “bay xa hơn vào vũ trụ”, dường như các vấn đề về lợi ích kinh doanh luôn được sắm cho vai phụ. Chính phủ là người chi trả và duy trì các hoạt động nỗ lực chinh phục không gian.

Năm 1958, Cục Hàng Không và Không Gian Mỹ (NASA) ra đời như mớ hổ lốn gồm các phần tử Nazis, các kỹ sư “đô con” và những phi công thử nghiệm dũng cảm chạy đua với Liên Xô. Nó trở thành một tổ chức đa dạng ưu tiên tập trung lắp đặt và duy trì công cụ đắt giá nhất từng được dựng lên trong lịch sử loài người: Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS), trạm nghiên cứu tiền đồn trên quỹ đạo.

Chiến thắng của Mỹ trong cuộc đua không gian lần đầu đã đem lại sự nể trọng: bao nhiêu tiền của, trí tuệ và khoa học đều dồn hết vào ngành vật lý với mục tiêu đưa loài người nhỏ bé đến một nơi không thuộc về họ. Sau chương trình Apollo, chương trình không gian đầy tham vọng đã đạt được chút tự mãn. Đã có ý kiến cho rằng những gì nước Mỹ làm được trong việc thám hiểm Mặt Trăng không phải là điều nhóm người tiên phong đó muốn làm mà là dành cho người xem. NASA đã có một chiến dịch tuyên truyền tinh vi về Chiến tranh Lạnh. Đã lên được Mặt trăng thì không có lý do gì không trở lại. Các tổng thống nói đãi bôi về thám hiểm không gian, nhưng hầu hết những người còn hào hứng với các vì sao đều bị cho là hoài cổ.

Cuốn sách của Fernholz cho người đọc thấy được một bối cảnh mà trong đó ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đang bị phá vỡ. Sự thành công và thất bại của NASA cũng được phơi bày. Trong khi NASA ngậm ngùi rời khỏi vị trí đầu bảng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, loay hoay tìm cách duy trì chương trình không gian đầy tham vọng của mình, các công ty hàng không vũ trụ truyền thống như Boeing và Lockheed Martin phải nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ mới, đồng thời các nhà vận động hành lang tranh cãi về công quỹ và các nhà lập pháp cố gắng ngăn chặn cuộc đua không gian mới này làm dấy lên cuộc xung đột toàn cầu. Và rồi, Elon Musk và Jeff Bezos kèm theo đó là SpaceX và Blue Origin xuất hiện.

NASA đã thử thay thế tàu con thoi bằng vài lựa chọn khác. Dù đã tốn hàng tỷ đô-la – phần lớn chui vào túi các công ty hàng không khổng lồ – họ vẫn không tìm được giải pháp. Sau khi Barack Obama trở thành tổng thống, chính quyền của ông mới cắt giảm thâm hụt ngân sách, dừng chương trình chế tạo tên lửa và tàu không gian, bỏ mặc cơ quan không gian lo lắng về phần còn lại của hệ Mặt trời. Để duy trì hoạt động của Trạm Không gian, chính quyền Obama dựng lại một chương trình dưới thời George W. Bush với dự tính tư nhân hóa công tác vận chuyển giữa Trái đất và Trạm Không gian.

Hai “bá chủ” trong ngành hàng không vũ trụ: Người kín kẽ, kẻ táo bạo.

Tác giả đã đưa ra những bức chân dung tuyệt vời về phong cách cũng như tính khí vô cùng khác biệt nhau của hai tỷ phú. Một người đi đầu trong việc làm sống lại chương trình không gian Mỹ, những thành công hay thất bại của Musk luôn trở thành tâm điểm được mọi người săn đón. Ngược lại, Bezos lại là một con người kín kẽ và thận trọng. Dường như các dự án tên lửa của ông luôn được phủ lên một lớp rèm kỳ bí. Khi nói về hai nam tước hàng không này, tác giả cũng có đề cập tới sự khác nhau trong cách tiếp cận ngành hàng không vũ trụ của hai ông trùm. Bên cạnh đó là những trận chiến giữa họ để giành chiến thắng trong cuộc đua không gian mới. Để giúp các bạn mường tượng rõ hơn về hai bức chân dung của hai “lão đại” có cả tâm lẫn tầm này, tôi xin phép được trích đoạn nhỏ trong cuốn sách:

Elon Musk, người sáng lập kiêm CEO của Công ty Công nghệ Thám hiểm Không Gian. Ông còn đảm nhận luôn chức danh “thiết kế trưởng” và theo các tiêu chuẩn của dân mê tên lửa, ông không phải là người bi quan. Doanh nhân năng nổ gốc Phi này đã lập nên SpaceX, như cách gọi của nó, để ông có thể dưỡng già trên sao Hỏa.

Musk là người lanh lợi và không kiên nhẫn được với những kẻ ngốc. Ông hiếm khi nói chuyện với báo chí bên ngoài về các sự kiện truyền thông. Trước đây, ông thường quát mắng những nhân viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sự tận tụy và nỗ lực ông đề ra. Rõ ràng, ông không thoải mái khi nói về quá khứ. Nhưng ông có thể tươi tỉnh ngay khi nói về lực đẩy của chuỗi động cơ mới hay vật lý khi di chuyển trong bầu khí quyển với tốc độ siêu thanh. (Ông thực sự hào hứng khi đưa ra khả năng một thí nghiệm có thể thất bại động trời, nói về “yếu tố adrenaline” và hứa hẹn một sự kiện “bảo đảm là phấn khích”. Musk nói ông bỏ ra 80% thời gian để tập trung vào các vấn đề chế tạo, một lựa chọn phân phối thời gian mà ban điều hành đặt vấn đề những cách này xem ra hợp với ông.

Thế nhưng – bất chấp hành vi đậm chất khoa học, đối nghịch xã hội – chưa biết chừng Musk lại là một người nhân văn vĩ đại nhất thế kỷ này. Sau khi kiếm được tiền nhờ dot-com, ông đã đầu tư vào ba lĩnh vực: SpaceX, nhà sản xuất xe chạy điện Tesla, và SolarCity, một công ty năng lượng tái tạo. Rõ ràng, cả ba đều có chiều hướng tiếp tục thúc đẩy văn minh loài người – hai công ty sau là do Musk lo sợ hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu, còn công ty đầu tiên cũng chính là vì nỗi lo sợ đó đã nhấn mạnh thêm ý nghĩ Trái đất mong manh nhường nào. SpaceX tồn tại vì Musk mong muốn loài người phải là một “sinh vật đa hành tinh”, một nền văn minh có một hành tinh dự phòng được củng cố chắc chắn đề phòng bất trắc.

Ông đã nói trong buổi ra mắt một thiết kế tên lửa tân tiến vào năm 2016: “Thực tình tôi không có động cơ nào khác ngoài mục đích đóng góp nhiều nhất có thể để tạo ra cuộc sống liên hành tinh”.

Người ta có vẻ không tin doanh nhân giàu có này khi ông nói các công ty của mình đều nhắm tới điều tốt đẹp hơn cho loài người. Dù đã đầu tư tiền túi vào các sản phẩm năng lượng tái tạo, ông vẫn bị cánh tả bêu rếu vì tham gia hội đồng tư vấn nhà Trắng trong nỗ lực hướng Tổng thống Donald Trump tới một chính sách khí hậu khôn ngoan hơn, ngay cả sau khi ông từ chức để phản đối quyết định rút khỏi một hiệp ước quốc tế về khí hậu của Trump. Trong khi đó, ông phải hứng chịu những công kích chính trị của cánh tả hữu vì muốn chính phủ ưu tiên ủng hộ công nghệ mới.

Tình yêu phiêu lưu của Elon Musk một phần xuất phát từ ông ngoại của ông, một phi công nghiệp dư tài giỏi ở Nam Phi, người đã hoàn thành chuyến hành trình dài 22.000 dặm trên toàn cầu vào năm 1952 mà không có dụng cụ điện tử. Musk thành lập SpaceX vào năm 2002 với mục tiêu cuối cùng là thuộc địa hóa sao Hỏa. Bạn có thể thấy, sự khởi nghiệp của Musk đều chứa mục đích xã hội trong đó. Musk đã dùng hàng tỷ đô-la lợi nhuận từ công ty sản xuất xe điện Tesla và công ty năng lượng mặt trời SolarCity để đầu tư cho SpaceX.

Còn với Jeff Bezos, tác giả có viết:

Năm 2000 xứng đáng là thời điểm hy vọng dành cho một doanh nhân công nghệ khác đặt nền móng cho một canh bạc không gian: nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos. Năm 1996, ông vua bán lẻ ra mắt hiệu sách trực tuyến. Năm 1999, ông trở thành Nhân vật của năm do tạp chí Time bình chọn. Amazon sống sót qua cơn bĩ cực và phất lên nhờ phong cách đòi hỏi và tập trung vào kết quả cụ thể của Bezos.

Khi thế giới bước sang thiên niên kỷ mới, Bezos thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mang tên Blue Origin. Tên công ty ám chỉ điểm khởi đầu của loài người trên Trái đất nhưng lại vận vào một tương lai ở nơi nào đó. Đó sẽ là cái nôi cho những ước mơ đang manh nha của Bezos. Lúc đó, chỉ một vài người thân cận của Bezos biết về công ty.

Nó được phủ một bức màn bí mật, hoạt động giống như một trung tâm lý luận hơn là một công ty thiết kế chế tạo. Đó là một cơ sở ngầm.

Khi Stone hỏi Bezos có phải động cơ của ông là vì bực mình với NASA không thì ông lại ca ngợi cơ quan không gian này: “Lý do duy nhất để tôi quan tâm tới không gian là vì họ đã truyền cảm hứng cho tôi từ khi lên năm…” Lý do duy nhất mọi công ty không gian nhỏ kia có cơ hội làm được chút gì là vì nhờ họ đứng trên vai các thành tựu và sự tài tình của NASA. Ông dặn Stone rằng mọi bình luận về Blue Origin đều còn quá sớm vì “chúng tôi chưa làm được điều gì đáng nói cả”

Bezos còn là người say mê khoa học viễn tưởng từ khi còn trẻ và cả đời quan tâm tới khám phá không gian. Một người bạn gái cũ kể với các phóng viên rằng vào những năm 1990, thành công kinh doanh của ông được khao khát tự mình bay lên các vì sao thôi thúc. Lời từ biệt trường trung học của Bezos là đưa ra ý tưởng “cứu loài người bằng cách tạo ra khu định cư lâu dài trong các trạm không gian trên quỹ đạo và biến Trái đất thành một khu bảo tồn khổng lồ”.

Viễn cảnh hút hồn đó vẫn còn thôi thúc ông.

Là một sự tình cờ hay là một sự cố ý đến từ vũ trụ khi Bezos cũng được truyền cảm hứng từ chính ông ngoại của mình – Lawrence Preston Gise, một chỉ huy hải quan ngay thẳng nhưng đầy tình yêu thương, đã giúp phát triển bom khinh khí trong thời gian làm việc tại ủy ban năng lượng Nguyên tử. Niềm đam mê không gian của Bezos bắt đầu từ khi ông năm tuổi. Ông đã cùng gia đình mình xem lễ phóng tàu Apollo 11, sứ mệnh lên mặt trăng do người đàn ông huyền thoại Neil Armstrong chỉ huy. “Đó thật sự là một khoảnh khắc tuyệt vời đối với tôi” Bezos nói. Bezos đã dùng khoản lợi nhuận siêu khủng từ hoạt động thương mại điện tử của Amazon để đầu tư cho công ty không gian Blue Origin của mình.

Tạo ra phép màu cho lĩnh vực không gian.

Khi đọc cuốn sách, ta có thể thấy tầm nhìn của cả Musk và Bezos về không gian khá tương đồng với nhau. Cả hai đều có ý tưởng phát triển một hệ thống tên lửa tái sử dụng để giảm chi phí và tăng mức độ an toàn theo thời gian. Hai ông đại này còn có chung một viễn cảnh về các khu định cư lâu dài trong các trạm không gian trên quỹ đạo và sao Hỏa. Tôi nghĩ, đối với Musk và Bezos, họ nghĩ rằng việc di dân lên sao Hỏa là một điều cần thiết để đảm bảo sự duy trì về nòi giống, đề phòng những rủi ro, những thảm họa có thể xảy ra với nhân loại trong tương lai. Cả hai làm tôi thấy giống như hai anh em nhà Wright vậy, cách đây khoảng 100 năm, chính họ cũng là người mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới khi chế tạo thành công chiếc máy bay có động cơ tự điều khiển và thực hiện những chuyến bay đầu tiên.

Vào cuối năm 2015, trong vòng một tháng kể từ lúc hai ông trùm gặp mặt nhau, Musk và Bezos đều phóng tên lửa trở về trái đất an toàn và có thể tái sử dụng. Vào lúc này, cỗ máy của Musk đã ghi điểm. Tên lửa Falcon 9 mạnh mẽ của ông ấy đã nâng một trọng tải lên quỹ đạo, trong khi chiếc tàu New Shepard của Bezos chỉ đơn thuần đi vào rìa không gian và quay trở lại.

Khi đội vận hành thực hiện quy trình kiểm tra trước khi phóng, mọi thứ có vẻ ổn cả. Không có lửa xẹt lúc đang nạp nhiên liệu. Không có sự bất thường về áp suất hay kẹt van vào phút chót có thể phá ngang quy trình đếm ngược. Ngay trước 6 giờ 30 phút chiều, Mặt trời đang lặng sau lưng, các máy tính bay của Falcon 9 tiếp nhận quyền điều khiển và tên lửa khởi động. Nó phóng xuyên qua bầu khí quyển, tạo ra tiếng động chói tai như thể bầu trời bị xé toạc. Hơn một phút sau, tốc độ là 1.600km/giờ và tiếp tục tăng, tên lửa vượt qua “max Q”, thời điểm độ đậm đặc của khí quyển tạo ra sức ép lớn nhất lên tên lửa. Nếu một đai giằng bị đứt hay một máy móc quan trọng nào đó giở chứng thì thường là vào lúc này.

Falcon 9 vẫn không dừng lại.

Ở trụ sở SpaceX tại Hawthorne, đám đông đứng xem reo hò và vỗ tay. Đúng thời điểm đã định, hai tầng tách nhau, tên lửa tầng trên đi tiếp lên quỹ đạo tầm cao. Tầng thứ nhất bắt đầu rơi xuống bờ biển Florida, các vây lưng để lái nó xuôgns bung ra. “Tất cả các hệ thống vẫn tiếp tục hoạt động” một kỹ sư của SpaceX nói với người xem.

Trong khi tầng thứ hai lao lên không gian, tầng thứ nhất trở lại bầy khí quyển. Nó đang nhắm đến con tàu không người lái và các động cơ của nó khởi động lại để làm chậm tốc độ rơi. Trên video phát trực tiếp, người xem có thể thấy một trong các vây bốc cháy và những mảnh nhỏ vỡ ra. Khi tên lửa đẩy xuyên qua mây, hơi nước bao phủ camera. Liệu luồng lửa có bù đắp được khả năng của tên lửa trở lại tàu Tất nhiên, anh vẫn yêu em đang chờ ngoài khơi Đại Tây Dương không? Camera trên tàu phụt tắt khi tên lửa xuống đến gần. Đó có thể là do đường truyền vệ tinh bị gián đoạn vì bị rung lắc mạnh lúc tên lửa đến gần hoặc có thể là một tai nạn.

Nhưng khi có nguồn lại thì thấy: Tên lửa đẩy phóng lần thứ hai đứng sừng sững trên biển lặng như trong cuộc dạo lúc hoàng hôn. Lịch sử đã được viết. SpaceX – và ngành không gian tư nhân – đã không còn đơn thuần là sao chép thành công của các chương trình chính phủ như trước nữa. Họ đã mạo hiểm làm những thứ chưa từng có tiền lệ.

Những nỗ lực phi thường.

Trong cuốn sách này, điều làm tôi ấn tượng nằm ở chương số 13: Giảm bớt, dùng lại, tái chế. Tư duy của Musk vô cùng thú vị khi ông dẫn dắt Space X bằng một một linh cảm rõ ràng có lý: Sẽ thế nào nếu ta không quẳng tên lửa đã dùng?

Gần như tên lửa nào được chế tạo cũng đều nhằm quẳng đi. Tàu con thoi độc đáo ở chỗ nó là tàu tái sử dụng, nhưng nó lại ném bỏ những động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn và các thùng nhiên liệu to tướng trong lúc bay; các động cơ đẩy được thu nhặt từ dưới biển, tân trang và dùng lại. Tên lửa phóng vệ tinh thì chỉ dùng một lần. Lý do để người ta bám lấy kiểu phí phạm đó rất đơn giản: Đưa tàu lên được quỹ đạo phải gắn với sai số rất nhỏ – hãy nhớ là 85% khối lượng của hầu hết các tàu không gian là nhiên liệu. Gắn thêm thiết bị để có thể tái sử dụng tên lửa làm tăng thêm khối lượng và giảm biên sai số đó. Và để đưa tên lửa trở lại mặt đất lành lặn, ta phải khiến nó chịu được những điều kiện khắc nghiệt lúc vào lại bầu khí quyển, vốn có thể làm hư hại nó đến mức không thể tái sử dụng. Các nhà chế tạo tên lửa cũng không nghĩ đáng đầu tư tiền bạc để giải quyết vấn đề vì không có đủ lần phóng để trang trải chi phí đó. Bỏ đi những tên lửa còn rẻ hơn là đầu tư vào tên lửa tái sử dụng – trừ phi có thể phóng nó thường xuyên hơn trước đây.

Nhưng Musk và đồng đội của ông lại nghĩ theo một cách khác. Vì ông đã bỏ ra nhiều tiền túi như thế, nhất là cho các động cơ đắt đỏ, ông không đang tâm nhìn chúng bị ném đi như vậy. Chính điều đó đã thôi thúc ông đi tìm một con đường mới, khác với những nhà chế tạo tên lửa còn lại. Ta đều biết, việc này không hề đơn giản tới mức suy nghĩ đến là được. Vì Musk và Bezos đều có chung một tầm nhìn là tái sử dụng tên lửa. Nhưng cả hai công ty lại thể hiện một khác biệt rất lớn về quy mô.

Shepard chắc chắn là một tuyệt tác chế tạo, nhưng nó chỉ mạnh tương đương Falcon 1 bảy năm trước và không có tầng thứ hai có thể tăng tốc cho vệ tinh đến vận tốc quỹ đạo. New Shepard đạt được tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh khi bay; Falcon 9 bay nhanh hơn 6 lần so với tốc độ âm thanh. “Du hành không gian thực sự là khi ta cần sẽ có một tên lửa đưa ta xuống trở lại”sử gia không gian David Woods nói trong một cuộc phỏng vấn. Con tàu của Blue Origin không nếm trải các lực khổng lồ mà con tàu lớn hơn nhiều của SpaceX phải đối mặt khi băng qua bầu khí quyển với áp lực hàng triệu cân phía sau, đó là một thành quả tương đối nhỏ hơn. Có lẽ vì thế nên Bezos nói đội của ông sẽ áp dụng những bài học có được từ New Shepard.

Cả hai đều cố gắng nỗ lực để chế tạo ra mẫu tên lửa tối ưu nhất. Nhưng đích đến của hai người lại khác nhau. Trong khi SpaceX muốn tìm ra một nơi định cư mới cho loài người thì công ty của Bezos muốn tạo ra thứ có thể gọi là trải nghiệm phi hành gia. Có lẽ chính vì vậy mà sự khác biệt về tầm cỡ của 2 cỗ máy Falcon 9 và New Shepard là có ý nghĩa.

Công ty của Bezos không tiến vào tương lai với những thị trường có sẵn trong không gian như đội của Musk làm với việc phóng vệ tinh. Nhờ có vốn liếng kếch xù của người sáng lập, Blue có thể nhắm tới việc tạo ra một thị trường mới cho du lịch không gian vốn chưa từng có trước đây.

Bạn đã sẵn sàng bước vào hành trình tìm hiểu về du lịch không gian?

Có thể bạn chưa biết rằng Musk và Bezos không phải là những tỷ phú duy nhất tìm cách gây được tiếng vang, chiếm được chỗ đứng trong ngành không gian vũ trụ này. Dường như hễ ai đã làm ăn lớn trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đều tìm cách đầu tư chút tiền bạc và thời gian vào thám hiểm không gian. Điều đó cho thấy, cuộc đua chinh phục không gian đã không còn là cuộc đua giữa các quốc gia với nhau nữa. Giờ đây, đó là cuộc đua giữa các công ty tư nhân với nhau, cuộc đua giữa những cỗ máy tỷ đô với nhau và là cuộc đua giữa những ông trùm giàu có với nhau.

Trong cuốn sách này, ngoài hai nhân vật chính là Elon Musk và Jeff Bezos, còn có nhiều nhân vật hấp dẫn không kém được tác giả sắm cho vai phụ như doanh nhân kiệt xuất người Anh, Richard Branson, người đã thành lập Virgin Galactic năm 2004 với SpaceShipOne và SpaceShipTwo.

Branson và Virgin Group của ông là câu chuyện nổi bật về tài marketing. Sau khi lập ra một tạp chí âm nhạc ở tuổi teen, ông đã gây dựng sản nghiệp bằng việc bán nhạc trong những năm 1970 – 1980 với thương hiệu Virgin, tranh phần của các nhà phân phối sẵn có và tạo ra một đế chế bán lẻ.

Branson đã có sẵn một máy bay và ông nghĩ mình đủ hiểu ngành hàng không, vì vậy ông đã thành lập liên doanh với Scaled Composites của Rutan, đặt tên là Công ty Spaceship (TSC). TSC sẽ chế tạo một phiên bản con tàu lớn hơn và hoàn thiện hơn cho các chuyến bay vận hành khách thường xuyên. Ông đặt cho nó cái tên mới là Virgin Galactic. Ông dự tính để nó hoạt động hàng ngày, mỗi lần bảy du khách không gian lên tàu, dạo chơi ở cửa ngõ không gian, thưởng thức vài phút không trọng lực và những cảnh quan tuyệt vời trước khi trở về.

Không phải là người chịu bỏ qua cơ hội chơi trội, Branson bắt đầu ra sức quảng bá cho Virgin Galactic. Ông bán vé lên không gian với giá 250.000 đô-la một chỗ, mua cho mình, gia đình, sau đó mượn cả các tên tuổi như Tom Hanks, Angelina Jolie và Stephen Hawking.

Bên cạnh ông trùm người Anh đầy phá cách ấy, còn có cả nhân vật tiếng tăm với tầm nhìn xa về Internet qua vệ tinh, Greg Wyler, người đã thành lập O3b Networks năm 2007 và OneWeb năm 2012 với sứ mạng “đem Internet đến với mọi người”. Cuốn sách còn kể những câu chuyện thú vị về Jim Cantrell, James French, John Garvey, James Maser, George Sowers và Tomas Svitek. Đó đều là những cá nhân đã đem đến góc nhìn, sự hiểu biết vô cùng giá trị về công việc của các kỹ sư hàng không vũ trụ và cuộc cách mạng của những doanh nghiệp tư nhân.

Khi đọc cuốn sách này, bạn có thể chứng kiến được những cuộc thử tên lửa vô cùng mạo hiểm, căng thẳng nhưng cũng không kém phần thú vị của động cơ tên lửa hai tầng với tầng một đáp thẳng đứng, được thu hồi để tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Đối với hầu hết các tên lửa, sau giai đoạn tách rời, tầng thứ nhất to lớn đó hết tác dụng. Ở mũi Canaveral, nó rơi xuống biển. Khi Trung Quốc phóng các tên lửa của họ, tầng thứ nhất đôi khi bị rơi vào các thôn xóm và dân chúng còn ra đó đứng chụp hình bên các ống nhôm to nằm chắn ngang đường.

Các tên lửa của SpaceX lại hoàn toàn khác. Lúc rơi xuống, các động cơ thứ nhất hoạt động trở lại: bốn vây kim loại được đục lỗ gắn quanh thân xòe ra. Và “cây bút chì nhôm” cao 14 tầng nhà không rơi nữa; nó bay, các động cơ chĩa xuống đất làm chậm đà rơi của nó. Khi còn cách mặt đất vài trăm thước, bốn càng đáp lớn mở ra giống như trong phim khoa học viễn tưởng những năm 1950.

Thảm họa tàu con thoi Chanllenger

Thành công và thất bại, hai khía cạnh tưởng chừng khác biệt nhưng lại luôn song hành cùng với nhau. Bên cạnh những lần phóng tên lửa đầy căng thẳng và kịch tính, là những cuộc thử nghiệm tên lửa thất bại. Nó nổ tung lúc phóng lên hay đáp xuống thẳng đứng. Trong số những lần thất bại đó, tôi nghĩ không thể không nhắc đến với bạn đọc lần thử nghiệm được coi là thảm họa của phi thuyền con thoi Challenger năm 1986.

Từ buổi đầu của chương trình tàu không gian, vào những năm 1970, chính phủ đã nhắm tới việc tạo ra một trạm đa năng để tiến vào không gian. Tàu con thoi với năng lực chở hàng khối lượng lớn, khả năng vận chuyển các phi hành gia và xoay trở linh hoạt của nó có thể sẽ là con ngựa thồ cho chương trình không gian của Mỹ.

Chuyến bay của tàu con thoi Challenger được dự tính là một chiêu quan hệ công chúng cho thấy Mỹ không chỉ đưa các phi công thử nghiệm và nhà vật lý thiên thể mà cả dân thường lên không gian. Họ tổ chức tìm kiếm khắp nước Mỹ một giáo viên để tham gia vào sứ mệnh và đã chọn Christa McAuliffe, một giáo viên nghiên cứu xã hội ở New Hampshire trong hàng nghìn ứng viên đăng ký. Cô được huấn luyện trong vòng một năm trước khi bay.

Giữa bầu không khí phấn khích và háo hức dâng cao, các giáo viên còn đưa cả tivi vào lớp học để học sinh cả nước theo dõi lần phóng tàu con thoi danh giá. Nhưng họ đã chứng kiến một thảm họa không gian, con tàu đã nổ tung sau khi cất cánh 1 phút 13 giây.

Sau khi đọc xong đoạn nói về sự cố thảm họa của tàu con thoi Challenger, cảm xúc trong tôi thật sự trào dâng. Trước nay tôi đều hiểu ngành công nghiệp hàng không vũ trụ luôn đầy rẫy những rủi ro và nguy hiểm qua những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng qua giọng văn của Tim Fernholz, tôi mới thật sự thấm được những nguy hiểm đó. Tàu con thoi đã nổ tung trước mắt những người dân đang reo hò vui mừng khi thấy con tàu được phóng lên, và nó cũng nổ tung trước ánh mắt ngập tràn hy vọng và giấc mơ của những đứa trẻ thơ ngây. Chúng ta đều có thể tưởng tượng được những khuôn mặt đang căng ra vì hạnh phúc đột ngột bị đông cứng đóng băng lại, chỉ còn lại những giọt nước mắt nối nhau lăn dài trên má. Thảm họa tàu con thoi Challenger chỉ là một trong rất nhiều thảm họa hàng không vũ trụ khác. Để thực hiện hóa giấc mơ và tham vọng của loài người, để bảo vệ loài người trước những biến đổi của thời gian, quả thật rất cần có những con người tài giỏi, dũng cảm và hy sinh như vậy.

Khi đọc cuốn sách Những Tỷ Phú Tên Lửa, đâu đó trong trí tưởng tượng của tôi đã hình dung ra viễn cảnh mà con người quen với việc đi du lịch ra ngoài không gian cũng giống như việc đi chu du vòng quanh thế giới. Xa hơn nữa là viễn cảnh loài người chúng ta di dân lên trên sao Hỏa sinh sống, rồi từ sao Hỏa nhìn về Trái đất như một thứ gì đó xa xăm đang trôi dạt vào miền ký ức. Tôi nghĩ việc này là hoàn toàn có thể với tốc độ phát triển ngành công nghiệp vũ trụ như hiện nay. Nhưng nếu vậy, những khẩu hiệu mà con người chúng ta đang hô vang như: “Không có hành tinh B nào đâu” trong phong trào bảo vệ môi trường liệu có cần được đặt lên bàn thảo luận? Tại sao chúng ta phải di dân lên sao Hỏa trong khi chúng ta đang nỗ lực bảo vệ trái đất này? Nếu việc di dời cuộc sống lên sao Hỏa là điều khả thi, vậy việc chúng ta kêu gọi cộng đồng chung tay tái tạo lại Trái Đất đang ngày một già yếu này có còn ý nghĩa hay không? Câu trả lời nằm trong cuốn sách Những Tỷ Phú Tên Lửa của Tim Fernholz.

Kết

Cuốn sách này đối với tôi quả là một chân trời mới lạ. Để chinh phục một cuốn sách nói về một lĩnh vực mới chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về ngành hàng không vũ trụ, cuốn sách này quả là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn nên đưa ngay vào tủ sách của mình. Còn nếu bạn chưa có một ý niệm gì về không gian hay hàng không vũ trụ, giống như tôi vậy, cuốn sách này sẽ giúp bạn mở ra một bầu trời tri thức. Bạn có thể biết được lối tư duy khác lạ của những con người nằm trong top 10 người giàu nhất thế giới, hay đơn giản, bạn có thể biết tới ai là người đã chế tạo ra tên lửa tái sử dụng, ai là người đã làm nên lịch sử, tái tạo lại nền kinh tế vũ trụ. Những Tỷ Phú Tên Lửa thật sự là một cuốn sách rất đáng đọc. Với một văn phong mang đậm chất báo chí, bạn sẽ bị cuốn sách thu hút cho đến tận trang cuối cùng.

Mua sách Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian” khoảng 148.000đ đến 160.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Tỉ Phú Tên Lửa Và Cuộc Chạy Đua Mới Vào Không Gian Fahasa” tại đây

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời